Lễ cưới là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng,
phản ánh đậm nét đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của một dân tộc. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, giao lưu, tiếp
biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc khiến nhiều phong tục, tập
quán, trong đó có lễ cưới của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn đang có sự biến đổi.
Bài viết đi sâu phân tích quá trình biến đổi trong quan niệm về cưới xin, các
nghi lễ cụ thể của nó tại 3 thôn: Bản Vàng, Bắc Đông 2, khối 5 Cao
Lộc.
Biến đổi trong hình thức tổ
chức
Tập quán cưới xin truyền thống của người
Tày nói chung, người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn nói riêng trước đây được tiến hành
với các bước, các nghi lễ với thủ tục nghiêm ngặt, trang trọng, đôi khi rườm rà,
phức tạp. Theo Triều Ân, Hoàng Quyết trong Tục cưới xin của người Tày thì đám
cưới trước đây thường trải qua 6 bước: lễ dạm hỏi, so lá số, mừng hợp số, ăn
hỏi, sêu tết, cưới.
Hiện nay, về cơ bản, việc tổ chức cưới hỏi
đã được giản lược rất nhiều. Dù tổ chức với quy mô lớn hay nhỏ thì đám cưới
người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn hiện nay chủ yếu tiến hành qua 3 bước: lễ dạm ngõ,
lễ ăn hỏi, lễ cưới, theo mô hình tam
lễ.
Sự biến đổi không chỉ nằm ở chỗ giản lược
các bước, mà ngay trong từng nội dung các nghi lễ, các thủ tục cũng có nhiều sự
thay đổi. Chẳng hạn, lễ dạm ngõ đã có sự thay đổi trong hình thức thể hiện, ý
nghĩa nghi lễ. Trước đây, thăm dò là thời điểm nhà trai nhờ mai mối tới nhà gái,
thậm chí nhiều trường hợp, đôi trai gái còn chưa hề biết mặt nhau. Vì vậy, vai
trò của ông mai, bà mối rất quan trọng. Ông bà mai là cầu nối giữa hai gia đình,
là người kết duyên cho đôi trai gái, có ảnh hưởng không nhỏ tới lễ thành hôn
cũng như cuộc sống vợ chồng sau này. Tuy nhiên, hiện nay, sự chắp nối của ông
mai, bà mối không còn như trước nữa. Xuất phát từ chỗ đôi trai gái tự tìm hiểu
nhau để đi đến hôn nhân nên cha mẹ, họ hàng chỉ đóng vai trò đại diện để thưa
chuyện, đặt quan hệ cho hai bên gia đình, còn quyền quyết định vẫn thuộc về con
cái. Hiện nay một số gia đình còn bỏ qua, không thực hiện riêng lễ thăm dò nữa
mà tiến hành lễ ăn hỏi luôn, nhất là những gia đình ở xa nhau về địa lý, đi lại
khó khăn.
Thay đổi về đồ sính lễ, phương thức đón
dâu
Không chỉ lược bỏ một số nghi lễ trong thủ
tục cưới hỏi mà ngay cả đồ sính lễ trong lễ hỏi, lễ cưới cũng có sự giản lược đi
rất nhiều. Xuất phát từ quan niệm gả bán nên hôn nhân truyền thống của người Tày
trước đây ở một góc độ nào đó mang tính chất mua bán khá rõ. Vì thế người Tày
cũng có tục thách cưới rất
cao.
Ngày nay, do điều kiện kinh tế, xã hội có
nhiều thay đổi nên lễ ăn hỏi cũng được đơn giản hóa hơn trước về phương thức
tiến hành, lễ vật. Thường đồ lễ ăn hỏi gồm có 2 chai rượu, 2 cỗ xôi, 2 con gà
trống, trầu cau, kèm theo 2 triệu đồng tiền
mặt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi
trong tục lệ thách cưới của người Tày ở Cao Lộc hiện nay. Thứ nhất, do trước
đây, khi cô gái về nhà chồng phải sắm sửa rất nhiều đồ đạc: chăn, màn, gối, đệm,
nồi, niêu, bát, đĩa… để mang theo, nên cần có một khoản tiền tương đối để chi
tiêu. Hiện nay, phần lớn đồ đạc là do nhà trai tự sắm nên nhà gái lấy tiền ít
đi. Tuy nhiên,có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi trong tục
thách cưới của người Tày nằm ở sự thay đổi trong nhận thức. Bởi vì, nhà gái hiểu
được rằng, việc thách cưới càng nặng bao nhiêu thì sau này chính con gái họ sẽ
phải là người gánh chịu hậu quả, nhất là đối với những gia đình nhà trai khó
khăn về kinh
tế.
