VĂN HOÁ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI TÀY XUNG QUANH BẾP LỬA NHÀ SÀN (Dương Thị Lâm)

Dân Tày là tộc người chiếm đa số trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Họ cư trú tập trung thành những bản nhỏ ở ven các sườn núi, các thung lũng, hay các cánh đồng màu mỡ. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Từ  bao đời nay, Người Tày sinh sống trên ngôi nhà sàn truyền thống, cùng với trang phục, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán cấu thành bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào, trong đó ngôi nhà sàn đã trở thành niềm tự hào của người Tày và họ đang cố gắng gìn giữ trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên, người Tày cũng đang mất dần đi những nét văn hoá truyền thống đặc trưng trước đây, kể cả văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinh thần. Nếu nền kinh tế trước đây của đồng bào chủ yếu là khép kín, tự cung, tự cấp, tính chất phác thật thà đã nhập vào bản than nó những yếu tố xã hội hoá và người Tày ngày càng thích ứng với các mối quan hệ làm ăn, trao đổi sản phẩm dịch vụ cũng như các mối quan hệ giao tiếp về văn hoá tinh thần. Những chàng trai, cô gái Tày ngày nay không thích mặc những bộ quần áo chàm dân tộc truyền thống, họ cũng không biết dệt vải nhuộm chàm, thêu thổ cẩm như trước đây nữa. Những ngôi nhà sàn truyền thốngđang dần được thay thế, cải tạo đề phù hợp với điều kiện sống mới, nên các giá trị văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu đời trong phương thức sử dụng ngôi nhà sàn truyền thống cũng đang dần bị mai một đi trong điều kiện nền kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước đang có những biến đổi sâu sắc, kinh tế thị trường mở cửa, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa dân tộc.
Vì vậy, việc bảo lưu gìn giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc là điều cần thiết. Trong khuôn khổ bàì viết này sẽ đề cập đến văn hóa ứng xử của người Tày xung quanh bếp lửa nhà sàn nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa khu vực miền núi trong hoạt động du lịch.
1.Phương thức sử dụng ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày.
Ngày nay, thói quen sinh sống trong nhà sàn của người dân miền núi vẫn không thay đổi, hầu như mọi hoạt động đều diễn ra ở đây: thờ cúng tổ tiên, tiếp khách, nấu nướng, ăn uống và đồng thời cũng là nơi thêu thùa, dệt vải, dệt chăn, dệt thổ cẩm… Ngay cả sân phơi cũng được bố trí trên sàn, nó là một phần của ngôi nhà và ở vị trí thấp hơn sàn nhà chính từ 1 đến 2 bậc lên xuống, nhằm cách biệt với không gian chính. Phía dưới nhà sàn thường để trống hoặc chỉ quây lại một phần nhỏ để nhốt gia súc, gia cầm.
Bước vào thăm một ngôi nhà của đồng bào Tày, Nùng, chúng ta thấy cửa nhà sàn có thể mở ở trước mặt (có nơi làm cửa ở đầu hồi), cửa chính đặt ở ngay cầu thang lên xuống, còn cửa phụ là nơi ra bếp hoặc ra sàn phơi. Một số nơi đồng bào trổ cửa ở phía sau hoặc phía trước ngôi nhà. Ðặc điểm ngôi nhà sàn là ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Những phiên nứa quanh nhà có thể chống lên như cửa sổ để đón gió mát.

Ngôi nhà sàn là một kiểu nhà tổng hợp, được sử dụng hợp lý và tối đa để phục vụ đời sống con người. Nhà sàn thường cao từ bảy đến tám mét, chiều sâu từ năm đến chín hàng cột. Trong nhà sàn gác có thể làm ở tất cả các gian và thường được sử dụng đặt bồ dậu, chum đựng các sản phẩm nông sản như lúa, ngô, khoai... Sàn là nơi tập trung sinh hoạt của gia đình. Gầm sàn là nơi để dụng cụ sản xuất như cuốc, xẻng, máy tuốt lúa. Có nơi đồng bào còn để nhốt gia súc, gia cầm (bây giờ nhiều nơi đã bỏ hẳn). Sân phơi thường làm bằng gỗ ván ở trước ngôi nhà, vừa để trẻ con chơi, vừa làm nơi phơi thóc, lúa, ngô khoai đồng thời cũng là chỗ để hóng mát hưởng trăng...

