Tục cúng cây tiền của người Nùng xã La Bằng, Thái Nguyên (Hoàng Thị Yến)

Cúng cây tiền trong đám tang người Nùng xã La Bằng

Hiện nay, một số vùng dân tộc thiếu số, những hủ tục đang được bài trừ ra khỏi đời sống, sinh hoạt cộng đồng. Nhưng những phong tục tập quán đẹp vẫn đượcbảo tồn và phát huy, trong đó có tục cúng cây tiền trong đám tang người Nùng xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Trong quan niệm của người xưa cũng như ngày nay, tiền có giá trị để trao đổi, mua bán hàng hóa, và thực hiện các chức năng khác trong đời sống con người. Nó vô cùng quan trong và cần thiết đối với con người. Người trần dùng tiền được làm bằng chất liệu polymer, còn người âm thường được hóa vàng bằng tiền vàng mã làm bằng giấy.

Dân tộc Việt Nam vốn từ lâu đời có truyền thống thờ cúng tổ tiên. Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên một đất nước, việc thờ cúng cấp tiền vàng cho người âm ở mỗi dân tộc đều có sự khác nhau. Đa số các dân tộc đều đốt tiền vàng mã cho tổ tiên vào những ngày lễ tết, mồng 1 hôm rằm. Nhưng với bà con dân tộc Nùng xã La Bằng, ngoài những ngày mồng 1 hôm rằm, lễ tết, họ đốt tiền vàng mã còn có một phong tục khi trong nhà có người mất thường không quên tục cúng cây tiền với ý nghĩa báo hiếu, trả công ơn cha mẹ sinh thành ra mình.

Khi tận mắt được chứng kiến con gái, con rể, cháu ngoại nhà có người mất chuẩn bị mâm lễ, dụng cụ làm cây tiền, chúng tôi không khỏi tò mò và tìm hiểu về lễ vật đó. Mâm lễ vật gồm thủ lợn, thịt gà, bánh kẹo, hoa quả, rượu, bánh dày chay và được đặt trước cửa nhà cùng cây tiền.

Người dân tộc Nùng xã La Bằng coi tục cúng cây tiền như một thói quen, một tập tục, một nét đẹp văn hóa. Cây tiền được đặt mua hoặc tự làm từ những người già trong làng, những người đã nhiều năm làm cây tiền. Cây tiền được làm từ cây tre, nứa, giấy thủ công nhiều màu. Sau khi làm xong cây tiền sẽ được buộc gọn gàng bằng dây tang có treo những túm gạo nhỏ. Cây tiền nào càng cao, điều đó thể hiện người con gái đi lấy chồng được giàu sang nay về làm cây tiền cho cha mẹ cao như núi. Càng nhiều cây tiền trong đám tang càng tốt, càng may mắn cho người mất đi về thế giới bên kia càng nhiều của cải, nhiều lộc. Mỗi một cô con gái đi lấy chồng là một cây tiền: Ông Chu Văn Độ, một thầy cúng lâu năm tại xã La Bằng cho biết như vậy.

Mâm lễ, cây tiền đặt trước nhà, con gái con rể, cháu ngoại đến ngồi trước mâm lễ, cúi vái và khóc bằng tiếng dân tộc Nùng gọi người mất về nhận cây tiền con gái cấp cho. Một bài cúng cây tiền chia ra làm 6 phần cúng nhỏ, gồm mở bài tế cây tiền, lễ thỉnh hương tại bàn cứu khổ, lễ thỉnh trước mặt linh tiền, lễ thỉnh ra nhận cây tiền, lễ cúng kết thúc ở cây tiền và cuối cùng là quay lại trước linh cữu làm lễ cúng tạ. Thầy cúng đọc xong mỗi bài cúng nhỏ, con cháu lên rót rượu quỳ lạy, khóc gọi trước mâm lễ vật. Hết 6 phần cúng, thầy làm phép bằng con dao nhọn cùn gạch dưới chân cây tiền. Con cháu vái lậy và lên rót rượu lần cuối trước mâm lễ vật.

Sau phần cúng cây tiền, con cháu lại ngồi bên linh cữu để hoàn tất các nghi thức trong đám tang. Tiếp đến, dân làng và gia quyến đưa người mất đến nơi an nghỉ. Cây tiền được mang đến huyệt. Trước khi đốt, họ cởi bỏ dây tang đã buộc cùng những túm gạo nhỏ rồi phát cho con cháu là lộc mà cha mẹ đã để lại cho con gái và cháu ngoại. Cây tiền được đốt hóa vàng cùng nhà táng khi đã chôn cất xong xuôi

Ông Hoàng Văn Ninh (80 tuổi), một già làng trong xã nói: Tục cúng cây tiền trong đám tang người Nùng đã có từ bao đời nay, trong tâm thức, suy nghĩ của người Nùng xã La Bằng thì việc làm này chính là sự thể hiện chữ hiếu, chữ nghĩa của con gái đi lấy chồng, nay về báo hiếu với cha mẹ. Việc làm này mang đến sự thoải mái về tâm lý cho cả người mất và con cái còn sống ở trên trần gian.

