Đưa tiễn linh cữu người đã
khuất.
Trong bản, làng các dân tộc miền núi phía
Tây Bắc, thầy Tào giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của
tộc người Tày, là người làm cầu nối giữa thế giới con người và thế giới của thần
linh và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cả cộng
đồng.
Ngoài nhiệm vụ chủ trì các nghi thức tang
ma, thầy Tào còn cúng bái để cầu yên cầu phúc, xem địa lý, xem ngày lành tháng
tốt cho việc hỷ, xem số tử vi cho nam nữ để quyết định việc hôn nhân, xem đất
cát xây nhà, cất mộ…
Thầy Tào - người giữ hồn văn hoá
Tày
Trong công cuộc toàn cầu hoá hiện nay,
những sắc thái văn hoá độc đáo của người Tày đang dần mai một. Để bảo tồn được
những giá trị văn hóa đó, cần phải có người am hiểu, truyền đạt lại cho thế hệ
sau giữ gìn và phát huy. Thầy Tào là người đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó, điều này thể hiện ở trong nghi
thức tang ma của người
Tày.
Để trở thành thầy Tào người đó phải có công
đức cao, có căn duyên hoặc gia đình có truyền thống, tính tình con người phải
trầm lắng, hiền từ, không mưu cầu quá độ hoặc đố kỵ với kẻ hơn mình. Thầy Tào có
vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày, là cấp bậc cao nhất
của thầy cúng, chuyên chủ trì các đám ma. Họ là người có khả năng liên thông
giữa linh hồn và thần
thánh.
Đến với đám ma, thầy Tào là người quyết
định các lễ vật trong tang ma, những người tham gia trong đám tang, quyết định
thụ hành các nghi thức, nghi lễ trong tang ma như: triệu hồn người chết về để
cầu nguyện, tỏ lòng thương tiếc người quá cố và tiễn đưa hồn về
trời.
Cử hành các nghi thức tang
ma
Với đồng bào Tày, khi nhà có người chết sẽ
cử người đi đón thầy Tào về giúp làm đám tang. Thầy Tào sẽ quyết định thay người
nhà những người tham gia các nghi lễ, gồm Tào chủ cùng 2 hay 3 thầy phụ, đội
trống kèn (có Tào thì có cả đội kèn đi theo) con cháu trong nhà, hội phe trong
bản làng đến giúp việc trong gia đình. Bên cạnh đó thầy Tào còn quyết định việc
chuẩn bị các lễ vật để thực hiện các nghi lễ như: gà, lợn, gạo, dựng bàn thờ để
làm lễ, chiếu, giấy bản, giấy
màu…
Khi làm lễ, thầy Tào mặc áo dài và đội mũ
thêu chỉ ngũ sắc, tay cầm kiếm để điều khiển âm binh. Còn người trong gia đình
có tang: con trai mặc quần áo tang màu trắng, đội mũ 3 que, đi chân đất, chống
gậy tre, thắt đai lưng bằng dải vải trắng đeo bên mình con dao nhọn (dao có ý
nghĩa bảo vệ người chết, ma mồ quỷ thần không dám tới quấy nhiễu, các con gái,
con dâu mặc quần áo trắng, tóc quấn quanh đầu, đội mũ chào mào
(khuốt).
Trong lễ rửa mặt, thầy Tào là người hướng
dẫn, hiển linh đưa con cháu trong nhà đi lấy nước về rửa mặt cho người chết.
Trước khi nhập quan, thầy Tào phải làm lễ du hồn nhập xác vì người chết mới qua
đời các hồn còn bị thất lạc ở nhiều nơi được triệu tập về xác qua lời khấn của
mình. Thầy Tào cho bùa phép và một số tờ sớ ghi ngày tháng năm sinh cùng tài sản
kèm theo. Bốn người nhấc bốn góc chiếu đưa người chết vào trong quan tài. Sau đó
tiến hành lập bài vị và lập bức trướng ghi đầy đủ tên các con các cháu và tấm
vải trắng ghi danh sách những người để tang rồi treo bức trướng đó lên tường -
nơi đặt bài vị linh hồn người chết. Khi phát tang thầy Tào dùng bộ nhạc khí (của
mấy thầy phụ cùng dàn kèn trống) để điều khiển âm binh, giúp sức đưa hồn sang
thế giới bên
kia.
