Người Tày cư trú ở vùng miền núi phía Bắc.
Từ sau năm 1975, người Tày di cư vào các tỉnh Tây Nguyên khá nhiều, ở Đắk Nông,
người Tày định cư nhiều ở các huyện Chư Jút, Krông Nô, Đắk Mil…
Cũng như các dân tộc thiểu số khác, người
Tày cũng có trang phục riêng, dù không sặc sỡ như của người Mông, Thái, Mường…
nhưng cũng có sự độc đáo riêng biệt.
Trang phục của phụ nữ Tày gồm bộ áo và váy.
Bộ áo gồm bên trong là yếm và bên ngoài là áo. Yếm là mảnh vải màu hình thang
cân để che ngực; xung quanh vòng tròn cổ yếm có đính các hạt Mạt Đạo (là các cúc
đúc bằng kim loại tròn hình cái mũ được mạ trắng lóng lánh, làm nổi bật cái cổ
cao duyên dáng nơi đầu ngực chị em.
Bên ngoài mặc áo dài tay hay ngắn tay, gấu
áo đều dài đến thắt lưng gọi là Cóm, cổ áo may hay khâu rất khéo theo vòng tròn
cổ, áo xẻ giữa ngực xuống đến gấu áo để dễ thao tác khi mặc. Từ cổ áo xuống đến
gấu có đính 7 đến 9 hàng cúc nhôm hay bạc hình con bướm, mỗi đôi có móc cài vào
nhau làm cho khuôn ngực chặt
chẽ.
Hiện nay chị em thường thêu hoặc mua sẵn ở
chợ. Ngoài cũng là một áo dài tới qua đầu gối có hai dây thắt buộc ở vị trí giữa
bụng. Nếu đi chơi, một số người thường đeo thêm túi vải sặc sỡ, nhưng đi rừng,
đi nương thì thường thắt dây buộc vỏ dao vào
người.
Chiếc váy có thân từ mắt cá chân lên đến
bụng dưới thường là màu đen hoặc tràm xanh. Cạp váy là những miếng vải xanh, đỏ,
hồng, có chiều rộng 3cm, dài 15cm khâu nối với nhau liên tục cho bằng chu vi của
đường tròn váy. Phần trên là khổ vải rộng khoảng 22cm, được thêu tay. Hoa văn
thêu là hình các con rồng, phượng và cỏ cây hoa lá bằng chí ngũ sắc rất công phu
mỹ thuật; hoặc khâu vải
hoa.
Khi mặc, váy rộng được gấp chặt vào thân
người và giắt đầu váy vào phía nách bên trái hay nách phải, ở phía trên khuôn
ngực. Ngoài cùng được thắt một khăn xanh màu thiên lý hay màu đỏ hồng; gọi là
cái tềnh, được thả hai đầu cao thấp bên hông. Nơi dái tai đeo khuyên vòng hay
các loại rtang trí khác bằng
bạc.
Trang phục nam giới có áo, quần nhưng đơn
giản hơn là áo thường may ngắn tay hoặc dài tay chật ống, xẻ tà ngang hông,
trước ngực trái có một túi, dưới bụng hai túi, cổ tròn có nẹp dựng đứng
nhưng không có ve cổ; áo được cài khuy vải. Chất liệu vải để may quần áo nam
thường làm bằng vải bông tự dệt, đem nhuộm tràm, xanh
đen.
Quần may kiểu ống đứng, và rộng để tiện khi vén lên qua
suối, ở bụng buộc cạp túm lại với nhau, bên ngoài thắt thêm một dây rừng dẻo
hoặc dây bông bện cho chắc chắn khi lao động. Người già thường
chít khăn quanh đầu rộng khoảng 20cm dài độ 1m đem nhuộm tràm, chít khăn giắt
mối rồi thả độ 20 phân xuống bên tai nào thuận tay. Đi rừng thường thắt dao cầm
nỏ, đi chặt cây thì mang rìu; đi đào củ mài thì mang thuổng; đi chơi thì khoác
túi vải đựng một số đồ vặt. Thanh niên đi chơi lễ hội, có thể thắt thêm khăn màu
ở bụng thay dải rút cho an
toàn.
