Dân tộc Nùng là một trong số các thành phần dân tộc chủ
yếu tạo nên bản sắc văn hóa của tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu thống kê gần đây
cho biết, Người Nùng có số dân đông thứ hai sau người Kinh trong tổng số 20 dân
tộc anh em cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nhìn chung, dân tộc Nùng cư trú
chủ yếu trong các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam,
Yên
Thế, Lạng Giang. Nguồn gốc của người người Nùng chủ yếu bắt nguồn từ sự di dân
của đồng bào ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sang Lạng Sơn rồi dần chuyển xuống
một số huyện của tỉnh Bắc Giang. Trong đó có xã Kiên Thành, một xã miền núi nằm
ở phía Bắc của huyện Lục Ngạn, có 26 thôn, bản với số dân là 7455 người. Trong
đó, dân tộc Nùng chiếm số lượng đông nhất. Ngoài ra, ở đây còn có các dân tộc
khác như: Kinh, Tày, Hoa, Sán Chỉ, Sán Dìu… cùng nhau sinh sống, từ đó tạo nên
nét văn hóa có sự đan xen giữa các dân tộc. Điều đặc biệt, người dân tộc Nùng ở
đây còn bảo lưu được một kho tàng di sản văn hóa đa dạng phản ánh đời sống tinh
thần phong phú của người dân như: các phong tục, tập quán, các sinh hoạt tín
ngưỡng tôn giáo, các trò chơi dân gian, các hình thức sinh hoạt văn nghệ dân
gian… Trong số đó tiêu biểu là nét văn hóa thể hiện trong các trang phục truyền
thống của người dân tộc Nùng. Nó thể hiện tính đặc trưng độc đáo của một dân
tộc. Nhìn vào mỗi trang phục, người ta có thể phân biệt được người đó thuộc dân
tộc nào, sinh sống ở vùng đất nào.
Ngoài những vấn đề tạo nên cuộc sống của con
người như: ăn, ở, đi lại, sinh hoạt… trang phục cũng là một trong những vấn đề
được người dân tộc Nùng ở Kiên Thành rất quan tâm. Nó giúp con người tránh được
cái nắng nóng của mùa hè và cái giá lạnh của mùa đông. Qua tìm hiểu thực tế,
trang phục của người dân tộc Nùng ở đây có điều thật đặc biệt, đó là những sản
phẩm do chính bàn tay của con người trong thôn bản tạo ra. Để có những bộ trang
phục đẹp, họ đã tự mình trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm, may vá cho đến khi hoàn
thành một tác phẩm trang phục của mình. Đây là cả một công đoạn khá dài và tỉ mỉ
đòi hỏi sự kiên trì trong mỗi con người. Cây bông thường được đồng bào chọn
trồng ở trên các bãi đất thuận nguồn cung cấp nước. Diện tích trồng bông tùy
theo nhu cầu, số lượng vải cần dùng của các gia đình. Chú ý đất dành cho việc
trồng bông phải là chất đất tốt, mầu mỡ. Sau khi chuẩn bị để có một ruộng trồng
bông tốt, bà con bắt đầu gieo hạt. Thời gian gieo hạt được tiến hành vào khoảng
tháng 2, 3 âm lịch, khi đó tiết trời xuân ấm áp giúp cây bông phát triển tốt.
Trong thời gian trồng bông, bà còn còn phải làm cỏ, bón phân cung cấp chất dinh
dưỡng cho các gốc bông, bà con lại rủ nhau ra bãi thu hoạch bông. Khi thu hoạch
xong, bà con đem bông phơi nắng cho quả bông nở tung ra. Khi ấy, họ mới tiến
hành cán bông để tách hạt ra khỏi quả
bông.
Khi việc tách hạt ra khỏi quả bông, bà con phải
bật bông cho thật tơi, xốp. Để làm được việc này, người dân dùng một thanh tre
cật dẻo uốn cong hai đầu của thanh tre, buộc bằng một sợi dây để tạo độ đàn hồi.
