Đặng Nguyên Sư, Quan Nguyên Sư (tranh bên
trái), Triệu Nguyên Sư, Mã Nguyên Sư (tranh bên phải),
tranh thờ dân tộc thiểu số.
Ảnh: Sách tranh thờ các dân tộc thiểu số
phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội,
2006.
Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ
Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo từng thời kỳ,
giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn.
Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và
bắt nguồn từ Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo
từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn. Việt Nam là
quốc gia có đường biên giới chạy dài và giáp ranh Trung Quốc nên chịu tác động
văn hoá của nước lớn là điều dễ hiểu. Trong đó, tộc người Dao lại có nguồn gốc
di cư từ phương Bắc sang nước Việt nên cũng mang theo văn hoá, tín ngưỡng Trung
Quốc.
Trong bài viết này tôi chỉ nghiên cứu đến
tín ngưỡng thờ cúng và tôn giáo của người Dao dựa trên nền tảng của văn hoá Hán.
Tín ngưỡng thờ đa thần “vạn vật hữu linh”, tín ngưỡng phồn thực, thờ thế lực tự
nhiên và nhiều nghi lễ nông nghiệp được kế thừa, gìn giữ một cách đậm đà trong
các phong tục, tập quán. Một nghi thức tôn giáo nguyên thủy nhất được xuất hiện
đó là hình thức thờ Tô tem giáo, ma thuật (dùng để hại người và chữa
bệnh).
Người Dao quan niệm rằng khi chết đi con
người chưa phải là rũ bỏ hết với cuộc sống mà họ còn có một cuộc sống tiếp theo
ở thế giới khác. Vậy nên Đạo giáo không chỉ can thiệp vào thế giới của linh hồn
mà can thiệp cả vào thế giới của con người. Khi chúng ta chết thì phải tổ chức
lễ tang giúp đưa linh hồn về bên ông bà, tổ tiên. Ma chay cũng là một hình thức
xuất hiện sớm, nó gắn liền đời sống, phổ biến rộng rãi ở tất cả các dân tộc và
trên mọi nơi. Nó tồn tại, phát triển từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay. Lúc
sống họ lại cần trải qua lễ cấp sắc, có như vậy họ mới được coi là người trưởng
thành và mang gốc con cháu của Bàn Vương. Mọi nghi lễ, việc thờ cúng trong cộng
đồng đều do thầy Tào đứng ra làm lễ. Ông là chiếc cầu nối duy nhất liên lạc giữa
con người hiện tại với thế giới thần
linh.
Thầy Tào là người có vị trí cao và quan
trọng trong bản người Dao. Thầy là người có khả năng liên thông với thế giới
linh hồn và thần thánh. Thầy Tào có nhiều việc nhưng việc đưa linh hồn người
chết về nơi an nghỉ thì được chú trọng nhất. Họ chia thành hai loại thầy cúng,
mỗi người giữ từng lĩnh vực riêng như: Thầy Tam Thanh giỏi về thiên văn, địa lý.
Thầy Tam Nguyên lại giỏi về pháp thuật, xuất binh. Nếu gia đình nào khá giả có
thể mời cả hai thầy cùng làm lễ, còn không có điều kiện thì chỉ mời một trong
hai. Lúc tiến hành cúng lễ thì vật không thể thiếu của thầy Tào đó là những bức
tranh thờ. Có thể coi tranh thờ như một phương tiện biểu hiện tư tưởng, tinh
thần cũng là thứ công cụ bảo bối của thầy Tào. Từng vị thầy lại sẽ lưu giữ cho
mình số lượng tranh thờ càng nhiều càng thể hiện vai trò, giá trị của bản thân
trong cộng
đồng.
Tranh thờ Đạo giáo dân tộc Dao, đại bộ phận
đều có nguồn gốc từ Quảng Tây, Quảng Đông, do nghệ nhân Trung Quốc vẽ, bên cạnh
đó thì người Dao cũng khai thác cho mình một vài chủ đề tranh khác như: Sự tích
Bàn Vương (tranh “Ngũ Kỳ Binh Mã”, “Thuyền Quan”, “Cưỡi Cá”) tuy thuê nghệ nhân
Trung Quốc vẽ nhưng thầy Tào cũng vẽ một số bức để giữ cho mình. Vì lý do trên
nên tranh về Đạo giáo cũng rất phong phú, mà còn được nhiều dân tộc thiểu số
khác cùng
dùng.
Hệ thống tranh đạo giáo có ở trong dân tộc
Dao và vài dân tộc khác như: Cao Lan, Tày, Nùng, Kinh, đó là bộ tranh “Tứ đại
nguyên sư” gồm bốn bức kết hợp
thành.
Đặng Nguyên sư : chủ về việc làm ra Sấm
sét
Triệu Nguyên sư : chủ về việc làm ra
Mưa
Mã Nguyên sư : chủ về việc làm ra
Gió.
Khang Nguyên sư : chủ về việc làm ra
Mây
Tranh thờ mặt nạ người
Dao.
Ảnh: Sách Tranh thờ các dân tộc thiểu số
phía Bắc Việt
Nam,
Cách đặt tên này do người dân rút từ những
hiện tượng thiên nhiên để khái quát vào hình tượng tranh thờ, gây cảm xúc thẩm
mỹ mạnh mẽ, tạo nên khí phách hùng vĩ của thiên nhiên. Khát vọng của con người
là chinh phục sức mạnh thiên nhiên nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Bộ tranh tuy có
bốn bức nhưng ta thường thấy xuất hiện chỉ hai bức chính đó là: Đặng Nguyên sư
và Triệu Nguyên sư, hai vị này chủ tạo ra mưa để tưới mát cây trồng, muôn vật
sản sinh.
Tuy sức mạnh của các vị Nguyên sư là như
vậy nhưng thầy Tào lại dùng bộ tranh này vào mục đích bảo vệ đàn lễ, bắt ma trừ
tà, bảo vệ thần linh nên tranh rất được phổ biến dùng trong nghi lễ tang ma, gọi
hồn. Đặng Nguyên sư một tay cầm búa sắt to một tay cầm dùi sắt, khuôn mặt dữ
tợn, nhe chiếc răng nanh trắng. Ông chủ trị việc làm ra sấm sét nên búa và dùi
sắt là phương tiện chính. Triệu Nguyên sư thì tay cầm kiếm dài, giúp làm mưa cho
nhân gian. Loại tranh trên thường treo vào những ngày cầu mưa thuận gió hòa
nhưng đến nay nó còn được dùng cả vào lễ bắt tà ma, cúng hồn cho người chết,
cúng xua đuổi bệnh tật cho người
sống.
