Người Tày Poọng ở bản Phồng (thuộc xã Tam
Hợp, huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An)
sống biệt lập bởi núi rừng hiểm trở bao
quanh và chia cắt. Tuy ít người nhưng xung quanh bản làng người Tày Poọng này có
vô vàn câu chuyện ly kỳ từ bao đời, nay còn để
lại.
Lay lắt trong rừng sâu
Tộc người Tày Poọng hiện đang sống tập
trung rải rác ở hai xã Tam Hợp và Tam Quang (thuộc huyện miền núi Tương Dương,
Nghệ An). Do cuộc sống của con người phát triển với thời đại nên những nét đặc
trưng văn hóa của dân tộc này ở một số bản làng đang dần mai một. Nhưng riêng ở
bản Phồng (thuộc xã Tam Hợp), đến giờ người Tày Poọng vẫn còn lưu giữ những nét
đặc trưng văn hóa của dân tộc mình mà hiếm tộc người nào còn lưu giữ
được.
Từ trên đỉnh Trường Sơn nhìn xuống, bản
Phồng thăm thẳm, heo hút và nằm lọt thỏm giữa thung lũng núi rừng trùng điệp.
Những ngôi nhà gỗ thưa thớt mọc lên dọc dòng khe Cặt trông rất bình yên. Vì ở
biệt lập với bên ngoài nên cuộc sống của bà con chủ yếu là tự cung, tự cấp. Để
có cái ăn, ngày ngày bà con phải lên rừng đào củ mài, săn bắn, hái lượm, mò cua,
bắt cá ở dưới các con khe, con suối. Người Tày Poọ̣ng nổi tiếng với tài bắt cá
bằng tay không ở dưới nước. Vì thế, ngày đêm bên các dòng khe Cặt, khe Mằn, khe
Càn Tà…, người dân thường xuyên đi bắt
cá.
Buổi sáng ở bản Phồng, nhiều người Tày
Poọng xách cá vừa đánh bắt dưới khe mang ra trung tâm xã Tam Hợp để bán lấy
tiền, đổi thực phẩm khác. Ngoài tài giỏi nghề bắt cá dưới khe, đàn ông Tày Poọng
cũng rất thạo nghề săn bắn. Tuy nhiên, gần đây, do cán độ địa phương tuyên
truyền không được săn bắn động vật hoang trong rừng, vì như thế là vi phạm pháp
luật, người dân bản Phồng không ai hành nghề này nữa mà chuyển sang săn mật ong
rừng.
Chị Lo Thị Hải – một người dân bản địa –
cho biết, mùa này đang là mùa săn mật ong. Vì thế, ngày nào bà con cũng kéo nhau
vào rừng kiếm tổ ong vắt lấy mật. Chị Hải tiết lộ, mật ong rừng ở vùng núi này
rất ngon, nhưng bây giờ đang dần khan hiếm, vì người dân nơi khác cũng ồ ạt vào
khu vực này để săn
bắt.
Một cán bộ xã Tam Hợp cho hay, người Tày
Poọng không biết canh tác nông nghiệp như một số dân tộc khác. Họ sản xuất manh
mún, công cụ thô sơ và chẳng hiểu gì về kỹ thuật. Do vậy, bản Phồng thường xuyên
thiếu đói lương thực. Nhiều năm, đồng bào phải ăn ngô, ăn sắn với cá và mật ong
kèm theo các loại hoa quả, rau củ trong rừng. Trước cuộc sống lay lắt của tộc
người nhỏ bé này, năm 2007, Đảng và Nhà nước ta cho mở một con đường nối liền từ
trung tâm xã Tam Hợp vào tới bản Phồng dài gần 5 cây số. Ngày mở đường vào bản,
hầu hết bà con nơi đây bỏ rừng, bỏ nương rẫy để kéo nhau ra xem chiếc máy xúc
đang ngoạm từng mảng đất, thúc từng gốc cây to đổ ràn rạt. Với người Tày Poọng ở
bản Phồng, đây là lần đầu tiên họ được chứng kiến chiếc máy xúc hiện đại nhất
trong lịch
sử.
