Việt Nam, nơi quần tụ sinh sống của 54 dân tộc anh em.
Mỗi dân tộc đều có những sắc thái riêng, độc đáo. Và một trong những điểm nhấn
tạo nên sắc thái riêng của mỗi dân tộc chính là bộ trang phục truyền thống của
đồng bào. Bộ trang phục truyền thống của mỗi dân tộc có kiểu dáng, màu sắc và
cách trang trí hoa văn khác nhau. Tuy dân số đông, địa bàn phân tán nhưng dân
tộc Tày lại là một cộng đồng thuần nhất với một ý thức rõ rệt điều đó thể hiện
qua bộ trang phục truyền thống với sắc màu chủ yếu là màu chàm.
Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt
Nam, nhóm địa phương Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ
Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Đông Bắc nước ta. Người Tày trước
đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ
một dân tộc khác. Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc
Kinh
Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục
Tày không phải là lối tạo dáng mà là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên
trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm.
Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác
trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt
chăn hay các tấm thổ cẩm.
Truyền thuyết dân gian của đồng bào Tày kể
về sự tích cây chàm gắn liền với mối tình chung thủy của đôi trai gái: Thuở ấy
có một cô gái con nhà nghèo, mồ côi cha từ nhỏ mà mẹ lại mù lòa. Nàng phải đi
làm thuê, làm mướn tần tảo mới có bữa cơm, bữa cháo qua ngày. Khi nàng lớn lên
thì người mẹ thân yêu cũng qua đời, để lại một mình nàng cô đơn giữa cuộc đời.
Một hôm, có một chàng trai ăn mặc rách rưới đến nhà nàng xin ăn. Vì nhà nghèo
không có gì cho kẻ ăn mày, nàng mời khách vào nhà ngồi đợi rồi ra đi cắt bộ tóc
dài của mình để đổi lấy đồ ăn về cho kẻ ăn mày cùng
ăn.
Thời gian trôi qua, bỗng một hôm có đám về
hỏi nàng. Bà mối cho biết, người đến hỏi nàng làm vợ chính là chàng ăn mày nọ.
Sau bữa cơm nàng cho ăn, chàng biết nàng đã cắt bộ tóc dài của mình để đổi lấy
bữa ăn cho chàng, nên chàng cảm phục tình cảm của nàng. Nàng nhận lời và họ
chung sống bên nhau hạnh
phúc.
Bỗng đất nước bị giặc Hung nô xâm lược, là
phận trai, chàng phải đeo gươm, giáo lên đường đánh giặc giữ nước, một mình nàng
ở nhà quán xuyến mọi việc gia đình. Chiến tranh kéo dài, biết bao mùa hoa đã nở,
biết bao mùa chim én đã làm tổ mà nàng vẫn mong ngóng chồng trở về trong sự cô
đơn, mệt mỏi. Thế rồi nàng quyết định theo hướng chiến trận ra đi tìm chồng.
Nàng đi không biết qua bao nhiêu bản, bao nhiêu núi, xuyên qua bao nhiêu rừng
già… Sự nhớ nhung, mệt mỏi khiến nàng ngủ thiếp đi và ra đi mãi
mãi.
Dân làng biết rất cảm phục tấm lòng chung
thủy của nàng, định chôn cất nàng đến nơi nàng yên nghỉ thì thấy mọc lên một cây
lạ với mùi thơm kì lạ. Dân làng hiểu rằng, cây lạ đó là hiện thân phần xác của
nàng, mùi thơm từ cây đó tỏa ra là hiện thân của lòng chung thủy của nàng. Cây
đó chính là cây chàm mà ngày nay đồng bào dùng để nhuộm quần áo
mặc.
Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ
vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc
váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Nhóm Ngạn mặc
áo ngắn hơn một chút, nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao quấn khăn thành
chóp nhọn trên đỉnh đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà còn nhóm Thổ mặc như
người Thái ở Mai Châu (Hoà
Bình).
Y phục của nam giới Tày gồm loại áo cách 4
thân (slửa cỏm), áo dài 5 thân, khăn đội đầu, quần và giày vải. Áo cánh 4 thân
là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải (7 cái) và hai
túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong dịp tết, lễ, hội nam giới mặc thêm loại áo
dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm bằng vải
sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài
tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài.
Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) Quấn trên đầu theo lối chữ
nhân.
Y phục của nữ thường gồm áo cánh, áo dài
năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ
ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng
vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội thường được mặt lót phía trong áo dài. Vì vậy
người Tày còn được gọi là cần slửa khao (người áo trắng) để phân biệt với người
Nùng chỉ dùng màu chàm. Áo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải
hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có
eo.
