Nông dân người Nùng ở Quảng Uyên, Cao
Bằng.Đầu thế kỷ 20
Tập tục này được ghi chép những năm 1978,
1979 từ đời sống của người Nùng Phản Sình ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, không biết đến
nay có thay đổi gì không và có phải là tập tục chung cho nhiều nhóm người Nùng
hay không.
1. Người Nùng Phản Sình ở đây sống rất hòa
thuận và có tổ chức làng bản cực kỳ tốt. Họ thường tìm những ruộng xa tít trong
những khu rừng canh tác để khỏi tranh chấp. Cây ăn quả thường trồng ven bờ rào
và ven làng, trong vườn thường chỉ trồng mía, chàm và đay. Khách qua đường ai
muốn ăn quả thì cứ tự nhiên hái, nếu lịch thiệp hơn thì đánh tiếng xin gia chủ
một câu.
Họ thường không bán quả trên cây, nếu muốn
mua thì phải mua cả cây, tức là mua tất cả các quả có trên cây. Ngày rằm, mùng
một nào cũng làm cỗ cúng với nhiều món ăn đặc sắc, như bánh dày giã với nhiều
loại lá có màu, nên có bánh dày màu đỏ, đen, vàng, xanh và tất nhiên là trắng
(ngũ sắc), các loại bánh bỏng từ ngô và lúa mạch. Trong thời bao cấp ở dưới miền
xuôi rất thiếu lương thực thì nơi đây người Nùng Phản Sình rất no đủ. Nhà nào
cũng có nhiều chum đựng thuốc lá, chè, mật, đỗ xanh, đỗ tương và gạo nếp
tẻ.
2.Nam nữ yêu thương nhau, nhờ ông bà mối
đến nhà xin cưới. Đám cưới được tổ chức trong ba ngày. Nhà chú rể phải sắm lễ
bốn, gọi là Sí lẩu, Sí khẩu, Sí mu - 400 lít rượu, 400 cân gạo nếp, 400 cân thịt
lợn cho nhà gái; ngược lại nhà gái phải may cho cô dâu 40 bộ quần áo. Ngày cưới
đầu tiên, gọi là bữa cơm Bạn tồng - tức là các bạn đồng lứa, cảnh nghèo có nhau,
nên bữa này dành cho thanh niên bạn bè cô dâu chú rể, người già đóng vai thứ
yếu, khi ăn các món rau là chính, để không quên lúc nghèo. Tuy nhiên vẫn có các
món rất ngon như Khau nhục, Siêu mu, và xôi
rán.
Lễ Bạn tồng tổ chức vào chập tối ở một nhà
có gian giữa thụt vào phía sau như lối nhà chuôi vồ để làm gian thờ. Một chiếc
bàn dài kê chính giữa nhà, chú rể sẽ ngồi ngay ngoài cửa đầu bàn, cô dâu sẽ ngồi
đầu bàn trong nơi gian thờ, tức là ngồi đối diện nhau, bè bạn ngồi xung quanh.
Cô dâu ở trong buồng, các bạn gái sẽ năn nỉ mời cô ra ngoài, nhưng cô còn đỏng
đảnh hồi lâu. Chừng nào cô dâu chưa ra chưa ai được ăn cả. Đôi khi các bạn phải
chờ đến nửa đêm, cô dâu mới ra. Khi ra cô chưa mời ăn cũng chưa ai được ăn, đang
ăn nếu cô đứng dậy coi như tiệc tan, nên thường phải bố trí hai người ngồi kèm
bên cô ấn cô xuống ghế. Ăn uống một hồi sẽ có liên hoan văn nghệ tùy
thích.
“Khau nhục” là món thịt hầm với nhiều vị
thuốc bắc trong ba hôm. Những miếng thịt thái hơi to, trở nên mềm thơm trong
chảo. “Siêu mu” là món lợn quay cả con trên than hồng, đôi khi người ta phết mật
ong vào bì lợn cho vàng và ròn. Còn xôi thì đồ xong viên thành từng viên nhỏ
bằng ngón tay rồi thả vào mỡ rán, ăn ngon vô cùng. Hai hôm sau mới là lễ cưới
chính thức cho các bậc bô lão, nhiều khách khứa hơn cũng như nhiều món ăn hơn.