Khi bật bông, người ta đặt dây vào đống bông, dùng chầy gỗ đập nhẹ đều vào sợi
dây, khiến dây bật lên bật xuống làm cho sợi bông được tách ra nhỏ tơi. Khi bật
xong, bông được cuốn lại thành từng cuộn nhỏ để kéo thành sợi. Việc xe sợi là
công việc khó khăn, tỉ mỉ đòi hỏi sự khéo léo của người xe sợi. Việc xe sợi yêu
cầu phải đều, nhanh tay để khi quay, vòng bánh xe guồng chuyển động để vòng dây
làm quay suốt, quấn sợi, mớm bông cho cuốn vào suốt, vê, vuốt bông thành sợi.
Khi đã có sợi, muốn dệt thành vải có một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là
khung dệt. Khung dệt được làm từ gỗ, cấu tạo của khung dệt bao gồm: trục suốt
sợi, go dệt, trục cuốn vải sau khi dệt, 2 cần nâng go sợi và bàn đạp. Cần nâng
go được làm bằng thanh tre nhỏ, một đầu được gắn cố định và chân khung dệt, đầu
còn lại nối với go dệt bằng một sợi dây. Người thợ dệt dùng chân nâng go rồi lấy
tay nâng con thoi đưa sợi ngang qua giữa hai tầng sợi dọc rồi nhả chân go cho
sợi đan khít vào nhau. Quá trình dệt được lặp lại như vậy cho đến khi dệt xong
thành tấm vải.
Khi đã có tấm vải dệt xong, người ta đem vải đi
nhuộm chàm. Muốn nhuộm được chàm, bà con phải đi cắt cây chàm trồng trên các vạt
đồi về giã nát, ngâm trong những chum vại lớn. Đợi khoảng 1 tuần sau khi lá chàm
ngấm hết, mọi người vắt bỏ kiệt bã lấy nước. Nước chàm còn lại đem hòa với nước
vôi trong cho nhựa chàm trong nước lắng đọng. Sau khi đã hòa với nước vôi trong,
bà con cho nước chàm lọc qua nước gio để gạn sạch cặn bã có trong chum nước
chàm. Khi nhựa chàm lắng đọng, người ta cắt bỏ hết nước chỉ lấy phần bột chàm
đặc đọng lại ở đáy chum đem phơi khô. Khi sử dụng, bột chàm được đem pha vào
nước. Tỷ lệ nước nhuộm chàm nhiều hay ít tùy theo độ đậm nhạt hay ý thích của
mỗi người. Vải nhuộm chàm được đun trong nước sôi cho sợi nở ra, ngấm chàm được
nhanh chóng. Tấm vải nhuộm chàm được vớt ra từ nồi sẽ nhúng ngay vào nước nguội,
vắt kiệt sau đó lại thả vào ngâm trong chum nước chàm đã pha sẵn khoảng 1-2 giờ.
Mỗi ngày vải được ngâm và phơi khô vài lần. Việc nhuộm chàm được tiến hành liên
tục trong vòng từ 8 đến 10 ngày là xong. Để có những tấm vải màu chàm khác nhau,
ngoài cách pha nước chàm đậm nhạt, người ta còn sử dụng các loại củ như: củ nâu,
củ nghệ, vỏ trám, cánh kiến, nước trộn thêm vào nhau, đun sôi lên để ngâm vải
vào đó. Để màu vải được bền, người ta ngâm vải trong nước lá trầu không khoảng
1-2 giờ rồi bỏ ra giặt sạch, phơi
khô.
Khi có trong tay tấm vải nhuộm chàm cầu kỳ công
phu, muốn có quần áo mặc, người dân tộc Nùng ở Kiên Thành phải tự tay mình cắt
may lấy quần áo. Công việc này thường là do bàn tay tài tình của người phụ nữ
trong gia đình đảm nhiệm. Vì thế, người phụ nữ dân tộc Nùng tỏ ra khéo léo và có
lòng kiên trì cao độ. Nhìn chung, những bộ quần áo trang phục truyền thống của
người Nùng tỏ ra rất đơn giản. Đồng bào chưa có quần áo mặc riêng trong ngày lễ
tết, hội hè mà chỉ có 1 kiểu quần áo sử dụng chung trong mọi trường hợp. Có
chăng, trong những dịp quan trọng, họ sẽ chọn những bộ quần áo mới nhất, đẹp
nhất của mình của mình ra
mặc.