Đoàn đón dâu trong đám cưới của người
Tày
Quá trình cư trú xen kẽ, sự giao lưu giữa
các tộc người đã làm xuất hiện nhiều cuộc hôn nhân giữa người Tày với dân tộc
khác. Để phù hợp với tập quán, đặc trưng văn hóa của từng dân tộc, nhiều thủ tục
mang nặng tính lễ nghi đã được giản lược. Trước đây, từ khi ăn hỏi đến đám cưới
chính thức phải cách chừng 2, 3 năm; nhưng ngày nay, sau nghi thức ăn hỏi, nếu
chọn được ngày tốt thì khoảng 2, 3 tháng sau có thể tổ chức lễ cưới chính thức
luôn. Thậm chí, có nhiều trường hợp làm theo người Kinh, sáng tổ chức lễ ăn hỏi,
chiều tổ chức lễ cưới, đón dâu luôn, hiếm có trường hợp nào để đến một vài năm
sau.
Cách thức tổ chức một lễ cưới của người Tày
ở Cao Lộc đã lược bỏ đi nhiều thủ tục rườm rà, không còn phù hợp với sự phát
triển của xã hội đương đại, theo hướng tích cực, tiến bộ, hiện đại hơn. Tuy
nhiên, có thể thấy sự biến đổi cũng làm mất đi nhiều nét đẹp trong tập quán cưới
xin truyền thống. Chẳng hạn, số của cải thách cưới được nhà trai chuẩn bị rất kỳ
công, chu đáo cũng là sự bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng công lao sinh thành,
nuôi dưỡng của nhà gái, để nhà trai có thêm một sức lao động mới, một người con
với vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt: sinh con, đẻ cái để nối dõi dòng họ.
Trong đó, lễ vật nhà trai mang sang nhà gái nhất thiết phải có một tấm vải tặng
mẹ vợ, gọi là rằm khấu, để trả công nuôi dưỡng của bà đối với con gái. Thường
thì bà mẹ không sử dụng tấm vải đó may trang phục mà đem nhuộm, cất đi, đợi khi
người con gái sinh con đầu lòng thì cắt ra để làm tã cho cháu. Hiện nay, phong
tục này đã không còn. Thay vào đó, lễ vật mang sang nhà gái được quy ra tiền.
Điều đó phần nào làm mất đi những giá trị nhân văn ẩn chứa đằng sau những tập
quán truyền
thống.
Đăng ký kết hôn trước khi
cưới
Khác với việc tổ chức đám cưới là hình thức
công khai hóa, hợp thức hóa rộng rãi sự chung sống chính thức của đôi nam nữ
trước họ hàng, những người xung quanh, đăng ký kế thôn là việc đôi nam nữ xác
lập quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật, là sự chính thức hóa quan hệ
vợ chồng trước pháp
luật.
Cùng với việc tổ chức cưới hỏi thì đăng ký
kết hôn dần trở thành một trong các thủ tục không thể thiếu. Điều đó chứng tỏ sự
gắn kết giữa ý thức cộng đồng, ý thức về sự tôn trọng luật pháp của người dân
ngày càng được nâng lên đáng kể. Những năm gần đây, nhất là từ sau đổi mới, các
mối quan hệ được mở rộng, cuộc sống người dân ngày càng có nhiều tình huống cần
đến sự trợ giúp pháp lý, người dân ngày càng nhận thức đầy đủ hơn việc thừa nhận
của pháp luật với vấn đề kết hôn hợp
pháp.
Thực tế cho thấy, có nhiều cặp không đăng
ký kết hôn khi cưới, sau nhiều năm chung sống với nhau, mâu thuẫn xảy ra thì
chính quyền không có nhiệm vụ hòa giải, pháp luật cũng không thể giải quyết, hầu
hết do họ hàng hai bên tác động. Người Tày cho rằng, trong trường hợp đó, người
phụ nữ bao giờ cũng chịu thiệt thòi. Do đó, họ nhận thức được việc đăng ký kết
hôn giúp họ đảm bảo đủ quyền lợi, trách nhiệm trong cuộc sống vợ chồng. Sự kết
hợp giữa nghi thức phong tục với nghi thức pháp luật trong tổ chức cưới hỏi là
một trong những sự biến đổi tích cực, tiến bộ trong hôn nhân và cưới xin của
người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn hiện
nay.
Quy mô tổ chức cưới
hỏi
Quy mô tổ chức đám cưới của người Tày ngày
càng lớn, không chỉ gia tăng về số lượng mâm cỗ mà chất lượng các món ăn trong
cỗ cưới cũng ngày càng được người dân quan tâm, đầu tư hơn. Tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến việc quy mô tổ chức đám cưới ngày càng lớn, phần lớn các ý kiến đều
thống nhất cho rằng do hiện nay kinh tế phát triển, người dân có điều kiện,
phương tiện vật chất để tổ chức cỗ bàn đàng hoàng hơn, sang trọng hơn. Ngoài ra,
quá trình giao lưu, buôn bán, làm ăn, công tác… người dân nói chung, thanh niên
nam nữ Tày nói riêng cũng có cơ hội mở rộng hơn các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh
đó, tâm lý cho bằng anh, bằng em hay phú quý sinh lễ nghĩacũng vẫn chiếm tỷ lệ
tương đối. Nguyên nhân vì mục đích kinh tế cũng có nhưng rất
ít.
