Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có
thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm
ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như
đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng.
Sản phẩm nông nghiệp có đủ các loại như
lúa, ngô, khoai, sắn và các loại rau… Các loại quả lê, táo, mận, quýt, hồng ngon
nổi tiếng ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Đồng bào còn trồng các loại cây công
nghiệp như thuốc lá, trẩu, hồi, chè.
Người Tày có nghề thủ công phong phú, đa
dạng, nam nữ đều biết đan các đồ dùng bằng cót, bồ, sọt, rổ, nơm, đó… Nghề làm
gạch, ngói, nung vôi có ở nhiều nơi. Nghề kéo dầu thực vật để ăn và thắp cũng
khá phổ biến. Lạng Sơn có nghề chưng cất dầu hồi đã có truyền thống từ lâu.
Người Tày tự túc được các loại vải để may váy áo, làm màn, khăn mặt, chăn… Nhiều
vùng dệt thổ cẩm rất đẹp, nuôi tằm kéo tơ dệt lụa. Nghề rèn đã có mặt ở nhiều
nơi để làm ra nông cụ như: Lưỡi cày, cuốc, xẻng, hái, các loại
dao…
Từ lâu, người Tày đã cư trú tập chung thành
bản, thường ở ven các thung lũng, triền núi thấp trên một miền thượng du. Mỗi
bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Ngôi nhà truyền
thống của người Tày là nhà sàn, họ thường chọn những loại gỗ quý để dựng nhà.
Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc
che bằng liếp nứa.
Theo phong tục truyền thống, hầu hết người
Tày kết hôn trong cùng dòng họ. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt
nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu trước khi
đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hôn nhân hay không lại do hai gia đình
quyết định. Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức:
Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…,
thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ
cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình
người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các
thành viên trong
nhà.
Người Tày quan niệm, người chết linh hồn
tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Nếu người chết bất đắc kỳ tử thì người Tày làm
lán quàn quan tài, làm ma chôn tại chỗ. Trẻ em chết thì bó chiếu chôn rất xa
nhà. Người già chết thì làm ma trên sân nhà ở. Khi bố mẹ qua đời, người con trai
cả đeo dao, mang một gói muối đi mời thầy tào đến cúng làm đám tang. Người con
đeo dao suốt những ngày diễn ra tang lễ. Hàng năm, người Tày chỉ đi tảo mộ người
chết vào tết Thanh Minh (ngày 3/3 âm lịch) và chỉ cúng tổ tiên vào ngày rằm,
mồng một, ngày Tết như cúng các thần linh
khác.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm
từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như
không có hoa văn trang trí. Nữ có áo cánh ngắn may cổ cao, năm thân, cài năm
khuy ở cổ và sườn bên phải, quần dài, thắt lưng, khăn. Ngày lễ hội, mặc thêm áo
cánh trắng bên trong. Trước kia, phụ nữ Tày nhiều vùng cũng mặc váy, gần đây
chuyển sang mặc quần, dài chấm gót, quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa. Phụ nữ
Tày còn có áo dài kiểu như áo ngắn, vạt buông dài quá đầu gối. Đồ trang sức có
vòng cổ, vòng tay, vòng chân và dây xà tích bằng
bạc.
Trang phục của nam giới có quần chân què,
đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài
như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu
gối.
Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền
phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, các truyện cổ tích, truyện cười dân gian,
múa nhạc… Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con. Người
Tày phổ biến hát lượn như hát ví ở miền xuôi. Hai bên nam nữ hát đối đáp về mọi
khía cạnh của đời sống xã hội, nhất là về tình yêu đôi lứa. Có nhiều điệu lượn
như lượn Slương, lượn Then, lượn Nàng Hai… Người Tày còn có các điệu hát Then,
gọi là Văn ca, được ngâm hát trong đám tang, gọi là hát hội trong các hội Lồng
tồng, gọi là Cỏ lẩu trong hát đám
cưới.
Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh
hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào Tày. Nó như linh hồn trong
nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính như một phương tiện giao tiếp
mang đậm bản
sắc.
Trong xu hướng phát triển kinh tế hội nhập
ngày nay, để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Tày cùng các dân tộc anh em
khác như giữ lại được những trang phục cổ truyền, sinh hoạt văn hóa trong đám
cưới, ma chay, lễ hội là điều không phải dễ dàng. Việc bảo tồn và phát huy những
nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất
quán để người dân tộc hiểu và nhận thức được vốn quý giá của dân tộc, có ý thức
gìn giữ là lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có như vậy mới tránh được tình trạng dần
mất đi bản sắc của dân tộc mình, mà nhiều dân tộc hiện nay đang gặp
phải.
Hoàng Mộng Lân
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có
thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm
ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như
đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng.