Sau đám cưới, cô dâu theo chồng về nhà chồng vài hôm, rồi cả hai cũng quay lại ở
nhà vợ cho đến khi sinh con, thì bế con về lại nhà chồng. Người Nùng Phản Sình
tương đối hiếm muộn, nên có những chàng trai phải ở nhà vợ đến năm bảy
năm.
Với 40 bộ quần áo, cô gái sẽ mặc đến già
không hết. Y phục của người Nùng Phản Sình giống y phục Tày Nùng nói chung thuần
một sắc chàm, quần ống sớ, áo nữ cài khuy vải vắt chéo bên phải, khi đi chợ họ
có thể mặc thêm chiếc áo dài đến đầu gối, và thắt bao tượng đến hai tầng, trong
đó gói chặt túi đựng tiền, không ai có thể lần vào được. Đôi khi họ ăn mặc rất
duyên dáng, đầu đội chiếc khăn voan cũng màu chàm có những chấm tròn trắng -
khăn này mua tận bên Lào, và mặc tới 10 cái áo ra chơi chợ. Thỉnh thoảng họ chạy
vào bụi cởi ra một chiếc áo và đút vào tay nải khoác vai, như vậy lúc nào cũng
là áo mới, và đến chiều tan chợ chỉ còn một cái áo trên
người.
3. Năm tháng sống ở đây là quả thời gian
đẹp nhất của tôi, với rừng với suối và với một tộc người có đời sống văn hóa cao
và thuần phác. Nếu không có chiến tranh biên giới chắc tôi không bao giờ quay
lại thành phố. Người Nùng Phản Sình bảo tôi rằng nếu tôi ưng lấy vợ nơi này sẽ
được miễn cái lễ Sí lẩu, Sí khẩu, Sí mu
kia.
Phan Cẩm Thượng
Nông dân người Nùng ở Quảng Uyên, Cao
Bằng.Đầu thế kỷ
20
Tập tục này được ghi chép những năm 1978,
1979 từ đời sống của người Nùng Phản Sình ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, không biết đến
nay có thay đổi gì không và có phải là tập tục chung cho nhiều nhóm người Nùng
hay không.
1. Người Nùng Phản Sình ở đây sống rất hòa
thuận và có tổ chức làng bản cực kỳ tốt. Họ thường tìm những ruộng xa tít trong
những khu rừng canh tác để khỏi tranh chấp. Cây ăn quả thường trồng ven bờ rào
và ven làng, trong vườn thường chỉ trồng mía, chàm và đay. Khách qua đường ai
muốn ăn quả thì cứ tự nhiên hái, nếu lịch thiệp hơn thì đánh tiếng xin gia chủ
một câu.
Họ thường không bán quả trên cây, nếu muốn
mua thì phải mua cả cây, tức là mua tất cả các quả có trên cây. Ngày rằm, mùng
một nào cũng làm cỗ cúng với nhiều món ăn đặc sắc, như bánh dày giã với nhiều
loại lá có màu, nên có bánh dày màu đỏ, đen, vàng, xanh và tất nhiên là trắng
(ngũ sắc), các loại bánh bỏng từ ngô và lúa mạch. Trong thời bao cấp ở dưới miền
xuôi rất thiếu lương thực thì nơi đây người Nùng Phản Sình rất no đủ. Nhà nào
cũng có nhiều chum đựng thuốc lá, chè, mật, đỗ xanh, đỗ tương và gạo nếp
tẻ.