Ông Moong Hợi – nguyên Phó Bí thư Huyện ủy
Tương Dương – tâm sự, có đường đi, khi ấy mới có cán bộ vào hướng dẫn bà con
trồng lúa, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đến nay, tuy cuộc sống có bớt phần khó khăn
nhưng bản Phồng vẫn còn nghèo, nghèo nhất miền tây xứ Nghệ. Hiện tộc người Tày
Poọng ở bản Phồng có chưa đầy 500 khẩu, với 115 hộ gia đình. Thường những ngày
giáp hạt, hễ có tiếng người lạ hay đoàn cán bộ vào bản, thế nào người dân cũng
chạy ra đầu ngõ lóng nga lóng ngóng trông chờ và hy vọng có quà cứu trợ. Vì cuộc
sống của đồng bào quá đói nghèo và lạc hậu, nên hằng năm chính quyền địa phương
cũng như một số tổ chức nhân đạo có ghé bản làng thăm và hỗ trợ lương
thực.
Kỳ lạ tục tang
ma
Chúng tôi có mặt ở bản Phồng đúng vào những
ngày gia đình ông Lo Văn Bình gặp đại tang, 4 thành viên trong gia đình vừa mới
bị hung thủ Vi Văn Mằn là hàng xóm sát hại. Qua đây, chúng tôi mới được nghe và
chứng kiến nhiều tập tục truyền thống vô cùng kỳ lạ của người Tày Poọng. Bước
chân vào nhà ông Lo Văn Bình (người sống sót duy nhất của gia đình bị thảm sát)
không hề thấy bàn thờ, hương khói cho các nạn nhân vừa mới bị giết hại. Thấy tôi
ngạc nhiên, một người dân bản giải thích: “Tập tục của người Tày Poọng ở bản
Phồng là vậy đó, không mấy ai làm bàn thờ để bày biện hoa quả, hương khói như
các vùng quê khác”.Ông Viêng Văn Thơ – một người con của bản – nói nhỏ vào tai
tôi, đồng bào Tày Poọng cũng giống như bao đồng bào khác, rất sợ chết. Vì bà con
cho rằng, chết là phải lìa bỏ cuộc sống trần gian, hối tiếc người thân và những
gì đã làm ra gắn bó với mình. Vì thế, hôm đám tang vợ và con trai ông Bình, rất
đông anh em, bản làng tới đưa đám. Riêng con dâu Lê Thị Yến và cháu trai 8 tháng
tuổi được đưa về gia đình bên ngoại chôn cất theo tập tục của đồng bào Tày
Poọng. Được biết, khi khiêng quan tài ra khỏi nhà, không ai trong họ tộc nhà ông
Bình được khiêng, mà phải nhờ người ngoài dòng họ, vì người Tày Poọng ở đây quan
niệm rằng, nếu người nhà khiêng quan tài sẽ bị “con ma” quay về
bắt.
Tò mò muốn mục sở thị nấm mồ vừa chôn cất
hai nạn nhân xấu số của nhà ông Bình, tôi nhờ một số người dân đưa ra khu vực
nghĩa địa, ấy vậy mà không ai trong bản Phồng dám dẫn đi. Thấy tôi khẩn thiết
được ra xem nghĩa địa, một thành viên trong nhà trưởng bản Viêng Văn Độ đã hướng
dẫn tôi lối đi chứ cũng không dám cùng tôi đi tới nghĩa địa. Khi được hỏi vì sao
lại sợ như thế, một số người nơi đây giải thích: Người Tày Poọng có quan niệm,
mỗi khi trong nhà hay trong bản làng có người chết, chôn cất xong là thôi, không
bao giờ có ai đến mộ người chết nữa. Ai đến đó coi như muốn sống với “thế giới
của ma.”
Mặc dù không tin vào “ma” như bà con bản
Phồng kể, nhưng khi bước chân vào bãi tha ma của người Tày Poọng ở bản Phồng,
cách khá xa khu dân cư, tôi vẫn cứ rờn rợn. Không biết đâu là mồ chôn người
chết, trước mắt là một bãi tha ma rộng lớn bằng phẳng, cây rừng mọc rậm rịt đến
hoang lạnh. Trước khi vào nghĩa trang, chị Viêng Thị Hà – một người dân bản
Phồng – có dặn, từ ngã ba đầu tiên của đường vào bản Phồng, rẽ trái theo con
đường mòn hun hút cỏ lau và cây cối um tùm, cứ thế mà đi tới; nếu khi nào thấy
hai bãi đất mới lấp, đó là khu vực nhà mồ mới chôn cất hai mẹ con bà Viêng Thị
Chung và anh Lo Văn
Thọ.
