HÔN NHÂN NGOẠI LỆ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở THẠCH AN, CAO BẰNG (Nông Anh Nga)

Trong truyền thống, người Nùng cũng như các dân tộc khác, do nhiều yếu tố tác động hoặc do hoàn cảnh mà việc cưới xin có nhiều trường hợp ngoại lệ.
Tục ở rể đời khá phổ biến ở dân tộc Nùng với nhiều lý do khác nhau, như trường hợp gia đình vợ không có con trai, gia đình chồng quá đông con trai không đủ tài sản chia cho các con nên đành phải ở rể nhà khác hoặc là do công việc (ở nhà vợ sẽ thuận tiện hơn) thì người con trai sẽ về cư trú ở bên nhà vợ.
Tục này gọi là khẩn khươi, xảy ra nhiều nhất ở các gia đình không có con trai và trong trường hợp này phần lớn nhà gái sẽ chủ động trong việc cưới xin và mọi chi phí trong đám cưới sẽ do nhà gái chi trả. Các bước tiến hành và các nghi lễ trong ngày cưới đều diễn ra như mọi đám cưới, chỉ khác là sau ngày cưới, chú rể sẽ về nhà cô dâu ở. Khi đi làm rể sẽ được thừa kế tài sản của nhà vợ, chàng rể cũng phải chăm sóc cha mẹ vợ như một người con trai trong gia đình. Cũng có trường hợp nhà trai sẽ tự chi trả chi phí cho đám của nhà mình, nhà gái cũng vậy. Khi một người con gái lấy chồng về nhà, thì sẽ không có tiền thách cưới như các cô gái khác, thậm chí khi nhà trai có ý đòi tiền cưới nhà gái sẽ phải đưa cho họ. Nhưng người Nùng Lòi ít có chuyện nhà trai thách cưới nhà gái.

Đối với trường hợp trai gái lỡ thì do một nguyên nhân nào đó như tật nguyền, hoàn cảnh khó khăn, người kém nhan sắc, hồi trẻ chê chọn nhiều, bị ma gà,... thì đám cưới của họ sẽ rất đơn giản vì họ quan niệm là đã ở độ tuổi không còn trẻ trung nữa nên cũng không cần phải có thủ tục cầu kỳ. Đám cưới của họ thường diễn ra ở phạm vi gia đình và anh em họ hàng thân thiết, chủ yếu là để mọi người chứng giám và công nhận cho họ thành vợ chồng. Họ thường mời bà bụt lên đồng (me pật) để báo với tổ tiên về nhận con dâu (con rể) nhà mình.

Trường hợp trai góa lấy vợ xảy ra khi người vợ bị chết sau đó người chồng muốn lấy vợ khác. Trường hợp khi vợ mất thì người chồng phải ở 3 năm sau mới được lấy vợ khác và việc tổ chức đám cưới sẽ được diễn ra hết sức đơn giản (ví dụ như vẫn tổ chức đám cưới nhưng chỉ trong phạm vi họ hàng thân thiết chứ không cần làm linh đình như đám cưới thường). Sau đám cưới thường thì vợ mới sẽ về ở cùng gia đình để chăm sóc bố mẹ chồng và con cái chồng. Sở dĩ những người đàn ông cưới thêm vợ cũng chủ yếu là vì gia đình con cái cần phải có sự chăm sóc, chỉ bảo của người phụ nữ trong tất cả mọi mặt. Vì thế việc người đàn ông lấy vợ khác khi không có vợ nữa là điều mà người Nùng Lòi sẽ ủng hộ, bởi họ quan niệm rằng một mái ấm gia đình thật sự phải có bàn tay phụ nữ thì mới có tương lai hạnh phúc.

