Nhà sàn của người Tày (Ảnh: baotintuc.vn)
Không như ngôi nhà của người Thái hay người
Mường có hai cầu thang lên xuống, nhà của người Tày chỉ có một cửa ra vào ở đầu
cầu thang lên xuống.
Làng du lịch văn hóa cộng đồng Hạ Thành, xã
Phượng Độ, cách thành phố Hà Giang 6km. Đây là ngôi làng của dân tộc Tày, còn
lưu giữ được những bản sắc và kiến trúc nhà truyền thống. Nhà sàn của người tày
có một vị trí quan trọng, không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần mà
còn được xem là biểu tượng của mỗi người dân ở Hạ Thành.
Ấn tượng đầu tiên đối với một người phương
xa khi đến thôn Hạ Thành là hình ảnh những ngôi nhà sàn của người Tày. Nằm dưới
triền núi trùng điệp, những ngôi nhà sàn xinh xắn quây quần, dựa lưng vào sườn
núi. Hơn 100 nếp nhà sàn ở thôn Hạ Thành đều chứa đựng những giá trị văn hóa
riêng, là bảo tàng của từng gia đình, dòng họ. Gia đình bà Nguyễn Thị Điến hiện
đang sống trong căn nhà do bố mẹ dựng cho. Bà Điến cho biết sống trong căn nhà
này quen rồi nên không muốn chuyển sang chỗ khác mặc dù là nhà có điều kiện.
"Bây giờ hai vợ chồng tôi cũng đã sửa sang ngôi nhà đó. Khi sửa thì vào rừng lấy
cây. Đi chặt cây thì cả trong bản hộ nhau hết. Mai sau thu hoạch thóc về có chỗ
phơi ở sàn thì thuận tiện hơn" - bà chia
sẻ.
Việc dựng ngôi nhà sàn cần rất nhiều công
phu. Để chuần bị đủ nguyên liệu như Cột, ván, sàn, lá cọ... người dân phải vào
rừng sâu, lên núi cao để kiếm tìm loại gỗ tốt lâu năm. Bà Nguyễn Thị Hòe, thôn
Hạ Thành cho biết: "Nhà có 30 cột. Mỗi năm kiếm một đến 2 cái nên cũng phải mất
10 năm mới kiếm được 30 cột. Nhà to ở đây có 48
cột".
Đặc trưng của ngôi nhà sàn ở đây là đều
được lợp lá cọ. Mái lá cọ khiến cho căn nhà thêm phần duyên dáng, mềm mại. Mỗi
căn nhà sàn cần đến trên 1000 lá cọ để lợp nhà. Bà Nguyễn Thị Dụng cho biết:
"Riêng chặt lá cọ phải mất 3 ngày.. Cứ báo cáo ông trưởng bản. Ông ấy viết lên
bảng tin thông báo thì cả làng đến giúp chứ không phải nhờ ai một câu nào. Còn
gia đình thì làm cơm thiết đãi mọi người. Luật lệ làng là như vậy từ xưa đến nay
vẫn không thay đổi. Mình phải lợp mái lá dày. Lợp hết mái cũng mất 1100 lá. Lợp
lá cỏ thì mát, thoáng. Lợp lá cọ không sợ mưa đá, độ bền được hơn 30
năm".
Nhà sàn có diện tích sử dụng rất lớn, chia
thành các gian và mỗi gian đều có chức năng riêng. Gian giữa dùng làm bàn thờ,
để cầu nguyện ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình an lành, ấm no và hạnh phúc.
Còn các gian phụ được dùng để sinh hoạt, để đồ đạc…Tuy là phân chia thành từng
khu vực nhưng không hệ có một bức tường nào che chắn. Bà Hòe cho biết ngôi nhà
của người Tày là không gian mở, kể cả phòng ngủ. "Phong tục của người tày không
làm buồng ngủ. Thời này thì có màn gió. Ngày trước dùng màn củ nâu. Ở ngoài nhìn
vào không thấy còn ở trong thì nhìn ra ngoài rõ nét. Như nhà tôi có 7 người
ở".
Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường
có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày. Người Tày còn
quan niệm 9 bậc cầu thang tượng trưng cho 9 bậc tình yêu. 9 bậc đi trên cầu
thang, bước thứ 10 bước vào đến nhà thì con cái trong gia đình đó mới lấy được
chồng, được vợ. Còn khi nhà có khách quý, chủ nhà phải xuống tận chân cầu thang
chào mời khách lên nhà, khi khách lên cầu thang chủ nhà cũng phải đi sau để bảo
vệ và hướng dẫn cho khách. Không như ngôi nhà của người Thái hay người Mường có
hai cầu thang lên xuống, nhà của người Tày chỉ có một cửa ra vào ở đầu cầu thang
lên xuống. Đi hết cầu thang bước vào cửa nhà, đi sâu vào trong nhà để ở, đun
nấu, sinh hoạt. Từ đó tất cả vật liệu để làm nhà bằng tre, nứa, gỗ, đều lấy đầu
ngọn quay về cửa ra vào, Đặc điểm này cũng làm nên nét đặc trưng rất riêng biệt
trong văn hóa dựng nhà của người
Tày./.