Tư tưởng Đạo giáo mang khuynh hướng ma
thuật với màu sắc tôn giáo, dùng phép, bói toán, bùa chú và cúng lễ để chữa
bệnh, đuổi tà ma. Chính vì tư tưởng trên đã cho ra đời nhiều chân dung thần
thánh, thành hoàng với sức mạnh phi thường có thể trấn áp quỷ ma, giúp tinh thần
người dân thấy yên bình. Tranh thờ cũng giống như hình thức tạc tượng thờ chân
dung tại chùa, đình. Cả hai đều có cùng mục đích là thờ cúng phục vụ tín ngưỡng,
tôn giáo. Đạo giáo ẩn dấu dưới nhiều hình thức, đứng độc lập tại ngôi đình hay
kết hợp với Phật giáo trong ngôi chùa mà cũng tồn tại ngay ở đời sống thường
ngày của người dân, thể hiện trên phương diện cúng lễ, bói
toán...
Loại tranh thờ Đạo giáo mà người Dao thường
sử dụng có tên gọi là “Tứ trực công tào”. Trong tất cả các nghi lễ cầu cúng dự
lớn hay nhỏ, việc lành hay việc dữ thì thầy tào dù người Tày, người Nùng và
người Dao hầu như đều đem bộ tranh “Tứ trực công tào” ra để hành lễ. Tranh thể
hiện bốn vị thần tượng trưng cho sự vận hành thời gian không ngừng nghỉ. Mỗi
công tào là biểu hiện của một vị sao cai quản khoảng thời gian nhất định trong
ngày. Trực nửa đêm (Hư Nhật Thử tinh quân), trực rạng đông (Mão Nhật Kê tinh
quân), trực giữa ngày (Tinh Nhật Mã tinh quân) và trực hoàng hôn (Phòng Nhật Thổ
tinh
quân).
Đại Đường Hải Phiên, tranh thờ người Dao Đỏ
ở Bắc Hà, Lào
Cai.
Ảnh: Sách Tranh thờ Đạo giáo của Phan Ngọc
Khuê, Nhà Xuất bản Mỹ thuật,
2001
Ngoài việc trông coi thời gian trong ngày
thì họ còn tượng trưng cho bốn chòm sao lớn nằm ở bốn phương trời. Sao Hư nằm
phương Bắc trực vào mùa Đông, sao Mã nằm phương Tây trực vào mùa Thu. Sao Tinh
nằm phương Nam trực mùa Hè, sao Phòng nằm phương Đông trực mùa Xuân. Như vậy tại
bất cứ thời điểm nào, giây phút nào trần gian cũng được thần linh cai quản không
bỏ sót hành vi nào. Dù con người làm điều thiện, điều ác đều được chứng kiến và
sẽ hưởng phúc hay giáng hoạ một cách công bằng, nghiêm minh tuỳ vào hành vi của
họ.
Có thể tranh gồm bốn bức vẽ chân dung từng
vị Công tào hay tranh gồm hai bức, mỗi bức hai vị nhưng còn một cách khác là vẽ
tất cả bốn ông vào chung một bức. Theo cách vẽ này dễ đem đến hiệu quả thị giác
hơn, bởi tính liên tục, tổng hợp không bị xé lẻ cho người xem cảm giác dễ hiểu.
Hình ảnh bốn vị thần mình mặc áo quan, đội mũ cánh chuồn và cưỡi bốn con vật
linh (Hổ, Rồng, Ngựa trắng, Phượng) trên tay đều cầm thẻ lệnh truyền tay nhau
đưa đến tận tay thiên
đình.
Thứ tự của Công Tào có thể thay đổi không
đi theo quy luật nhất định, ví như: Ông cưỡi Hổ đứng trước ông cưỡi Rồng hay
ngược lại và Hổ còn được thay bằng hình tượng con Nghê. Dù thế nào thì vị trí
cao nhất vẫn là của ông cưỡi Phượng bay phía trên cùng. Phượng là con vật có thể
bay cao và biểu tượng cho chúa tể loài chim nên nó cũng được giữ vị trí tương
xứng trong tôn giáo. Cách chọn hình tượng biểu trưng trên rất gần với quan niệm
của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ mà thể hiện trong ngôi đình, chùa. Rồng,
Phượng, Hổ, Ngựa đều là các con vật linh được lựa
chọn.
Tuy cùng chung một chủ đề nhưng trang phục
cho từng vị thần có sự khác biệt. Người Tày thường dùng quan phục áo dài, gắn
đai lưng giữa, đầu đội mũ cánh chuồn đen. Còn người Dao thì lại chọn áo dài đỏ
cho quan phục, phía ngoài khoác áo sát nách đen, đầu đội mũ cánh chuồn ngắn và
với người Cao Lan hay người Nùng thì cũng chỉ thay đổi chút ít trong hoạ tiết
áo, thế dáng bốn con vật linh nhưng nói chung vẫn có điểm tương đồng với
nhau.
Tranh vẽ theo dị bản của “Tứ trực Công Tào”
cũng phong phú và tạo yếu tố riêng. Tranh “Thanh Long, Bạch Hổ” và “Long Ngâm,
Hổ Tiếu” là một tiêu biểu. Sự xuất hiện các vật linh trên đều gắn liền với hệ
thống, tư tưởng của Đạo giáo và mỗi con lại mang ý nghĩa. Long Ngâm, Thanh Long
tượng trưng cho thần miền biển, nằm ở phương Đông. Bạch Hổ, Hổ Tiếu tượng trưng
cho thần núi, nằm tại phương Tây. Có nơi họ treo ghép thành bộ bốn bức nhưng
không có điều kiện thì chỉ treo hai bức, chúng vẫn thể hiện đủ giá trị của sự có
mặt Đông Tây, sơn thuỷ. Dù cách thức vẽ có biến đổi nhưng vẫn tôn trọng một tiêu
chuẩn tôn giáo nhất định, đúng là ý nghĩa mà mỗi bức tranh phản ánh. Loại tranh
vẽ dị bản này được người Tày, Nùng sáng tác nên nhằm tạo ra cái mới không bị rập
khuôn nguyên bản tranh “Tứ trực Công Tào” của người Dao đó vẽ trước đó. Song
song với việc vẽ thì họ cũng muốn cú cái nhìn hay cách lựa chọn khác về nhân
vật, hình thức biểu
đạt.
Tứ Trực Công Tào, tranh thờ người
Dao,
Ảnh: Sách Tranh thờ Đạo giáo của Phan Ngọc
Khuê, Nhà Xuất bản Mỹ thuật,
2001
Tính biểu trưng của loại tranh “Tứ trực
Công Tào” là sự vận động không ngừng nghỉ của thời gian. Thế giới hiện sinh luôn
vận động và thế giới của thần linh cũng diễn ra theo quy luật đó. Sự chạy tiếp
sức liên tục của bốn vị thần là tính chuyển động đêm, ngày, tháng, năm, đây là
hình tượng biểu đạt khá thành công trong cấu tứ và xây dựng của nghệ thuật tạo
hình cổ đại còn lưu giữ đến ngày nay. Người xưa đã có tư duy tiên tiến về sự vận
động liên tục của thời gian và coi chúng như một phạm trù triết lý mang tính bất
biến. Dù vũ trụ có dịch chuyển thì vẫn phải tuân theo quy luật mà con người đã
đặt ra. Hết ngày lại đến đêm, hết Xuân lại đến Hạ... Ý nghĩa lớn nhất bức tranh
“Tứ trực Công Tào” biểu hiện đó là tính thống nhất trong mọi quy luật thiên
nhiên và con người chính là chủ thể đã phát
hiện.