Trường hợp gái góa lấy chồng, sẽ không được mọi người ủng hộ như trai góa lấy vợ vì họ luôn có suy nghĩ rằng người vợ phải là người chung thủy nhất đối với người chồng của mình ngay cả khi người chồng đã mất. Vì thế, nhiều phụ nữ góa chồng lấy người khác luôn bị dị nghị. Nhưng hiện nay khi xã hội phát triển hơn thì người Nùng cũng đã có suy nghĩ khác trước rất nhiều, việc gái góa lấy chồng cũng xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, việc tổ chức đám cưới thì cũng hết sức đơn giản. Sau khi lấy chồng khác thì người phụ nữ sẽ cư trú ở nhà chồng để chăm sóc gia đình nhà chồng. Nếu đã có con thì để lại con cho gia đình nhà chồng cũ nuôi; nếu có sự đồng ý của bố mẹ và họ hàng thì người phụ nữ đó có thể đem con theo để nuôi.

Trong hôn nhân của người Nùng cũng có nhiều đôi trai gái muốn lấy nhau nhưng lại gặp phải khó khăn về kinh tế, vì thế họ sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi để đến được với nhau. Ví dụ như họ sẽ không được tiền thách cưới, không tổ chức đám cưới được như các đôi trai gái khác, khi đó hai bên gia đình sẽ tự bàn bạc với nhau sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình và vẫn làm cho làng xóm hài lòng , không chê cười được. Những trường hợp như vậy không khó giải quyết bởi vì cả hai bên gia đình đều đã hiểu, thông cảm và chia sẻ cho nhau nên đôi trai gái cũng vui vẻ, mặc dù đám cưới của họ không được linh đình như các đám cưới khác.

Điều khó nhất của đôi trai gái là có điều kiện, hoàn cảnh quá chênh lệch nhau, ví dụ như là cô gái thách cưới quá cao, nhà trai lại không đáp ứng được hoặc nếu được thì cũng phải đi vay mượn rất vất vả thì mới có thể tổ chức đám cưới được và sau khi cưới họ lại cùng nhau làm việc để trả nợ. Điều này diễn ra không phải vì nhà gái không muốn cho cô gái lấy chàng trai mà thường do lệ làng phải đòi tiền thách cưới rất cao, không thể bỏ qua được. Khi đó nhà trai cũng phải hiểu và thông cảm cho nhà gái thì đôi trai gái mới có thể lấy nhau được. Nếu không thì hai người đó sẽ không lấy được nhau.

Ngày xưa việc đôi trai gái muốn lấy nhau mà gặp phải sự phản đối của bố mẹ, hoặc anh em họ hàng không phải là ít. Ở người Nùng Lòi cũng vậy, có nhiều đôi trai gái trẻ muốn lấy nhau mà bố mẹ lại không đồng ý vì nhiều lý do khác nhau (như không phải là người cùng họ, cùng xóm, đã hỏi người khác cho con mình, hai gia đình vốn không ưa nhau). Khi đó, dù có tổ chức đám cưới thì cũng chỉ sơ qua đại khái vì đám cưới đó vốn không được mọi người đồng ý (đặc biệt là bố mẹ). Thậm chí nhiều bố mẹ còn ruồng bỏ, mặc kệ con mình muốn làm gì thì làm, không cần quan tâm và coi như không có đứa con đó vì không nghe theo lời mình. Vì thế, trong hôn nhân điều khó khăn nhất mà các đôi gặp phải đó là sự ngăn cấm của bố mẹ. Đó là do người Nùng Lòi cũng như các dân tộc khác vẫn luôn có quan niệm cổ hủ trong hôn nhân là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

Người Nùng có một đặc điểm trong hôn nhân là không có tục lệ hôn nhân anh em chồng, chị em vợ hoặc dắt tay bạn gái, bạn trai về nhà mình. Bởi vì họ luôn cư xử đúng mực trong quan hệ giữa chị dâu với em chồng hoặc anh rể với em vợ. Vì thế trường hợp này rất hiếm khi (cũng có thể nói là không có) xảy ra trong hôn nhân của người Nùng.

Các trường hợp hôn nhân ngoại lệ có ở người Nùng không phải là ít, vì thế các thế hệ trước kia cũng như hiện nay rất coi trọng vấn đề này bởi vì hôn nhân là chuyện đại sự của mỗi đời người nên phải được giải quyết một cách từ từ, thỏa đáng để cho những người rơi vào những trương hợp này sẽ có cách điều hòa riêng tốt nhất cho hôn nhân của mình, để mọi người đều được sống tốt và vui vẻ với những gì mình làm được.