Lan Anh
Nhà sàn của người Tày (Ảnh: baotintuc.vn)
Không như ngôi nhà của người Thái hay người
Mường có hai cầu thang lên xuống, nhà của người Tày chỉ có một cửa ra vào ở đầu
cầu thang lên
xuống.
Làng du lịch văn hóa cộng đồng Hạ Thành, xã
Phượng Độ, cách thành phố Hà Giang 6km. Đây là ngôi làng của dân tộc Tày, còn
lưu giữ được những bản sắc và kiến trúc nhà truyền thống. Nhà sàn của người tày
có một vị trí quan trọng, không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa, tinh thần mà
còn được xem là biểu tượng của mỗi người dân ở Hạ Thành.
Ấn tượng đầu tiên đối với một người phương
xa khi đến thôn Hạ Thành là hình ảnh những ngôi nhà sàn của người Tày. Nằm dưới
triền núi trùng điệp, những ngôi nhà sàn xinh xắn quây quần, dựa lưng vào sườn
núi. Hơn 100 nếp nhà sàn ở thôn Hạ Thành đều chứa đựng những giá trị văn hóa
riêng, là bảo tàng của từng gia đình, dòng họ. Gia đình bà Nguyễn Thị Điến hiện
đang sống trong căn nhà do bố mẹ dựng cho. Bà Điến cho biết sống trong căn nhà
này quen rồi nên không muốn chuyển sang chỗ khác mặc dù là nhà có điều kiện.
"Bây giờ hai vợ chồng tôi cũng đã sửa sang ngôi nhà đó. Khi sửa thì vào rừng lấy
cây. Đi chặt cây thì cả trong bản hộ nhau hết. Mai sau thu hoạch thóc về có chỗ
phơi ở sàn thì thuận tiện hơn" - bà chia
sẻ.
Việc dựng ngôi nhà sàn cần rất nhiều công
phu. Để chuần bị đủ nguyên liệu như Cột, ván, sàn, lá cọ... người dân phải vào
rừng sâu, lên núi cao để kiếm tìm loại gỗ tốt lâu năm. Bà Nguyễn Thị Hòe, thôn
Hạ Thành cho biết: "Nhà có 30 cột. Mỗi năm kiếm một đến 2 cái nên cũng phải mất
10 năm mới kiếm được 30 cột. Nhà to ở đây có 48
cột".
Đặc trưng của ngôi nhà sàn ở đây là đều
được lợp lá cọ. Mái lá cọ khiến cho căn nhà thêm phần duyên dáng, mềm mại. Mỗi
căn nhà sàn cần đến trên 1000 lá cọ để lợp nhà. Bà Nguyễn Thị Dụng cho biết:
"Riêng chặt lá cọ phải mất 3 ngày.. Cứ báo cáo ông trưởng bản. Ông ấy viết lên
bảng tin thông báo thì cả làng đến giúp chứ không phải nhờ ai một câu nào. Còn
gia đình thì làm cơm thiết đãi mọi người. Luật lệ làng là như vậy từ xưa đến nay
vẫn không thay đổi. Mình phải lợp mái lá dày. Lợp hết mái cũng mất 1100 lá. Lợp
lá cỏ thì mát, thoáng. Lợp lá cọ không sợ mưa đá, độ bền được hơn 30
năm".
Nhà sàn có diện tích sử dụng rất lớn, chia
thành các gian và mỗi gian đều có chức năng riêng. Gian giữa dùng làm bàn thờ,
để cầu nguyện ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình an lành, ấm no và hạnh phúc.
Còn các gian phụ được dùng để sinh hoạt, để đồ đạc…Tuy là phân chia thành từng
khu vực nhưng không hệ có một bức tường nào che chắn. Bà Hòe cho biết ngôi nhà
của người Tày là không gian mở, kể cả phòng ngủ. "Phong tục của người tày không
làm buồng ngủ. Thời này thì có màn gió. Ngày trước dùng màn củ nâu. Ở ngoài nhìn
vào không thấy còn ở trong thì nhìn ra ngoài rõ nét. Như nhà tôi có 7 người
ở".
Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường
có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày. Người Tày còn
quan niệm 9 bậc cầu thang tượng trưng cho 9 bậc tình yêu. 9 bậc đi trên cầu
thang, bước thứ 10 bước vào đến nhà thì con cái trong gia đình đó mới lấy được
chồng, được vợ. Còn khi nhà có khách quý, chủ nhà phải xuống tận chân cầu thang
chào mời khách lên nhà, khi khách lên cầu thang chủ nhà cũng phải đi sau để bảo
vệ và hướng dẫn cho khách. Không như ngôi nhà của người Thái hay người Mường có
hai cầu thang lên xuống, nhà của người Tày chỉ có một cửa ra vào ở đầu cầu thang
lên xuống. Đi hết cầu thang bước vào cửa nhà, đi sâu vào trong nhà để ở, đun
nấu, sinh hoạt. Từ đó tất cả vật liệu để làm nhà bằng tre, nứa, gỗ, đều lấy đầu
ngọn quay về cửa ra vào, Đặc điểm này cũng làm nên nét đặc trưng rất riêng biệt
trong văn hóa dựng nhà của người
Tày./.
Lan Anh