Tục cúng cây tiền trong đám tang khá phổ biến ở bà con dân tộc Nùng cư trú ở vùng núi phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,... Qua thời gian, tục cúng cây tiền vẫn không bị mai một mà nó vẫn được duy trì trong cuộc sống tâm linh người dân tộc Nùng.
Hoàng Thị Yên


Cúng cây tiền trong đám tang người Nùng xã La Bằng

Hiện nay, một số vùng dân tộc thiếu số, những hủ tục đang được bài trừ ra khỏi đời sống, sinh hoạt cộng đồng. Nhưng những phong tục tập quán đẹp vẫn đượcbảo tồn và phát huy, trong đó có tục cúng cây tiền trong đám tang người Nùng xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Trong quan niệm của người xưa cũng như ngày nay, tiền có giá trị để trao đổi, mua bán hàng hóa, và thực hiện các chức năng khác trong đời sống con người. Nó vô cùng quan trong và cần thiết đối với con người. Người trần dùng tiền được làm bằng chất liệu polymer, còn người âm thường được hóa vàng bằng tiền vàng mã làm bằng giấy.

Dân tộc Việt Nam vốn từ lâu đời có truyền thống thờ cúng tổ tiên. Với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên một đất nước, việc thờ cúng cấp tiền vàng cho người âm ở mỗi dân tộc đều có sự khác nhau. Đa số các dân tộc đều đốt tiền vàng mã cho tổ tiên vào những ngày lễ tết, mồng 1 hôm rằm. Nhưng với bà con dân tộc Nùng xã La Bằng, ngoài những ngày mồng 1 hôm rằm, lễ tết, họ đốt tiền vàng mã còn có một phong tục khi trong nhà có người mất thường không quên tục cúng cây tiền với ý nghĩa báo hiếu, trả công ơn cha mẹ sinh thành ra mình.

Khi tận mắt được chứng kiến con gái, con rể, cháu ngoại nhà có người mất chuẩn bị mâm lễ, dụng cụ làm cây tiền, chúng tôi không khỏi tò mò và tìm hiểu về lễ vật đó. Mâm lễ vật gồm thủ lợn, thịt gà, bánh kẹo, hoa quả, rượu, bánh dày chay và được đặt trước cửa nhà cùng cây tiền.

Người dân tộc Nùng xã La Bằng coi tục cúng cây tiền như một thói quen, một tập tục, một nét đẹp văn hóa. Cây tiền được đặt mua hoặc tự làm từ những người già trong làng, những người đã nhiều năm làm cây tiền. Cây tiền được làm từ cây tre, nứa, giấy thủ công nhiều màu. Sau khi làm xong cây tiền sẽ được buộc gọn gàng bằng dây tang có treo những túm gạo nhỏ. Cây tiền nào càng cao, điều đó thể hiện người con gái đi lấy chồng được giàu sang nay về làm cây tiền cho cha mẹ cao như núi. Càng nhiều cây tiền trong đám tang càng tốt, càng may mắn cho người mất đi về thế giới bên kia càng nhiều của cải, nhiều lộc. Mỗi một cô con gái đi lấy chồng là một cây tiền: Ông Chu Văn Độ, một thầy cúng lâu năm tại xã La Bằng cho biết như vậy.

Mâm lễ, cây tiền đặt trước nhà, con gái con rể, cháu ngoại đến ngồi trước mâm lễ, cúi vái và khóc bằng tiếng dân tộc Nùng gọi người mất về nhận cây tiền con gái cấp cho. Một bài cúng cây tiền chia ra làm 6 phần cúng nhỏ, gồm mở bài tế cây tiền, lễ thỉnh hương tại bàn cứu khổ, lễ thỉnh trước mặt linh tiền, lễ thỉnh ra nhận cây tiền, lễ cúng kết thúc ở cây tiền và cuối cùng là quay lại trước linh cữu làm lễ cúng tạ. Thầy cúng đọc xong mỗi bài cúng nhỏ, con cháu lên rót rượu quỳ lạy, khóc gọi trước mâm lễ vật. Hết 6 phần cúng, thầy làm phép bằng con dao nhọn cùn gạch dưới chân cây tiền. Con cháu vái lậy và lên rót rượu lần cuối trước mâm lễ vật.

Sau phần cúng cây tiền, con cháu lại ngồi bên linh cữu để hoàn tất các nghi thức trong đám tang. Tiếp đến, dân làng và gia quyến đưa người mất đến nơi an nghỉ. Cây tiền được mang đến huyệt. Trước khi đốt, họ cởi bỏ dây tang đã buộc cùng những túm gạo nhỏ rồi phát cho con cháu là lộc mà cha mẹ đã để lại cho con gái và cháu ngoại. Cây tiền được đốt hóa vàng cùng nhà táng khi đã chôn cất xong xuôi

Ông Hoàng Văn Ninh (80 tuổi), một già làng trong xã nói: Tục cúng cây tiền trong đám tang người Nùng đã có từ bao đời nay, trong tâm thức, suy nghĩ của người Nùng xã La Bằng thì việc làm này chính là sự thể hiện chữ hiếu, chữ nghĩa của con gái đi lấy chồng, nay về báo hiếu với cha mẹ. Việc làm này mang đến sự thoải mái về tâm lý cho cả người mất và con cái còn sống ở trên trần gian.

Tục cúng cây tiền trong đám tang khá phổ biến ở bà con dân tộc Nùng cư trú ở vùng núi phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,... Qua thời gian, tục cúng cây tiền vẫn không bị mai một mà nó vẫn được duy trì trong cuộc sống tâm linh người dân tộc Nùng.
Hoàng Thị Yên