Một ngôi nhà sàn đặc trưng bằng gỗ của
người Tày ở bản Tha với mái lợp bằng
lá cọ và có ao thả cá Bỗng. Ảnh: Thông Thiện
Bản Tha và Hạ Thành xã Phương Độ (Tp. Hà Giang) được du
khách gọi với cái tên đặc trưng là “Bản nhà lá”. Hai bản nằm liền kề nhau với
hơn 200 nếp nhà sàn êm đềm bên con Suối Tiên mát lành, cùng với cuộc sống sinh
hoạt dân dã của người Tày bản địa đã tạo nên dấu ấn khó quên khi du khách đặt
chân đến khám phá nơi này.
Trong cái nắng hè vùng cao vàng như rót
mật, chúng tôi được anh cán bộ phòng văn hóa Tp. Hà Giang tên là Thuần dẫn đi
tham bản Tha và Hạ Thành. Ngay khi đặt chân đến bản Hạ Thành, chúng tôi đã ấn
tượng với những thửa ruộng như những nấc thang dẫn lên núi vàng ươm mầu rơm rạ
sau thu
hoạch.
Hai bản nằm lừng chừng bên con Suối Tiên
quanh năm ăm ắp nước tưới mát cho cánh đồng màu mỡ và phục vụ sinh hoạt của
người dân bản, nên nhà nào cũng có ao. Để làm ao, người Tày ở xã Phương Độ chỉ
cần vét đất, đắp những viên đá mồ côi thành bờ chắn nước. Ao nhà nào cũng thả cá
Bỗng, một loại cá thuộc họ cá Hồi, rất phù hợp với khí hậu địa phương, lại có
giá trị kinh tế
cao.
Anh Nguyễn Văn Quyền, người quản lý hoạt
động du lịch của bản Tha cứ chặc lưỡi tiếc rằng, giá như chúng tôi có mặt ở nơi
đây khoảng một tháng trước sẽ được chứng kiến cảnh mùa vụ tất bật của người Tày.
Khi vào đến bản, chúng tôi hoàn toàn quên ngay sự chỉ dẫn của anh Quyền bởi
những mái nhà sàn lợp lá nằm san sát được xây dựng theo kiểu bàn cờ với những nụ
cười thân thiện của người dân bản địa đã như ma lực thu hút ống kính máy
ảnh.
Một góc bản Tha nhìn từ lưng chừng núi. Bản
Tha có khoảng hơn 100 ngôi nhà sàn lợp lá của người Tày trải dài trong khoảng
đất bằng phẳng dưới chân đồi thuộc xã Phương Độ. Ảnh: Việt
Cường
Bản Tha và Hạ Thành ở xã Phương Độ có gần
200 ngôi nhà sàn làm
theo kiểu truyền thống của người Tày. Ảnh: Việt
Cường
Bên trong căn nhà sàn truyền thống lợp mái
cọ của người Tày ở bản Tha. Ảnh: Việt
Cường
Những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của
người Tày như giỏ, lồng được treo quanh nhà sàn. Ảnh: Việt
Cường
Quả còn được treo trước hiên nhà sàn của
người Tày ở bản Tha và bản Hạ Thành. Trong văn hóa người Tày, quả còn
không chỉ là một đồ chơi dùng trong dịp lễ hội mà còn là vật tượng trưng cho sự ấm
no, sinh sôi nảy nở. Ảnh: Thông
Thiện
Khung cảnh yên bình buổi chiều ở thôn Tha.
Ảnh: Việt
Cường
Đến bản Tha hay bản Hạ Thành ngoài cảnh
đẹp, du khách còn được dạo bước trong một không gian sống rất đỗi yên bình của bà con dân tộc ở nơi đây.
Ảnh: Việt
Cường
Chúng tôi dừng chân nhà ông lão Nguyễn Đức
Thìn ở bản Hạ Thành để nghỉ chân, uống nước. Ngôi nhà sàn bề thế năm gian được
xây dựng bằng gỗ lát cách đây đã hơn trăm năm vẫn vững trãi cùng thời gian.