Như vậy, quy mô tổ chức đám cưới của người
Tày ở Cao Lộc ngày càng lớn hơn, nhiều hình thức tổ chức đám cưới trong xã hội
hiện đại, nhất là của người Kinh đã, đang được người Tày tiếp thu, đưa vào trong
phong tục cưới hỏi của dân tộc
mình.
Quà mừng trong đám
cưới
Theo phong tục, trong đám cưới, khách mời
đến dự thường mang theo một món quà, có thể là hiện vật hoặc là tiền, với ý
nghĩa chúc phúc, chia sẻ niềm vui với cặp vợ chồng trẻ. Có thể nói, quà mừng
trong đám cưới là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Tày. Đây là
một phong tục đẹp, lâu đời, ẩn chứa những giá trị văn hóa rất đặc
trưng.
Về giá trị của tiền mừng, tùy theo từng
giai đoạn, theo điều kiện kinh tế, mối quan hệ thân tình giữa khách với gia chủ.
Thông thường hiện nay, tiền mừng đám cưới của người Tày ở Cao Lộc phổ biến ở mức
200.000 đồng trở lên. Nếu người trong cùng dòng họ hoặc thân thiết hơn có thể
400.000 - 500.000
đồng.
Khi so sánh về giá trị của quà mừng trong
đám cưới với chi phí bỏ ra tổ chức đám cưới, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu chỉ
tính riêng chi phí cho việc tổ chức ăn uống thì tiền mừng của khách mời đủ để
trang trải. Tuy nhiên, để tổ chức đám cưới, gia đình còn phải chi thêm nhiều các
dịch vụ khác: thuê phông bạt, loa đài, thuê áo cưới, xe đưa đón dâu, bàn ghế,
trang trí, chụp ảnh… nên tiền mừng không thể đủ, nhất là với nhà trai còn phải
chi thêm một khoản mang sang nhà
gái.
Ẩm
thực
Trong đám cưới của người Tày hiện nay, về
cơ bản vẫn giữ được các món ăn truyền thống đặc biệt của dân tộc mình như khâu
nhục, lợn quay, vịt quay, xôi màu… nhưng các món này cũng đều có ảnh hưởng mới
từ Trung Quốc. Chẳng hạn như món khâu nhục xuất hiện thêm chất phụ gia nhập từ
Trung Quốc mà đồng bào gọi là slao phẩu nhi, đã làm cho mùi vị món ăn khác hẳn
so với trước đây. Món nước chấm xưa kia của đồng bào đã thay thế bằng xì dầu
ngoại nhập, thậm chí có món ăn hoàn toàn nhập từ Trung Quốc như món ca ra thầu
(rau sấy khô đóng
hộp).
Một số món ăn truyền thống của người Tày
gắn với nông nghiệp nương rẫy, săn bắt hái lượm đã, đang mai một dần, đó là các
loại bánh trứng kiến (được làm từ trứng, đúng hơn là nhộng của loài kiến đen vào
mùa xuân thường làm tổ đẻ trên các ngọn cây trong rừng), bánh bột đao, bột báng,
bánh củ mài. Nhiều món ăn mới cũng xuất hiện do sống hội nhập, đan xen với các
tộc người khác, chủ yếu là người Kinh. Trong các món ăn, thịt lợn quay, khâu
nhục vẫn là món không thể thiếu được trong đám cưới người Tày. Ngoài ra, hiện
nay còn có thêm những món như giò chả, gà, vịt, xào thập cẩm, tôm, nem, thịt
đông, khoai tây chiên, canh bóng,
mọc…
Trong cỗ cưới của người Tày hiện nay, không
chỉ có 4, 5 món luộc, xào như trước mà mỗi mâm đã có từ 8 - 10 món. Cỗ cưới đã
có nhiều cải thiện với nhiều món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, cách chế biến cũng như
bài trí món ăn. Họ không chỉ sử dụng những nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên mà có
thể mua thêm nhiều gia vị đóng sẵn như miến, hạt tiêu, tương ớt, phẩm màu cũng
như các chất bảo quản khác. Cách chế biến ngoài xào, luộc thì có thêm các món
nướng, hấp cách thủy, kho... giống như của người Kinh. Ngoài ra, trong mâm cỗ
còn có thêm hoa quả để cho khách tráng miệng sau khi
ăn.