Lễ xiên tang của người
Tày
Ngày đầu tiên, thầy Tào sẽ thực hiện lễ pây
tâng (thắp đèn) dẫn đoàn con cháu đi quanh quan tài cùng thắp 24 ngọn đèn. Mục
đích là để soi sáng đường đi, xua đi bóng tối tránh những khó khăn trắc trở dọc
đường nhằm giúp vong hồn thấy rõ đường đi lối về với tổ tiên. Muốn đưa vong hồn
người chết trong sạch về với tổ tiên thầy Tào phải dùng phép thuật để giúp vong
hồn đi qua thuận lợi. 24 ngọn nến là biểu tượng cho 24 phép thuật mà thầy Tào
phải dùng để đưa linh cữu qua cửa này, thầy Tào đọc tên tuổi, ngày tháng năm
sinh của người chết báo cho diêm vương biết. Đêm thứ hai vẫn tiếp tục pây tâng
nhưng lần này cửa ải khó khăn hơn nên thầy Tào phải thắp 36 ngọn nến tượng trưng
cho 36 phép thần thông mà thầy phải dùng để đưa linh hồn người chết vượt qua địa
ngục. Các nghi thức pây tâng giống như đêm trước. Đêm thứ ba vẫn tiếp tục pây
tâng nhưng lần này qua tầng địa ngục thứ ba để xuống thái âm, thầy phải thắp tới
72 ngọn nến, tượng trưng cho 72 phép thần thông của thầy mới đưa được hồn người
chết qua địa
ngục.
Thầy Tào thực hành nghi
thức.
Thầy Tào - cầu nối giữa thần linh và con
người
Thầy Tào có một vai trò trong tang ma
truyền thống của người Tày, là cầu nối giữa con người với hồn người chết, đưa
hồn người chết về thế giới bên kia cùng với tổ
tiên.
Khi làm lễ, thầy Tào nhất định phải có sách
cúng, sớ tấu viết bằng chữ Nôm Tày cũng như những lá bùa sử dụng trong các nghi
lễ tang ma. Thầy Tào khi cúng thể hiện các bài văn bằng cách hát noi, hát sli,
vừa giúp linh hồn người chết dễ siêu thoát vừa gần gũi với đồng bào. Đó cũng là
một nét văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nghi thức tang
ma.
Thông qua tang lễ, người Tày thể hiện phong
tục tập quán tốt đẹp, giàu tính nhân văn. Cách thức chăm sóc đồng bào trong phút
lâm chung thật tận tình, chu đáo. Điều này thể hiện sợi dây đoàn kết giữa gia
đình và bản làng. Đám tang là dịp thể hiện sự chia sẻ nỗi đau khi mất người thân
với gia đình của họ hàng nội, ngoại, thông gia, bạn bè, hàng xóm, thân bằng
quyến thuộc. Cũng qua đám tang đồng bào thể hiện được đạo đức của con người và
nề nếp của xã
hội.
Thúy
Nga
Đưa tiễn linh cữu người đã
khuất.
Trong bản, làng các dân tộc miền núi phía
Tây Bắc, thầy Tào giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của
tộc người Tày, là người làm cầu nối giữa thế giới con người và thế giới của thần
linh và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cả cộng
đồng.
Ngoài nhiệm vụ chủ trì các nghi thức tang
ma, thầy Tào còn cúng bái để cầu yên cầu phúc, xem địa lý, xem ngày lành tháng
tốt cho việc hỷ, xem số tử vi cho nam nữ để quyết định việc hôn nhân, xem đất
cát xây nhà, cất mộ…
Thầy Tào - người giữ hồn văn hoá
Tày
Trong công cuộc toàn cầu hoá hiện nay,
những sắc thái văn hoá độc đáo của người Tày đang dần mai một. Để bảo tồn được
những giá trị văn hóa đó, cần phải có người am hiểu, truyền đạt lại cho thế hệ
sau giữ gìn và phát huy. Thầy Tào là người đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó, điều này thể hiện ở trong nghi
thức tang ma của người
Tày.
Để trở thành thầy Tào người đó phải có công
đức cao, có căn duyên hoặc gia đình có truyền thống, tính tình con người phải
trầm lắng, hiền từ, không mưu cầu quá độ hoặc đố kỵ với kẻ hơn mình. Thầy Tào có
vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày, là cấp bậc cao nhất
của thầy cúng, chuyên chủ trì các đám ma. Họ là người có khả năng liên thông
giữa linh hồn và thần
thánh.
Đến với đám ma, thầy Tào là người quyết
định các lễ vật trong tang ma, những người tham gia trong đám tang, quyết định
thụ hành các nghi thức, nghi lễ trong tang ma như: triệu hồn người chết về để
cầu nguyện, tỏ lòng thương tiếc người quá cố và tiễn đưa hồn về
trời.