“Người Tày ở bản Hạ Thành mình đã chọn vùng đất này định cư lâu lắm rồi. Ngôi
nhà này đời bố mình dựng, đến đời mình tính ra chỉ mới 5 lần thay mái lá là ở
đến tận bây giờ”. Ông lão Thìn giãi bày. Được biết, mái của những ngôi nhà sàn
được lọp bằng lá cọ dày từ 20 – 40 cm, có độ bền từ 5 đến 10
năm.
Ở bản Hạ Thành có 7 hộ kinh doanh dịch vụ
lưu trú, ăn ngủ, 9 hộ bán hàng quà lưu niệm và dịch vụ khác, 01 đội văn nghệ dân
gian sẵn sàng phục dựng lại các sinh hoạt văn hóa của người Tày bản địa. Ngoài
ra bản Hạ Thành có khu du lịch sinh thái Suối Tiên là nơi vui chơi giải trí phục
vụ du khách và nhân dân trong
vùng.
Ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Đức Thìn là một
điểm homestay hấp dẫn đối với những du khách ưa thích khám phá văn hóa. Theo
phong tục của người Tày, bếp lửa được dựng ở chính giữa sàn nhà, vừa là nơi nấu
nướng, trò chuyện, sưởi ấm trong mùa Đông. Ở mạn hiên nhà sàn, từng chồng đệm
cỏ, chăn lau được xếp ngay ngắn chờ khách lưu trú qua đêm. Ông Thìn cho biết,
người Tày từ xưa rất trân trọng khách đến chơi nhà. Chủ nhà sẽ chuẩn bị những
vật dụng tốt nhất, những món ăn ngon nhất để thiết
đãi.
Chúng tôi đặc biệt chú ý đến những quả còn
sắc màu được treo trước mỗi hiên nhà sàn ở bản Tha và Hạ Thành. Hỏi anh Nguyễn
Văn Quyền thì được lý giải rằng, quả còn trong tâm thức người Tày tượng trưng
cho sự sinh sôi, phát triển. Trong quả còn là năm loại ngũ cốc gồm, gạo, ngô,
đỗ, lạc, vừng được khâu kín bằng vải thổ cẩm. Nếu du khách có hứng thú, các nam
thanh nữ tú trong bản sẽ ngay lập tức thành lập một đội ném
còn.
Có lẽ, du lịch đã mang lại nguồi thu nhập
đáng kể cho người Tày nơi đây nên có khách đến, cũng có nghĩa là bản làng có
hội. “Cơm nếp nương, cá Bỗng nướng và nấu canh chua theo kiểu của người Tày, gà
đồi xé phay trộn gỏi, heo đen nướng ống tre cuộn với rau rừng là mâm cơm tiếp
khách của bản chúng tôi”. Ông Nguyễn Đức Thìn giới
thiệu.