Dù ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển,
phát minh ra đồng hồ thay thế cho cách tính canh giờ, lịch để chỉ ngày tháng
nhưng mọi phát minh đó vẫn phải do cái gốc từ xa xưa để lại dựa vào quy luật
trăng tròn hàng tháng... “Tứ trực Công Tào” là bốn vị quan do nhà trời phái
xuống giám sát trần gian nên họ cũng được thờ cúng như vai trò của thần linh giữ
trọng trách quan trọng. Tranh thờ thì mục đích là để thờ cúng nhưng tuỳ vào từng
buổi lễ hay tính chất thờ mà thầy Tào sẽ chọn tranh thích hợp. Do tính chất, giá
trị của tranh “Tứ trực Công Tào” nên nó được người Dao sử dụng chính vào lễ cúng
đầu năm mới, lễ cấp sắc, lễ cầu
mùa...
Đạo giáo luôn gắn với màu sắc tín ngưỡng
tôn giáo của phép thuật, bùa chú cúng tế nên cũng gây tác động đến quan niệm
người Dao nói riêng. Họ chọn một nghi lễ mang nặng tính Đạo giáo đó là “Lễ cấp
sắc”. Đây cũng là một hiện tượng văn hoá mang tính trao truyền cho các thế hệ.
Song, trải qua thời gian và thay đổi môi trường mà biến đổi cho phù hợp với
trình độ kinh tế, xã
hội.
Cấp sắc là nghi lễ không thể thiếu đối với
người Dao và là đặc trưng văn hoá vùng của họ. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng
mà nó bao hàm cả những giá trị văn hoá, nghệ thuật. Bởi trong một lễ cấp sắc
tổng hợp hầu hết các hình thức tôn giáo, cách thể hiện, sự phản ánh thế giới
quan, nhân sinh quan, văn hoá của người Dao. Nó đóng vai trò duy trì và bảo tồn
các nghi lễ cổ truyền. Do đó, có thể nói rằng lễ cấp sắc là sự khẳng định sự kế
thừa thần quyền. Những thứ kế thừa ở đây không phải là tài sản hiện hữu mà là
tài sản tinh thần, thờ cúng tổ tiên, cúng các thần linh và thực hiện các ma
thuật chữa bệnh, trừ tà ma. Thầy tào là người trung gian làm cầu nối giữa hai
thế giới, thần linh và hiện tại còn người được cấp sắc giữ vai trò trung tâm.
Những bức tranh thờ, bùa chú, lễ vật được coi như phương tiện của thầy Tào dùng
trong lễ.
Đối với người Dao, lễ cấp sắc còn gọi là
“Quá tăng” có từ lâu đời và là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng độc đáo. Trong
các nhóm Dao, con trai tuổi từ 12 đến 16 hoặc 15 đến 18 đều phải trải qua lễ
này. Đây là nghi lễ chấm dứt thời kỳ niên thiếu để bước vào tuổi trưởng thành
với cái tên mới. Những người đã qua lễ cấp sắc mới được cộng đồng và thần thánh
thừa nhận là đủ tư cách làm nghề cúng bái và những công việc trong làng, bản,
được công nhận là con cháu Bàn vương, rồi khi chết linh hồn sẽ được về Dương
Châu. Trước khi làm lễ người thụ lễ cần có thủ tục nhận thầy cúng. Thầy Tam
Thanh giỏi về thiên văn, địa lý hoặc thầy Tam Nguyên lại giỏi pháp thuật, xuất
binh. Gia đình khá giả có thể mời cả hai thầy cùng tổ chức song
song.
Những người đàn ông đã qua lễ cấp sắc
thường sống lương thiện, chăm lo giáo dục con cái tốt hơn, vợ con được các thần
ma, tổ tiên phù hộ và họ cũng tu thân làm nhiều việc thiện. Lễ cấp sắc vừa mang
tính tôn giáo vừa mang tính xã hội, bởi qua đó sẽ giúp con người chuyển sang một
thời kỳ phát triển khác, từ trẻ nhỏ sang thành người trưởng thành. Yếu tố tâm
linh cao nên người Dao mới gìn giữ và coi trọng cấp sắc như vậy. Nhờ buổi lễ đã
gắn kết mọi người trong cộng đồng lại bên nhau, duy trì bản sắc văn hoá, tạo nên
phong cách, sắc thái riêng mang tính đặc thù của người Dao. Qua đó, ta còn thấy
ảnh hưởng rõ ràng của yếu tố Đạo giáo nằm ở sự hiện diện của các bức tranh thờ
như : Tam Thanh Cung, Ngọc Hoàng, Hành phây, Đại đường, Mùi phan đều phản ánh
quan niệm Đạo giáo về vũ trụ
quan.
Tiến sĩ Lý Hành Sơn, công tác tại Viện Dân
Tộc học đã có công trình nghiên cứu rất sâu về “Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở
Ba Bể”. Tuy lễ cấp sắc có mặt trong đời sống của dân tộc Dao nói chung nhưng
nhóm Dao Tiền tại Ba Bể có cách thể hiện nghi thức độc đáo, đầy đủ và đặc trưng
nhất. Một lễ cấp sắc cần phải trải qua nhiều cấp bậc, từ thấp đến cao, nghi lễ
diễn ra phức tạp và tốn kém nên ngày nay nó đã bị cắt bớt hay giảm tiện nhiều
phần, mà chỉ giữ lại những phần quan trọng không thể bỏ
qua.
Họ chia cấp sắc thành 12 bậc (12 đèn) vị
trí này là tối cao của người được cấp sắc nhưng đến nay chỉ tồn tại ở mức cấp
sắc 3 đèn. Nó diễn ra trong 2 ngày 1 đêm hoặc 1 ngày 2 đêm và người thụ lễ được
cấp 36 âm binh (binh mã). Cứ như vậy số ngày tổ chức lễ sẽ tăng theo số đèn được
cấp và số âm binh cũng tăng. Muốn thực hiện một lễ cấp sắc cần phải chọn ngày
tốt, tháng tốt, người thầy cúng phải có cấp bậc cao hơn hoặc tương đương với cấp
mà người thụ lễ sẽ mang, trong tiến trình thực hiện lễ phải dùng đến nhiều lễ
cúng, nhiều pháp thuật mang ý nghĩa Đạo
giáo.
