Những nghi lễ chính của người
Tày
Từ những yếu tố tín ngưỡng trên đã
hình thành trong xã hội Tày, Nùng nhiều nghi lễ phong tục. Đó
là:
- Tết Nguyên đán (từ 1-3 tháng
giêng)
- Tết Thanh minh (3/3 âm
lịch)
- Tết Đoan ngọ (5/5)
- Tết Thần Ruộng, Thần Trâu
(6/6)
- Tết cúng tổ tiên và vong linh
(14/7)
-Tết Trung thu
(15/8)
- Tết cốm, cơm mói (tháng 9 và
10)
- Tết Đông chí – Bánh trôi (tháng 11 và
12)
Các nghi lễ này vừa tuân theo chu kỳ canh
tác nông nghiệp – mùa vụ từ xuân tới hạ và đầu thu, vừa chịu những ảnh hưởng về
quan niệm lễ tết của Trung Quốc, tuy nhiên trong đó vẫn biểu hiện rõ sắc thái
của văn hóa bản địa Tày,
Nùng.
Tết Nguyên đán (Chiêng, vần nèn, Kin
chiêng) là mở đầu cho một năm, mở đầu cho thời vụ gieo trồng xuân – hè. Tết chỉ
tập trung trong mấy ngày chính bắt đầu từ 30/12 đến mồng 2, mồng 3,(Âm lịch)
nhưng nghi lễ này lại kéo dài trong cả tháng giêng. Do vậy mà có tục ngày 1-3 là
tết lớn (Chiêng, Kin chiêng), còn ngày 30 /1 kết thúc tháng giêng là Tết nhò
(Kin đắp nọi – ăn tết
nhỏ).
Tết là nghi lễ mừng năm mới và để thờ cúng,
tưởng nhớ tổ tiên. Nên việc chuẩn bị Tết cơ bản là sắm sửa bàn thờ và các lễ vật
thờ cúng tổ tiên. Người Tày, Nùng quan niệm rằng tổ tiên trú ngụ ở Thiên đình,
đến ngày Kin chiêng (ăn tết) thì con cháu mời tổ tiên về trần gian cùng ăn tết
với con cháu. Người ta sắm sửa quần áo mói, sắm sủa lê vật, các món ăn ngon, các
loại bánh: bánh chưng, bánh giò, ngũ vị, chè lam, khẩu si, sa cao, thúc … để
cúng.
Ở người Nùng chiều tất niên người ta phải
làm thịt một con vịt và phải ăn cho kỳ hết thịt vịt, vì loại thịt này là
để tống tlễn những điều “xui xẻo”. Sau giao thừa, phụ nữ cùng ra giếng lấy
nước mới đem về cúng tổ tiên, còn nam giới thì ra miếu
cúng.
Ngày mồng Một tết, người Tày, Nùng kiêng
đến nhà người khác, mà thường ở nhà mình nghỉ ngoi. Trưởng
họ đi chúc tết con cháu trong họ, “chúc vui, phát tài, tháng giêng năm mói, làm
gì cũng được, ước gì cũng thấy”. Họ kiêng sát sinh, không quét nhà. Mồng
hai thịt gà để cúng tổ tiên, thổ công và thần cai quản gia súc. Sau đó đi chúc
tết và vui chơi tói tận
15/1.
Ở người Nùng, ngày 15/1 là ngày hạ cây nêu
“Slíphả khả va nêu” và cũng như ờ người Tày, đến ngày 30/1 lại tổ chức ngày Tết
nhỏ (Kin đắp
nọi).
Suốt từ mồng ba tết đến hết 30/1, bà con
các dân tộc Tày, Nùng tiếp tục ăn tết và vui xuân với tục thăm hỏi nhau, thanh
niên nam nữ tổ chức hát giao duyên (Sli, lượn) ở thôn bản, ở chợ phiên…, trong
đó lớn nhất phải kể đến hội Lồng Tồng.