Sau khi chôn cất các nạn nhân, người dân
bản Phồng liền trồng một số cây cối xung quanh mộ. Người bản Phồng quan niệm
rằng, rừng cây xanh tốt là nhà, các cây leo quanh cây cổ thụ là rau, trầu cau và
các loài hoa quả và muông thú là thực phẩm của người quá cố. Vì thế, trên đường
đi vào lãnh địa bản Phồng, nếu không thạo người lạ dễ đi trên nhà mồ của người
đã khuất.
Lấy được vợ, nợ cả
đời
Vào tới bản Phồng, gặp một thanh niên
khoảng chừng 20 tuổi, tôi hỏi thăm và tìm hiểu về sự việc nhà ông Lo Văn Bình,
lập tức chàng thanh niên này nói: “Nhà ông ấy thì em biết, nhưng sự việc thì
không rõ vì em cũng chỉ là người nơi khác đến đây ở rể”. Lân la câu chuyện mới
biết, chàng trai này có tên là Vang Phi Thơ (quê ở một bản làng khác cũng thuộc
xã Tam Hợp). Từ lâu, chàng trai này đem lòng yêu mến cô gái con của một gia đình
người Tày Poọng ở bản Phồng. Để cưới được vợ, có khi cả đời này anh chàng cũng
không trả hết nợ, vì tục cưới hỏi của người Tày Poọng vô cùng tốn kém. Chưa có
tiền rước vợ về bản nhà, Vang Phi Thơ phải đến nhà cô gái Tày Poọng này ở rể một
thời gian, khi nào có đủ điều kiện mới tổ chức đưa người bạn đời về nhà
mình.
Một số người dân cho biết, muốn cưới được
con gái ở đây thì phải đáp ứng đủ điều kiện do nhà gái đặt ra. Lễ ăn hỏi
phải tổ chức ba lần. Còn khi tổ chức lễ cưới, nhà trai phải chuẩn
bị lễ vật là hai con lợn, ba trăm con cá mát, làm thịt xong ủ chua bỏ vào trong
ba cái sọt; sáu con gà, một chiếc váy, một cái áo, một chiếc khăn trùm đầu, một
đôi khăn thắt lưng, một đôi chiếu, hai vòng tay được làm bằng bạc, một
bình vôi, một vò rượu siêu, một bộ chân chài, mười lăm bát cơm, ba
ống nứa gạo nếp, củi đuốc kèm theo một số vật dụng khác… để nộp cho nhà
gái.
Một số người dân than thở, tục cưới hỏi của
đồng bào Tày Poọng trở thành gánh nặng cho người đàn ông, vì tất cả lễ vật, chi
phí nhà trai phải đứng ra gách vác, nhà gái không phải lo bất cứ thứ gì. Vì đám
cưới của tộc người Tày Poọng vô cùng tốn kém nên lâu nay ở bản Phồng không ít
chàng trai nhà nghèo, không có điều kiện cưới vợ, đã phải đi ở rể từ 3-5 năm mới
được rước vợ về
nhà.
Có một tập tục kỳ lạ rất giống với người
Đan Lai và đi ngược lại với khoa học mà cho đến bây giờ người Tày Poọng vẫn chưa
từ bỏ. Đó là mỗi khi các bà mẹ vừa sinh con, thế nào hài nhi cũng được đưa ra bờ
suối để tắm (tiếng bản địa gọi là “uồm”). Quan niệm của đồng bào Tày Poọng là để
rèn luyện cho đứa trẻ thích nghi với môi trường thiên nhiên, để khi lớn lên đứa
trẻ có thể khỏe mạnh, đủ sức đánh đuổi thú rừng, chống chọi với khí hậu hà khắc
nơi rừng thiêng nước độc.
