Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa
cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng
nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào
mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Người Tày sống chủ yếu ở
vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người
Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… nhưng cũng có những điểm khác biệt,
thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người.
Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt
nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu trước khi
đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hôn nhân hay không lại do hai gia đình
quyết định. Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức:
Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…,
thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ
cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình
người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các
thành viên trong nhà.
Nhà trai xem ngày tốt để tiến hành lễ cưới.
Tục thách cưới, nhà trai phải lo toàn bộ đồ ăn cho khách mời của nhà gái trong
ngày cưới như: Gà, lợn, xôi, bánh, gạo, rượu... Trước đây, thách cưới bằng bạc
trắng, nay thách cưới bằng tiền để sắm đồ
cưới.
Theo phong tục, những gia đình có con gái
từ 10 tuổi trở lên phải trồng bông dệt vải. Khi cô dâu về nhà chồng phải chuẩn
bị cho ông bà nội, ngoại, bố mẹ chồng, cô, dì, chú bác bên chồng mỗi gia đình
một đôi gối, một cái chăn bông. Nếu anh em chưa có gia đình thì mỗi người sẽ
được cô dâu tặng một cái chăn và một cái gối. Đồng thời, cô dâu còn phải chuẩn
bị đầy đủ mọi dụng cụ, phục vụ sinh hoạt và lao động sản xuất để mang theo về
nhà chồng. Cô dâu trong ngày cưới mặc áo dài đen, váy đen, vấn tóc trong vành
khăn.
Lễ cưới được tổ chức trong hai ngày, nhà
gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau. Theo phong tục, mọi chi phí tổ
chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu, từ tiền mặt, lợn, gà, gạo,
rượu... dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ
lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Tất
nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có
thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai điều kiện kinh tế không
mấy dư dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình theo
không người
ta.
Cỗ cưới thường được tổ chức vào buổi chiều
(tầm 4 - 5 giờ chiều). Tiệc cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho
người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh
niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ đêm.
Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia
chủ. Thanh niên thì tổ chức lày cỏ, hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài
thâu đêm, mờ sáng mới
tan.
Trước khi nhà trai đi đón dâu phải làm lễ
cúng tổ tiên. Khi đi đón dâu, nhà trai gồm có 2 người cao tuổi đại diện, chú rể,
phù rể, bà gia hặp (bà đưa cơi trầu). Đi đến chân cầu thang nhà gái, ông bác đại
diện nhà trai xin phép rửa chân để lên nhà nói chuyện xin
dâu.
Đoàn nhà trai vào nhà, nhà gái trân trọng
đón lễ. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để đón dâu, gồm: 100 chiếc bánh chưng,
400 chiếc bánh dày nhỏ, 2 chiếc bánh dày to, một con lợn quay, một đôi gà, rượu,
trầu cau, một đôi cá nhỏ, một ống tiết, một đoạn lòng lợn, một túi hạt giống
(đỗ, thóc, vừng), một ít đường phên, một túi “cóoc mò” khâu bằng vải đỏ, một
miếng vải đỏ gọi là “rằm khấư” báo hiếu công nuôi dưỡng của cha,
mẹ.
Cô dâu chú rể cùng vái lạy tổ tiên. Sau
phần nghi lễ, chú rể dâng rượu mời ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng. Mọi người
nhận rượu đều có những lời chúc mừng tốt đẹp. Sau đó, đoàn nhà trai dự bữa cơm
thân mật với nhà gái. Trước khi ăn cơm ở nhà gái, 2 người lớn tuổi đại diện nhà
trai cùng chú rể, phù rể phải đi mời cơm lần lượt quan khách của họ nhà gái.
Trước khi đoàn trở về nhà trai, cô dâu, chú rể lạy ông bà, bố mẹ,... nhà gái mỗi
người 3
lạy.
Đám cưới người Tày có rất nhiều món ăn khá
đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của cư dân bản địa,
như: Canh củ đao, nộm hoa chuối rừng, canh hoa chuối, măng cuốn, măng nhồi, lợn
quay…; đủ các món biểu trưng cho âm dương ngũ hành và một phần không thể thiếu
trong cỗ cưới của đồng bào người Tày là
rượu.