Sản phẩm nông nghiệp có đủ các loại như
lúa, ngô, khoai, sắn và các loại rau… Các loại quả lê, táo, mận, quýt, hồng ngon
nổi tiếng ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Đồng bào còn trồng các loại cây công
nghiệp như thuốc lá, trẩu, hồi,
chè.
Người Tày có nghề thủ công phong phú, đa
dạng, nam nữ đều biết đan các đồ dùng bằng cót, bồ, sọt, rổ, nơm, đó… Nghề làm
gạch, ngói, nung vôi có ở nhiều nơi. Nghề kéo dầu thực vật để ăn và thắp cũng
khá phổ biến. Lạng Sơn có nghề chưng cất dầu hồi đã có truyền thống từ lâu.
Người Tày tự túc được các loại vải để may váy áo, làm màn, khăn mặt, chăn… Nhiều
vùng dệt thổ cẩm rất đẹp, nuôi tằm kéo tơ dệt lụa. Nghề rèn đã có mặt ở nhiều
nơi để làm ra nông cụ như: Lưỡi cày, cuốc, xẻng, hái, các loại
dao…
Từ lâu, người Tày đã cư trú tập chung thành
bản, thường ở ven các thung lũng, triền núi thấp trên một miền thượng du. Mỗi
bản có từ 15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Ngôi nhà truyền
thống của người Tày là nhà sàn, họ thường chọn những loại gỗ quý để dựng nhà.
Nhà có 2 hoặc 4 mái lợp ngói, tranh hoặc lá cọ. Xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc
che bằng liếp nứa.
Theo phong tục truyền thống, hầu hết người
Tày kết hôn trong cùng dòng họ. Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt
nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu trước khi
đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hôn nhân hay không lại do hai gia đình
quyết định. Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức:
Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…,
thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ
cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình
người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các
thành viên trong
nhà.
Người Tày quan niệm, người chết linh hồn
tiếp tục sống ở thế giới bên kia. Nếu người chết bất đắc kỳ tử thì người Tày làm
lán quàn quan tài, làm ma chôn tại chỗ. Trẻ em chết thì bó chiếu chôn rất xa
nhà. Người già chết thì làm ma trên sân nhà ở. Khi bố mẹ qua đời, người con trai
cả đeo dao, mang một gói muối đi mời thầy tào đến cúng làm đám tang. Người con
đeo dao suốt những ngày diễn ra tang lễ. Hàng năm, người Tày chỉ đi tảo mộ người
chết vào tết Thanh Minh (ngày 3/3 âm lịch) và chỉ cúng tổ tiên vào ngày rằm,
mồng một, ngày Tết như cúng các thần linh
khác.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm
từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như
không có hoa văn trang trí. Nữ có áo cánh ngắn may cổ cao, năm thân, cài năm
khuy ở cổ và sườn bên phải, quần dài, thắt lưng, khăn. Ngày lễ hội, mặc thêm áo
cánh trắng bên trong. Trước kia, phụ nữ Tày nhiều vùng cũng mặc váy, gần đây
chuyển sang mặc quần, dài chấm gót, quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa. Phụ nữ
Tày còn có áo dài kiểu như áo ngắn, vạt buông dài quá đầu gối. Đồ trang sức có
vòng cổ, vòng tay, vòng chân và dây xà tích bằng
bạc.
Trang phục của nam giới có quần chân què,
đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài
như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu
gối.
Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền
phong phú, đủ các thể loại thơ, ca, các truyện cổ tích, truyện cười dân gian,
múa nhạc… Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con. Người
Tày phổ biến hát lượn như hát ví ở miền xuôi. Hai bên nam nữ hát đối đáp về mọi
khía cạnh của đời sống xã hội, nhất là về tình yêu đôi lứa. Có nhiều điệu lượn
như lượn Slương, lượn Then, lượn Nàng Hai… Người Tày còn có các điệu hát Then,
gọi là Văn ca, được ngâm hát trong đám tang, gọi là hát hội trong các hội Lồng
tồng, gọi là Cỏ lẩu trong hát đám
cưới.
Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh
hoạt văn hoá tinh thần của đồng bào Tày. Nó như linh hồn trong
nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính như một phương tiện giao tiếp
mang đậm bản
sắc.
Trong xu hướng phát triển kinh tế hội nhập
ngày nay, để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc Tày cùng các dân tộc anh em
khác như giữ lại được những trang phục cổ truyền, sinh hoạt văn hóa trong đám
cưới, ma chay, lễ hội là điều không phải dễ dàng. Việc bảo tồn và phát huy những
nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân tộc đòi hỏi có một chính sách nhất
quán để người dân tộc hiểu và nhận thức được vốn quý giá của dân tộc, có ý thức
gìn giữ là lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có như vậy mới tránh được tình trạng dần
mất đi bản sắc của dân tộc mình, mà nhiều dân tộc hiện nay đang gặp
phải.
Hoàng Mộng Lân