Bộ quần áo của dân tộc Tày bao gồm: khăn,
áo, quần, dây lưng, tạp dề, guốc hoặc dép. Phụ nữ Tày thường để tóc dài, đội
khăn. Khăn là loại khăn vuông gấp chéo kiểu “mỏ quạ”, đội lên đầu, thắt ở sau
gáy, tương tự như kiểu đội khăn mỏ quạ của phụ nữ
Kinh.
Áo của phụ nữ thường là loại áo năm thân,
trong đó bốn thân dài và một thân hụt nằm ở phía ngực bên phải, xẻ chéo từ dưới
cổ sang nách bên phải, áo phụ nữ Tày thường dài đến quá bắp chân, thân áo và tay
bó hẹp lấy
người.
Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ
biến mặc quần, là quần chân què, cát hình lá tọa, đũng rộng có thể cử động thoải
mái trong mọi tư thế lao động. Đồng bào thường đeo thắt lưng được dệt bằng vải
thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều dài đủ quấn quanh thân người hai
vòng, buộc lại ở phía sau, để buông dải đuôi xuống sau
lưng.
Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo. Nón bằng
nan tre lợp lá có mái nón bằng và rộng. Đồ trang sức được cả nam và nữ thích sử
dụng đó là vòng cổ, chân, tay..., trẻ em đeo đồ trang sức bằng bạc để trừ tà ma
và tránh
gió.
Quần áo nam giới đơn giản hơn áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc
trước ngực và thường cài 5 cúc. Trang phục của nam giới có quần
chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có
áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu
gối.
Nét đặc sắc trên trang phục người Tày lại
được thể hiện ở những mẫu hoa văn trên vải. Sự pha trộn phối màu một cách tinh
tế và hợp lí tạo đồ họa trên mặt vải khiến cho trang phục của người Tày trở nên
sinh động và ấn tượng.
Hồng Phượng
Việt Nam, nơi quần tụ sinh sống của 54 dân tộc anh em.
Mỗi dân tộc đều có những sắc thái riêng, độc đáo. Và một trong những điểm nhấn
tạo nên sắc thái riêng của mỗi dân tộc chính là bộ trang phục truyền thống của
đồng bào. Bộ trang phục truyền thống của mỗi dân tộc có kiểu dáng, màu sắc và
cách trang trí hoa văn khác nhau. Tuy dân số đông, địa bàn phân tán nhưng dân
tộc Tày lại là một cộng đồng thuần nhất với một ý thức rõ rệt điều đó thể hiện
qua bộ trang phục truyền thống với sắc màu chủ yếu là màu chàm.
Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt
Nam, nhóm địa phương Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ
Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Đông Bắc nước ta. Người Tày trước
đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ
một dân tộc khác. Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộc
Kinh
Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục
Tày không phải là lối tạo dáng mà là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên
trang phục nam và nữ cũng như lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm.
Nhiều tộc người cũng dùng màu chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác
trên trang phục, ở người Tày hầu như các màu ngũ sắc được dùng trong hoa văn mặt
chăn hay các tấm thổ cẩm.
Truyền thuyết dân gian của đồng bào Tày kể
về sự tích cây chàm gắn liền với mối tình chung thủy của đôi trai gái: Thuở ấy
có một cô gái con nhà nghèo, mồ côi cha từ nhỏ mà mẹ lại mù lòa. Nàng phải đi
làm thuê, làm mướn tần tảo mới có bữa cơm, bữa cháo qua ngày. Khi nàng lớn lên
thì người mẹ thân yêu cũng qua đời, để lại một mình nàng cô đơn giữa cuộc đời.
Một hôm, có một chàng trai ăn mặc rách rưới đến nhà nàng xin ăn. Vì nhà nghèo
không có gì cho kẻ ăn mày, nàng mời khách vào nhà ngồi đợi rồi ra đi cắt bộ tóc
dài của mình để đổi lấy đồ ăn về cho kẻ ăn mày cùng
ăn.
Thời gian trôi qua, bỗng một hôm có đám về
hỏi nàng. Bà mối cho biết, người đến hỏi nàng làm vợ chính là chàng ăn mày nọ.
Sau bữa cơm nàng cho ăn, chàng biết nàng đã cắt bộ tóc dài của mình để đổi lấy
bữa ăn cho chàng, nên chàng cảm phục tình cảm của nàng. Nàng nhận lời và họ
chung sống bên nhau hạnh
phúc.
