Đây cũng là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa
hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.
Nhà sàn người Tày Bảo Yên là sản phẩm kiến
trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân
tộc
Những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp cọ nằm
dưới những chân đồi xanh ngút ngát là đặc trưng truyền thống, thấm sâu vào tâm
hồn nhiều thế hệ đồng bào Tày, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thông thường ngôi nhà sàn của đồng bào Tày,
huyện Bảo Yên là ba gian hai trái hoặc hai gian hai trái. Theo các cụ cao niên ở
đây cho biết, ngày xưa khi rừng còn nhiều, bà con thường chọn những cây gỗ to
nhất, tốt nhất về làm ngôi nhà 4 gian hai trái rất rộng
rãi.
net doc dao cua ngoi nha san nguoi tay bao
yen hinh 1
Mái nhà sàn của một gia đình người Tày ở
Nghĩa Đô, Bảo Yên. Ảnh: Nguyễn Thế Lượng/Tuổi
trẻ
Gia đình nào có nhiều nhân lực, tiền bạc có
thể làm những ngôi nhà sàn to lớn, từ cột kèo cho đến gỗ bưng vách, làm sàn cầu
thang. Nhà nào ít điều kiện hơn thì làm ngôi nhà nhỏ ba gian hai trái. Hiện
những ngôi nhà sàn cũ còn sót lại ở Bảo Yên thường là kiểu nhà ba gian hai trái.
Khâu chuẩn bị vật liệu làm nhà là quan trọng và tốn thời gian nhất, thường mất
từ 2 đến 5 năm, có hộ đến 10
năm.
Theo truyền thống của người Tày, khi gia
đình có từ 2 con trở lên, sau khi người con trai cả xây dựng gia đình sẽ được bố
mẹ bố trí đất, chuẩn bị gỗ làm nhà ra ở riêng, còn ngôi nhà bố mẹ đang ở sẽ được
truyền cho người con út. Chị Lương Thị Ban ở bản Dịa, xã Nghĩa Đô
nói:
“Ngôi nhà to hay nhỏ cũng đều được truyền
lại cho người con út. Đây cũng là điều mà ông bà, cha mẹ giáo dục cho con cháu
như chúng tôi tiếp tục phát huy những gì gia đình đã có, cần cù, chịu khó làm
ăn, anh em yêu thương nhau, trên nhường dưới, dưới kính trọng trên và biết ơn
ông bà, cha
mẹ”.
Ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày
trước đây có bếp nấu đặt ở vị trí trung tâm, giúp giữ ấm cho cả nhà trong mùa
đông lạnh giá. Vào mùa hè, sự cao ráo của sàn nhà giúp cho không khí được lưu
thông thoáng mát, khi mưa không ẩm ướt và tránh được nhiều bệnh tật lây
lan.
Tuy nhiên theo điều kiện hiện nay, người
Tày không để bếp trong nhà nữa, thay vào đó họ dựng một ngôi nhà sàn nhỏ hơn nối
vào nhà sàn chính để làm nhà
bếp.
Theo quan niệm của người Tày, ngôi nhà sàn
đẹp là lưng dựa vào núi, mặt hướng ra đồng ruộng, trước nhà có ao thả cá, tạo
nên phong thủy hài hòa. Đó cũng là cách chọn lựa thế làm nhà truyền thống mà các
cụ xưa đã đúc
kết.
Ông Lương Văn Pong ở bản Dịa, xã Nghĩa Đô
cho biết: “Ngôi nhà sàn ở Nghĩa Đô này rất hoàn chỉnh, hoàn chỉnh về mặt kết
cấu, thứ hai là nét đẹp của ngôi nhà thì chỉ ở đây mới có và tôi đã đi nhiều
nhưng không phải nơi nào cũng
có”.
Với kỹ thuật của những người thợ tài hoa,
ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày Bảo Yên ít dùng đến đinh sắt mà chỉ dùng
mộc gỗ nối kèo cột tạo thành ngôi nhà. Nhà sàn vô cùng chắc chắn, đến lũ cũng
khó cuốn trôi, gió cũng không quật
đổ.
Điều đáng quý là việc dựng nhà không chỉ là
việc riêng của một gia đình, mà ngôi nhà hoàn chỉnh có sự giúp đỡ của anh em,
hàng xóm. Qua đó phát huy sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong đồng bào ở mỗi
bản làng./.
Thanh Thủy
Đây cũng là sản phẩm kiến trúc độc đáo, thể hiện sự hòa
hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân tộc.