Hiện nay việc cưới xin của người Nùng có rất nhiều thay đổi, do nhận thức của người dân ngày càng cao và sự giao lưu buôn bán với các khu vực lân cận, nên quan niệm về cưới xin cũng đã biến đổi.

Tục ở rể: ngày xưa người Nùng rất quan trọng việc cưới con rể về nhà để có người con trai trong nhà phụng dưỡng cha mẹ, đảm nhiệm các việc chính,việc nặng nhọc trong nhà thì cuộc sống mới được đảm bảo và sung túc. Hiện nay điều đó không quan trọng nữa vì họ coi con gái cũng như con trai và việc cư trú của con mình sau khi kết hôn cũng vậy. Họ nghĩ là chỉ cần con dâu (con rể) và con mình quan tâm đến mình là được, chứ không bắt buộc họ phải ở cùng để phụng dưỡng mình. Vì thế tục ở rể tuy vẫn còn nhưng ít hơn so với trước và nếu có thì mọi thủ tục cũng diễn ra như mọi đám cưới khác.

Trai góa lấy vợ, gái góa lấy chồng hay trai gái lỡ thì lấy nhau: các trường hợp này cũng ngày một đơn giản hơn, thậm chí nhiều đôi đã không cần tổ chức ra mắt họ hàng, làng xóm chỉ cần thông báo cho hai nhà biết rồi về ở với nhau. Điều này bị dư luận lên án nhưng họ cho là chỉ cần hai người có cuộc sống tốt là được, mọi người rồi sẽ hiểu và thông cảm. bởi vậy hiện nay người Nùng không quá xét nét các đôi vợ chồng như vậy.

Trường hợp khó khăn về kinh tế trong cưới xin: hiện nay đời sống người dân ngày một nâng cao hơn, quan niệm về việc phải thách cưới cao không còn như ngày xưa nữa nên vấn đề kinh tế của các đôi trai gái trong đám cưới không phải là điều quyết định. Quan trọng là đôi trai gái yêu nhau, muốn lấy nhau hay không mà thôi.

Khó khăn về phía bố mẹ, họ hàng: giới trẻ bây giờ có cuộc sống tự lập và có chính kiến riêng của mình, miễn là việc làm đó không vi phạm các quy tắc của dòng tộc, gia đình và hàng xóm. Ở người Nùng cũng vậy, tuy gặp khó khăn về phía bố mẹ nhưng bằng sự tự lập và thực tế, các đôi trai gái đã dần thuyết phục được quan niệm chỉ có bố mẹ là những người biết lựa chọn bạn đời cho mình. Hiện nay có rất nhiều đôi trai gái cưới nhau không có sự đồng ý của bố mẹ mà họ vẫn sống với nhau hạnh phúc. Tuy nhiên không vì thế mà những đôi bạn trẻ đều làm trái ý bố mẹ mình, ngược lại họ rất hiểu suy nghĩ và tục lệ của người xưa nên ở mọi vấn đề, nhất là trong cưới xin, người Nùng vẫn tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp và hạn chế những thay đổi theo xu hướng xấu.

         Những biến đổi trong cưới xin của người Nùng có rất nhiều vấn đề chúng ta cần quan tâm, vì có những thay đổi tích cực nhưng cũng có những thay đổi theo chiều hướng xấu. Như trong việc xem lá số, có nhiều đôi trai gái yêu nhau nhưng khi xem lá số thấy không hợp nhau nên họ không dám lấy nhau chỉ vì mê tín. Hoặc việc đám cưới ở nhiều gia đình mang tính chất kinh doanh... Để ngăn chặn, hạn chế được những vấn đề này và gìn giữ được nét đẹp truyền thống trong cưới xin, người Nùng đã có những phương hướng khá cụ thể nhằm làm cho tục lệ cưới xin của họ ngày càng mới lạ nhưng mang đầy màu sắc truyền thống. Ví dụ, việc thực hiện đám cưới đầy đủ các bước, các nghi lễ, tập tục như đám cưới của người Nùng xưa trong bối cảnh mới. Đó là việc bắt buộc mỗi người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, đặc biệt là những cán bộ văn hóa tương lai, phải làm để góp phần bảo tồn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