Tranh thờ hiện diện trong buổi lễ thể hiện
yếu tố tâm linh Đạo giáo cùng việc thầy cúng dùng bùa phép tẩy uế, khai đàn, đặt
tên cho người thụ lễ. Bên cạnh đó ta còn thấy xuất hiện yếu tố Phật giáo như:
cấm phá giới, cấm sát sinh đối với những người ngồi hành lễ và thụ lễ. Họ cũng
chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi trong quan niệm đạo Phật. Mối quan hệ cha
con, thầy trò cũng thấy tại lễ. Vậy lễ cấp sắc mang nhiều hình thái tín ngưỡng
tôn giáo khác nhau tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa Đạo giáo, Phật giáo và Nho
giáo.
Hai bộ tranh thường được dùng nhiều nhất
trong lễ cấp sắc đó là: Hành phây – Mùi phan và bộ Đại đường – Hải phan (phan có
nghĩa là cái phướn). Hành phây – Mùi phan là bộ tranh vẽ theo truyền thuyết của
người Dao để nói lên quyền lực mà người được cấp sắc sẽ nhận. Trên tranh Hành
phây vẽ hình con rắn màu xanh, trông rất dữ tợn chuyên ăn thịt người. Rắn đang
bắt một anh mặt đỏ tha đi, anh ta tay cầm tù và thổi kêu cứu. Tranh Mùi phan lại
vẽ anh mặt trắng cưỡi ngựa trắng đến cứu. Anh ta bắt rắn phải thả người và nhè
ra đầu lâu người bị rắn ăn
thịt.
Tuy tranh Hành phây – Mùi phan đều do dân
tộc Dao vẽ và dùng vào thờ cúng nhưng mỗi nhóm Dao lại có một số điểm khác như.
Tranh Mùi phan của người Dao Đỏ vẽ con ngựa trắng quay đầu về phía sau, còn
người Dao Tiền lại cho ngựa nhìn thẳng phía trước. Tỉ lệ diễn tả hình ảnh này
chiếm tới gần một nửa bố cục tranh, phần còn lại vẽ hình ba thầy Tào đang dắt
người đàn ông lên bậc thang đàn lễ. Thầy Tào có vị thế cao mới được phép thổi tù
và báo hiệu cho Thiên hoàng biết để công nhận việc phong chức của mình hay cấp
sắc cho
người.
Bộ tranh Đại đường – Hải phan (Đại đường
hải phiên), tranh này có đặc điểm Dao hoá rõ ràng. Họ dùng hoàn toàn mẫu trang
phục của người Dao thuộc nhóm Dao Đỏ để vẽ cho các nhân vật phụ lễ phía dưới.
Đại đường diễn tả toàn bộ đàn lễ Đạo giáo của người Dao. Bức Hải phan có nghĩa
Hải Bá được vẽ theo điển tích Hoàng đế Hiên Viên cưỡi rồng bay lên trời, một tay
cầm tù và giơ lên. Tuy dáng vẻ, cách diễn tả nhân vật là chịu ảnh hưởng của
Trung Quốc nhưng trang phục mặc trên mình Hải Bá lại của người Dao. Hoa văn đặc
trưng như xoắn ốc, hình tròn biểu thị mặt trời toả tia sáng, gam màu sẫm với hai
màu chủ đạo là đen và
đỏ.
Nhân vật Hải phan chiếm tới một nửa diện
tích của bức tranh. Ông đang cưỡi trên lưng con rắn đen. Phía dưới gồm ba tầng
diễn tả cảnh đoàn người tay cầm nhạc cụ múa phụ hoạ thêm vào. Loại hình nhạc cụ
cũng rất phong phú như : thanh la, kèn, chũm chọe, đàn, bên cạnh là đàn lễ cao
và thầy cúng đang thăng đàn lễ, truyền pháp lực cho đệ tử trong lễ cấp sắc.
Người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có đặt hai cha con nghệ nhân người Quế
Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc vẽ vào đời nhà Thanh, nhưng họ lại tổng hợp cả hai
bức tranh trên vào thành một bức có tên gọi là “Đại đường Hải phiên”. Tuy thuê
nghệ nhân bên ngoài vẽ nhưng họ vẫn coi trọng giá trị truyền thống dân tộc, dù
hình ảnh, nguồn gốc bức tranh là đi mượn nhưng họ vẫn ghép vào các yếu tố bản
sắc riêng như lựa chọn trang phục đặc trưng nhất để mặc cho nhân
vật.
Mặt nghệ thuật mà buổi lễ phản ánh được thể
hiện qua những bức tranh thờ treo xung quanh đàn lễ, trang phục mặc trên người
thầy Tào, không gian của buổi lễ tác động đến người làm lễ và người thụ lễ. Khi
các lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng thắp hương khấn Bàn vương, các vị
thần thánh cùng tổ tiên về chứng giám. Tranh thờ là loại hình nghệ thuật trên
mặt phẳng, nó cần không gian trưng bày và đã kết hợp thêm với ánh sáng đèn nến,
hoạ tiết, màu sắc của trang phục thầy cúng, điệu múa cấp sắc cùng âm nhạc trong
lễ cúng. Một sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật với các ngôn ngữ riêng. Tất cả
hoà đồng trong môi trường, không gian tín ngưỡng đầy chất huyền
bí.
Qua các tranh thờ Đạo giáo của người Dao tại khu vực miền
núi phía Bắc Việt Nam, dùng ở thế kỷ XX mà đã được sưu tập tại Bảo tàng và
lưu truyền trong dân gian, cho chúng ta thấy một điểm tương đồng
với tranh Trung Quốc là; nhân vật thần linh của Đạo giáo người Dao đều được tôn
thờ, phổ biến vào trước thời Minh – Thanh trở lại đây. Chỉ có dân tộc Dao mới
ảnh hưởng rõ nhất, có lẽ do yếu tố di cư mà người Dao xưa mang theo. Bên cạnh đó
thì họ cũng Dao hoá một số tranh quan trọng ở Đạo giáo như việc cho nhân vật mặc
trang phục Dao và vẽ kèm theo nghi lễ, sinh hoạt của cộng đồng lồng ghép vào bố
cục tranh.
Tranh Đạo giáo thì có nhiều chủ đề nhưng
mỗi dân tộc lại chọn cho mình những bức tranh riêng, biến đổi, đồng hoá chúng
theo tín ngưỡng của dân tộc mình. Tuy Đạo giáo du nhập từ bên ngoài nhưng cũng
đã được người Dao bản địa hoá thành bản sắc văn hoá đặc trưng. Nó là một mắt
xích kết nối các giá trị nghệ thuật khu vực dân tộc thiểu số Việt
Nam.