Ngôi nhà sàn thể hiện rõ phong tục tập quán, nền nếp trật tự trong gia đình người Tày, Nùng. Bố cục trong ngôi nhà sàn thường được chia ra làm hai phần theo chiều ngang hay chiều dọc ngôi nhà (tính từ cửa chính), nửa trên (phía gần bàn thờ) gần cửa chính là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của nam giới, đồng thời là nơi tiếp khách. Nửa dưới phía sau bàn thờ dành cho phụ nữ. Có nơi bàn thờ đặt ở gần gian kề gian chính giữa, song cách bố trí các thành viên nam, nữ trong gia đình cũng tương tự như thế.

Trong nhà sàn thường có hai bếp, bếp chính và bếp phụ. Bếp thường đặt ngay sau bàn thờ, bếp chính dùng để nấu nướng hằng ngày, còn bếp phụ bên cạnh xây bằng gạch mộc, trát đất dùng để nấu rượu, nấu cám lợn. Những gian cuối cùng để đựng đồ dùng gia đình: chạn bát, thúng mẹt, chum nước ăn... Ở những nơi có điều kiện nước thuận lợi, dân bản thường dẫn mắc một hệ thống máng nước đơn giản bằng cây vầu để đưa nước từ khe suối, đồi về tận sàn nhà. Ðồng bào còn làm một thùng chứa nước bằng thân cây gỗ to, đục rỗng có thể chứa được từ một đến hai gánh nước, nước này dùng để rửa chân tay khi khách lên nhà chơi.

Tập quán của đồng bào Tày, Nùng thường bố trí buồng ngủ như sau: buồng con dâu cả ở gian đầu rồi đến buồng con dâu thứ hai, ba... Con gái nếu chưa lập gia đình sẽ ở buồng cuối, sau buồng các chị dâu. Giữa các buồng được ngăn cách với nhau bằng ván hoặc phên nứa. Tập quán còn quy định bố chồng, anh/ em chồng không được vào buồng con dâu, chị/ em dâu. Nếu có khách con gái, con dâu thường tiếp khách ở trong buồng của mình hoặc bếp. Không tiếp khách ở trên nhà và trước bàn thờ tổ tiên.

Cho đến giờ nhiều nơi vẫn còn tập quán con dâu, con gái không ngồi ăn cơm cùng với bố chồng, anh/ em chồng. Bữa cơm gia đình phải được dọn hai mâm, âu cũng là nét văn hóa độc đáo riêng biệt của những chủ nhân ngôi nhà sàn. Nếu đến Lạng Sơn, du khách sẽ ghé thăm một vài làng Tày cổ ở Văn Lãng, Tràng Ðịnh theo tuyến đường 4A hoặc các làng Tày cổ ở Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn... có rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn. Ngày nay, do những loài cây quý hiếm không còn, nhiều nơi bà con cải tiến ngôi nhà sàn làm tầng dưới thấp hơn hoặc làm nhà bằng các cột xi-măng, sắt thép, nhưng vẫn giữ dáng dấp của ngôi nhà sàn truyền thống.
2.Bếp lửa nhà sàn và các mối quan hệ trong gia đình người Tày.
Bếp lửa nhà sàn của người Tày, ngoài việc là nơi sưởi ấm, nấu nướng, bếp núc của gia đình, bếp lửa còn là nơi phân chia vị trí, vai vế của các thành viên trong gia đình. Từ bếp lửa nhà sàn tỏa ra các mối quan hệ ứng xử tạo thành một hệ thống giao tiếp rất nhịp nhàng, chặt chẽ, thoải mái và được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành sinh hoạt văn hóa vô cùng phong phú, sinh động trong kho tàng văn hóa tộc người của mình.
Dưới một mái nhà sàn có thể chung sông ba hoặc bốn thế hệ ông, bà, cha mẹ, con, cháu. Trong giao tiêp ứng xử của gia đình, vai trò thứ bậc nổi lên rất rõ; thế hệ trứơc; thế hệ kế tiếp; thế hệ sau với các duy danh và các mối quan hệ chằng chịt khác nữa. Về cấu trúc gia đình của người Tày không khác gì những gia đình của người Kinh ở vùng đồng bằng hay thành phố. Tuy nhiên, phép cư xử của người Tày có sự khác biệt chính là ở xung quanh bếp lửa nhà sàn. Bếp lửa nhà sàn của người Tày được đặt ở phần giữa nhà hơi chếch tránh thẳng vào bàn thờ tổ tiên. Theo phong tục của người Tày, bếp lửa là cái mốc, là trung tâm của sự phân định các mối quan hệ trong gia đình. Từ bếp lửa toả ra các mối quan hệ, ứng xử có sắp đặt sẵn theo khuôn mẫu mà các thành viên trong gia đình phải tuân thủ.