 Nông Anh Nga
Trong truyền thống, người Nùng cũng như các dân tộc khác, do nhiều yếu tố tác động hoặc do hoàn cảnh mà việc cưới xin có nhiều trường hợp ngoại lệ.
Tục ở rể đời khá phổ biến ở dân tộc Nùng với nhiều lý do khác nhau, như trường hợp gia đình vợ không có con trai, gia đình chồng quá đông con trai không đủ tài sản chia cho các con nên đành phải ở rể nhà khác hoặc là do công việc (ở nhà vợ sẽ thuận tiện hơn) thì người con trai sẽ về cư trú ở bên nhà vợ.
Tục này gọi là khẩn khươi, xảy ra nhiều nhất ở các gia đình không có con trai và trong trường hợp này phần lớn nhà gái sẽ chủ động trong việc cưới xin và mọi chi phí trong đám cưới sẽ do nhà gái chi trả. Các bước tiến hành và các nghi lễ trong ngày cưới đều diễn ra như mọi đám cưới, chỉ khác là sau ngày cưới, chú rể sẽ về nhà cô dâu ở. Khi đi làm rể sẽ được thừa kế tài sản của nhà vợ, chàng rể cũng phải chăm sóc cha mẹ vợ như một người con trai trong gia đình. Cũng có trường hợp nhà trai sẽ tự chi trả chi phí cho đám của nhà mình, nhà gái cũng vậy. Khi một người con gái lấy chồng về nhà, thì sẽ không có tiền thách cưới như các cô gái khác, thậm chí khi nhà trai có ý đòi tiền cưới nhà gái sẽ phải đưa cho họ. Nhưng người Nùng Lòi ít có chuyện nhà trai thách cưới nhà gái.

Đối với trường hợp trai gái lỡ thì do một nguyên nhân nào đó như tật nguyền, hoàn cảnh khó khăn, người kém nhan sắc, hồi trẻ chê chọn nhiều, bị ma gà,... thì đám cưới của họ sẽ rất đơn giản vì họ quan niệm là đã ở độ tuổi không còn trẻ trung nữa nên cũng không cần phải có thủ tục cầu kỳ. Đám cưới của họ thường diễn ra ở phạm vi gia đình và anh em họ hàng thân thiết, chủ yếu là để mọi người chứng giám và công nhận cho họ thành vợ chồng. Họ thường mời bà bụt lên đồng (me pật) để báo với tổ tiên về nhận con dâu (con rể) nhà mình.

Trường hợp trai góa lấy vợ xảy ra khi người vợ bị chết sau đó người chồng muốn lấy vợ khác. Trường hợp khi vợ mất thì người chồng phải ở 3 năm sau mới được lấy vợ khác và việc tổ chức đám cưới sẽ được diễn ra hết sức đơn giản (ví dụ như vẫn tổ chức đám cưới nhưng chỉ trong phạm vi họ hàng thân thiết chứ không cần làm linh đình như đám cưới thường). Sau đám cưới thường thì vợ mới sẽ về ở cùng gia đình để chăm sóc bố mẹ chồng và con cái chồng. Sở dĩ những người đàn ông cưới thêm vợ cũng chủ yếu là vì gia đình con cái cần phải có sự chăm sóc, chỉ bảo của người phụ nữ trong tất cả mọi mặt. Vì thế việc người đàn ông lấy vợ khác khi không có vợ nữa là điều mà người Nùng Lòi sẽ ủng hộ, bởi họ quan niệm rằng một mái ấm gia đình thật sự phải có bàn tay phụ nữ thì mới có tương lai hạnh phúc.

Trường hợp gái góa lấy chồng, sẽ không được mọi người ủng hộ như trai góa lấy vợ vì họ luôn có suy nghĩ rằng người vợ phải là người chung thủy nhất đối với người chồng của mình ngay cả khi người chồng đã mất. Vì thế, nhiều phụ nữ góa chồng lấy người khác luôn bị dị nghị. Nhưng hiện nay khi xã hội phát triển hơn thì người Nùng cũng đã có suy nghĩ khác trước rất nhiều, việc gái góa lấy chồng cũng xảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, việc tổ chức đám cưới thì cũng hết sức đơn giản. Sau khi lấy chồng khác thì người phụ nữ sẽ cư trú ở nhà chồng để chăm sóc gia đình nhà chồng. Nếu đã có con thì để lại con cho gia đình nhà chồng cũ nuôi; nếu có sự đồng ý của bố mẹ và họ hàng thì người phụ nữ đó có thể đem con theo để nuôi.