Bỗng đất nước bị giặc Hung nô xâm lược, là
phận trai, chàng phải đeo gươm, giáo lên đường đánh giặc giữ nước, một mình nàng
ở nhà quán xuyến mọi việc gia đình. Chiến tranh kéo dài, biết bao mùa hoa đã nở,
biết bao mùa chim én đã làm tổ mà nàng vẫn mong ngóng chồng trở về trong sự cô
đơn, mệt mỏi. Thế rồi nàng quyết định theo hướng chiến trận ra đi tìm chồng.
Nàng đi không biết qua bao nhiêu bản, bao nhiêu núi, xuyên qua bao nhiêu rừng
già… Sự nhớ nhung, mệt mỏi khiến nàng ngủ thiếp đi và ra đi mãi
mãi.
Dân làng biết rất cảm phục tấm lòng chung
thủy của nàng, định chôn cất nàng đến nơi nàng yên nghỉ thì thấy mọc lên một cây
lạ với mùi thơm kì lạ. Dân làng hiểu rằng, cây lạ đó là hiện thân phần xác của
nàng, mùi thơm từ cây đó tỏa ra là hiện thân của lòng chung thủy của nàng. Cây
đó chính là cây chàm mà ngày nay đồng bào dùng để nhuộm quần áo
mặc.
Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ
vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc
váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Nhóm Ngạn mặc
áo ngắn hơn một chút, nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao quấn khăn thành
chóp nhọn trên đỉnh đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà còn nhóm Thổ mặc như
người Thái ở Mai Châu (Hoà
Bình).
Y phục của nam giới Tày gồm loại áo cách 4
thân (slửa cỏm), áo dài 5 thân, khăn đội đầu, quần và giày vải. Áo cánh 4 thân
là loại xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải (7 cái) và hai
túi nhỏ phía dưới 2 thân trước. Trong dịp tết, lễ, hội nam giới mặc thêm loại áo
dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm bằng vải
sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa phải dài
tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc ngoài.
Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) Quấn trên đầu theo lối chữ
nhân.
Y phục của nữ thường gồm áo cánh, áo dài
năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Áo cánh là loại 4 thân xẻ
ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng
vải chàm hoặc trắng. Khi đi hội thường được mặt lót phía trong áo dài. Vì vậy
người Tày còn được gọi là cần slửa khao (người áo trắng) để phân biệt với người
Nùng chỉ dùng màu chàm. Áo dài cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải
hoặc đồng, cổ tròn ống tay và thân hẹp có
eo.
Bộ quần áo của dân tộc Tày bao gồm: khăn,
áo, quần, dây lưng, tạp dề, guốc hoặc dép. Phụ nữ Tày thường để tóc dài, đội
khăn. Khăn là loại khăn vuông gấp chéo kiểu “mỏ quạ”, đội lên đầu, thắt ở sau
gáy, tương tự như kiểu đội khăn mỏ quạ của phụ nữ
Kinh.
Áo của phụ nữ thường là loại áo năm thân,
trong đó bốn thân dài và một thân hụt nằm ở phía ngực bên phải, xẻ chéo từ dưới
cổ sang nách bên phải, áo phụ nữ Tày thường dài đến quá bắp chân, thân áo và tay
bó hẹp lấy
người.
Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ
biến mặc quần, là quần chân què, cát hình lá tọa, đũng rộng có thể cử động thoải
mái trong mọi tư thế lao động. Đồng bào thường đeo thắt lưng được dệt bằng vải
thủ công, rộng khoảng 40cm gấp làm tư, chiều dài đủ quấn quanh thân người hai
vòng, buộc lại ở phía sau, để buông dải đuôi xuống sau
lưng.
Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo. Nón bằng
nan tre lợp lá có mái nón bằng và rộng. Đồ trang sức được cả nam và nữ thích sử
dụng đó là vòng cổ, chân, tay..., trẻ em đeo đồ trang sức bằng bạc để trừ tà ma
và tránh
gió.
Quần áo nam giới đơn giản hơn áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc
trước ngực và thường cài 5 cúc. Trang phục của nam giới có quần
chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có
áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu
gối.
Nét đặc sắc trên trang phục người Tày lại
được thể hiện ở những mẫu hoa văn trên vải. Sự pha trộn phối màu một cách tinh
tế và hợp lí tạo đồ họa trên mặt vải khiến cho trang phục của người Tày trở nên
sinh động và ấn tượng.
Hồng Phượng