Bếp lửa nhà sàn hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 1 mét, chiều dài 1,5 mét, đủ để nhóm 2 hai bếp khi cần thiết. Xung quanh bếp được phân định rõ ràng theo bốn phía: Nà Tấư (phia dưới), tính từ của đi vào la vị trí của con dâu, con gái, cũng là nơi để ngồi nấu nướng, bếp núc. Nà Nưa (phía trên) luôn luôn được chải chiếu hoa lịch sự là vị trí dành cho chủ gia đình, đàn ông, con trai, khách quý là đàn ông. Hai bên gọi là Nà Khoang, gồm có Nà khoang đâng (phía trong) dành cho bà, mẹ và khách là đàn bà; Nà Khoang Noóc (phía ngoài) dành cho đàn ông ít tuổi, con rể. Con rể, đàn bà kể cả khách là đàn bà muốn đi vào trong nhà đều phải đi qua Nà Tấư. Vào một gia đình người Tày, gặp những lúc cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, ta sẽ dễ dàng nhận ra từng thành viên trong gia đình, bởi vị trí ngồi của họ.
Bàn thờ tổ tiên cũng là ranh giới phân định vị trí của các thành viên trong gia đình trong việc ăn, ở và sinh hoạt. Bàn thờ tổ tiên được đặt đối diện với cửa ra vào, chia diện tích ngôi nhà làm hai hần bằng nhau. Phần phía dưới bao gồm cả Nà Khoang, Na tâư  là chỗ ngủ của phụ nữ và bếp núc, phần phía trên, từ Nà Nưa trở lên có cửa sổ thoáng mát (nhà sàn chỉ làm cửa sổ một phía) dành cho đàn ông và khách  quý ngủ, nghỉ. Con gái ở trong nhà có thế ngủ chỗ nào cũng được, nhưng con trai, đàn ông trong nhà không bao giờ ngủ ở phía dưới bàn thàn, ngược lại bà, me, các con dâu không ngủ ở phía trên bàn thờ. Đàn bà ở cữ không được ngồi bếp lửa trong vòng 40 ngày, không được quét nhà trước bàn thờ tổ tiên. Sự phân định và xếp đặt đã đưa nếp sống và hành vi ứng xử của các thành viên  vào nề nếp, hình thành đạo đức tốt đẹp của trong gia đình, tự mỗi thành viên trong gia đình phải thích ứng với nề nếp sinh hoạt đó. Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau rất khuôn phép,cũng từ những khuôn phép đó tạo thành hệ đạo đức chung của cả cộng đồng, rất ít có những hành vi vô đạo đức, hoặc nếu có, thì những nề nếp, khuôn phép đó làm cho nó tự triệt tiêu.
Cũng giông như những gia đình của người Việt, người đàn ông trong gia đình người Tày chiếm vị trí quan trọng, là trụ cột trong gia đình, quyết định các công việc trọng đại như tang ma, hiếu hỷ, giỗ tết, gả cưới và các công việc đối nội, đối ngoại trong thân tộc họ hàng  cũng hàng xóm láng giềng khác, và là người được thừ kế tài sản. Người con dâu trưởng chịu trách nhiệm mọi công việc như chi tiêu, ăn uông và cách sắp đặt, điều phối nguồn nhân lực trong lao động sản xuất (Lùa ké, mé rườn). Những người đàn bà trong gia đình, đặc biệt là con dâu, không kể trưởng hay thứ phải là người có trách nhiệm giữ cho bếp lửa cũng như ngọn lửa hạnh phúc của gia đình luôn cháy rực và ấm áp.
Như vậy, quan hệ ứng xử trong gia đình người Tày rất mạch lạc, không dẫm đạp lên nhau, ít phủ quyết lẫn nhau cộng với những phong tục tập quán tốt đẹp đã tạo nên những nét đẹp tiêu biểu của truyền thống văn hoá của tộc người.