Nhà sàn người Tày Bảo Yên là sản phẩm kiến
trúc độc đáo, thể hiện sự hòa hợp của con người, thiên nhiên và văn hóa dân
tộc
Những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp cọ nằm
dưới những chân đồi xanh ngút ngát là đặc trưng truyền thống, thấm sâu vào tâm
hồn nhiều thế hệ đồng bào Tày, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thông thường ngôi nhà sàn của đồng bào Tày,
huyện Bảo Yên là ba gian hai trái hoặc hai gian hai trái. Theo các cụ cao niên ở
đây cho biết, ngày xưa khi rừng còn nhiều, bà con thường chọn những cây gỗ to
nhất, tốt nhất về làm ngôi nhà 4 gian hai trái rất rộng
rãi.
net doc dao cua ngoi nha san nguoi tay bao
yen hinh 1
Mái nhà sàn của một gia đình người Tày ở
Nghĩa Đô, Bảo Yên. Ảnh: Nguyễn Thế Lượng/Tuổi
trẻ
Gia đình nào có nhiều nhân lực, tiền bạc có
thể làm những ngôi nhà sàn to lớn, từ cột kèo cho đến gỗ bưng vách, làm sàn cầu
thang. Nhà nào ít điều kiện hơn thì làm ngôi nhà nhỏ ba gian hai trái. Hiện
những ngôi nhà sàn cũ còn sót lại ở Bảo Yên thường là kiểu nhà ba gian hai trái.
Khâu chuẩn bị vật liệu làm nhà là quan trọng và tốn thời gian nhất, thường mất
từ 2 đến 5 năm, có hộ đến 10
năm.
Theo truyền thống của người Tày, khi gia
đình có từ 2 con trở lên, sau khi người con trai cả xây dựng gia đình sẽ được bố
mẹ bố trí đất, chuẩn bị gỗ làm nhà ra ở riêng, còn ngôi nhà bố mẹ đang ở sẽ được
truyền cho người con út. Chị Lương Thị Ban ở bản Dịa, xã Nghĩa Đô
nói:
“Ngôi nhà to hay nhỏ cũng đều được truyền
lại cho người con út. Đây cũng là điều mà ông bà, cha mẹ giáo dục cho con cháu
như chúng tôi tiếp tục phát huy những gì gia đình đã có, cần cù, chịu khó làm
ăn, anh em yêu thương nhau, trên nhường dưới, dưới kính trọng trên và biết ơn
ông bà, cha
mẹ”.
Ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày
trước đây có bếp nấu đặt ở vị trí trung tâm, giúp giữ ấm cho cả nhà trong mùa
đông lạnh giá. Vào mùa hè, sự cao ráo của sàn nhà giúp cho không khí được lưu
thông thoáng mát, khi mưa không ẩm ướt và tránh được nhiều bệnh tật lây
lan.
Tuy nhiên theo điều kiện hiện nay, người
Tày không để bếp trong nhà nữa, thay vào đó họ dựng một ngôi nhà sàn nhỏ hơn nối
vào nhà sàn chính để làm nhà
bếp.
Theo quan niệm của người Tày, ngôi nhà sàn
đẹp là lưng dựa vào núi, mặt hướng ra đồng ruộng, trước nhà có ao thả cá, tạo
nên phong thủy hài hòa. Đó cũng là cách chọn lựa thế làm nhà truyền thống mà các
cụ xưa đã đúc
kết.
Ông Lương Văn Pong ở bản Dịa, xã Nghĩa Đô
cho biết: “Ngôi nhà sàn ở Nghĩa Đô này rất hoàn chỉnh, hoàn chỉnh về mặt kết
cấu, thứ hai là nét đẹp của ngôi nhà thì chỉ ở đây mới có và tôi đã đi nhiều
nhưng không phải nơi nào cũng
có”.
Với kỹ thuật của những người thợ tài hoa,
ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày Bảo Yên ít dùng đến đinh sắt mà chỉ dùng
mộc gỗ nối kèo cột tạo thành ngôi nhà. Nhà sàn vô cùng chắc chắn, đến lũ cũng
khó cuốn trôi, gió cũng không quật
đổ.
Điều đáng quý là việc dựng nhà không chỉ là
việc riêng của một gia đình, mà ngôi nhà hoàn chỉnh có sự giúp đỡ của anh em,
hàng xóm. Qua đó phát huy sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong đồng bào ở mỗi
bản làng./.
Thanh Thủy