Hữu Duyệt
Người Tày cư trú ở vùng miền núi phía Bắc.
Từ sau năm 1975, người Tày di cư vào các tỉnh Tây Nguyên khá nhiều, ở Đắk Nông,
người Tày định cư nhiều ở các huyện Chư Jút, Krông Nô, Đắk Mil…
Cũng như các dân tộc thiểu số khác, người
Tày cũng có trang phục riêng, dù không sặc sỡ như của người Mông, Thái, Mường…
nhưng cũng có sự độc đáo riêng biệt.
Trang phục của phụ nữ Tày gồm bộ áo và váy.
Bộ áo gồm bên trong là yếm và bên ngoài là áo. Yếm là mảnh vải màu hình thang
cân để che ngực; xung quanh vòng tròn cổ yếm có đính các hạt Mạt Đạo (là các cúc
đúc bằng kim loại tròn hình cái mũ được mạ trắng lóng lánh, làm nổi bật cái cổ
cao duyên dáng nơi đầu ngực chị
em.
Bên ngoài mặc áo dài tay hay ngắn tay, gấu
áo đều dài đến thắt lưng gọi là Cóm, cổ áo may hay khâu rất khéo theo vòng tròn
cổ, áo xẻ giữa ngực xuống đến gấu áo để dễ thao tác khi mặc. Từ cổ áo xuống đến
gấu có đính 7 đến 9 hàng cúc nhôm hay bạc hình con bướm, mỗi đôi có móc cài vào
nhau làm cho khuôn ngực chặt
chẽ.
Hiện nay chị em thường thêu hoặc mua sẵn ở
chợ. Ngoài cũng là một áo dài tới qua đầu gối có hai dây thắt buộc ở vị trí giữa
bụng. Nếu đi chơi, một số người thường đeo thêm túi vải sặc sỡ, nhưng đi rừng,
đi nương thì thường thắt dây buộc vỏ dao vào
người.
Chiếc váy có thân từ mắt cá chân lên đến
bụng dưới thường là màu đen hoặc tràm xanh. Cạp váy là những miếng vải xanh, đỏ,
hồng, có chiều rộng 3cm, dài 15cm khâu nối với nhau liên tục cho bằng chu vi của
đường tròn váy. Phần trên là khổ vải rộng khoảng 22cm, được thêu tay. Hoa văn
thêu là hình các con rồng, phượng và cỏ cây hoa lá bằng chí ngũ sắc rất công phu
mỹ thuật; hoặc khâu vải
hoa.
Khi mặc, váy rộng được gấp chặt vào thân
người và giắt đầu váy vào phía nách bên trái hay nách phải, ở phía trên khuôn
ngực. Ngoài cùng được thắt một khăn xanh màu thiên lý hay màu đỏ hồng; gọi là
cái tềnh, được thả hai đầu cao thấp bên hông. Nơi dái tai đeo khuyên vòng hay
các loại rtang trí khác bằng
bạc.
Trang phục nam giới có áo, quần nhưng đơn
giản hơn là áo thường may ngắn tay hoặc dài tay chật ống, xẻ tà ngang hông,
trước ngực trái có một túi, dưới bụng hai túi, cổ tròn có nẹp dựng đứng
nhưng không có ve cổ; áo được cài khuy vải. Chất liệu vải để may quần áo nam
thường làm bằng vải bông tự dệt, đem nhuộm tràm, xanh
đen.
Quần may kiểu ống đứng, và rộng để tiện khi vén lên qua
suối, ở bụng buộc cạp túm lại với nhau, bên ngoài thắt thêm một dây rừng dẻo
hoặc dây bông bện cho chắc chắn khi lao động. Người già thường
chít khăn quanh đầu rộng khoảng 20cm dài độ 1m đem nhuộm tràm, chít khăn giắt
mối rồi thả độ 20 phân xuống bên tai nào thuận tay. Đi rừng thường thắt dao cầm
nỏ, đi chặt cây thì mang rìu; đi đào củ mài thì mang thuổng; đi chơi thì khoác
túi vải đựng một số đồ vặt. Thanh niên đi chơi lễ hội, có thể thắt thêm khăn màu
ở bụng thay dải rút cho an
toàn.
Hữu Duyệt