2.Nam nữ yêu thương nhau, nhờ ông bà mối
đến nhà xin cưới. Đám cưới được tổ chức trong ba ngày. Nhà chú rể phải sắm lễ
bốn, gọi là Sí lẩu, Sí khẩu, Sí mu - 400 lít rượu, 400 cân gạo nếp, 400 cân thịt
lợn cho nhà gái; ngược lại nhà gái phải may cho cô dâu 40 bộ quần áo. Ngày cưới
đầu tiên, gọi là bữa cơm Bạn tồng - tức là các bạn đồng lứa, cảnh nghèo có nhau,
nên bữa này dành cho thanh niên bạn bè cô dâu chú rể, người già đóng vai thứ
yếu, khi ăn các món rau là chính, để không quên lúc nghèo. Tuy nhiên vẫn có các
món rất ngon như Khau nhục, Siêu mu, và xôi
rán.
Lễ Bạn tồng tổ chức vào chập tối ở một nhà
có gian giữa thụt vào phía sau như lối nhà chuôi vồ để làm gian thờ. Một chiếc
bàn dài kê chính giữa nhà, chú rể sẽ ngồi ngay ngoài cửa đầu bàn, cô dâu sẽ ngồi
đầu bàn trong nơi gian thờ, tức là ngồi đối diện nhau, bè bạn ngồi xung quanh.
Cô dâu ở trong buồng, các bạn gái sẽ năn nỉ mời cô ra ngoài, nhưng cô còn đỏng
đảnh hồi lâu. Chừng nào cô dâu chưa ra chưa ai được ăn cả. Đôi khi các bạn phải
chờ đến nửa đêm, cô dâu mới ra. Khi ra cô chưa mời ăn cũng chưa ai được ăn, đang
ăn nếu cô đứng dậy coi như tiệc tan, nên thường phải bố trí hai người ngồi kèm
bên cô ấn cô xuống ghế. Ăn uống một hồi sẽ có liên hoan văn nghệ tùy
thích.
“Khau nhục” là món thịt hầm với nhiều vị
thuốc bắc trong ba hôm. Những miếng thịt thái hơi to, trở nên mềm thơm trong
chảo. “Siêu mu” là món lợn quay cả con trên than hồng, đôi khi người ta phết mật
ong vào bì lợn cho vàng và ròn. Còn xôi thì đồ xong viên thành từng viên nhỏ
bằng ngón tay rồi thả vào mỡ rán, ăn ngon vô cùng. Hai hôm sau mới là lễ cưới
chính thức cho các bậc bô lão, nhiều khách khứa hơn cũng như nhiều món ăn hơn.
Sau đám cưới, cô dâu theo chồng về nhà chồng vài hôm, rồi cả hai cũng quay lại ở
nhà vợ cho đến khi sinh con, thì bế con về lại nhà chồng. Người Nùng Phản Sình
tương đối hiếm muộn, nên có những chàng trai phải ở nhà vợ đến năm bảy
năm.
Với 40 bộ quần áo, cô gái sẽ mặc đến già
không hết. Y phục của người Nùng Phản Sình giống y phục Tày Nùng nói chung thuần
một sắc chàm, quần ống sớ, áo nữ cài khuy vải vắt chéo bên phải, khi đi chợ họ
có thể mặc thêm chiếc áo dài đến đầu gối, và thắt bao tượng đến hai tầng, trong
đó gói chặt túi đựng tiền, không ai có thể lần vào được. Đôi khi họ ăn mặc rất
duyên dáng, đầu đội chiếc khăn voan cũng màu chàm có những chấm tròn trắng -
khăn này mua tận bên Lào, và mặc tới 10 cái áo ra chơi chợ. Thỉnh thoảng họ chạy
vào bụi cởi ra một chiếc áo và đút vào tay nải khoác vai, như vậy lúc nào cũng
là áo mới, và đến chiều tan chợ chỉ còn một cái áo trên
người.
3. Năm tháng sống ở đây là quả thời gian
đẹp nhất của tôi, với rừng với suối và với một tộc người có đời sống văn hóa cao
và thuần phác. Nếu không có chiến tranh biên giới chắc tôi không bao giờ quay
lại thành phố. Người Nùng Phản Sình bảo tôi rằng nếu tôi ưng lấy vợ nơi này sẽ
được miễn cái lễ Sí lẩu, Sí khẩu, Sí mu
kia.
Phan Cẩm
Thượng