Bộ đồ đặc trưng của thầy Tướng trong mỗi
đám cấp sắc
- Người Dao ở Văn Yên (Yên Bái) từ lâu
nổi tiếng với tục lệ khá li kỳ nhưng cũng không kém phần tốn kém, ấy là tục lệ
làm “lễ cấp sắc” hay còn gọi là Lập Tỉnh. Người con trai từ 10 tuổi trở lên đều
bắt buộc phải làm lễ này.
Không những để khẳng định với anh em, họ
hàng, những người đang sống là người đó đã trưởng thành, “đã lớn”, có thể “làm
thầy” mà mục đích quan trọng hơn là để báo với ông bà, tổ tiên, những người đã
khuất rằng con cháu họ đã được phép “nhập gia phả” tổ tiên, khi chết sẽ được thờ
phụng...
Trong ngôi nhà đặc trưng của người dân tộc
Dao, đây là nơi thầy cúng cất giấu “đồ nghề” và để “cúng ma”
…Và những điều kiêng
kỵ
Trong một lần làm lễ phải có ba thầy đạo và
hai thầy tướng. Thầy đạo mặc áo vằn là những người phụ trách múa may, đánh trống
để xua đuổi ma quỷ. Khác với thầy đạo là thầy tướng. Đây là hai người có nhiệm
vụ chính để lập ra lễ cấp sắc, là người “cấp bằng” và “đóng dấu” đỏ vào tấm bằng
chứng nhận. Sau đó “vào âm” để tổ tiên hay những người đã khuất biết rằng, người
đó đã
“lớn”.
Từ đây có thể làm bất kỳ công việc gì liên
quan đến cúng bái, khi về với thế giới bên kia sẽ được ghi dấu trong gia phả tổ
tiên. Theo tìm hiểu, lễ cấp sắc này kéo dài trong vòng 7 ngày nhưng quá trình
chuẩn bị phải được diễn ra khoảng hai tháng trước
đó.
Tuy nhiên, tìm được thầy cúng mới xong bước
thứ nhất của lễ cấp sắc. Sau khi tìm được thầy cúng thích hợp, gia chủ phải mổ
một con lợn để lạy thầy vào nhà và cúng lợn để lấy “thầy cụ”. Trong những ngày
mời được thầy cúng về nhà, sau mỗi màn “biểu diễn” của 3 thầy đạo với trống,
thanh la và phần “cúng mo” của hai thầy Tướng thì gia chủ phải làm cơm “khao”
làng.
Sau ba ngày ba đêm với sự “thông linh” của
các “thầy” thì đến ngày thứ tư là bước vào nghi thức “rơi cây”. Trong những ngày
diễn ra lễ Cấp Sắc, những người trong gia đình và thầy tướng buộc phải ăn chay,
đặc biệt trong thức ăn không được có
muối.
Sau khi gia đình tổ chức lễ cấp sắc với sự
giúp đỡ của các thầy tướng và thầy đạo cho “rơi cây”. Bước tiếp đến là màn “hóa
quỷ” của thầy đạo. Theo quan niệm của người dân tộc Dao rằng: “hóa quỷ” nhằm mục
đích để dọa nạt, đuổi hết những người không tốt, những con “ma điên”, “ma dở”,
những ai không phận sự ra ngoài để bảo vệ gia chủ và lễ cấp
sắc.
Thầy đạo hóa thân vào những con quỷ dữ phải
đeo mặt nạ và diện trên mình những bộ trang phục màu vàng nhưng phải mặc ngược.
Vì đây là nguyên tắc. Sau đó vào ngày thứ 6 trong 9 ngày làm lễ, “quỷ” sẽ chạy
theo con đường làng, vào nhà dân hù dọa nhằm cho mọi người khiếp
sợ.
Bước cuối cùng là “cấp bằng” cho gia chủ.
Đây được xem như sự khẳng định trên mặt giấy tờ là người đó đã được cấp sắc
phong và hoàn thành nghi lễ. Các bàn tay, bàn chân của người được cấp sắc đều
được thầy tướng “đóng dấu” bên “âm”, vì họ quan niệm làm như vậy sẽ phân biệt
người đã cấp sắc và người
chưa.
Sau đó, thầy tướng đưa ra một quyển sách,
mà họ gọi sách để cấp phong cho gia chủ, coi đấy là tấm bằng, có in dấu đỏ để
trao cho người làm lễ. Đây được coi như một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời
của những chàng trai dân tộc Dao
Trắng.