3. Bếp lửa nhà sàn và hệ thống nghi thức trong sinh hoạt lễ tết, tang ma, cưới xin.
Người Tày có rất nhiều tục lệ, trong đó sự sùng bái thần linh và tổ tiên luôn ngự trị trong đầu óc con người, tạo nên những mối giao cảm đặc biệt giữa con người với thần linh được thể hiện bằng một hệ thống những nghi thức ứng xử với thần linh rất mạch lạc, trong đó bếp lửa là trung tâm. Người Tày coi bếp lửa cũng là một vị thần, những gia đình có người làm Mo, làm Then đều pahỉ lập bàn thờ cúng thần lửa (thần bếp). Bếp lửa mang đến sự ấm áp, hạnh phúc, sự làm ăn may mắn, phát đạt, nên bếp lửa không bào giờ tắt. Việc đun bếp cũng có những quy tắc nhất định như: đun củi không được cho ngọn vào trước, sợ cây trồng sẽ không mọc được, đàn bà sẽ đẻ ngược; nhà có tang không được đun củi lấy từ những cây mà họ cho rằng có thần linh trú ngụ như cây Si, cây Móc; không được đun rơm, rạ sợ đốt mất hồn lúa….Nếu người Kinh cho rằng ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về chầu Trời, thì người Tày lại lấy ngày Tết Nguyên đán là ngày ông Táo về chầu Trời. Ngày 30 tết, sau khi cúng lễ tất niên song, bếp lửa được nghỉ đến 3 giờ sáng ngày mùng Một , không ai được đun nấu gì trong thời gian đó, để vua bếp lên Thiên đình báo cáo công việc của gia đình. Người ta cho một cái kiềng ba chân đặt ngược ở dưới bàn thờ cúng Thổ Công (người Tày cúng Thổ Công ở góc nhà). Sáng mùng Một tết gia đình phải làm lễ khai bếp, người đàn ông chủ gia đình (ông bố hoặc con trai trưởng) duy nhất một lần trong năm dậy sớm đi lấy nước thiêng ở đầu nguồn hoặc giếng thần về nhóm bếp, đun nước lá thơm cúng tổ tiên và cho cả gia đình rửa mặt, chúc cho cả gia đình một năm mới mạnh khoẻ, bình an. Còn lại quanh năm người con dâu hoặc con gái lớn có trách nhiệm dậy sớm hơn mọi người, nhóm bếp đun nước ấm để cả nhà rửa mặt, đồng thời giữ cho bếp đỏ lửa đến khi kết thúc một ngày làm việc.. Người con dâu khi về nhà chồng, việc đầu tiên là đi qua bếp lửa chất một que củi vào bếp mới được đi vào buồng. Con gái lớn lên, khi đi lấy chồng hải vái lạy tổ tiên, lạy Nà táng ( cửa sổ) và lạy bếp lửa mới được bước ra khỏi cửa. Tục lệ này rèn luyện, giáo dục cho người phụ  nữ Tày phẩm chất chăm chỉ, chu đáo, đảm đang. Mặt khác, cũng thể hiện sự phân công rõ ràng trong gia đình và khẳng định vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc giữ gìn, chăm lo bếp lửa luôn được cháy sáng, cũng như việc chăm lo cho hạnh phúc gia đình luôn được thắm đượm.
Hệ thống giao tiếp ứng xử của người Tày bao gồm các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình, họ hàng thân tộc và lễ hội… tạo thành một cơ cấu tổ chức quan hệ, giao tiếp nhịp nhàng, hợp lý. Trong phạm vi giao tiếp của cá nhân, gia đình xung quanh bếp lửa nhà sàn đã vẽ nên bức tranh phong phú, đặc sắc về đời sống văn hóa của tộc người Tày. Tiếc rằng ngày nay, do ảnh hưởng của công cuộc đổi mới về văn hóa trong việc xây dựng làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa và đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai, do nhận thức hạn chế của nhiều cán bộ công chức cấp cơ sở trong việc vận động các phong trào này làm cho rất nhiều ngôi nhà sàn cổ đã bị biến dạng ở nhiều địa phương. Bếp lửa đã được tách đưa ra khỏi nhà, thay vào đó là tủ lạnh, bếp ga, ghế sa lông hiện đại ….Điều đó đã làm thay đổi và mất dần đi những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày.