Đối với quần áo nam giới người Nùng ở đây được
cắt may tương đối giản dị. Người ta thường may quần áo bằng vải chàm có màu nâu
hoặc đen. Áo nam được may theo kiểu cổ tàu, bổ cúc chính diện trước ngực. Đối
với áo dài tay, ống tay được may rộng chừng 18-20 phân. Phía thân trước có 4
túi, hai túi phía trên trước ngực, hai túi ở dưới. Cổ áo may đứng thấp khoảng
2-3 phân. Cúc áo được làm từ vải, tự cuốn tròn lại tạo thành. Khi thêu cúc trang
trí, người ta cho thêm một ít chỉ xanh, chỉ đỏ để chiếc áo bớt phần thô cứng.
Hai bên cạnh sườn có xẻ tà chừng 20 phân, được cắt khâu theo kiểu chân què. Phần
cạp quần rộng từ 12-15 phân, được làm từ miếng vải trắng để phân biệt với quần
nữ. Bởi lẽ, với người Nùng ở Kiên Thành, quần nam nữ đều rất giống nhau, nếu
không chú ý thì chuyện mặc nhầm quần của nhau là chuyện không tránh
khỏi.
Đối với trang phục phụ nữ Nùng thường có áo tứ
thân, áo năm thân, quần thắt lưng, khăn đội đầu. Màu sắc cùng chất liệu vải cũng
gần giống của nam giới chỉ khác là màu sắc có phần nhạt hơn. Áo của phụ nữ Nùng
được may theo kiểu cổ Tàu, bổ chéo cổ khuy cài ở phía nách phải. Ống tay áo dài
rộng khoảng 15-17 phân, gấu tay áo được gập lại, riêng chỗ gập ấy có thêu hoa
văn trang trí tạo cho chiếc áo phụ nữ thêm phần mềm mại, duyên dáng yểu điệu
hơn. Cúc áo được tết bằng vải tạo thành một quả tròn có múi để cài khuy. Ở phía
đuôi cúc có tết chỉ xanh, chỉ đỏ như hình một con sâu để trang trí. Áo nữ cũng
được may xẻ tà ở hai bên sườn giống như áo nam. Quần nữ thường là quần thổ, ống
quần dài, rộng
thẳng.
Cùng với áo quần, phụ nữ Nùng ở Kiên Thành
thường hay đội khăn. Chiếc khăn đội đầu được làm từ vải màu chàm có hình vuông
rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Khi dệt xong vải, người ta dùng kim chỉ khéo léo đính kín
từng đốm vải thành những hình tròn nhỏ như đầu đũa, đính xong mới cho vào nhuộm
chàm. Nhuộm xong, các đụm chỉ được cắt bỏ, bên trong vẫn giữ nguyên màu trắng
tạo thành những đốm trắng điểm xuyết trên nền màu chàm trông rất sinh động, đẹp
mắt.
Thông qua trang phục truyền thống của người dân
tộc Nùng ở Kiên Thành gợi nên những nét đặc sắc riêng, nó tuy không cầu kỳ, diêm
dúa nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp giản dị phù hợp với cuộc sống lao động sản
xuất của đồng bào. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, giới thiệu về trang phục truyền
thống của người dân nơi đây giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn về dân
tộc Nùng ở xã Kiên Thành. Đồng thời, nó góp phần không nhỏ trong việc làm phong
phú thêm kho tàng di sản văn hóa huyện Lục Ngạn nói riêng và Bắc Giang nói
chung.
