Nhà trình tường của người Tày - Nùng Lạng
Sơn gồm có 2 tầng. (Ảnh: Hồng Vân)
Xenlẫn giữa núi rừng biên giới xứ Lạng,
những ngôi nhà trình tường hai tầng của người Tày - Nùng mát mẻ về mùa hè và ấm
áp vào mùa đông.
Con đường dẫn vào cửa khẩu Chi Ma (Lộc
Bình, Lạng Sơn) xanh mướt với những cánh đồng lúa và rừng cây, ngọn núi. Thấp
thoáng dưới chân núi lúp xúp những ngôi nhà đất mái ngói âm dương gợi nên vẻ mộc
mạc, thanh bình.
Trước khi làm nhà, người dân ở đây phải mời
thầy cúng đến chọn ngày lành tháng tốt thực hiện nhiều thủ tục xin thổ công,
thần sông, thần núi cho phép gia chủ xây cất. Nhà ở đây thường quay theo một
hướng, tựa lưng vào núi mẹ Mẫu
Sơn.
Nhà trình tường xây thành 2 tầng, tường dày
trung bình 50 - 80 cm. Một số nhà sử dụng đá dựng thành hàng rào thấp bao quanh.
Cạnh nhà chính là nhà ngang, nhà bếp cũng được làm trình tường nhưng thấp và nhỏ
hơn.
Cách thức dựng nhà rất đặc biệt, phải đánh
nhão đất đỏ rồi dùng khuôn gỗ để đắp, đầm, lèn chắc. Trong khi đầm cho thêm
những cây tre làm cốt tạo nên sự kết dính tự nhiên. Quá trình làm nhà nhanh
trong vòng một tháng, chậm có thể cả năm. Thuận lợi nhất là nguyên vật liệu sẵn
có từ tự nhiên. Khi xây dựng, anh em họ hàng trong thôn bản chung tay giúp đỡ
gia chủ tạo nên tình đoàn kết trong cộng
đồng.
Thông thường nhà đất ở Lạng Sơn có 3 gian.
Sàn gỗ phân ngôi nhà thành 2 tầng có độ cao trung bình 3 mét. Cửa sổ và cửa
chính tạo nên sự đối xứng cho kiến trúc khi nhìn từ phía ngoài. Những ngôi nhà
nhỏ thường chỉ có một cửa chính và 2 cửa sổ tầng 1, lên tầng 2 có 3 cửa sổ. Thêm
vào đó, mái ngói âm dương theo truyền thống đã rêu phong cùng năm tháng càng tạo
nên sự thông thoáng, nguyên sơ, mộc
mạc.
Trong 3 gian nhà trình tường, gian chính để
bàn uống nước và sinh hoạt chung cho gia đình. Hai gian bên cạnh bố trí giường
ngủ cho các thành viên. Mỗi nhà dựng một cầu thang bằng gỗ đặt ở góc tường dẫn
lên tầng trên. Chính giữa gác nhìn ra cửa sổ là bàn thờ tổ tiên. Thông thường
chỉ những người đàn ông mới ngủ lại ở
đây.
Gian thờ trên tầng 2. (Ảnh: Hồng
Vân)
Trước cửa mỗi nhà có treo gương bát quái,
câu đối tiếng Hán để trừ tà theo quan niệm dân gian của người Tày - Nùng. Hiện
tại, một số ngôi nhà đất đã ngót nghét trăm tuổi nhưng sàn gỗ vẫn chắc chắn,
tường chưa bị lở mục. Người dân quét vôi để hạn chế mưa lở. Những ngôi nhà “trẻ”
cũng trải qua ít nhất 3 thập kỷ. Nhiều gia đình xây được nhà gạch khang trang
nhưng vẫn muốn giữ lại nhà đất làm kỷ niệm bởi cả tuổi thơ đã gắn bó trong những
gian nhà
ấy.
Nằm sát biên giới, giữa điệp trùng núi non,
khí hậu mùa đông lạnh giá, những ngôi nhà trình tường xứ Lạng hòa lẫn với thiên
nhiên, giúp con người chống chọi lại thời tiết. Thấp thoáng giữa cánh đồng,
những hàng cây mái ngói đã xỉn màu theo thời gian tạo nên cảnh quan hấp
dẫn.