Còn có cả dịch vụ tổ chức quay lợn để sử
dụng trong đám cưới, thuê người nấu cỗ, mang đến tận nhà. Các loại bánh kẹo công
nghiệp, đồ hộp, nước có ga cũng được đồng bào sử dụng phổ biến. Thuốc lá được sử
dụng loại cuốn máy sẵn có trên thị trường. Bên cạnh loại rượu gạo tự nấu truyền
thống, các đồ uống công nghiệp cũng xuất hiện. Trên các mâm cúng, xuất hiện
nhiều bánh kẹo nhập khẩu từ nước
ngoài.
Trang phục cô dâu, chú rể trong đám
cưới
Trang phục là yếu tố thể hiện bản sắc văn
hóa dân tộc, dễ nhận thấy nhất trong một tập hợp đa tộc người. Nhưng đó cũng là
yếu tố văn hóa dễ biến đổi nhất trong xu thế đô thị hóa, hiện đại hóa như hiện
nay.
Việc cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền
thống trong ngày cưới hiện nay giảm dần. Các đám cưới của người Tày ở huyện Cao
Lộc cho thấy, hiện nay, hầu hết chú rể mặc quần âu, áo sơ mi, thắt cà vạt, cài
hoa; cô dâu mặc váy trắng, tóc quấn xoăn, trang điểm, tay cầm hoa theo xu hướng
hiện đại. Những người tham gia lễ cưới hiện nay cũng có sự thay đổi trong cách
ăn mặc. Họ thích mặc áo dài, váy như người Kinh để đi dự đám cưới cho đẹp, hiện
đại. Một yếu tố khác nữa là nhiều người quan niệm mặc trang phục truyền thống
lạc hậu, không đẹp, không lịch sự. Chính vì thế, người Tày từ lâu đã mặc quần áo
như người
Kinh.
Có thể thấy, trang phục cưới của cô dâu,
chú rể là một trong những lĩnh vực biến đổi mạnh mẽ nhất, dễ nhận ra nhất. Xu
hướng Âu hóa thông qua sự tiếp nhận của người Kinh đã tác động mạnh mẽ đến văn
hóa Tày. Xu hướng này được giới trẻ hào hứng đón nhận. Giờ đây, nếu chỉ nhìn vào
bộ trang phục cô dâu, chú rể thì không thể phân biệt đâu là đám cưới của người
Tày, đâu là đám cưới người
Kinh.
Của hồi môn của cô dâu, chú
rể
Cũng như nhiều dân tộc khác, theo phong tục
truyền thống của người Tày, khi lập gia đình, con cái thường được cha mẹ trao
cho của hồi môn như là một chút tài sản để làm vốn liếng khi bước vào cuộc sống
gia đình. Của hồi môn có thể là tiền, vàng, vật dụng gia đình, gia súc, đất đai,
nhà cửa… Thực tế cho thấy, cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi nói
chung, trong đó có người Tày ở Cao Lộc nói riêng còn rất khó khăn, nên khi con
cái xây dựng gia đình, bố mẹ không có nhiều tài sản có giá trị cho làm của hồi
môn. Chủ yếu, nếu con gái đi lấy chồng thì cho một vài chỉ vàng hoặc ít tiền.
Con trai lấy vợ thì ngoài vàng, ít tiền thì bố mẹ sắm sửa cho một ít đồ dùng
trong gia đình, phương tiện đi
lại...
Thời gian gần đây, của hồi môn mà cô dâu,
chủ rể nhận được bằng vàng, tiền mặt tăng lên đáng kể. Của hồi môn là vật dụng
gia đình tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể. Từ năm 1987 trở lại đây, gia
súc không còn là của hồi môn của cha mẹ cho con cái khi xây dựng gia đình
nữa.
Quá trình hội nhập đang làm biến đổi mạnh mẽ tập quán
cưới xin truyền thống của người Tày ở Cao Lộc trên tất cả các phương diện: quy mô, hình thức, nội dung tổ chức cưới
hỏi. Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất là lược bớt các thủ tục, nghi lễ
rườm rà không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Ngoài ra, xu hướng nổi trội trong
tập quán cưới xin của người Tày ở Lạng Sơn hiện nay là tiếp thu, du nhập nhiều
hình thức, nghi lễ cưới hỏi của các dân tộc khác, nhất là của người Kinh. Có thể
nói, đây là sự biến đổi theo xu hướng tiến bộ, tích cực, hiện đại. Tuy vậy, dù
tập quán cưới xin của người Tày có biến đổi đến mức độ nào thì vấn đề bảo tồn
những giá trị tốt đẹp, làm cốt lõi cho bản sắc văn hóa tộc người vẫn cần được
quan tâm gìn giữ, phát huy để văn hóa Tày không bị pha loãng, mai một, mà còn
phát triển bền vững trong xã hội đương đại.