Lương
Mai
Dân tộc Nùng là một trong số các thành phần dân tộc chủ
yếu tạo nên bản sắc văn hóa của tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu thống kê gần đây
cho biết, Người Nùng có số dân đông thứ hai sau người Kinh trong tổng số 20 dân
tộc anh em cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nhìn chung, dân tộc Nùng cư trú
chủ yếu trong các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam,
Yên
Thế, Lạng Giang. Nguồn gốc của người người Nùng chủ yếu bắt nguồn từ sự di dân
của đồng bào ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sang Lạng Sơn rồi dần chuyển xuống
một số huyện của tỉnh Bắc Giang. Trong đó có xã Kiên Thành, một xã miền núi nằm
ở phía Bắc của huyện Lục Ngạn, có 26 thôn, bản với số dân là 7455 người. Trong
đó, dân tộc Nùng chiếm số lượng đông nhất. Ngoài ra, ở đây còn có các dân tộc
khác như: Kinh, Tày, Hoa, Sán Chỉ, Sán Dìu… cùng nhau sinh sống, từ đó tạo nên
nét văn hóa có sự đan xen giữa các dân tộc. Điều đặc biệt, người dân tộc Nùng ở
đây còn bảo lưu được một kho tàng di sản văn hóa đa dạng phản ánh đời sống tinh
thần phong phú của người dân như: các phong tục, tập quán, các sinh hoạt tín
ngưỡng tôn giáo, các trò chơi dân gian, các hình thức sinh hoạt văn nghệ dân
gian… Trong số đó tiêu biểu là nét văn hóa thể hiện trong các trang phục truyền
thống của người dân tộc Nùng. Nó thể hiện tính đặc trưng độc đáo của một dân
tộc. Nhìn vào mỗi trang phục, người ta có thể phân biệt được người đó thuộc dân
tộc nào, sinh sống ở vùng đất nào.
Ngoài những vấn đề tạo nên cuộc sống của con
người như: ăn, ở, đi lại, sinh hoạt… trang phục cũng là một trong những vấn đề
được người dân tộc Nùng ở Kiên Thành rất quan tâm. Nó giúp con người tránh được
cái nắng nóng của mùa hè và cái giá lạnh của mùa đông. Qua tìm hiểu thực tế,
trang phục của người dân tộc Nùng ở đây có điều thật đặc biệt, đó là những sản
phẩm do chính bàn tay của con người trong thôn bản tạo ra. Để có những bộ trang
phục đẹp, họ đã tự mình trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm, may vá cho đến khi hoàn
thành một tác phẩm trang phục của mình. Đây là cả một công đoạn khá dài và tỉ mỉ
đòi hỏi sự kiên trì trong mỗi con người. Cây bông thường được đồng bào chọn
trồng ở trên các bãi đất thuận nguồn cung cấp nước. Diện tích trồng bông tùy
theo nhu cầu, số lượng vải cần dùng của các gia đình. Chú ý đất dành cho việc
trồng bông phải là chất đất tốt, mầu mỡ. Sau khi chuẩn bị để có một ruộng trồng
bông tốt, bà con bắt đầu gieo hạt. Thời gian gieo hạt được tiến hành vào khoảng
tháng 2, 3 âm lịch, khi đó tiết trời xuân ấm áp giúp cây bông phát triển tốt.
Trong thời gian trồng bông, bà còn còn phải làm cỏ, bón phân cung cấp chất dinh
dưỡng cho các gốc bông, bà con lại rủ nhau ra bãi thu hoạch bông. Khi thu hoạch
xong, bà con đem bông phơi nắng cho quả bông nở tung ra. Khi ấy, họ mới tiến
hành cán bông để tách hạt ra khỏi quả
bông.
Khi việc tách hạt ra khỏi quả bông, bà con phải
bật bông cho thật tơi, xốp. Để làm được việc này, người dân dùng một thanh tre
cật dẻo uốn cong hai đầu của thanh tre, buộc bằng một sợi dây để tạo độ đàn hồi.