Trong hôn nhân của người Nùng cũng có nhiều đôi trai gái muốn lấy nhau nhưng lại gặp phải khó khăn về kinh tế, vì thế họ sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi để đến được với nhau. Ví dụ như họ sẽ không được tiền thách cưới, không tổ chức đám cưới được như các đôi trai gái khác, khi đó hai bên gia đình sẽ tự bàn bạc với nhau sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình và vẫn làm cho làng xóm hài lòng , không chê cười được. Những trường hợp như vậy không khó giải quyết bởi vì cả hai bên gia đình đều đã hiểu, thông cảm và chia sẻ cho nhau nên đôi trai gái cũng vui vẻ, mặc dù đám cưới của họ không được linh đình như các đám cưới khác.

Điều khó nhất của đôi trai gái là có điều kiện, hoàn cảnh quá chênh lệch nhau, ví dụ như là cô gái thách cưới quá cao, nhà trai lại không đáp ứng được hoặc nếu được thì cũng phải đi vay mượn rất vất vả thì mới có thể tổ chức đám cưới được và sau khi cưới họ lại cùng nhau làm việc để trả nợ. Điều này diễn ra không phải vì nhà gái không muốn cho cô gái lấy chàng trai mà thường do lệ làng phải đòi tiền thách cưới rất cao, không thể bỏ qua được. Khi đó nhà trai cũng phải hiểu và thông cảm cho nhà gái thì đôi trai gái mới có thể lấy nhau được. Nếu không thì hai người đó sẽ không lấy được nhau.

Ngày xưa việc đôi trai gái muốn lấy nhau mà gặp phải sự phản đối của bố mẹ, hoặc anh em họ hàng không phải là ít. Ở người Nùng Lòi cũng vậy, có nhiều đôi trai gái trẻ muốn lấy nhau mà bố mẹ lại không đồng ý vì nhiều lý do khác nhau (như không phải là người cùng họ, cùng xóm, đã hỏi người khác cho con mình, hai gia đình vốn không ưa nhau). Khi đó, dù có tổ chức đám cưới thì cũng chỉ sơ qua đại khái vì đám cưới đó vốn không được mọi người đồng ý (đặc biệt là bố mẹ). Thậm chí nhiều bố mẹ còn ruồng bỏ, mặc kệ con mình muốn làm gì thì làm, không cần quan tâm và coi như không có đứa con đó vì không nghe theo lời mình. Vì thế, trong hôn nhân điều khó khăn nhất mà các đôi gặp phải đó là sự ngăn cấm của bố mẹ. Đó là do người Nùng Lòi cũng như các dân tộc khác vẫn luôn có quan niệm cổ hủ trong hôn nhân là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.

Người Nùng có một đặc điểm trong hôn nhân là không có tục lệ hôn nhân anh em chồng, chị em vợ hoặc dắt tay bạn gái, bạn trai về nhà mình. Bởi vì họ luôn cư xử đúng mực trong quan hệ giữa chị dâu với em chồng hoặc anh rể với em vợ. Vì thế trường hợp này rất hiếm khi (cũng có thể nói là không có) xảy ra trong hôn nhân của người Nùng.

Các trường hợp hôn nhân ngoại lệ có ở người Nùng không phải là ít, vì thế các thế hệ trước kia cũng như hiện nay rất coi trọng vấn đề này bởi vì hôn nhân là chuyện đại sự của mỗi đời người nên phải được giải quyết một cách từ từ, thỏa đáng để cho những người rơi vào những trương hợp này sẽ có cách điều hòa riêng tốt nhất cho hôn nhân của mình, để mọi người đều được sống tốt và vui vẻ với những gì mình làm được.