GIANG THỊ
HUYỀN
Lễ cưới là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng,
phản ánh đậm nét đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của một dân tộc. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường, giao lưu, tiếp
biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh phía Bắc khiến nhiều phong tục, tập
quán, trong đó có lễ cưới của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn đang có sự biến đổi.
Bài viết đi sâu phân tích quá trình biến đổi trong quan niệm về cưới xin, các
nghi lễ cụ thể của nó tại 3 thôn: Bản Vàng, Bắc Đông 2, khối 5 Cao
Lộc.
Biến đổi trong hình thức tổ
chức
Tập quán cưới xin truyền thống của người
Tày nói chung, người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn nói riêng trước đây được tiến hành
với các bước, các nghi lễ với thủ tục nghiêm ngặt, trang trọng, đôi khi rườm rà,
phức tạp. Theo Triều Ân, Hoàng Quyết trong Tục cưới xin của người Tày thì đám
cưới trước đây thường trải qua 6 bước: lễ dạm hỏi, so lá số, mừng hợp số, ăn
hỏi, sêu tết,
cưới.
Hiện nay, về cơ bản, việc tổ chức cưới hỏi
đã được giản lược rất nhiều. Dù tổ chức với quy mô lớn hay nhỏ thì đám cưới
người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn hiện nay chủ yếu tiến hành qua 3 bước: lễ dạm ngõ,
lễ ăn hỏi, lễ cưới, theo mô hình tam
lễ.
Sự biến đổi không chỉ nằm ở chỗ giản lược
các bước, mà ngay trong từng nội dung các nghi lễ, các thủ tục cũng có nhiều sự
thay đổi. Chẳng hạn, lễ dạm ngõ đã có sự thay đổi trong hình thức thể hiện, ý
nghĩa nghi lễ. Trước đây, thăm dò là thời điểm nhà trai nhờ mai mối tới nhà gái,
thậm chí nhiều trường hợp, đôi trai gái còn chưa hề biết mặt nhau. Vì vậy, vai
trò của ông mai, bà mối rất quan trọng. Ông bà mai là cầu nối giữa hai gia đình,
là người kết duyên cho đôi trai gái, có ảnh hưởng không nhỏ tới lễ thành hôn
cũng như cuộc sống vợ chồng sau này. Tuy nhiên, hiện nay, sự chắp nối của ông
mai, bà mối không còn như trước nữa. Xuất phát từ chỗ đôi trai gái tự tìm hiểu
nhau để đi đến hôn nhân nên cha mẹ, họ hàng chỉ đóng vai trò đại diện để thưa
chuyện, đặt quan hệ cho hai bên gia đình, còn quyền quyết định vẫn thuộc về con
cái. Hiện nay một số gia đình còn bỏ qua, không thực hiện riêng lễ thăm dò nữa
mà tiến hành lễ ăn hỏi luôn, nhất là những gia đình ở xa nhau về địa lý, đi lại
khó khăn.
Thay đổi về đồ sính lễ, phương thức đón
dâu
Không chỉ lược bỏ một số nghi lễ trong thủ
tục cưới hỏi mà ngay cả đồ sính lễ trong lễ hỏi, lễ cưới cũng có sự giản lược đi
rất nhiều. Xuất phát từ quan niệm gả bán nên hôn nhân truyền thống của người Tày
trước đây ở một góc độ nào đó mang tính chất mua bán khá rõ. Vì thế người Tày
cũng có tục thách cưới rất
cao.
Ngày nay, do điều kiện kinh tế, xã hội có
nhiều thay đổi nên lễ ăn hỏi cũng được đơn giản hóa hơn trước về phương thức
tiến hành, lễ vật. Thường đồ lễ ăn hỏi gồm có 2 chai rượu, 2 cỗ xôi, 2 con gà
trống, trầu cau, kèm theo 2 triệu đồng tiền
mặt.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi
trong tục lệ thách cưới của người Tày ở Cao Lộc hiện nay. Thứ nhất, do trước
đây, khi cô gái về nhà chồng phải sắm sửa rất nhiều đồ đạc: chăn, màn, gối, đệm,
nồi, niêu, bát, đĩa… để mang theo, nên cần có một khoản tiền tương đối để chi
tiêu. Hiện nay, phần lớn đồ đạc là do nhà trai tự sắm nên nhà gái lấy tiền ít
đi. Tuy nhiên,có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thay đổi trong tục
thách cưới của người Tày nằm ở sự thay đổi trong nhận thức. Bởi vì, nhà gái hiểu
được rằng, việc thách cưới càng nặng bao nhiêu thì sau này chính con gái họ sẽ
phải là người gánh chịu hậu quả, nhất là đối với những gia đình nhà trai khó
khăn về kinh
tế.