Dương Thị Lâm
Dân Tày là tộc người chiếm đa số trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam. Họ cư trú tập trung thành những bản nhỏ ở ven các sườn núi, các thung lũng, hay các cánh đồng màu mỡ. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Từ  bao đời nay, Người Tày sinh sống trên ngôi nhà sàn truyền thống, cùng với trang phục, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục tập quán cấu thành bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào, trong đó ngôi nhà sàn đã trở thành niềm tự hào của người Tày và họ đang cố gắng gìn giữ trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên, người Tày cũng đang mất dần đi những nét văn hoá truyền thống đặc trưng trước đây, kể cả văn hoá vật chất lẫn văn hoá tinh thần. Nếu nền kinh tế trước đây của đồng bào chủ yếu là khép kín, tự cung, tự cấp, tính chất phác thật thà đã nhập vào bản than nó những yếu tố xã hội hoá và người Tày ngày càng thích ứng với các mối quan hệ làm ăn, trao đổi sản phẩm dịch vụ cũng như các mối quan hệ giao tiếp về văn hoá tinh thần. Những chàng trai, cô gái Tày ngày nay không thích mặc những bộ quần áo chàm dân tộc truyền thống, họ cũng không biết dệt vải nhuộm chàm, thêu thổ cẩm như trước đây nữa. Những ngôi nhà sàn truyền thốngđang dần được thay thế, cải tạo đề phù hợp với điều kiện sống mới, nên các giá trị văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu đời trong phương thức sử dụng ngôi nhà sàn truyền thống cũng đang dần bị mai một đi trong điều kiện nền kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước đang có những biến đổi sâu sắc, kinh tế thị trường mở cửa, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa dân tộc.
Vì vậy, việc bảo lưu gìn giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc là điều cần thiết. Trong khuôn khổ bàì viết này sẽ đề cập đến văn hóa ứng xử của người Tày xung quanh bếp lửa nhà sàn nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa khu vực miền núi trong hoạt động du lịch.
1.Phương thức sử dụng ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày.
Ngày nay, thói quen sinh sống trong nhà sàn của người dân miền núi vẫn không thay đổi, hầu như mọi hoạt động đều diễn ra ở đây: thờ cúng tổ tiên, tiếp khách, nấu nướng, ăn uống và đồng thời cũng là nơi thêu thùa, dệt vải, dệt chăn, dệt thổ cẩm… Ngay cả sân phơi cũng được bố trí trên sàn, nó là một phần của ngôi nhà và ở vị trí thấp hơn sàn nhà chính từ 1 đến 2 bậc lên xuống, nhằm cách biệt với không gian chính. Phía dưới nhà sàn thường để trống hoặc chỉ quây lại một phần nhỏ để nhốt gia súc, gia cầm.
Bước vào thăm một ngôi nhà của đồng bào Tày, Nùng, chúng ta thấy cửa nhà sàn có thể mở ở trước mặt (có nơi làm cửa ở đầu hồi), cửa chính đặt ở ngay cầu thang lên xuống, còn cửa phụ là nơi ra bếp hoặc ra sàn phơi. Một số nơi đồng bào trổ cửa ở phía sau hoặc phía trước ngôi nhà. Ðặc điểm ngôi nhà sàn là ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Những phiên nứa quanh nhà có thể chống lên như cửa sổ để đón gió mát.

Ngôi nhà sàn là một kiểu nhà tổng hợp, được sử dụng hợp lý và tối đa để phục vụ đời sống con người. Nhà sàn thường cao từ bảy đến tám mét, chiều sâu từ năm đến chín hàng cột. Trong nhà sàn gác có thể làm ở tất cả các gian và thường được sử dụng đặt bồ dậu, chum đựng các sản phẩm nông sản như lúa, ngô, khoai... Sàn là nơi tập trung sinh hoạt của gia đình. Gầm sàn là nơi để dụng cụ sản xuất như cuốc, xẻng, máy tuốt lúa. Có nơi đồng bào còn để nhốt gia súc, gia cầm (bây giờ nhiều nơi đã bỏ hẳn). Sân phơi thường làm bằng gỗ ván ở trước ngôi nhà, vừa để trẻ con chơi, vừa làm nơi phơi thóc, lúa, ngô khoai đồng thời cũng là chỗ để hóng mát hưởng trăng...