Minh
Thắng
Đặng Nguyên Sư, Quan Nguyên Sư (tranh bên
trái), Triệu Nguyên Sư, Mã Nguyên Sư (tranh bên phải),
tranh thờ dân tộc thiểu
số.
Ảnh: Sách tranh thờ các dân tộc thiểu số
phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội,
2006.
Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ
Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo từng thời kỳ,
giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn.
Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và
bắt nguồn từ Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo
từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn. Việt Nam là
quốc gia có đường biên giới chạy dài và giáp ranh Trung Quốc nên chịu tác động
văn hoá của nước lớn là điều dễ hiểu. Trong đó, tộc người Dao lại có nguồn gốc
di cư từ phương Bắc sang nước Việt nên cũng mang theo văn hoá, tín ngưỡng Trung
Quốc.
Trong bài viết này tôi chỉ nghiên cứu đến
tín ngưỡng thờ cúng và tôn giáo của người Dao dựa trên nền tảng của văn hoá Hán.
Tín ngưỡng thờ đa thần “vạn vật hữu linh”, tín ngưỡng phồn thực, thờ thế lực tự
nhiên và nhiều nghi lễ nông nghiệp được kế thừa, gìn giữ một cách đậm đà trong
các phong tục, tập quán. Một nghi thức tôn giáo nguyên thủy nhất được xuất hiện
đó là hình thức thờ Tô tem giáo, ma thuật (dùng để hại người và chữa
bệnh).
Người Dao quan niệm rằng khi chết đi con
người chưa phải là rũ bỏ hết với cuộc sống mà họ còn có một cuộc sống tiếp theo
ở thế giới khác. Vậy nên Đạo giáo không chỉ can thiệp vào thế giới của linh hồn
mà can thiệp cả vào thế giới của con người. Khi chúng ta chết thì phải tổ chức
lễ tang giúp đưa linh hồn về bên ông bà, tổ tiên. Ma chay cũng là một hình thức
xuất hiện sớm, nó gắn liền đời sống, phổ biến rộng rãi ở tất cả các dân tộc và
trên mọi nơi. Nó tồn tại, phát triển từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay. Lúc
sống họ lại cần trải qua lễ cấp sắc, có như vậy họ mới được coi là người trưởng
thành và mang gốc con cháu của Bàn Vương. Mọi nghi lễ, việc thờ cúng trong cộng
đồng đều do thầy Tào đứng ra làm lễ. Ông là chiếc cầu nối duy nhất liên lạc giữa
con người hiện tại với thế giới thần
linh.
Thầy Tào là người có vị trí cao và quan
trọng trong bản người Dao. Thầy là người có khả năng liên thông với thế giới
linh hồn và thần thánh. Thầy Tào có nhiều việc nhưng việc đưa linh hồn người
chết về nơi an nghỉ thì được chú trọng nhất. Họ chia thành hai loại thầy cúng,
mỗi người giữ từng lĩnh vực riêng như: Thầy Tam Thanh giỏi về thiên văn, địa lý.
Thầy Tam Nguyên lại giỏi về pháp thuật, xuất binh. Nếu gia đình nào khá giả có
thể mời cả hai thầy cùng làm lễ, còn không có điều kiện thì chỉ mời một trong
hai. Lúc tiến hành cúng lễ thì vật không thể thiếu của thầy Tào đó là những bức
tranh thờ. Có thể coi tranh thờ như một phương tiện biểu hiện tư tưởng, tinh
thần cũng là thứ công cụ bảo bối của thầy Tào. Từng vị thầy lại sẽ lưu giữ cho
mình số lượng tranh thờ càng nhiều càng thể hiện vai trò, giá trị của bản thân
trong cộng
đồng.
Tranh thờ Đạo giáo dân tộc Dao, đại bộ phận
đều có nguồn gốc từ Quảng Tây, Quảng Đông, do nghệ nhân Trung Quốc vẽ, bên cạnh
đó thì người Dao cũng khai thác cho mình một vài chủ đề tranh khác như: Sự tích
Bàn Vương (tranh “Ngũ Kỳ Binh Mã”, “Thuyền Quan”, “Cưỡi Cá”) tuy thuê nghệ nhân
Trung Quốc vẽ nhưng thầy Tào cũng vẽ một số bức để giữ cho mình. Vì lý do trên
nên tranh về Đạo giáo cũng rất phong phú, mà còn được nhiều dân tộc thiểu số
khác cùng
dùng.
Hệ thống tranh đạo giáo có ở trong dân tộc
Dao và vài dân tộc khác như: Cao Lan, Tày, Nùng, Kinh, đó là bộ tranh “Tứ đại
nguyên sư” gồm bốn bức kết hợp
thành.
Đặng Nguyên sư : chủ về việc làm ra Sấm
sét
Triệu Nguyên sư : chủ về việc làm ra
Mưa
Mã Nguyên sư : chủ về việc làm ra
Gió.
Khang Nguyên sư : chủ về việc làm ra
Mây
Tranh thờ mặt nạ người
Dao.
Ảnh: Sách Tranh thờ các dân tộc thiểu số
phía Bắc Việt
Nam,
Cách đặt tên này do người dân rút từ những
hiện tượng thiên nhiên để khái quát vào hình tượng tranh thờ, gây cảm xúc thẩm
mỹ mạnh mẽ, tạo nên khí phách hùng vĩ của thiên nhiên. Khát vọng của con người
là chinh phục sức mạnh thiên nhiên nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Bộ tranh tuy có
bốn bức nhưng ta thường thấy xuất hiện chỉ hai bức chính đó là: Đặng Nguyên sư
và Triệu Nguyên sư, hai vị này chủ tạo ra mưa để tưới mát cây trồng, muôn vật
sản sinh.
Tuy sức mạnh của các vị Nguyên sư là như
vậy nhưng thầy Tào lại dùng bộ tranh này vào mục đích bảo vệ đàn lễ, bắt ma trừ
tà, bảo vệ thần linh nên tranh rất được phổ biến dùng trong nghi lễ tang ma, gọi
hồn. Đặng Nguyên sư một tay cầm búa sắt to một tay cầm dùi sắt, khuôn mặt dữ
tợn, nhe chiếc răng nanh trắng. Ông chủ trị việc làm ra sấm sét nên búa và dùi
sắt là phương tiện chính. Triệu Nguyên sư thì tay cầm kiếm dài, giúp làm mưa cho
nhân gian. Loại tranh trên thường treo vào những ngày cầu mưa thuận gió hòa
nhưng đến nay nó còn được dùng cả vào lễ bắt tà ma, cúng hồn cho người chết,
cúng xua đuổi bệnh tật cho người
sống.