Minh Phượng
Người Tày Poọng ở bản Phồng (thuộc xã Tam
Hợp, huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An)
sống biệt lập bởi núi rừng hiểm trở bao
quanh và chia cắt. Tuy ít người nhưng xung quanh bản làng người Tày Poọng này có
vô vàn câu chuyện ly kỳ từ bao đời, nay còn để
lại.
Lay lắt trong rừng sâu
Tộc người Tày Poọng hiện đang sống tập
trung rải rác ở hai xã Tam Hợp và Tam Quang (thuộc huyện miền núi Tương Dương,
Nghệ An). Do cuộc sống của con người phát triển với thời đại nên những nét đặc
trưng văn hóa của dân tộc này ở một số bản làng đang dần mai một. Nhưng riêng ở
bản Phồng (thuộc xã Tam Hợp), đến giờ người Tày Poọng vẫn còn lưu giữ những nét
đặc trưng văn hóa của dân tộc mình mà hiếm tộc người nào còn lưu giữ
được.
Từ trên đỉnh Trường Sơn nhìn xuống, bản
Phồng thăm thẳm, heo hút và nằm lọt thỏm giữa thung lũng núi rừng trùng điệp.
Những ngôi nhà gỗ thưa thớt mọc lên dọc dòng khe Cặt trông rất bình yên. Vì ở
biệt lập với bên ngoài nên cuộc sống của bà con chủ yếu là tự cung, tự cấp. Để
có cái ăn, ngày ngày bà con phải lên rừng đào củ mài, săn bắn, hái lượm, mò cua,
bắt cá ở dưới các con khe, con suối. Người Tày Poọ̣ng nổi tiếng với tài bắt cá
bằng tay không ở dưới nước. Vì thế, ngày đêm bên các dòng khe Cặt, khe Mằn, khe
Càn Tà…, người dân thường xuyên đi bắt
cá.
Buổi sáng ở bản Phồng, nhiều người Tày
Poọng xách cá vừa đánh bắt dưới khe mang ra trung tâm xã Tam Hợp để bán lấy
tiền, đổi thực phẩm khác. Ngoài tài giỏi nghề bắt cá dưới khe, đàn ông Tày Poọng
cũng rất thạo nghề săn bắn. Tuy nhiên, gần đây, do cán độ địa phương tuyên
truyền không được săn bắn động vật hoang trong rừng, vì như thế là vi phạm pháp
luật, người dân bản Phồng không ai hành nghề này nữa mà chuyển sang săn mật ong
rừng.
Chị Lo Thị Hải – một người dân bản địa –
cho biết, mùa này đang là mùa săn mật ong. Vì thế, ngày nào bà con cũng kéo nhau
vào rừng kiếm tổ ong vắt lấy mật. Chị Hải tiết lộ, mật ong rừng ở vùng núi này
rất ngon, nhưng bây giờ đang dần khan hiếm, vì người dân nơi khác cũng ồ ạt vào
khu vực này để săn
bắt.
Một cán bộ xã Tam Hợp cho hay, người Tày
Poọng không biết canh tác nông nghiệp như một số dân tộc khác. Họ sản xuất manh
mún, công cụ thô sơ và chẳng hiểu gì về kỹ thuật. Do vậy, bản Phồng thường xuyên
thiếu đói lương thực. Nhiều năm, đồng bào phải ăn ngô, ăn sắn với cá và mật ong
kèm theo các loại hoa quả, rau củ trong rừng. Trước cuộc sống lay lắt của tộc
người nhỏ bé này, năm 2007, Đảng và Nhà nước ta cho mở một con đường nối liền từ
trung tâm xã Tam Hợp vào tới bản Phồng dài gần 5 cây số. Ngày mở đường vào bản,
hầu hết bà con nơi đây bỏ rừng, bỏ nương rẫy để kéo nhau ra xem chiếc máy xúc
đang ngoạm từng mảng đất, thúc từng gốc cây to đổ ràn rạt. Với người Tày Poọng ở
bản Phồng, đây là lần đầu tiên họ được chứng kiến chiếc máy xúc hiện đại nhất
trong lịch
sử.