Hát quan làng trong đám cưới người
Tày
Người con gái Tày đi lấy chồng mang theo
nhiều của hồi môn đựng trong chiếc hòm có chân bằng gỗ. Phần lớn của hồi môn là
vải vóc, chăn màn, đồ trang sức. Ngoài ra cô dâu còn biếu bố mẹ chồng và anh em
nhà chồng chăn, màn, khăn rửa mặt, giày…, và một gánh lễ mang theo để dâng lên
bàn thờ nhà chồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục báo cáo tổ tiên, mời rượu anh em
họ hàng, quan lang nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Tới nhà trai, cô
dâu, chú rể làm lễ báo cáo trước bàn thờ tổ tiên. Chú rể và cô dâu chắp tay vái
tổ tiên, uống chén rượu thề chung thuỷ trăm năm rồi được đưa đón vào buồng hạnh
phúc.
Ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
đồng bào Tày còn có tục cưới vắng mặt chú rể. Nếu chú rể vì một lý do nào đó mà
vắng mặt trong ngày cưới, nhà trai sẽ chọn một người thế vai chú rể, gọi là rể
giả. Người làm rể giả phải là trai tân, khỏe mạnh, có đạo đức… thường là con
cháu trong nhà hoặc là bạn thân của chú rể. Rể giả sẽ cùng họ nhà trai đi đón
dâu, cùng cô dâu ra mắt hai họ… Cốt là để cô dâu không phải lẻ bóng trong ngày
cưới. Tục này có từ bao giờ cũng không rõ, chỉ biết những năm đất nước còn chiến
tranh, tục này diễn ra khá phổ biến. Những chàng trai do bận công tác đột xuất,
đi bộ đội đóng quân ở xa, ngày cưới của mình không về được cũng không sao. Ở
nhà, đám cưới vẫn được tổ chức bình thường, chu đáo; mà cũng không vì thế mà mất
vui. Và những chàng rể vắng mặt đó vẫn yên tâm về người vợ mới cưới của
mình.
Trong cuộc sống mới hôm nay, tục cưới xin
của người Tày đây tuy có nhiều đổi thay nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa
truyền thống đặc trưng của địa phương. Hôn nhân của dân tộc Tày không chỉ đơn
thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý
của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng
tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân
tộc.
Hồng Tươi
Người Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa
cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Họ có truyền thống làm ruộng
nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thuỷ lợi như đào
mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Người Tày sống chủ yếu ở
vùng núi phía Bắc. Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người
Kinh: cũng có lễ dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… nhưng cũng có những điểm khác biệt,
thể hiện bản sắc văn hóa của một tộc người.
Gia đình người Tày theo chế độ gia đình hạt
nhân, phụ hệ, một vợ một chồng. Thanh niên nam nữ được tự do tìm hiểu trước khi
đi đến hôn nhân. Thế nhưng, có đi đến hôn nhân hay không lại do hai gia đình
quyết định. Hôn lễ truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức:
Lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu…,
thể hiện bản sắc văn hoá của một tộc người. Sau khi cưới, cô dâu ở nhà bố mẹ đẻ
cho đến khi có mang sắp đến ngày sinh nở mới về ở hẳn bên nhà chồng. Gia đình
người Tày thường quí con trai hơn và có qui định rõ ràng trong quan hệ giữa các
thành viên trong
nhà.
Nhà trai xem ngày tốt để tiến hành lễ cưới.
Tục thách cưới, nhà trai phải lo toàn bộ đồ ăn cho khách mời của nhà gái trong
ngày cưới như: Gà, lợn, xôi, bánh, gạo, rượu... Trước đây, thách cưới bằng bạc
trắng, nay thách cưới bằng tiền để sắm đồ
cưới.
Theo phong tục, những gia đình có con gái
từ 10 tuổi trở lên phải trồng bông dệt vải. Khi cô dâu về nhà chồng phải chuẩn
bị cho ông bà nội, ngoại, bố mẹ chồng, cô, dì, chú bác bên chồng mỗi gia đình
một đôi gối, một cái chăn bông. Nếu anh em chưa có gia đình thì mỗi người sẽ
được cô dâu tặng một cái chăn và một cái gối. Đồng thời, cô dâu còn phải chuẩn
bị đầy đủ mọi dụng cụ, phục vụ sinh hoạt và lao động sản xuất để mang theo về
nhà chồng. Cô dâu trong ngày cưới mặc áo dài đen, váy đen, vấn tóc trong vành
khăn.