Tư tưởng Đạo giáo mang khuynh hướng ma
thuật với màu sắc tôn giáo, dùng phép, bói toán, bùa chú và cúng lễ để chữa
bệnh, đuổi tà ma. Chính vì tư tưởng trên đã cho ra đời nhiều chân dung thần
thánh, thành hoàng với sức mạnh phi thường có thể trấn áp quỷ ma, giúp tinh thần
người dân thấy yên bình. Tranh thờ cũng giống như hình thức tạc tượng thờ chân
dung tại chùa, đình. Cả hai đều có cùng mục đích là thờ cúng phục vụ tín ngưỡng,
tôn giáo. Đạo giáo ẩn dấu dưới nhiều hình thức, đứng độc lập tại ngôi đình hay
kết hợp với Phật giáo trong ngôi chùa mà cũng tồn tại ngay ở đời sống thường
ngày của người dân, thể hiện trên phương diện cúng lễ, bói
toán...
Loại tranh thờ Đạo giáo mà người Dao thường
sử dụng có tên gọi là “Tứ trực công tào”. Trong tất cả các nghi lễ cầu cúng dự
lớn hay nhỏ, việc lành hay việc dữ thì thầy tào dù người Tày, người Nùng và
người Dao hầu như đều đem bộ tranh “Tứ trực công tào” ra để hành lễ. Tranh thể
hiện bốn vị thần tượng trưng cho sự vận hành thời gian không ngừng nghỉ. Mỗi
công tào là biểu hiện của một vị sao cai quản khoảng thời gian nhất định trong
ngày. Trực nửa đêm (Hư Nhật Thử tinh quân), trực rạng đông (Mão Nhật Kê tinh
quân), trực giữa ngày (Tinh Nhật Mã tinh quân) và trực hoàng hôn (Phòng Nhật Thổ
tinh
quân).
Đại Đường Hải Phiên, tranh thờ người Dao Đỏ
ở Bắc Hà, Lào
Cai.
Ảnh: Sách Tranh thờ Đạo giáo của Phan Ngọc
Khuê, Nhà Xuất bản Mỹ thuật,
2001
Ngoài việc trông coi thời gian trong ngày
thì họ còn tượng trưng cho bốn chòm sao lớn nằm ở bốn phương trời. Sao Hư nằm
phương Bắc trực vào mùa Đông, sao Mã nằm phương Tây trực vào mùa Thu. Sao Tinh
nằm phương Nam trực mùa Hè, sao Phòng nằm phương Đông trực mùa Xuân. Như vậy tại
bất cứ thời điểm nào, giây phút nào trần gian cũng được thần linh cai quản không
bỏ sót hành vi nào. Dù con người làm điều thiện, điều ác đều được chứng kiến và
sẽ hưởng phúc hay giáng hoạ một cách công bằng, nghiêm minh tuỳ vào hành vi của
họ.
Có thể tranh gồm bốn bức vẽ chân dung từng
vị Công tào hay tranh gồm hai bức, mỗi bức hai vị nhưng còn một cách khác là vẽ
tất cả bốn ông vào chung một bức. Theo cách vẽ này dễ đem đến hiệu quả thị giác
hơn, bởi tính liên tục, tổng hợp không bị xé lẻ cho người xem cảm giác dễ hiểu.
Hình ảnh bốn vị thần mình mặc áo quan, đội mũ cánh chuồn và cưỡi bốn con vật
linh (Hổ, Rồng, Ngựa trắng, Phượng) trên tay đều cầm thẻ lệnh truyền tay nhau
đưa đến tận tay thiên
đình.
Thứ tự của Công Tào có thể thay đổi không
đi theo quy luật nhất định, ví như: Ông cưỡi Hổ đứng trước ông cưỡi Rồng hay
ngược lại và Hổ còn được thay bằng hình tượng con Nghê. Dù thế nào thì vị trí
cao nhất vẫn là của ông cưỡi Phượng bay phía trên cùng. Phượng là con vật có thể
bay cao và biểu tượng cho chúa tể loài chim nên nó cũng được giữ vị trí tương
xứng trong tôn giáo. Cách chọn hình tượng biểu trưng trên rất gần với quan niệm
của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ mà thể hiện trong ngôi đình, chùa. Rồng,
Phượng, Hổ, Ngựa đều là các con vật linh được lựa
chọn.
Tuy cùng chung một chủ đề nhưng trang phục
cho từng vị thần có sự khác biệt. Người Tày thường dùng quan phục áo dài, gắn
đai lưng giữa, đầu đội mũ cánh chuồn đen. Còn người Dao thì lại chọn áo dài đỏ
cho quan phục, phía ngoài khoác áo sát nách đen, đầu đội mũ cánh chuồn ngắn và
với người Cao Lan hay người Nùng thì cũng chỉ thay đổi chút ít trong hoạ tiết
áo, thế dáng bốn con vật linh nhưng nói chung vẫn có điểm tương đồng với
nhau.
Tranh vẽ theo dị bản của “Tứ trực Công Tào”
cũng phong phú và tạo yếu tố riêng. Tranh “Thanh Long, Bạch Hổ” và “Long Ngâm,
Hổ Tiếu” là một tiêu biểu. Sự xuất hiện các vật linh trên đều gắn liền với hệ
thống, tư tưởng của Đạo giáo và mỗi con lại mang ý nghĩa. Long Ngâm, Thanh Long
tượng trưng cho thần miền biển, nằm ở phương Đông. Bạch Hổ, Hổ Tiếu tượng trưng
cho thần núi, nằm tại phương Tây. Có nơi họ treo ghép thành bộ bốn bức nhưng
không có điều kiện thì chỉ treo hai bức, chúng vẫn thể hiện đủ giá trị của sự có
mặt Đông Tây, sơn thuỷ. Dù cách thức vẽ có biến đổi nhưng vẫn tôn trọng một tiêu
chuẩn tôn giáo nhất định, đúng là ý nghĩa mà mỗi bức tranh phản ánh. Loại tranh
vẽ dị bản này được người Tày, Nùng sáng tác nên nhằm tạo ra cái mới không bị rập
khuôn nguyên bản tranh “Tứ trực Công Tào” của người Dao đó vẽ trước đó. Song
song với việc vẽ thì họ cũng muốn cú cái nhìn hay cách lựa chọn khác về nhân
vật, hình thức biểu
đạt.
Tứ Trực Công Tào, tranh thờ người
Dao,
Ảnh: Sách Tranh thờ Đạo giáo của Phan Ngọc
Khuê, Nhà Xuất bản Mỹ thuật,
2001
Tính biểu trưng của loại tranh “Tứ trực
Công Tào” là sự vận động không ngừng nghỉ của thời gian. Thế giới hiện sinh luôn
vận động và thế giới của thần linh cũng diễn ra theo quy luật đó. Sự chạy tiếp
sức liên tục của bốn vị thần là tính chuyển động đêm, ngày, tháng, năm, đây là
hình tượng biểu đạt khá thành công trong cấu tứ và xây dựng của nghệ thuật tạo
hình cổ đại còn lưu giữ đến ngày nay. Người xưa đã có tư duy tiên tiến về sự vận
động liên tục của thời gian và coi chúng như một phạm trù triết lý mang tính bất
biến. Dù vũ trụ có dịch chuyển thì vẫn phải tuân theo quy luật mà con người đã
đặt ra. Hết ngày lại đến đêm, hết Xuân lại đến Hạ... Ý nghĩa lớn nhất bức tranh
“Tứ trực Công Tào” biểu hiện đó là tính thống nhất trong mọi quy luật thiên
nhiên và con người chính là chủ thể đã phát
hiện.