Ông Moong Hợi – nguyên Phó Bí thư Huyện ủy
Tương Dương – tâm sự, có đường đi, khi ấy mới có cán bộ vào hướng dẫn bà con
trồng lúa, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đến nay, tuy cuộc sống có bớt phần khó khăn
nhưng bản Phồng vẫn còn nghèo, nghèo nhất miền tây xứ Nghệ. Hiện tộc người Tày
Poọng ở bản Phồng có chưa đầy 500 khẩu, với 115 hộ gia đình. Thường những ngày
giáp hạt, hễ có tiếng người lạ hay đoàn cán bộ vào bản, thế nào người dân cũng
chạy ra đầu ngõ lóng nga lóng ngóng trông chờ và hy vọng có quà cứu trợ. Vì cuộc
sống của đồng bào quá đói nghèo và lạc hậu, nên hằng năm chính quyền địa phương
cũng như một số tổ chức nhân đạo có ghé bản làng thăm và hỗ trợ lương
thực.
Kỳ lạ tục tang
ma
Chúng tôi có mặt ở bản Phồng đúng vào những
ngày gia đình ông Lo Văn Bình gặp đại tang, 4 thành viên trong gia đình vừa mới
bị hung thủ Vi Văn Mằn là hàng xóm sát hại. Qua đây, chúng tôi mới được nghe và
chứng kiến nhiều tập tục truyền thống vô cùng kỳ lạ của người Tày Poọng. Bước
chân vào nhà ông Lo Văn Bình (người sống sót duy nhất của gia đình bị thảm sát)
không hề thấy bàn thờ, hương khói cho các nạn nhân vừa mới bị giết hại. Thấy tôi
ngạc nhiên, một người dân bản giải thích: “Tập tục của người Tày Poọng ở bản
Phồng là vậy đó, không mấy ai làm bàn thờ để bày biện hoa quả, hương khói như
các vùng quê khác”.Ông Viêng Văn Thơ – một người con của bản – nói nhỏ vào tai
tôi, đồng bào Tày Poọng cũng giống như bao đồng bào khác, rất sợ chết. Vì bà con
cho rằng, chết là phải lìa bỏ cuộc sống trần gian, hối tiếc người thân và những
gì đã làm ra gắn bó với mình. Vì thế, hôm đám tang vợ và con trai ông Bình, rất
đông anh em, bản làng tới đưa đám. Riêng con dâu Lê Thị Yến và cháu trai 8 tháng
tuổi được đưa về gia đình bên ngoại chôn cất theo tập tục của đồng bào Tày
Poọng. Được biết, khi khiêng quan tài ra khỏi nhà, không ai trong họ tộc nhà ông
Bình được khiêng, mà phải nhờ người ngoài dòng họ, vì người Tày Poọng ở đây quan
niệm rằng, nếu người nhà khiêng quan tài sẽ bị “con ma” quay về
bắt.
Tò mò muốn mục sở thị nấm mồ vừa chôn cất
hai nạn nhân xấu số của nhà ông Bình, tôi nhờ một số người dân đưa ra khu vực
nghĩa địa, ấy vậy mà không ai trong bản Phồng dám dẫn đi. Thấy tôi khẩn thiết
được ra xem nghĩa địa, một thành viên trong nhà trưởng bản Viêng Văn Độ đã hướng
dẫn tôi lối đi chứ cũng không dám cùng tôi đi tới nghĩa địa. Khi được hỏi vì sao
lại sợ như thế, một số người nơi đây giải thích: Người Tày Poọng có quan niệm,
mỗi khi trong nhà hay trong bản làng có người chết, chôn cất xong là thôi, không
bao giờ có ai đến mộ người chết nữa. Ai đến đó coi như muốn sống với “thế giới
của ma.”
Mặc dù không tin vào “ma” như bà con bản
Phồng kể, nhưng khi bước chân vào bãi tha ma của người Tày Poọng ở bản Phồng,
cách khá xa khu dân cư, tôi vẫn cứ rờn rợn. Không biết đâu là mồ chôn người
chết, trước mắt là một bãi tha ma rộng lớn bằng phẳng, cây rừng mọc rậm rịt đến
hoang lạnh. Trước khi vào nghĩa trang, chị Viêng Thị Hà – một người dân bản
Phồng – có dặn, từ ngã ba đầu tiên của đường vào bản Phồng, rẽ trái theo con
đường mòn hun hút cỏ lau và cây cối um tùm, cứ thế mà đi tới; nếu khi nào thấy
hai bãi đất mới lấp, đó là khu vực nhà mồ mới chôn cất hai mẹ con bà Viêng Thị
Chung và anh Lo Văn
Thọ.