Bức tranh vẽ “thầy cụ” Thể hiện lòng biết
ơn đối với những bậc thánh nhân đi
trước
Hải Yến
Bộ đồ đặc trưng của thầy Tướng trong mỗi
đám cấp
sắc
- Người Dao ở Văn Yên (Yên Bái) từ lâu
nổi tiếng với tục lệ khá li kỳ nhưng cũng không kém phần tốn kém, ấy là tục lệ
làm “lễ cấp sắc” hay còn gọi là Lập Tỉnh. Người con trai từ 10 tuổi trở lên đều
bắt buộc phải làm lễ này.
Không những để khẳng định với anh em, họ
hàng, những người đang sống là người đó đã trưởng thành, “đã lớn”, có thể “làm
thầy” mà mục đích quan trọng hơn là để báo với ông bà, tổ tiên, những người đã
khuất rằng con cháu họ đã được phép “nhập gia phả” tổ tiên, khi chết sẽ được thờ
phụng...
Trong ngôi nhà đặc trưng của người dân tộc
Dao, đây là nơi thầy cúng cất giấu “đồ nghề” và để “cúng ma”
…Và những điều kiêng
kỵ
Trong một lần làm lễ phải có ba thầy đạo và
hai thầy tướng. Thầy đạo mặc áo vằn là những người phụ trách múa may, đánh trống
để xua đuổi ma quỷ. Khác với thầy đạo là thầy tướng. Đây là hai người có nhiệm
vụ chính để lập ra lễ cấp sắc, là người “cấp bằng” và “đóng dấu” đỏ vào tấm bằng
chứng nhận. Sau đó “vào âm” để tổ tiên hay những người đã khuất biết rằng, người
đó đã
“lớn”.
Từ đây có thể làm bất kỳ công việc gì liên
quan đến cúng bái, khi về với thế giới bên kia sẽ được ghi dấu trong gia phả tổ
tiên. Theo tìm hiểu, lễ cấp sắc này kéo dài trong vòng 7 ngày nhưng quá trình
chuẩn bị phải được diễn ra khoảng hai tháng trước
đó.
Tuy nhiên, tìm được thầy cúng mới xong bước
thứ nhất của lễ cấp sắc. Sau khi tìm được thầy cúng thích hợp, gia chủ phải mổ
một con lợn để lạy thầy vào nhà và cúng lợn để lấy “thầy cụ”. Trong những ngày
mời được thầy cúng về nhà, sau mỗi màn “biểu diễn” của 3 thầy đạo với trống,
thanh la và phần “cúng mo” của hai thầy Tướng thì gia chủ phải làm cơm “khao”
làng.
Sau ba ngày ba đêm với sự “thông linh” của
các “thầy” thì đến ngày thứ tư là bước vào nghi thức “rơi cây”. Trong những ngày
diễn ra lễ Cấp Sắc, những người trong gia đình và thầy tướng buộc phải ăn chay,
đặc biệt trong thức ăn không được có
muối.
Sau khi gia đình tổ chức lễ cấp sắc với sự
giúp đỡ của các thầy tướng và thầy đạo cho “rơi cây”. Bước tiếp đến là màn “hóa
quỷ” của thầy đạo. Theo quan niệm của người dân tộc Dao rằng: “hóa quỷ” nhằm mục
đích để dọa nạt, đuổi hết những người không tốt, những con “ma điên”, “ma dở”,
những ai không phận sự ra ngoài để bảo vệ gia chủ và lễ cấp
sắc.
Thầy đạo hóa thân vào những con quỷ dữ phải
đeo mặt nạ và diện trên mình những bộ trang phục màu vàng nhưng phải mặc ngược.
Vì đây là nguyên tắc. Sau đó vào ngày thứ 6 trong 9 ngày làm lễ, “quỷ” sẽ chạy
theo con đường làng, vào nhà dân hù dọa nhằm cho mọi người khiếp
sợ.
Bước cuối cùng là “cấp bằng” cho gia chủ.
Đây được xem như sự khẳng định trên mặt giấy tờ là người đó đã được cấp sắc
phong và hoàn thành nghi lễ. Các bàn tay, bàn chân của người được cấp sắc đều
được thầy tướng “đóng dấu” bên “âm”, vì họ quan niệm làm như vậy sẽ phân biệt
người đã cấp sắc và người
chưa.
Sau đó, thầy tướng đưa ra một quyển sách,
mà họ gọi sách để cấp phong cho gia chủ, coi đấy là tấm bằng, có in dấu đỏ để
trao cho người làm lễ. Đây được coi như một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời
của những chàng trai dân tộc Dao
Trắng.
Bức tranh vẽ “thầy cụ” Thể hiện lòng biết
ơn đối với những bậc thánh nhân đi
trước
Hải Yến