Người dân hai bản ở đây trồng lúa nước và
nhà nào cũng dành một không gian sân khá lớn để phơi thóc. Ảnh: Thông
Thiện
Những túm bắp ngô hạt to đều được người Tày
ở xã Phương Độ treo dưới
gầm nhà sàn để làm hạt giống cho vụ mùa sau. Ảnh: Việt
Cường
Những chiếc lá cọ phơi bên hàng rào để dành
cho việc sửa chữa mái nhà sàn nếu có hư hại. Ảnh: Việt
Cường
Sau mỗi mùa gặt, người Tày ở thôn Tha gác
rạ dưới gầm nhà sàn để
đun nấu và làm thức ăn cho gia súc. Ảnh: Việt
Cường
Người Tày ở xã Phương Độ trữ từng bó lúa
nếp ngon nhất ngay dưới gầm nhà
sàn,
đến dịp đặc biệt mới xay xát rồi đồ xôi
thiết đãi khách quý. Ảnh: Việt
Cường
Một góc phơi phóng lúa sau mùa gặt thể hiện
sự no ấm của người Tày ở xã Phương Độ. Ảnh: Thông
Thiện
Khung cảnh rất đặc biệt sau mùa gặt tại bản
Hạ Thành. Ảnh: Việt
Cường
Ngoài việc canh tác lúa nước, người Tày ở
xã Phương Độ còn chăn nuôi dê để phát triển kinh tế. Ảnh: Thông
Thiện
Những con đường nhỏ xinh xắn, đan xen từ
bản hướng ra ruộng của người Tày ở bản Hạ Thành. Ảnh: Việt
Cường
Người Tày ở xã Phương Độ chế biến sắn để
phơi khô sau thu hoạch. Ảnh: Việt
Cường
Du khách nước ngoài dạo chơi quanh bản Hạ
Thành. Nơi đây hiện là một điểm đến hấp
dẫn
đối với những ai ưa thích khám phá cảnh đẹp
và trải nghiệm văn hóa của người Tày ở Hà Giang. Ảnh: Việt
Cường
Dịch vụ homestay ở bản Tha và Hạ Thành có
nhiều tiện nghi. Khách ngủ sàn gỗ, to và rộng, vệ sinh tắm nóng lạnh, tuy chỉ có
chăn gối mùng màn nhưng rất sạch sẽ. Nhìn qua ô cửa là du khách đã thu vào tầm
mắt những đồi cọ, cánh đồng lúa thoáng mát. Ngoài ra, những nhà sàn làm dịch vụ
homestay ở hai bản Tha và Hạ Thành đều có wifi, có hướng dẫn địa phương dạy cách
chế biến các món ăn truyền thống của người Tày khi khách yêu cầu. Đêm xuống, du
khách còn được dịp mê mẩn với đội văn nghệ gồm những thôn nữ trình diễn hát
then, hát lếu, múa cấy… đều là những làn điệu dân ca truyền thống được giữ gìn
qua nhiều thế
hệ.
Việt
Cường
Một ngôi nhà sàn đặc trưng bằng gỗ của
người Tày ở bản Tha với mái lợp bằng
lá cọ và có ao thả cá Bỗng. Ảnh: Thông
Thiện
Bản Tha và Hạ Thành xã Phương Độ (Tp. Hà Giang) được du
khách gọi với cái tên đặc trưng là “Bản nhà lá”. Hai bản nằm liền kề nhau với
hơn 200 nếp nhà sàn êm đềm bên con Suối Tiên mát lành, cùng với cuộc sống sinh
hoạt dân dã của người Tày bản địa đã tạo nên dấu ấn khó quên khi du khách đặt
chân đến khám phá nơi này.
Trong cái nắng hè vùng cao vàng như rót
mật, chúng tôi được anh cán bộ phòng văn hóa Tp. Hà Giang tên là Thuần dẫn đi
tham bản Tha và Hạ Thành. Ngay khi đặt chân đến bản Hạ Thành, chúng tôi đã ấn
tượng với những thửa ruộng như những nấc thang dẫn lên núi vàng ươm mầu rơm rạ
sau thu
hoạch.
Hai bản nằm lừng chừng bên con Suối Tiên
quanh năm ăm ắp nước tưới mát cho cánh đồng màu mỡ và phục vụ sinh hoạt của
người dân bản, nên nhà nào cũng có ao. Để làm ao, người Tày ở xã Phương Độ chỉ
cần vét đất, đắp những viên đá mồ côi thành bờ chắn nước. Ao nhà nào cũng thả cá
Bỗng, một loại cá thuộc họ cá Hồi, rất phù hợp với khí hậu địa phương, lại có
giá trị kinh tế
cao.
Anh Nguyễn Văn Quyền, người quản lý hoạt
động du lịch của bản Tha cứ chặc lưỡi tiếc rằng, giá như chúng tôi có mặt ở nơi
đây khoảng một tháng trước sẽ được chứng kiến cảnh mùa vụ tất bật của người Tày.