Cử hành các nghi thức tang
ma
Với đồng bào Tày, khi nhà có người chết sẽ
cử người đi đón thầy Tào về giúp làm đám tang. Thầy Tào sẽ quyết định thay người
nhà những người tham gia các nghi lễ, gồm Tào chủ cùng 2 hay 3 thầy phụ, đội
trống kèn (có Tào thì có cả đội kèn đi theo) con cháu trong nhà, hội phe trong
bản làng đến giúp việc trong gia đình. Bên cạnh đó thầy Tào còn quyết định việc
chuẩn bị các lễ vật để thực hiện các nghi lễ như: gà, lợn, gạo, dựng bàn thờ để
làm lễ, chiếu, giấy bản, giấy
màu…
Khi làm lễ, thầy Tào mặc áo dài và đội mũ
thêu chỉ ngũ sắc, tay cầm kiếm để điều khiển âm binh. Còn người trong gia đình
có tang: con trai mặc quần áo tang màu trắng, đội mũ 3 que, đi chân đất, chống
gậy tre, thắt đai lưng bằng dải vải trắng đeo bên mình con dao nhọn (dao có ý
nghĩa bảo vệ người chết, ma mồ quỷ thần không dám tới quấy nhiễu, các con gái,
con dâu mặc quần áo trắng, tóc quấn quanh đầu, đội mũ chào mào
(khuốt).
Trong lễ rửa mặt, thầy Tào là người hướng
dẫn, hiển linh đưa con cháu trong nhà đi lấy nước về rửa mặt cho người chết.
Trước khi nhập quan, thầy Tào phải làm lễ du hồn nhập xác vì người chết mới qua
đời các hồn còn bị thất lạc ở nhiều nơi được triệu tập về xác qua lời khấn của
mình. Thầy Tào cho bùa phép và một số tờ sớ ghi ngày tháng năm sinh cùng tài sản
kèm theo. Bốn người nhấc bốn góc chiếu đưa người chết vào trong quan tài. Sau đó
tiến hành lập bài vị và lập bức trướng ghi đầy đủ tên các con các cháu và tấm
vải trắng ghi danh sách những người để tang rồi treo bức trướng đó lên tường -
nơi đặt bài vị linh hồn người chết. Khi phát tang thầy Tào dùng bộ nhạc khí (của
mấy thầy phụ cùng dàn kèn trống) để điều khiển âm binh, giúp sức đưa hồn sang
thế giới bên
kia.
Lễ xiên tang của người
Tày
Ngày đầu tiên, thầy Tào sẽ thực hiện lễ pây
tâng (thắp đèn) dẫn đoàn con cháu đi quanh quan tài cùng thắp 24 ngọn đèn. Mục
đích là để soi sáng đường đi, xua đi bóng tối tránh những khó khăn trắc trở dọc
đường nhằm giúp vong hồn thấy rõ đường đi lối về với tổ tiên. Muốn đưa vong hồn
người chết trong sạch về với tổ tiên thầy Tào phải dùng phép thuật để giúp vong
hồn đi qua thuận lợi. 24 ngọn nến là biểu tượng cho 24 phép thuật mà thầy Tào
phải dùng để đưa linh cữu qua cửa này, thầy Tào đọc tên tuổi, ngày tháng năm
sinh của người chết báo cho diêm vương biết. Đêm thứ hai vẫn tiếp tục pây tâng
nhưng lần này cửa ải khó khăn hơn nên thầy Tào phải thắp 36 ngọn nến tượng trưng
cho 36 phép thần thông mà thầy phải dùng để đưa linh hồn người chết vượt qua địa
ngục. Các nghi thức pây tâng giống như đêm trước. Đêm thứ ba vẫn tiếp tục pây
tâng nhưng lần này qua tầng địa ngục thứ ba để xuống thái âm, thầy phải thắp tới
72 ngọn nến, tượng trưng cho 72 phép thần thông của thầy mới đưa được hồn người
chết qua địa
ngục.
Thầy Tào thực hành nghi
thức.
Thầy Tào - cầu nối giữa thần linh và con
người
Thầy Tào có một vai trò trong tang ma
truyền thống của người Tày, là cầu nối giữa con người với hồn người chết, đưa
hồn người chết về thế giới bên kia cùng với tổ
tiên.
Khi làm lễ, thầy Tào nhất định phải có sách
cúng, sớ tấu viết bằng chữ Nôm Tày cũng như những lá bùa sử dụng trong các nghi
lễ tang ma. Thầy Tào khi cúng thể hiện các bài văn bằng cách hát noi, hát sli,
vừa giúp linh hồn người chết dễ siêu thoát vừa gần gũi với đồng bào. Đó cũng là
một nét văn hóa truyền thống được lưu giữ qua nghi thức tang
ma.
Thông qua tang lễ, người Tày thể hiện phong
tục tập quán tốt đẹp, giàu tính nhân văn. Cách thức chăm sóc đồng bào trong phút
lâm chung thật tận tình, chu đáo. Điều này thể hiện sợi dây đoàn kết giữa gia
đình và bản làng. Đám tang là dịp thể hiện sự chia sẻ nỗi đau khi mất người thân
với gia đình của họ hàng nội, ngoại, thông gia, bạn bè, hàng xóm, thân bằng
quyến thuộc. Cũng qua đám tang đồng bào thể hiện được đạo đức của con người và
nề nếp của xã
hội.
Thúy
Nga