Ngôi nhà sàn thể hiện rõ phong tục tập quán, nền nếp trật tự trong gia đình người Tày, Nùng. Bố cục trong ngôi nhà sàn thường được chia ra làm hai phần theo chiều ngang hay chiều dọc ngôi nhà (tính từ cửa chính), nửa trên (phía gần bàn thờ) gần cửa chính là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của nam giới, đồng thời là nơi tiếp khách. Nửa dưới phía sau bàn thờ dành cho phụ nữ. Có nơi bàn thờ đặt ở gần gian kề gian chính giữa, song cách bố trí các thành viên nam, nữ trong gia đình cũng tương tự như thế.

Trong nhà sàn thường có hai bếp, bếp chính và bếp phụ. Bếp thường đặt ngay sau bàn thờ, bếp chính dùng để nấu nướng hằng ngày, còn bếp phụ bên cạnh xây bằng gạch mộc, trát đất dùng để nấu rượu, nấu cám lợn. Những gian cuối cùng để đựng đồ dùng gia đình: chạn bát, thúng mẹt, chum nước ăn... Ở những nơi có điều kiện nước thuận lợi, dân bản thường dẫn mắc một hệ thống máng nước đơn giản bằng cây vầu để đưa nước từ khe suối, đồi về tận sàn nhà. Ðồng bào còn làm một thùng chứa nước bằng thân cây gỗ to, đục rỗng có thể chứa được từ một đến hai gánh nước, nước này dùng để rửa chân tay khi khách lên nhà chơi.

Tập quán của đồng bào Tày, Nùng thường bố trí buồng ngủ như sau: buồng con dâu cả ở gian đầu rồi đến buồng con dâu thứ hai, ba... Con gái nếu chưa lập gia đình sẽ ở buồng cuối, sau buồng các chị dâu. Giữa các buồng được ngăn cách với nhau bằng ván hoặc phên nứa. Tập quán còn quy định bố chồng, anh/ em chồng không được vào buồng con dâu, chị/ em dâu. Nếu có khách con gái, con dâu thường tiếp khách ở trong buồng của mình hoặc bếp. Không tiếp khách ở trên nhà và trước bàn thờ tổ tiên.

Cho đến giờ nhiều nơi vẫn còn tập quán con dâu, con gái không ngồi ăn cơm cùng với bố chồng, anh/ em chồng. Bữa cơm gia đình phải được dọn hai mâm, âu cũng là nét văn hóa độc đáo riêng biệt của những chủ nhân ngôi nhà sàn. Nếu đến Lạng Sơn, du khách sẽ ghé thăm một vài làng Tày cổ ở Văn Lãng, Tràng Ðịnh theo tuyến đường 4A hoặc các làng Tày cổ ở Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn... có rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn. Ngày nay, do những loài cây quý hiếm không còn, nhiều nơi bà con cải tiến ngôi nhà sàn làm tầng dưới thấp hơn hoặc làm nhà bằng các cột xi-măng, sắt thép, nhưng vẫn giữ dáng dấp của ngôi nhà sàn truyền thống.
2.Bếp lửa nhà sàn và các mối quan hệ trong gia đình người Tày.
Bếp lửa nhà sàn của người Tày, ngoài việc là nơi sưởi ấm, nấu nướng, bếp núc của gia đình, bếp lửa còn là nơi phân chia vị trí, vai vế của các thành viên trong gia đình. Từ bếp lửa nhà sàn tỏa ra các mối quan hệ ứng xử tạo thành một hệ thống giao tiếp rất nhịp nhàng, chặt chẽ, thoải mái và được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành sinh hoạt văn hóa vô cùng phong phú, sinh động trong kho tàng văn hóa tộc người của mình.
Dưới một mái nhà sàn có thể chung sông ba hoặc bốn thế hệ ông, bà, cha mẹ, con, cháu. Trong giao tiêp ứng xử của gia đình, vai trò thứ bậc nổi lên rất rõ; thế hệ trứơc; thế hệ kế tiếp; thế hệ sau với các duy danh và các mối quan hệ chằng chịt khác nữa. Về cấu trúc gia đình của người Tày không khác gì những gia đình của người Kinh ở vùng đồng bằng hay thành phố. Tuy nhiên, phép cư xử của người Tày có sự khác biệt chính là ở xung quanh bếp lửa nhà sàn. Bếp lửa nhà sàn của người Tày được đặt ở phần giữa nhà hơi chếch tránh thẳng vào bàn thờ tổ tiên. Theo phong tục của người Tày, bếp lửa là cái mốc, là trung tâm của sự phân định các mối quan hệ trong gia đình. Từ bếp lửa toả ra các mối quan hệ, ứng xử có sắp đặt sẵn theo khuôn mẫu mà các thành viên trong gia đình phải tuân thủ.