Dù ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển,
phát minh ra đồng hồ thay thế cho cách tính canh giờ, lịch để chỉ ngày tháng
nhưng mọi phát minh đó vẫn phải do cái gốc từ xa xưa để lại dựa vào quy luật
trăng tròn hàng tháng... “Tứ trực Công Tào” là bốn vị quan do nhà trời phái
xuống giám sát trần gian nên họ cũng được thờ cúng như vai trò của thần linh giữ
trọng trách quan trọng. Tranh thờ thì mục đích là để thờ cúng nhưng tuỳ vào từng
buổi lễ hay tính chất thờ mà thầy Tào sẽ chọn tranh thích hợp. Do tính chất, giá
trị của tranh “Tứ trực Công Tào” nên nó được người Dao sử dụng chính vào lễ cúng
đầu năm mới, lễ cấp sắc, lễ cầu
mùa...
Đạo giáo luôn gắn với màu sắc tín ngưỡng
tôn giáo của phép thuật, bùa chú cúng tế nên cũng gây tác động đến quan niệm
người Dao nói riêng. Họ chọn một nghi lễ mang nặng tính Đạo giáo đó là “Lễ cấp
sắc”. Đây cũng là một hiện tượng văn hoá mang tính trao truyền cho các thế hệ.
Song, trải qua thời gian và thay đổi môi trường mà biến đổi cho phù hợp với
trình độ kinh tế, xã
hội.
Cấp sắc là nghi lễ không thể thiếu đối với
người Dao và là đặc trưng văn hoá vùng của họ. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng
mà nó bao hàm cả những giá trị văn hoá, nghệ thuật. Bởi trong một lễ cấp sắc
tổng hợp hầu hết các hình thức tôn giáo, cách thể hiện, sự phản ánh thế giới
quan, nhân sinh quan, văn hoá của người Dao. Nó đóng vai trò duy trì và bảo tồn
các nghi lễ cổ truyền. Do đó, có thể nói rằng lễ cấp sắc là sự khẳng định sự kế
thừa thần quyền. Những thứ kế thừa ở đây không phải là tài sản hiện hữu mà là
tài sản tinh thần, thờ cúng tổ tiên, cúng các thần linh và thực hiện các ma
thuật chữa bệnh, trừ tà ma. Thầy tào là người trung gian làm cầu nối giữa hai
thế giới, thần linh và hiện tại còn người được cấp sắc giữ vai trò trung tâm.
Những bức tranh thờ, bùa chú, lễ vật được coi như phương tiện của thầy Tào dùng
trong lễ.
Đối với người Dao, lễ cấp sắc còn gọi là
“Quá tăng” có từ lâu đời và là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng độc đáo. Trong
các nhóm Dao, con trai tuổi từ 12 đến 16 hoặc 15 đến 18 đều phải trải qua lễ
này. Đây là nghi lễ chấm dứt thời kỳ niên thiếu để bước vào tuổi trưởng thành
với cái tên mới. Những người đã qua lễ cấp sắc mới được cộng đồng và thần thánh
thừa nhận là đủ tư cách làm nghề cúng bái và những công việc trong làng, bản,
được công nhận là con cháu Bàn vương, rồi khi chết linh hồn sẽ được về Dương
Châu. Trước khi làm lễ người thụ lễ cần có thủ tục nhận thầy cúng. Thầy Tam
Thanh giỏi về thiên văn, địa lý hoặc thầy Tam Nguyên lại giỏi pháp thuật, xuất
binh. Gia đình khá giả có thể mời cả hai thầy cùng tổ chức song
song.
Những người đàn ông đã qua lễ cấp sắc
thường sống lương thiện, chăm lo giáo dục con cái tốt hơn, vợ con được các thần
ma, tổ tiên phù hộ và họ cũng tu thân làm nhiều việc thiện. Lễ cấp sắc vừa mang
tính tôn giáo vừa mang tính xã hội, bởi qua đó sẽ giúp con người chuyển sang một
thời kỳ phát triển khác, từ trẻ nhỏ sang thành người trưởng thành. Yếu tố tâm
linh cao nên người Dao mới gìn giữ và coi trọng cấp sắc như vậy. Nhờ buổi lễ đã
gắn kết mọi người trong cộng đồng lại bên nhau, duy trì bản sắc văn hoá, tạo nên
phong cách, sắc thái riêng mang tính đặc thù của người Dao. Qua đó, ta còn thấy
ảnh hưởng rõ ràng của yếu tố Đạo giáo nằm ở sự hiện diện của các bức tranh thờ
như : Tam Thanh Cung, Ngọc Hoàng, Hành phây, Đại đường, Mùi phan đều phản ánh
quan niệm Đạo giáo về vũ trụ
quan.
Tiến sĩ Lý Hành Sơn, công tác tại Viện Dân
Tộc học đã có công trình nghiên cứu rất sâu về “Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở
Ba Bể”. Tuy lễ cấp sắc có mặt trong đời sống của dân tộc Dao nói chung nhưng
nhóm Dao Tiền tại Ba Bể có cách thể hiện nghi thức độc đáo, đầy đủ và đặc trưng
nhất. Một lễ cấp sắc cần phải trải qua nhiều cấp bậc, từ thấp đến cao, nghi lễ
diễn ra phức tạp và tốn kém nên ngày nay nó đã bị cắt bớt hay giảm tiện nhiều
phần, mà chỉ giữ lại những phần quan trọng không thể bỏ
qua.
Họ chia cấp sắc thành 12 bậc (12 đèn) vị
trí này là tối cao của người được cấp sắc nhưng đến nay chỉ tồn tại ở mức cấp
sắc 3 đèn. Nó diễn ra trong 2 ngày 1 đêm hoặc 1 ngày 2 đêm và người thụ lễ được
cấp 36 âm binh (binh mã). Cứ như vậy số ngày tổ chức lễ sẽ tăng theo số đèn được
cấp và số âm binh cũng tăng. Muốn thực hiện một lễ cấp sắc cần phải chọn ngày
tốt, tháng tốt, người thầy cúng phải có cấp bậc cao hơn hoặc tương đương với cấp
mà người thụ lễ sẽ mang, trong tiến trình thực hiện lễ phải dùng đến nhiều lễ
cúng, nhiều pháp thuật mang ý nghĩa Đạo
giáo.