Sau khi chôn cất các nạn nhân, người dân
bản Phồng liền trồng một số cây cối xung quanh mộ. Người bản Phồng quan niệm
rằng, rừng cây xanh tốt là nhà, các cây leo quanh cây cổ thụ là rau, trầu cau và
các loài hoa quả và muông thú là thực phẩm của người quá cố. Vì thế, trên đường
đi vào lãnh địa bản Phồng, nếu không thạo người lạ dễ đi trên nhà mồ của người
đã khuất.
Lấy được vợ, nợ cả
đời
Vào tới bản Phồng, gặp một thanh niên
khoảng chừng 20 tuổi, tôi hỏi thăm và tìm hiểu về sự việc nhà ông Lo Văn Bình,
lập tức chàng thanh niên này nói: “Nhà ông ấy thì em biết, nhưng sự việc thì
không rõ vì em cũng chỉ là người nơi khác đến đây ở rể”. Lân la câu chuyện mới
biết, chàng trai này có tên là Vang Phi Thơ (quê ở một bản làng khác cũng thuộc
xã Tam Hợp). Từ lâu, chàng trai này đem lòng yêu mến cô gái con của một gia đình
người Tày Poọng ở bản Phồng. Để cưới được vợ, có khi cả đời này anh chàng cũng
không trả hết nợ, vì tục cưới hỏi của người Tày Poọng vô cùng tốn kém. Chưa có
tiền rước vợ về bản nhà, Vang Phi Thơ phải đến nhà cô gái Tày Poọng này ở rể một
thời gian, khi nào có đủ điều kiện mới tổ chức đưa người bạn đời về nhà
mình.
Một số người dân cho biết, muốn cưới được
con gái ở đây thì phải đáp ứng đủ điều kiện do nhà gái đặt ra. Lễ ăn hỏi
phải tổ chức ba lần. Còn khi tổ chức lễ cưới, nhà trai phải chuẩn
bị lễ vật là hai con lợn, ba trăm con cá mát, làm thịt xong ủ chua bỏ vào trong
ba cái sọt; sáu con gà, một chiếc váy, một cái áo, một chiếc khăn trùm đầu, một
đôi khăn thắt lưng, một đôi chiếu, hai vòng tay được làm bằng bạc, một
bình vôi, một vò rượu siêu, một bộ chân chài, mười lăm bát cơm, ba
ống nứa gạo nếp, củi đuốc kèm theo một số vật dụng khác… để nộp cho nhà
gái.
Một số người dân than thở, tục cưới hỏi của
đồng bào Tày Poọng trở thành gánh nặng cho người đàn ông, vì tất cả lễ vật, chi
phí nhà trai phải đứng ra gách vác, nhà gái không phải lo bất cứ thứ gì. Vì đám
cưới của tộc người Tày Poọng vô cùng tốn kém nên lâu nay ở bản Phồng không ít
chàng trai nhà nghèo, không có điều kiện cưới vợ, đã phải đi ở rể từ 3-5 năm mới
được rước vợ về
nhà.
Có một tập tục kỳ lạ rất giống với người
Đan Lai và đi ngược lại với khoa học mà cho đến bây giờ người Tày Poọng vẫn chưa
từ bỏ. Đó là mỗi khi các bà mẹ vừa sinh con, thế nào hài nhi cũng được đưa ra bờ
suối để tắm (tiếng bản địa gọi là “uồm”). Quan niệm của đồng bào Tày Poọng là để
rèn luyện cho đứa trẻ thích nghi với môi trường thiên nhiên, để khi lớn lên đứa
trẻ có thể khỏe mạnh, đủ sức đánh đuổi thú rừng, chống chọi với khí hậu hà khắc
nơi rừng thiêng nước độc.
Minh Phượng