Bếp lửa nhà sàn hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 1 mét, chiều dài 1,5 mét, đủ để nhóm 2 hai bếp khi cần thiết. Xung quanh bếp được phân định rõ ràng theo bốn phía: Nà Tấư (phia dưới), tính từ của đi vào la vị trí của con dâu, con gái, cũng là nơi để ngồi nấu nướng, bếp núc. Nà Nưa (phía trên) luôn luôn được chải chiếu hoa lịch sự là vị trí dành cho chủ gia đình, đàn ông, con trai, khách quý là đàn ông. Hai bên gọi là Nà Khoang, gồm có Nà khoang đâng (phía trong) dành cho bà, mẹ và khách là đàn bà; Nà Khoang Noóc (phía ngoài) dành cho đàn ông ít tuổi, con rể. Con rể, đàn bà kể cả khách là đàn bà muốn đi vào trong nhà đều phải đi qua Nà Tấư. Vào một gia đình người Tày, gặp những lúc cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, ta sẽ dễ dàng nhận ra từng thành viên trong gia đình, bởi vị trí ngồi của họ.
Bàn thờ tổ tiên cũng là ranh giới phân định vị trí của các thành viên trong gia đình trong việc ăn, ở và sinh hoạt. Bàn thờ tổ tiên được đặt đối diện với cửa ra vào, chia diện tích ngôi nhà làm hai hần bằng nhau. Phần phía dưới bao gồm cả Nà Khoang, Na tâư  là chỗ ngủ của phụ nữ và bếp núc, phần phía trên, từ Nà Nưa trở lên có cửa sổ thoáng mát (nhà sàn chỉ làm cửa sổ một phía) dành cho đàn ông và khách  quý ngủ, nghỉ. Con gái ở trong nhà có thế ngủ chỗ nào cũng được, nhưng con trai, đàn ông trong nhà không bao giờ ngủ ở phía dưới bàn thàn, ngược lại bà, me, các con dâu không ngủ ở phía trên bàn thờ. Đàn bà ở cữ không được ngồi bếp lửa trong vòng 40 ngày, không được quét nhà trước bàn thờ tổ tiên. Sự phân định và xếp đặt đã đưa nếp sống và hành vi ứng xử của các thành viên  vào nề nếp, hình thành đạo đức tốt đẹp của trong gia đình, tự mỗi thành viên trong gia đình phải thích ứng với nề nếp sinh hoạt đó. Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau rất khuôn phép,cũng từ những khuôn phép đó tạo thành hệ đạo đức chung của cả cộng đồng, rất ít có những hành vi vô đạo đức, hoặc nếu có, thì những nề nếp, khuôn phép đó làm cho nó tự triệt tiêu.
Cũng giông như những gia đình của người Việt, người đàn ông trong gia đình người Tày chiếm vị trí quan trọng, là trụ cột trong gia đình, quyết định các công việc trọng đại như tang ma, hiếu hỷ, giỗ tết, gả cưới và các công việc đối nội, đối ngoại trong thân tộc họ hàng  cũng hàng xóm láng giềng khác, và là người được thừ kế tài sản. Người con dâu trưởng chịu trách nhiệm mọi công việc như chi tiêu, ăn uông và cách sắp đặt, điều phối nguồn nhân lực trong lao động sản xuất (Lùa ké, mé rườn). Những người đàn bà trong gia đình, đặc biệt là con dâu, không kể trưởng hay thứ phải là người có trách nhiệm giữ cho bếp lửa cũng như ngọn lửa hạnh phúc của gia đình luôn cháy rực và ấm áp.
Như vậy, quan hệ ứng xử trong gia đình người Tày rất mạch lạc, không dẫm đạp lên nhau, ít phủ quyết lẫn nhau cộng với những phong tục tập quán tốt đẹp đã tạo nên những nét đẹp tiêu biểu của truyền thống văn hoá của tộc người.