Đoàn đón dâu trong đám cưới của người
Tày
Quá trình cư trú xen kẽ, sự giao lưu giữa
các tộc người đã làm xuất hiện nhiều cuộc hôn nhân giữa người Tày với dân tộc
khác. Để phù hợp với tập quán, đặc trưng văn hóa của từng dân tộc, nhiều thủ tục
mang nặng tính lễ nghi đã được giản lược. Trước đây, từ khi ăn hỏi đến đám cưới
chính thức phải cách chừng 2, 3 năm; nhưng ngày nay, sau nghi thức ăn hỏi, nếu
chọn được ngày tốt thì khoảng 2, 3 tháng sau có thể tổ chức lễ cưới chính thức
luôn. Thậm chí, có nhiều trường hợp làm theo người Kinh, sáng tổ chức lễ ăn hỏi,
chiều tổ chức lễ cưới, đón dâu luôn, hiếm có trường hợp nào để đến một vài năm
sau.
Cách thức tổ chức một lễ cưới của người Tày
ở Cao Lộc đã lược bỏ đi nhiều thủ tục rườm rà, không còn phù hợp với sự phát
triển của xã hội đương đại, theo hướng tích cực, tiến bộ, hiện đại hơn. Tuy
nhiên, có thể thấy sự biến đổi cũng làm mất đi nhiều nét đẹp trong tập quán cưới
xin truyền thống. Chẳng hạn, số của cải thách cưới được nhà trai chuẩn bị rất kỳ
công, chu đáo cũng là sự bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng công lao sinh thành,
nuôi dưỡng của nhà gái, để nhà trai có thêm một sức lao động mới, một người con
với vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt: sinh con, đẻ cái để nối dõi dòng họ.
Trong đó, lễ vật nhà trai mang sang nhà gái nhất thiết phải có một tấm vải tặng
mẹ vợ, gọi là rằm khấu, để trả công nuôi dưỡng của bà đối với con gái. Thường
thì bà mẹ không sử dụng tấm vải đó may trang phục mà đem nhuộm, cất đi, đợi khi
người con gái sinh con đầu lòng thì cắt ra để làm tã cho cháu. Hiện nay, phong
tục này đã không còn. Thay vào đó, lễ vật mang sang nhà gái được quy ra tiền.
Điều đó phần nào làm mất đi những giá trị nhân văn ẩn chứa đằng sau những tập
quán truyền
thống.
Đăng ký kết hôn trước khi
cưới
Khác với việc tổ chức đám cưới là hình thức
công khai hóa, hợp thức hóa rộng rãi sự chung sống chính thức của đôi nam nữ
trước họ hàng, những người xung quanh, đăng ký kế thôn là việc đôi nam nữ xác
lập quan hệ hôn nhân theo quy định của pháp luật, là sự chính thức hóa quan hệ
vợ chồng trước pháp
luật.
Cùng với việc tổ chức cưới hỏi thì đăng ký
kết hôn dần trở thành một trong các thủ tục không thể thiếu. Điều đó chứng tỏ sự
gắn kết giữa ý thức cộng đồng, ý thức về sự tôn trọng luật pháp của người dân
ngày càng được nâng lên đáng kể. Những năm gần đây, nhất là từ sau đổi mới, các
mối quan hệ được mở rộng, cuộc sống người dân ngày càng có nhiều tình huống cần
đến sự trợ giúp pháp lý, người dân ngày càng nhận thức đầy đủ hơn việc thừa nhận
của pháp luật với vấn đề kết hôn hợp
pháp.
Thực tế cho thấy, có nhiều cặp không đăng
ký kết hôn khi cưới, sau nhiều năm chung sống với nhau, mâu thuẫn xảy ra thì
chính quyền không có nhiệm vụ hòa giải, pháp luật cũng không thể giải quyết, hầu
hết do họ hàng hai bên tác động. Người Tày cho rằng, trong trường hợp đó, người
phụ nữ bao giờ cũng chịu thiệt thòi. Do đó, họ nhận thức được việc đăng ký kết
hôn giúp họ đảm bảo đủ quyền lợi, trách nhiệm trong cuộc sống vợ chồng. Sự kết
hợp giữa nghi thức phong tục với nghi thức pháp luật trong tổ chức cưới hỏi là
một trong những sự biến đổi tích cực, tiến bộ trong hôn nhân và cưới xin của
người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn hiện
nay.
Quy mô tổ chức cưới
hỏi
Quy mô tổ chức đám cưới của người Tày ngày
càng lớn, không chỉ gia tăng về số lượng mâm cỗ mà chất lượng các món ăn trong
cỗ cưới cũng ngày càng được người dân quan tâm, đầu tư hơn. Tìm hiểu nguyên nhân
dẫn đến việc quy mô tổ chức đám cưới ngày càng lớn, phần lớn các ý kiến đều
thống nhất cho rằng do hiện nay kinh tế phát triển, người dân có điều kiện,
phương tiện vật chất để tổ chức cỗ bàn đàng hoàng hơn, sang trọng hơn. Ngoài ra,
quá trình giao lưu, buôn bán, làm ăn, công tác… người dân nói chung, thanh niên
nam nữ Tày nói riêng cũng có cơ hội mở rộng hơn các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh
đó, tâm lý cho bằng anh, bằng em hay phú quý sinh lễ nghĩacũng vẫn chiếm tỷ lệ
tương đối. Nguyên nhân vì mục đích kinh tế cũng có nhưng rất
ít.