Hoàng Thị Khuyên
Những nghi lễ chính của người
Tày
Từ những yếu tố tín ngưỡng trên đã
hình thành trong xã hội Tày, Nùng nhiều nghi lễ phong tục. Đó
là:
- Tết Nguyên đán (từ 1-3 tháng
giêng)
- Tết Thanh minh (3/3 âm
lịch)
- Tết Đoan ngọ (5/5)
- Tết Thần Ruộng, Thần Trâu
(6/6)
- Tết cúng tổ tiên và vong linh
(14/7)
-Tết Trung thu
(15/8)
- Tết cốm, cơm mói (tháng 9 và
10)
- Tết Đông chí – Bánh trôi (tháng 11 và
12)
Các nghi lễ này vừa tuân theo chu kỳ canh
tác nông nghiệp – mùa vụ từ xuân tới hạ và đầu thu, vừa chịu những ảnh hưởng về
quan niệm lễ tết của Trung Quốc, tuy nhiên trong đó vẫn biểu hiện rõ sắc thái
của văn hóa bản địa Tày,
Nùng.
Tết Nguyên đán (Chiêng, vần nèn, Kin
chiêng) là mở đầu cho một năm, mở đầu cho thời vụ gieo trồng xuân – hè. Tết chỉ
tập trung trong mấy ngày chính bắt đầu từ 30/12 đến mồng 2, mồng 3,(Âm lịch)
nhưng nghi lễ này lại kéo dài trong cả tháng giêng. Do vậy mà có tục ngày 1-3 là
tết lớn (Chiêng, Kin chiêng), còn ngày 30 /1 kết thúc tháng giêng là Tết nhò
(Kin đắp nọi – ăn tết
nhỏ).
Tết là nghi lễ mừng năm mới và để thờ cúng,
tưởng nhớ tổ tiên. Nên việc chuẩn bị Tết cơ bản là sắm sửa bàn thờ và các lễ vật
thờ cúng tổ tiên. Người Tày, Nùng quan niệm rằng tổ tiên trú ngụ ở Thiên đình,
đến ngày Kin chiêng (ăn tết) thì con cháu mời tổ tiên về trần gian cùng ăn tết
với con cháu. Người ta sắm sửa quần áo mói, sắm sủa lê vật, các món ăn ngon, các
loại bánh: bánh chưng, bánh giò, ngũ vị, chè lam, khẩu si, sa cao, thúc … để
cúng.
Ở người Nùng chiều tất niên người ta phải
làm thịt một con vịt và phải ăn cho kỳ hết thịt vịt, vì loại thịt này là
để tống tlễn những điều “xui xẻo”. Sau giao thừa, phụ nữ cùng ra giếng lấy
nước mới đem về cúng tổ tiên, còn nam giới thì ra miếu
cúng.
Ngày mồng Một tết, người Tày, Nùng kiêng
đến nhà người khác, mà thường ở nhà mình nghỉ ngoi. Trưởng
họ đi chúc tết con cháu trong họ, “chúc vui, phát tài, tháng giêng năm mói, làm
gì cũng được, ước gì cũng thấy”. Họ kiêng sát sinh, không quét nhà. Mồng
hai thịt gà để cúng tổ tiên, thổ công và thần cai quản gia súc. Sau đó đi chúc
tết và vui chơi tói tận
15/1.
Ở người Nùng, ngày 15/1 là ngày hạ cây nêu
“Slíphả khả va nêu” và cũng như ờ người Tày, đến ngày 30/1 lại tổ chức ngày Tết
nhỏ (Kin đắp
nọi).
Suốt từ mồng ba tết đến hết 30/1, bà con
các dân tộc Tày, Nùng tiếp tục ăn tết và vui xuân với tục thăm hỏi nhau, thanh
niên nam nữ tổ chức hát giao duyên (Sli, lượn) ở thôn bản, ở chợ phiên…, trong
đó lớn nhất phải kể đến hội Lồng Tồng.
Hoàng Thị
Khuyên