3. Bếp lửa nhà sàn và hệ thống nghi thức trong sinh hoạt lễ tết, tang ma, cưới xin.
Người Tày có rất nhiều tục lệ, trong đó sự sùng bái thần linh và tổ tiên luôn ngự trị trong đầu óc con người, tạo nên những mối giao cảm đặc biệt giữa con người với thần linh được thể hiện bằng một hệ thống những nghi thức ứng xử với thần linh rất mạch lạc, trong đó bếp lửa là trung tâm. Người Tày coi bếp lửa cũng là một vị thần, những gia đình có người làm Mo, làm Then đều pahỉ lập bàn thờ cúng thần lửa (thần bếp). Bếp lửa mang đến sự ấm áp, hạnh phúc, sự làm ăn may mắn, phát đạt, nên bếp lửa không bào giờ tắt. Việc đun bếp cũng có những quy tắc nhất định như: đun củi không được cho ngọn vào trước, sợ cây trồng sẽ không mọc được, đàn bà sẽ đẻ ngược; nhà có tang không được đun củi lấy từ những cây mà họ cho rằng có thần linh trú ngụ như cây Si, cây Móc; không được đun rơm, rạ sợ đốt mất hồn lúa….Nếu người Kinh cho rằng ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo về chầu Trời, thì người Tày lại lấy ngày Tết Nguyên đán là ngày ông Táo về chầu Trời. Ngày 30 tết, sau khi cúng lễ tất niên song, bếp lửa được nghỉ đến 3 giờ sáng ngày mùng Một , không ai được đun nấu gì trong thời gian đó, để vua bếp lên Thiên đình báo cáo công việc của gia đình. Người ta cho một cái kiềng ba chân đặt ngược ở dưới bàn thờ cúng Thổ Công (người Tày cúng Thổ Công ở góc nhà). Sáng mùng Một tết gia đình phải làm lễ khai bếp, người đàn ông chủ gia đình (ông bố hoặc con trai trưởng) duy nhất một lần trong năm dậy sớm đi lấy nước thiêng ở đầu nguồn hoặc giếng thần về nhóm bếp, đun nước lá thơm cúng tổ tiên và cho cả gia đình rửa mặt, chúc cho cả gia đình một năm mới mạnh khoẻ, bình an. Còn lại quanh năm người con dâu hoặc con gái lớn có trách nhiệm dậy sớm hơn mọi người, nhóm bếp đun nước ấm để cả nhà rửa mặt, đồng thời giữ cho bếp đỏ lửa đến khi kết thúc một ngày làm việc.. Người con dâu khi về nhà chồng, việc đầu tiên là đi qua bếp lửa chất một que củi vào bếp mới được đi vào buồng. Con gái lớn lên, khi đi lấy chồng hải vái lạy tổ tiên, lạy Nà táng ( cửa sổ) và lạy bếp lửa mới được bước ra khỏi cửa. Tục lệ này rèn luyện, giáo dục cho người phụ  nữ Tày phẩm chất chăm chỉ, chu đáo, đảm đang. Mặt khác, cũng thể hiện sự phân công rõ ràng trong gia đình và khẳng định vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc giữ gìn, chăm lo bếp lửa luôn được cháy sáng, cũng như việc chăm lo cho hạnh phúc gia đình luôn được thắm đượm.
Hệ thống giao tiếp ứng xử của người Tày bao gồm các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình, họ hàng thân tộc và lễ hội… tạo thành một cơ cấu tổ chức quan hệ, giao tiếp nhịp nhàng, hợp lý. Trong phạm vi giao tiếp của cá nhân, gia đình xung quanh bếp lửa nhà sàn đã vẽ nên bức tranh phong phú, đặc sắc về đời sống văn hóa của tộc người Tày. Tiếc rằng ngày nay, do ảnh hưởng của công cuộc đổi mới về văn hóa trong việc xây dựng làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa và đặc biệt là phong trào xây dựng nông thôn mới đang được triển khai, do nhận thức hạn chế của nhiều cán bộ công chức cấp cơ sở trong việc vận động các phong trào này làm cho rất nhiều ngôi nhà sàn cổ đã bị biến dạng ở nhiều địa phương. Bếp lửa đã được tách đưa ra khỏi nhà, thay vào đó là tủ lạnh, bếp ga, ghế sa lông hiện đại ….Điều đó đã làm thay đổi và mất dần đi những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày.

Dương Thị Lâm