Như vậy, quy mô tổ chức đám cưới của người
Tày ở Cao Lộc ngày càng lớn hơn, nhiều hình thức tổ chức đám cưới trong xã hội
hiện đại, nhất là của người Kinh đã, đang được người Tày tiếp thu, đưa vào trong
phong tục cưới hỏi của dân tộc
mình.
Quà mừng trong đám
cưới
Theo phong tục, trong đám cưới, khách mời
đến dự thường mang theo một món quà, có thể là hiện vật hoặc là tiền, với ý
nghĩa chúc phúc, chia sẻ niềm vui với cặp vợ chồng trẻ. Có thể nói, quà mừng
trong đám cưới là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Tày. Đây là
một phong tục đẹp, lâu đời, ẩn chứa những giá trị văn hóa rất đặc
trưng.
Về giá trị của tiền mừng, tùy theo từng
giai đoạn, theo điều kiện kinh tế, mối quan hệ thân tình giữa khách với gia chủ.
Thông thường hiện nay, tiền mừng đám cưới của người Tày ở Cao Lộc phổ biến ở mức
200.000 đồng trở lên. Nếu người trong cùng dòng họ hoặc thân thiết hơn có thể
400.000 - 500.000
đồng.
Khi so sánh về giá trị của quà mừng trong
đám cưới với chi phí bỏ ra tổ chức đám cưới, kết quả nghiên cứu cho thấy nếu chỉ
tính riêng chi phí cho việc tổ chức ăn uống thì tiền mừng của khách mời đủ để
trang trải. Tuy nhiên, để tổ chức đám cưới, gia đình còn phải chi thêm nhiều các
dịch vụ khác: thuê phông bạt, loa đài, thuê áo cưới, xe đưa đón dâu, bàn ghế,
trang trí, chụp ảnh… nên tiền mừng không thể đủ, nhất là với nhà trai còn phải
chi thêm một khoản mang sang nhà
gái.
Ẩm
thực
Trong đám cưới của người Tày hiện nay, về
cơ bản vẫn giữ được các món ăn truyền thống đặc biệt của dân tộc mình như khâu
nhục, lợn quay, vịt quay, xôi màu… nhưng các món này cũng đều có ảnh hưởng mới
từ Trung Quốc. Chẳng hạn như món khâu nhục xuất hiện thêm chất phụ gia nhập từ
Trung Quốc mà đồng bào gọi là slao phẩu nhi, đã làm cho mùi vị món ăn khác hẳn
so với trước đây. Món nước chấm xưa kia của đồng bào đã thay thế bằng xì dầu
ngoại nhập, thậm chí có món ăn hoàn toàn nhập từ Trung Quốc như món ca ra thầu
(rau sấy khô đóng
hộp).
Một số món ăn truyền thống của người Tày
gắn với nông nghiệp nương rẫy, săn bắt hái lượm đã, đang mai một dần, đó là các
loại bánh trứng kiến (được làm từ trứng, đúng hơn là nhộng của loài kiến đen vào
mùa xuân thường làm tổ đẻ trên các ngọn cây trong rừng), bánh bột đao, bột báng,
bánh củ mài. Nhiều món ăn mới cũng xuất hiện do sống hội nhập, đan xen với các
tộc người khác, chủ yếu là người Kinh. Trong các món ăn, thịt lợn quay, khâu
nhục vẫn là món không thể thiếu được trong đám cưới người Tày. Ngoài ra, hiện
nay còn có thêm những món như giò chả, gà, vịt, xào thập cẩm, tôm, nem, thịt
đông, khoai tây chiên, canh bóng,
mọc…
Trong cỗ cưới của người Tày hiện nay, không
chỉ có 4, 5 món luộc, xào như trước mà mỗi mâm đã có từ 8 - 10 món. Cỗ cưới đã
có nhiều cải thiện với nhiều món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, cách chế biến cũng như
bài trí món ăn. Họ không chỉ sử dụng những nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên mà có
thể mua thêm nhiều gia vị đóng sẵn như miến, hạt tiêu, tương ớt, phẩm màu cũng
như các chất bảo quản khác. Cách chế biến ngoài xào, luộc thì có thêm các món
nướng, hấp cách thủy, kho... giống như của người Kinh. Ngoài ra, trong mâm cỗ
còn có thêm hoa quả để cho khách tráng miệng sau khi
ăn.