Khi vào đến bản, chúng tôi hoàn toàn quên ngay sự chỉ dẫn của anh Quyền bởi
những mái nhà sàn lợp lá nằm san sát được xây dựng theo kiểu bàn cờ với những nụ
cười thân thiện của người dân bản địa đã như ma lực thu hút ống kính máy
ảnh.
Một góc bản Tha nhìn từ lưng chừng núi. Bản
Tha có khoảng hơn 100 ngôi nhà sàn lợp lá của người Tày trải dài trong khoảng
đất bằng phẳng dưới chân đồi thuộc xã Phương Độ. Ảnh: Việt
Cường
Bản Tha và Hạ Thành ở xã Phương Độ có gần
200 ngôi nhà sàn làm
theo kiểu truyền thống của người Tày. Ảnh: Việt
Cường
Bên trong căn nhà sàn truyền thống lợp mái
cọ của người Tày ở bản Tha. Ảnh: Việt
Cường
Những vật dụng sinh hoạt hằng ngày của
người Tày như giỏ, lồng được treo quanh nhà sàn. Ảnh: Việt
Cường
Quả còn được treo trước hiên nhà sàn của
người Tày ở bản Tha và bản Hạ Thành. Trong văn hóa người Tày, quả còn
không chỉ là một đồ chơi dùng trong dịp lễ hội mà còn là vật tượng trưng cho sự ấm
no, sinh sôi nảy nở. Ảnh: Thông
Thiện
Khung cảnh yên bình buổi chiều ở thôn Tha.
Ảnh: Việt
Cường
Đến bản Tha hay bản Hạ Thành ngoài cảnh
đẹp, du khách còn được dạo bước trong một không gian sống rất đỗi yên bình của bà con dân tộc ở nơi đây.
Ảnh: Việt
Cường
Chúng tôi dừng chân nhà ông lão Nguyễn Đức
Thìn ở bản Hạ Thành để nghỉ chân, uống nước. Ngôi nhà sàn bề thế năm gian được
xây dựng bằng gỗ lát cách đây đã hơn trăm năm vẫn vững trãi cùng thời gian.
“Người Tày ở bản Hạ Thành mình đã chọn vùng đất này định cư lâu lắm rồi. Ngôi
nhà này đời bố mình dựng, đến đời mình tính ra chỉ mới 5 lần thay mái lá là ở
đến tận bây giờ”. Ông lão Thìn giãi bày. Được biết, mái của những ngôi nhà sàn
được lọp bằng lá cọ dày từ 20 – 40 cm, có độ bền từ 5 đến 10
năm.
Ở bản Hạ Thành có 7 hộ kinh doanh dịch vụ
lưu trú, ăn ngủ, 9 hộ bán hàng quà lưu niệm và dịch vụ khác, 01 đội văn nghệ dân
gian sẵn sàng phục dựng lại các sinh hoạt văn hóa của người Tày bản địa. Ngoài
ra bản Hạ Thành có khu du lịch sinh thái Suối Tiên là nơi vui chơi giải trí phục
vụ du khách và nhân dân trong
vùng.
Ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Đức Thìn là một
điểm homestay hấp dẫn đối với những du khách ưa thích khám phá văn hóa. Theo
phong tục của người Tày, bếp lửa được dựng ở chính giữa sàn nhà, vừa là nơi nấu
nướng, trò chuyện, sưởi ấm trong mùa Đông. Ở mạn hiên nhà sàn, từng chồng đệm
cỏ, chăn lau được xếp ngay ngắn chờ khách lưu trú qua đêm. Ông Thìn cho biết,
người Tày từ xưa rất trân trọng khách đến chơi nhà. Chủ nhà sẽ chuẩn bị những
vật dụng tốt nhất, những món ăn ngon nhất để thiết
đãi.