Tranh thờ hiện diện trong buổi lễ thể hiện
yếu tố tâm linh Đạo giáo cùng việc thầy cúng dùng bùa phép tẩy uế, khai đàn, đặt
tên cho người thụ lễ. Bên cạnh đó ta còn thấy xuất hiện yếu tố Phật giáo như:
cấm phá giới, cấm sát sinh đối với những người ngồi hành lễ và thụ lễ. Họ cũng
chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi trong quan niệm đạo Phật. Mối quan hệ cha
con, thầy trò cũng thấy tại lễ. Vậy lễ cấp sắc mang nhiều hình thái tín ngưỡng
tôn giáo khác nhau tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa Đạo giáo, Phật giáo và Nho
giáo.
Hai bộ tranh thường được dùng nhiều nhất
trong lễ cấp sắc đó là: Hành phây – Mùi phan và bộ Đại đường – Hải phan (phan có
nghĩa là cái phướn). Hành phây – Mùi phan là bộ tranh vẽ theo truyền thuyết của
người Dao để nói lên quyền lực mà người được cấp sắc sẽ nhận. Trên tranh Hành
phây vẽ hình con rắn màu xanh, trông rất dữ tợn chuyên ăn thịt người. Rắn đang
bắt một anh mặt đỏ tha đi, anh ta tay cầm tù và thổi kêu cứu. Tranh Mùi phan lại
vẽ anh mặt trắng cưỡi ngựa trắng đến cứu. Anh ta bắt rắn phải thả người và nhè
ra đầu lâu người bị rắn ăn
thịt.
Tuy tranh Hành phây – Mùi phan đều do dân
tộc Dao vẽ và dùng vào thờ cúng nhưng mỗi nhóm Dao lại có một số điểm khác như.
Tranh Mùi phan của người Dao Đỏ vẽ con ngựa trắng quay đầu về phía sau, còn
người Dao Tiền lại cho ngựa nhìn thẳng phía trước. Tỉ lệ diễn tả hình ảnh này
chiếm tới gần một nửa bố cục tranh, phần còn lại vẽ hình ba thầy Tào đang dắt
người đàn ông lên bậc thang đàn lễ. Thầy Tào có vị thế cao mới được phép thổi tù
và báo hiệu cho Thiên hoàng biết để công nhận việc phong chức của mình hay cấp
sắc cho
người.
Bộ tranh Đại đường – Hải phan (Đại đường
hải phiên), tranh này có đặc điểm Dao hoá rõ ràng. Họ dùng hoàn toàn mẫu trang
phục của người Dao thuộc nhóm Dao Đỏ để vẽ cho các nhân vật phụ lễ phía dưới.
Đại đường diễn tả toàn bộ đàn lễ Đạo giáo của người Dao. Bức Hải phan có nghĩa
Hải Bá được vẽ theo điển tích Hoàng đế Hiên Viên cưỡi rồng bay lên trời, một tay
cầm tù và giơ lên. Tuy dáng vẻ, cách diễn tả nhân vật là chịu ảnh hưởng của
Trung Quốc nhưng trang phục mặc trên mình Hải Bá lại của người Dao. Hoa văn đặc
trưng như xoắn ốc, hình tròn biểu thị mặt trời toả tia sáng, gam màu sẫm với hai
màu chủ đạo là đen và
đỏ.
Nhân vật Hải phan chiếm tới một nửa diện
tích của bức tranh. Ông đang cưỡi trên lưng con rắn đen. Phía dưới gồm ba tầng
diễn tả cảnh đoàn người tay cầm nhạc cụ múa phụ hoạ thêm vào. Loại hình nhạc cụ
cũng rất phong phú như : thanh la, kèn, chũm chọe, đàn, bên cạnh là đàn lễ cao
và thầy cúng đang thăng đàn lễ, truyền pháp lực cho đệ tử trong lễ cấp sắc.
Người Dao Đỏ ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có đặt hai cha con nghệ nhân người Quế
Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc vẽ vào đời nhà Thanh, nhưng họ lại tổng hợp cả hai
bức tranh trên vào thành một bức có tên gọi là “Đại đường Hải phiên”. Tuy thuê
nghệ nhân bên ngoài vẽ nhưng họ vẫn coi trọng giá trị truyền thống dân tộc, dù
hình ảnh, nguồn gốc bức tranh là đi mượn nhưng họ vẫn ghép vào các yếu tố bản
sắc riêng như lựa chọn trang phục đặc trưng nhất để mặc cho nhân
vật.
Mặt nghệ thuật mà buổi lễ phản ánh được thể
hiện qua những bức tranh thờ treo xung quanh đàn lễ, trang phục mặc trên người
thầy Tào, không gian của buổi lễ tác động đến người làm lễ và người thụ lễ. Khi
các lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, thầy cúng thắp hương khấn Bàn vương, các vị
thần thánh cùng tổ tiên về chứng giám. Tranh thờ là loại hình nghệ thuật trên
mặt phẳng, nó cần không gian trưng bày và đã kết hợp thêm với ánh sáng đèn nến,
hoạ tiết, màu sắc của trang phục thầy cúng, điệu múa cấp sắc cùng âm nhạc trong
lễ cúng. Một sự tổng hợp các loại hình nghệ thuật với các ngôn ngữ riêng. Tất cả
hoà đồng trong môi trường, không gian tín ngưỡng đầy chất huyền
bí.
Qua các tranh thờ Đạo giáo của người Dao tại khu vực miền
núi phía Bắc Việt Nam, dùng ở thế kỷ XX mà đã được sưu tập tại Bảo tàng và
lưu truyền trong dân gian, cho chúng ta thấy một điểm tương đồng
với tranh Trung Quốc là; nhân vật thần linh của Đạo giáo người Dao đều được tôn
thờ, phổ biến vào trước thời Minh – Thanh trở lại đây. Chỉ có dân tộc Dao mới
ảnh hưởng rõ nhất, có lẽ do yếu tố di cư mà người Dao xưa mang theo. Bên cạnh đó
thì họ cũng Dao hoá một số tranh quan trọng ở Đạo giáo như việc cho nhân vật mặc
trang phục Dao và vẽ kèm theo nghi lễ, sinh hoạt của cộng đồng lồng ghép vào bố
cục tranh.
Tranh Đạo giáo thì có nhiều chủ đề nhưng
mỗi dân tộc lại chọn cho mình những bức tranh riêng, biến đổi, đồng hoá chúng
theo tín ngưỡng của dân tộc mình. Tuy Đạo giáo du nhập từ bên ngoài nhưng cũng
đã được người Dao bản địa hoá thành bản sắc văn hoá đặc trưng. Nó là một mắt
xích kết nối các giá trị nghệ thuật khu vực dân tộc thiểu số Việt
Nam.
Minh
Thắng