Còn có cả dịch vụ tổ chức quay lợn để sử
dụng trong đám cưới, thuê người nấu cỗ, mang đến tận nhà. Các loại bánh kẹo công
nghiệp, đồ hộp, nước có ga cũng được đồng bào sử dụng phổ biến. Thuốc lá được sử
dụng loại cuốn máy sẵn có trên thị trường. Bên cạnh loại rượu gạo tự nấu truyền
thống, các đồ uống công nghiệp cũng xuất hiện. Trên các mâm cúng, xuất hiện
nhiều bánh kẹo nhập khẩu từ nước
ngoài.
Trang phục cô dâu, chú rể trong đám
cưới
Trang phục là yếu tố thể hiện bản sắc văn
hóa dân tộc, dễ nhận thấy nhất trong một tập hợp đa tộc người. Nhưng đó cũng là
yếu tố văn hóa dễ biến đổi nhất trong xu thế đô thị hóa, hiện đại hóa như hiện
nay.
Việc cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền
thống trong ngày cưới hiện nay giảm dần. Các đám cưới của người Tày ở huyện Cao
Lộc cho thấy, hiện nay, hầu hết chú rể mặc quần âu, áo sơ mi, thắt cà vạt, cài
hoa; cô dâu mặc váy trắng, tóc quấn xoăn, trang điểm, tay cầm hoa theo xu hướng
hiện đại. Những người tham gia lễ cưới hiện nay cũng có sự thay đổi trong cách
ăn mặc. Họ thích mặc áo dài, váy như người Kinh để đi dự đám cưới cho đẹp, hiện
đại. Một yếu tố khác nữa là nhiều người quan niệm mặc trang phục truyền thống
lạc hậu, không đẹp, không lịch sự. Chính vì thế, người Tày từ lâu đã mặc quần áo
như người
Kinh.
Có thể thấy, trang phục cưới của cô dâu,
chú rể là một trong những lĩnh vực biến đổi mạnh mẽ nhất, dễ nhận ra nhất. Xu
hướng Âu hóa thông qua sự tiếp nhận của người Kinh đã tác động mạnh mẽ đến văn
hóa Tày. Xu hướng này được giới trẻ hào hứng đón nhận. Giờ đây, nếu chỉ nhìn vào
bộ trang phục cô dâu, chú rể thì không thể phân biệt đâu là đám cưới của người
Tày, đâu là đám cưới người
Kinh.
Của hồi môn của cô dâu, chú
rể
Cũng như nhiều dân tộc khác, theo phong tục
truyền thống của người Tày, khi lập gia đình, con cái thường được cha mẹ trao
cho của hồi môn như là một chút tài sản để làm vốn liếng khi bước vào cuộc sống
gia đình. Của hồi môn có thể là tiền, vàng, vật dụng gia đình, gia súc, đất đai,
nhà cửa… Thực tế cho thấy, cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi nói
chung, trong đó có người Tày ở Cao Lộc nói riêng còn rất khó khăn, nên khi con
cái xây dựng gia đình, bố mẹ không có nhiều tài sản có giá trị cho làm của hồi
môn. Chủ yếu, nếu con gái đi lấy chồng thì cho một vài chỉ vàng hoặc ít tiền.
Con trai lấy vợ thì ngoài vàng, ít tiền thì bố mẹ sắm sửa cho một ít đồ dùng
trong gia đình, phương tiện đi
lại...
Thời gian gần đây, của hồi môn mà cô dâu,
chủ rể nhận được bằng vàng, tiền mặt tăng lên đáng kể. Của hồi môn là vật dụng
gia đình tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể. Từ năm 1987 trở lại đây, gia
súc không còn là của hồi môn của cha mẹ cho con cái khi xây dựng gia đình
nữa.
Quá trình hội nhập đang làm biến đổi mạnh mẽ tập quán
cưới xin truyền thống của người Tày ở Cao Lộc trên tất cả các phương diện: quy mô, hình thức, nội dung tổ chức cưới
hỏi. Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất là lược bớt các thủ tục, nghi lễ
rườm rà không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Ngoài ra, xu hướng nổi trội trong
tập quán cưới xin của người Tày ở Lạng Sơn hiện nay là tiếp thu, du nhập nhiều
hình thức, nghi lễ cưới hỏi của các dân tộc khác, nhất là của người Kinh. Có thể
nói, đây là sự biến đổi theo xu hướng tiến bộ, tích cực, hiện đại. Tuy vậy, dù
tập quán cưới xin của người Tày có biến đổi đến mức độ nào thì vấn đề bảo tồn
những giá trị tốt đẹp, làm cốt lõi cho bản sắc văn hóa tộc người vẫn cần được
quan tâm gìn giữ, phát huy để văn hóa Tày không bị pha loãng, mai một, mà còn
phát triển bền vững trong xã hội đương đại.
GIANG THỊ
HUYỀN