Hồng Vân
Nhà trình tường của người Tày - Nùng Lạng
Sơn gồm có 2 tầng. (Ảnh: Hồng
Vân)
Xenlẫn giữa núi rừng biên giới xứ Lạng,
những ngôi nhà trình tường hai tầng của người Tày - Nùng mát mẻ về mùa hè và ấm
áp vào mùa đông.
Con đường dẫn vào cửa khẩu Chi Ma (Lộc
Bình, Lạng Sơn) xanh mướt với những cánh đồng lúa và rừng cây, ngọn núi. Thấp
thoáng dưới chân núi lúp xúp những ngôi nhà đất mái ngói âm dương gợi nên vẻ mộc
mạc, thanh bình.
Trước khi làm nhà, người dân ở đây phải mời
thầy cúng đến chọn ngày lành tháng tốt thực hiện nhiều thủ tục xin thổ công,
thần sông, thần núi cho phép gia chủ xây cất. Nhà ở đây thường quay theo một
hướng, tựa lưng vào núi mẹ Mẫu
Sơn.
Nhà trình tường xây thành 2 tầng, tường dày
trung bình 50 - 80 cm. Một số nhà sử dụng đá dựng thành hàng rào thấp bao quanh.
Cạnh nhà chính là nhà ngang, nhà bếp cũng được làm trình tường nhưng thấp và nhỏ
hơn.
Cách thức dựng nhà rất đặc biệt, phải đánh
nhão đất đỏ rồi dùng khuôn gỗ để đắp, đầm, lèn chắc. Trong khi đầm cho thêm
những cây tre làm cốt tạo nên sự kết dính tự nhiên. Quá trình làm nhà nhanh
trong vòng một tháng, chậm có thể cả năm. Thuận lợi nhất là nguyên vật liệu sẵn
có từ tự nhiên. Khi xây dựng, anh em họ hàng trong thôn bản chung tay giúp đỡ
gia chủ tạo nên tình đoàn kết trong cộng
đồng.
Thông thường nhà đất ở Lạng Sơn có 3 gian.
Sàn gỗ phân ngôi nhà thành 2 tầng có độ cao trung bình 3 mét. Cửa sổ và cửa
chính tạo nên sự đối xứng cho kiến trúc khi nhìn từ phía ngoài. Những ngôi nhà
nhỏ thường chỉ có một cửa chính và 2 cửa sổ tầng 1, lên tầng 2 có 3 cửa sổ. Thêm
vào đó, mái ngói âm dương theo truyền thống đã rêu phong cùng năm tháng càng tạo
nên sự thông thoáng, nguyên sơ, mộc
mạc.
Trong 3 gian nhà trình tường, gian chính để
bàn uống nước và sinh hoạt chung cho gia đình. Hai gian bên cạnh bố trí giường
ngủ cho các thành viên. Mỗi nhà dựng một cầu thang bằng gỗ đặt ở góc tường dẫn
lên tầng trên. Chính giữa gác nhìn ra cửa sổ là bàn thờ tổ tiên. Thông thường
chỉ những người đàn ông mới ngủ lại ở
đây.
Gian thờ trên tầng 2. (Ảnh: Hồng
Vân)
Trước cửa mỗi nhà có treo gương bát quái,
câu đối tiếng Hán để trừ tà theo quan niệm dân gian của người Tày - Nùng. Hiện
tại, một số ngôi nhà đất đã ngót nghét trăm tuổi nhưng sàn gỗ vẫn chắc chắn,
tường chưa bị lở mục. Người dân quét vôi để hạn chế mưa lở. Những ngôi nhà “trẻ”
cũng trải qua ít nhất 3 thập kỷ. Nhiều gia đình xây được nhà gạch khang trang
nhưng vẫn muốn giữ lại nhà đất làm kỷ niệm bởi cả tuổi thơ đã gắn bó trong những
gian nhà
ấy.
Nằm sát biên giới, giữa điệp trùng núi non,
khí hậu mùa đông lạnh giá, những ngôi nhà trình tường xứ Lạng hòa lẫn với thiên
nhiên, giúp con người chống chọi lại thời tiết. Thấp thoáng giữa cánh đồng,
những hàng cây mái ngói đã xỉn màu theo thời gian tạo nên cảnh quan hấp
dẫn.
Hồng Vân