Hiện nay việc cưới xin của người Nùng có rất nhiều thay đổi, do nhận thức của người dân ngày càng cao và sự giao lưu buôn bán với các khu vực lân cận, nên quan niệm về cưới xin cũng đã biến đổi.

Tục ở rể: ngày xưa người Nùng rất quan trọng việc cưới con rể về nhà để có người con trai trong nhà phụng dưỡng cha mẹ, đảm nhiệm các việc chính,việc nặng nhọc trong nhà thì cuộc sống mới được đảm bảo và sung túc. Hiện nay điều đó không quan trọng nữa vì họ coi con gái cũng như con trai và việc cư trú của con mình sau khi kết hôn cũng vậy. Họ nghĩ là chỉ cần con dâu (con rể) và con mình quan tâm đến mình là được, chứ không bắt buộc họ phải ở cùng để phụng dưỡng mình. Vì thế tục ở rể tuy vẫn còn nhưng ít hơn so với trước và nếu có thì mọi thủ tục cũng diễn ra như mọi đám cưới khác.

Trai góa lấy vợ, gái góa lấy chồng hay trai gái lỡ thì lấy nhau: các trường hợp này cũng ngày một đơn giản hơn, thậm chí nhiều đôi đã không cần tổ chức ra mắt họ hàng, làng xóm chỉ cần thông báo cho hai nhà biết rồi về ở với nhau. Điều này bị dư luận lên án nhưng họ cho là chỉ cần hai người có cuộc sống tốt là được, mọi người rồi sẽ hiểu và thông cảm. bởi vậy hiện nay người Nùng không quá xét nét các đôi vợ chồng như vậy.

Trường hợp khó khăn về kinh tế trong cưới xin: hiện nay đời sống người dân ngày một nâng cao hơn, quan niệm về việc phải thách cưới cao không còn như ngày xưa nữa nên vấn đề kinh tế của các đôi trai gái trong đám cưới không phải là điều quyết định. Quan trọng là đôi trai gái yêu nhau, muốn lấy nhau hay không mà thôi.

Khó khăn về phía bố mẹ, họ hàng: giới trẻ bây giờ có cuộc sống tự lập và có chính kiến riêng của mình, miễn là việc làm đó không vi phạm các quy tắc của dòng tộc, gia đình và hàng xóm. Ở người Nùng cũng vậy, tuy gặp khó khăn về phía bố mẹ nhưng bằng sự tự lập và thực tế, các đôi trai gái đã dần thuyết phục được quan niệm chỉ có bố mẹ là những người biết lựa chọn bạn đời cho mình. Hiện nay có rất nhiều đôi trai gái cưới nhau không có sự đồng ý của bố mẹ mà họ vẫn sống với nhau hạnh phúc. Tuy nhiên không vì thế mà những đôi bạn trẻ đều làm trái ý bố mẹ mình, ngược lại họ rất hiểu suy nghĩ và tục lệ của người xưa nên ở mọi vấn đề, nhất là trong cưới xin, người Nùng vẫn tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp và hạn chế những thay đổi theo xu hướng xấu.

         Những biến đổi trong cưới xin của người Nùng có rất nhiều vấn đề chúng ta cần quan tâm, vì có những thay đổi tích cực nhưng cũng có những thay đổi theo chiều hướng xấu. Như trong việc xem lá số, có nhiều đôi trai gái yêu nhau nhưng khi xem lá số thấy không hợp nhau nên họ không dám lấy nhau chỉ vì mê tín. Hoặc việc đám cưới ở nhiều gia đình mang tính chất kinh doanh... Để ngăn chặn, hạn chế được những vấn đề này và gìn giữ được nét đẹp truyền thống trong cưới xin, người Nùng đã có những phương hướng khá cụ thể nhằm làm cho tục lệ cưới xin của họ ngày càng mới lạ nhưng mang đầy màu sắc truyền thống. Ví dụ, việc thực hiện đám cưới đầy đủ các bước, các nghi lễ, tập tục như đám cưới của người Nùng xưa trong bối cảnh mới. Đó là việc bắt buộc mỗi người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, đặc biệt là những cán bộ văn hóa tương lai, phải làm để góp phần bảo tồn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

 Nông Anh Nga