Khi bật bông, người ta đặt dây vào đống bông, dùng chầy gỗ đập nhẹ đều vào sợi
dây, khiến dây bật lên bật xuống làm cho sợi bông được tách ra nhỏ tơi. Khi bật
xong, bông được cuốn lại thành từng cuộn nhỏ để kéo thành sợi. Việc xe sợi là
công việc khó khăn, tỉ mỉ đòi hỏi sự khéo léo của người xe sợi. Việc xe sợi yêu
cầu phải đều, nhanh tay để khi quay, vòng bánh xe guồng chuyển động để vòng dây
làm quay suốt, quấn sợi, mớm bông cho cuốn vào suốt, vê, vuốt bông thành sợi.
Khi đã có sợi, muốn dệt thành vải có một yếu tố không kém phần quan trọng, đó là
khung dệt. Khung dệt được làm từ gỗ, cấu tạo của khung dệt bao gồm: trục suốt
sợi, go dệt, trục cuốn vải sau khi dệt, 2 cần nâng go sợi và bàn đạp. Cần nâng
go được làm bằng thanh tre nhỏ, một đầu được gắn cố định và chân khung dệt, đầu
còn lại nối với go dệt bằng một sợi dây. Người thợ dệt dùng chân nâng go rồi lấy
tay nâng con thoi đưa sợi ngang qua giữa hai tầng sợi dọc rồi nhả chân go cho
sợi đan khít vào nhau. Quá trình dệt được lặp lại như vậy cho đến khi dệt xong
thành tấm vải.
Khi đã có tấm vải dệt xong, người ta đem vải đi
nhuộm chàm. Muốn nhuộm được chàm, bà con phải đi cắt cây chàm trồng trên các vạt
đồi về giã nát, ngâm trong những chum vại lớn. Đợi khoảng 1 tuần sau khi lá chàm
ngấm hết, mọi người vắt bỏ kiệt bã lấy nước. Nước chàm còn lại đem hòa với nước
vôi trong cho nhựa chàm trong nước lắng đọng. Sau khi đã hòa với nước vôi trong,
bà con cho nước chàm lọc qua nước gio để gạn sạch cặn bã có trong chum nước
chàm. Khi nhựa chàm lắng đọng, người ta cắt bỏ hết nước chỉ lấy phần bột chàm
đặc đọng lại ở đáy chum đem phơi khô. Khi sử dụng, bột chàm được đem pha vào
nước. Tỷ lệ nước nhuộm chàm nhiều hay ít tùy theo độ đậm nhạt hay ý thích của
mỗi người. Vải nhuộm chàm được đun trong nước sôi cho sợi nở ra, ngấm chàm được
nhanh chóng. Tấm vải nhuộm chàm được vớt ra từ nồi sẽ nhúng ngay vào nước nguội,
vắt kiệt sau đó lại thả vào ngâm trong chum nước chàm đã pha sẵn khoảng 1-2 giờ.
Mỗi ngày vải được ngâm và phơi khô vài lần. Việc nhuộm chàm được tiến hành liên
tục trong vòng từ 8 đến 10 ngày là xong. Để có những tấm vải màu chàm khác nhau,
ngoài cách pha nước chàm đậm nhạt, người ta còn sử dụng các loại củ như: củ nâu,
củ nghệ, vỏ trám, cánh kiến, nước trộn thêm vào nhau, đun sôi lên để ngâm vải
vào đó. Để màu vải được bền, người ta ngâm vải trong nước lá trầu không khoảng
1-2 giờ rồi bỏ ra giặt sạch, phơi
khô.
Khi có trong tay tấm vải nhuộm chàm cầu kỳ công
phu, muốn có quần áo mặc, người dân tộc Nùng ở Kiên Thành phải tự tay mình cắt
may lấy quần áo. Công việc này thường là do bàn tay tài tình của người phụ nữ
trong gia đình đảm nhiệm. Vì thế, người phụ nữ dân tộc Nùng tỏ ra khéo léo và có
lòng kiên trì cao độ. Nhìn chung, những bộ quần áo trang phục truyền thống của
người Nùng tỏ ra rất đơn giản. Đồng bào chưa có quần áo mặc riêng trong ngày lễ
tết, hội hè mà chỉ có 1 kiểu quần áo sử dụng chung trong mọi trường hợp. Có
chăng, trong những dịp quan trọng, họ sẽ chọn những bộ quần áo mới nhất, đẹp
nhất của mình của mình ra
mặc.