Chúng tôi đặc biệt chú ý đến những quả còn
sắc màu được treo trước mỗi hiên nhà sàn ở bản Tha và Hạ Thành. Hỏi anh Nguyễn
Văn Quyền thì được lý giải rằng, quả còn trong tâm thức người Tày tượng trưng
cho sự sinh sôi, phát triển. Trong quả còn là năm loại ngũ cốc gồm, gạo, ngô,
đỗ, lạc, vừng được khâu kín bằng vải thổ cẩm. Nếu du khách có hứng thú, các nam
thanh nữ tú trong bản sẽ ngay lập tức thành lập một đội ném
còn.
Có lẽ, du lịch đã mang lại nguồi thu nhập
đáng kể cho người Tày nơi đây nên có khách đến, cũng có nghĩa là bản làng có
hội. “Cơm nếp nương, cá Bỗng nướng và nấu canh chua theo kiểu của người Tày, gà
đồi xé phay trộn gỏi, heo đen nướng ống tre cuộn với rau rừng là mâm cơm tiếp
khách của bản chúng tôi”. Ông Nguyễn Đức Thìn giới
thiệu.
Người dân hai bản ở đây trồng lúa nước và
nhà nào cũng dành một không gian sân khá lớn để phơi thóc. Ảnh: Thông
Thiện
Những túm bắp ngô hạt to đều được người Tày
ở xã Phương Độ treo dưới
gầm nhà sàn để làm hạt giống cho vụ mùa sau. Ảnh: Việt
Cường
Những chiếc lá cọ phơi bên hàng rào để dành
cho việc sửa chữa mái nhà sàn nếu có hư hại. Ảnh: Việt
Cường
Sau mỗi mùa gặt, người Tày ở thôn Tha gác
rạ dưới gầm nhà sàn để
đun nấu và làm thức ăn cho gia súc. Ảnh: Việt
Cường
Người Tày ở xã Phương Độ trữ từng bó lúa
nếp ngon nhất ngay dưới gầm nhà
sàn,
đến dịp đặc biệt mới xay xát rồi đồ xôi
thiết đãi khách quý. Ảnh: Việt
Cường
Một góc phơi phóng lúa sau mùa gặt thể hiện
sự no ấm của người Tày ở xã Phương Độ. Ảnh: Thông
Thiện
Khung cảnh rất đặc biệt sau mùa gặt tại bản
Hạ Thành. Ảnh: Việt
Cường
Ngoài việc canh tác lúa nước, người Tày ở
xã Phương Độ còn chăn nuôi dê để phát triển kinh tế. Ảnh: Thông
Thiện
Những con đường nhỏ xinh xắn, đan xen từ
bản hướng ra ruộng của người Tày ở bản Hạ Thành. Ảnh: Việt
Cường
Người Tày ở xã Phương Độ chế biến sắn để
phơi khô sau thu hoạch. Ảnh: Việt
Cường
Du khách nước ngoài dạo chơi quanh bản Hạ
Thành. Nơi đây hiện là một điểm đến hấp
dẫn
đối với những ai ưa thích khám phá cảnh đẹp
và trải nghiệm văn hóa của người Tày ở Hà Giang. Ảnh: Việt
Cường
Dịch vụ homestay ở bản Tha và Hạ Thành có
nhiều tiện nghi. Khách ngủ sàn gỗ, to và rộng, vệ sinh tắm nóng lạnh, tuy chỉ có
chăn gối mùng màn nhưng rất sạch sẽ. Nhìn qua ô cửa là du khách đã thu vào tầm
mắt những đồi cọ, cánh đồng lúa thoáng mát. Ngoài ra, những nhà sàn làm dịch vụ
homestay ở hai bản Tha và Hạ Thành đều có wifi, có hướng dẫn địa phương dạy cách
chế biến các món ăn truyền thống của người Tày khi khách yêu cầu. Đêm xuống, du
khách còn được dịp mê mẩn với đội văn nghệ gồm những thôn nữ trình diễn hát
then, hát lếu, múa cấy… đều là những làn điệu dân ca truyền thống được giữ gìn
qua nhiều thế
hệ.
Việt
Cường