Cá chép được bắt từ ruộng |
Lễ hội đua cá là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày xã
Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Được tổ chức vào dịp tết cơm mới 9/9 âm lịch hàng năm (còn được gọi với cái tên Tết cá). Lễ
hội khởi nguồn từ tập quán canh tác lúa nước với tập tục nuôi cá
chép ruộng của đồng bào Tày nơi đây. Vào ngày này khi các gia đình bận rộn chuẩn
bị cho lễ cúng cơm mới thì những đứa trẻ cũng được bố mẹ cho vui chơi thoải mái.
Trò chơi mà chúng yêu thích là đem những con cá chép to đẹp bắt từ ruộng nhà
mình ra một đoạn suối xếp đá cuội thành đường đua cá.
1 Ca chep ruong
chuan bị cho tet
ca
Lễ hội bắt nguồn
từ trò chơi của những đứa
trẻ
Những năm gần đây trò chơi này dần phát
triển thành lễ hội, được cộng đồng hưởng ứng. Cá chép được bà con thả vào đồng
ruộng sau khi cấy lúa, cá cứ thế sinh sống và trưởng thành cho đến khi lúa được
thu hoạch thì cũng là lúc bà con bắt và tuyển chọn những con cá to, khỏe đem đến
lễ hội. Những “vận động viên cá” được người chủ buộc một đầu sợi chỉ vào vây
lưng, một đầu buộc vào con thuyền nhỏ làm bằng xốp hoặc cây sậy, sau đó đặt cá
vào vạch xuất phát theo đường đua riêng. Khi trọng tài phất cờ báo hiệu, người
chủ cá sẽ hất nước thúc cho cá bơi ngược dòng tiến về đích. “Vận động viên cá”
nào bơi về đích trước tiên sẽ giành được chiến
thắng.
Một phần không thể thiếu trong ngày cơm mới
của người Tày ở Mậu Duệ là các món ăn được chế biến từ cá. Vào ngày này trong
mâm cơm sẽ không thể thiếu món truyền thống như cá om măng chua, bánh chưng nhân
cá, nộm cá… Tất cả các món ăn đều được chế biến từ cá để thắp hương cảm tạ đất
trời đã cho mùa màng bội thu, thưởng thức món cá chép ruộng là thưởng thức những
tinh hoa của đất trời và cầu khấn sang năm sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt
tươi, bản làng êm
ấm.
Các món ăn chính được làm hoàn toàn bằng cá
chép ruộng
Năm nay UBND xã Mậu Duệ đứng ra tổ chức lễ
hội đua cá nhằm phát huy nét văn hóa truyền thống của người Tày địa phương, đồng
thời giữ gìn và lưu truyền một trò chơi dân gian đẹp mang đậm bản sắc dân tộc
trong bức tranh văn hóa đa màu sắc. Qua lễ hội, sẽ thu hút khách du lịch trong
và ngoài tỉnh đến với huyện Yên Minh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch huyện
Yên Minh nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.
Quang Chung
Cá chép được bắt từ ruộng |
Lễ hội đua cá là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày xã
Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Được tổ chức vào dịp tết cơm mới 9/9 âm lịch hàng năm (còn được gọi với cái tên Tết cá). Lễ
hội khởi nguồn từ tập quán canh tác lúa nước với tập tục nuôi cá
chép ruộng của đồng bào Tày nơi đây. Vào ngày này khi các gia đình bận rộn chuẩn
bị cho lễ cúng cơm mới thì những đứa trẻ cũng được bố mẹ cho vui chơi thoải mái.
Trò chơi mà chúng yêu thích là đem những con cá chép to đẹp bắt từ ruộng nhà
mình ra một đoạn suối xếp đá cuội thành đường đua cá.
1 Ca chep ruong
chuan bị cho tet
ca
Lễ hội bắt nguồn
từ trò chơi của những đứa
trẻ
Những năm gần đây trò chơi này dần phát
triển thành lễ hội, được cộng đồng hưởng ứng. Cá chép được bà con thả vào đồng
ruộng sau khi cấy lúa, cá cứ thế sinh sống và trưởng thành cho đến khi lúa được
thu hoạch thì cũng là lúc bà con bắt và tuyển chọn những con cá to, khỏe đem đến
lễ hội. Những “vận động viên cá” được người chủ buộc một đầu sợi chỉ vào vây
lưng, một đầu buộc vào con thuyền nhỏ làm bằng xốp hoặc cây sậy, sau đó đặt cá
vào vạch xuất phát theo đường đua riêng. Khi trọng tài phất cờ báo hiệu, người
chủ cá sẽ hất nước thúc cho cá bơi ngược dòng tiến về đích. “Vận động viên cá”
nào bơi về đích trước tiên sẽ giành được chiến
thắng.
Một phần không thể thiếu trong ngày cơm mới
của người Tày ở Mậu Duệ là các món ăn được chế biến từ cá. Vào ngày này trong
mâm cơm sẽ không thể thiếu món truyền thống như cá om măng chua, bánh chưng nhân
cá, nộm cá… Tất cả các món ăn đều được chế biến từ cá để thắp hương cảm tạ đất
trời đã cho mùa màng bội thu, thưởng thức món cá chép ruộng là thưởng thức những
tinh hoa của đất trời và cầu khấn sang năm sẽ mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt
tươi, bản làng êm
ấm.
Các món ăn chính được làm hoàn toàn bằng cá
chép ruộng
Năm nay UBND xã Mậu Duệ đứng ra tổ chức lễ
hội đua cá nhằm phát huy nét văn hóa truyền thống của người Tày địa phương, đồng
thời giữ gìn và lưu truyền một trò chơi dân gian đẹp mang đậm bản sắc dân tộc
trong bức tranh văn hóa đa màu sắc. Qua lễ hội, sẽ thu hút khách du lịch trong
và ngoài tỉnh đến với huyện Yên Minh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch huyện
Yên Minh nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.
Quang Chung