Đối với quần áo nam giới người Nùng ở đây được
cắt may tương đối giản dị. Người ta thường may quần áo bằng vải chàm có màu nâu
hoặc đen. Áo nam được may theo kiểu cổ tàu, bổ cúc chính diện trước ngực. Đối
với áo dài tay, ống tay được may rộng chừng 18-20 phân. Phía thân trước có 4
túi, hai túi phía trên trước ngực, hai túi ở dưới. Cổ áo may đứng thấp khoảng
2-3 phân. Cúc áo được làm từ vải, tự cuốn tròn lại tạo thành. Khi thêu cúc trang
trí, người ta cho thêm một ít chỉ xanh, chỉ đỏ để chiếc áo bớt phần thô cứng.
Hai bên cạnh sườn có xẻ tà chừng 20 phân, được cắt khâu theo kiểu chân què. Phần
cạp quần rộng từ 12-15 phân, được làm từ miếng vải trắng để phân biệt với quần
nữ. Bởi lẽ, với người Nùng ở Kiên Thành, quần nam nữ đều rất giống nhau, nếu
không chú ý thì chuyện mặc nhầm quần của nhau là chuyện không tránh
khỏi.
Đối với trang phục phụ nữ Nùng thường có áo tứ
thân, áo năm thân, quần thắt lưng, khăn đội đầu. Màu sắc cùng chất liệu vải cũng
gần giống của nam giới chỉ khác là màu sắc có phần nhạt hơn. Áo của phụ nữ Nùng
được may theo kiểu cổ Tàu, bổ chéo cổ khuy cài ở phía nách phải. Ống tay áo dài
rộng khoảng 15-17 phân, gấu tay áo được gập lại, riêng chỗ gập ấy có thêu hoa
văn trang trí tạo cho chiếc áo phụ nữ thêm phần mềm mại, duyên dáng yểu điệu
hơn. Cúc áo được tết bằng vải tạo thành một quả tròn có múi để cài khuy. Ở phía
đuôi cúc có tết chỉ xanh, chỉ đỏ như hình một con sâu để trang trí. Áo nữ cũng
được may xẻ tà ở hai bên sườn giống như áo nam. Quần nữ thường là quần thổ, ống
quần dài, rộng
thẳng.
Cùng với áo quần, phụ nữ Nùng ở Kiên Thành
thường hay đội khăn. Chiếc khăn đội đầu được làm từ vải màu chàm có hình vuông
rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Khi dệt xong vải, người ta dùng kim chỉ khéo léo đính kín
từng đốm vải thành những hình tròn nhỏ như đầu đũa, đính xong mới cho vào nhuộm
chàm. Nhuộm xong, các đụm chỉ được cắt bỏ, bên trong vẫn giữ nguyên màu trắng
tạo thành những đốm trắng điểm xuyết trên nền màu chàm trông rất sinh động, đẹp
mắt.
Thông qua trang phục truyền thống của người dân
tộc Nùng ở Kiên Thành gợi nên những nét đặc sắc riêng, nó tuy không cầu kỳ, diêm
dúa nhưng vẫn toát lên một vẻ đẹp giản dị phù hợp với cuộc sống lao động sản
xuất của đồng bào. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, giới thiệu về trang phục truyền
thống của người dân nơi đây giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn về dân
tộc Nùng ở xã Kiên Thành. Đồng thời, nó góp phần không nhỏ trong việc làm phong
phú thêm kho tàng di sản văn hóa huyện Lục Ngạn nói riêng và Bắc Giang nói
chung.
Lương
Mai