Lễ cưới được tổ chức trong hai ngày, nhà
gái tổ chức hôm trước, nhà trai tổ chức hôm sau. Theo phong tục, mọi chi phí tổ
chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu, từ tiền mặt, lợn, gà, gạo,
rượu... dùng làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ
lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cô gái. Tất
nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có
thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai điều kiện kinh tế không
mấy dư dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là, cốt để tránh tiếng là con mình theo
không người
ta.
Cỗ cưới thường được tổ chức vào buổi chiều
(tầm 4 - 5 giờ chiều). Tiệc cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho
người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh
niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ đêm.
Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia
chủ. Thanh niên thì tổ chức lày cỏ, hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài
thâu đêm, mờ sáng mới
tan.
Trước khi nhà trai đi đón dâu phải làm lễ
cúng tổ tiên. Khi đi đón dâu, nhà trai gồm có 2 người cao tuổi đại diện, chú rể,
phù rể, bà gia hặp (bà đưa cơi trầu). Đi đến chân cầu thang nhà gái, ông bác đại
diện nhà trai xin phép rửa chân để lên nhà nói chuyện xin
dâu.
Đoàn nhà trai vào nhà, nhà gái trân trọng
đón lễ. Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để đón dâu, gồm: 100 chiếc bánh chưng,
400 chiếc bánh dày nhỏ, 2 chiếc bánh dày to, một con lợn quay, một đôi gà, rượu,
trầu cau, một đôi cá nhỏ, một ống tiết, một đoạn lòng lợn, một túi hạt giống
(đỗ, thóc, vừng), một ít đường phên, một túi “cóoc mò” khâu bằng vải đỏ, một
miếng vải đỏ gọi là “rằm khấư” báo hiếu công nuôi dưỡng của cha,
mẹ.
Cô dâu chú rể cùng vái lạy tổ tiên. Sau
phần nghi lễ, chú rể dâng rượu mời ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng. Mọi người
nhận rượu đều có những lời chúc mừng tốt đẹp. Sau đó, đoàn nhà trai dự bữa cơm
thân mật với nhà gái. Trước khi ăn cơm ở nhà gái, 2 người lớn tuổi đại diện nhà
trai cùng chú rể, phù rể phải đi mời cơm lần lượt quan khách của họ nhà gái.
Trước khi đoàn trở về nhà trai, cô dâu, chú rể lạy ông bà, bố mẹ,... nhà gái mỗi
người 3
lạy.
Đám cưới người Tày có rất nhiều món ăn khá
đặc biệt, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh của cư dân bản địa,
như: Canh củ đao, nộm hoa chuối rừng, canh hoa chuối, măng cuốn, măng nhồi, lợn
quay…; đủ các món biểu trưng cho âm dương ngũ hành và một phần không thể thiếu
trong cỗ cưới của đồng bào người Tày là
rượu.
Hát quan làng trong đám cưới người
Tày
Người con gái Tày đi lấy chồng mang theo
nhiều của hồi môn đựng trong chiếc hòm có chân bằng gỗ. Phần lớn của hồi môn là
vải vóc, chăn màn, đồ trang sức. Ngoài ra cô dâu còn biếu bố mẹ chồng và anh em
nhà chồng chăn, màn, khăn rửa mặt, giày…, và một gánh lễ mang theo để dâng lên
bàn thờ nhà chồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục báo cáo tổ tiên, mời rượu anh em
họ hàng, quan lang nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Tới nhà trai, cô
dâu, chú rể làm lễ báo cáo trước bàn thờ tổ tiên. Chú rể và cô dâu chắp tay vái
tổ tiên, uống chén rượu thề chung thuỷ trăm năm rồi được đưa đón vào buồng hạnh
phúc.
Ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
đồng bào Tày còn có tục cưới vắng mặt chú rể. Nếu chú rể vì một lý do nào đó mà
vắng mặt trong ngày cưới, nhà trai sẽ chọn một người thế vai chú rể, gọi là rể
giả. Người làm rể giả phải là trai tân, khỏe mạnh, có đạo đức… thường là con
cháu trong nhà hoặc là bạn thân của chú rể. Rể giả sẽ cùng họ nhà trai đi đón
dâu, cùng cô dâu ra mắt hai họ… Cốt là để cô dâu không phải lẻ bóng trong ngày
cưới. Tục này có từ bao giờ cũng không rõ, chỉ biết những năm đất nước còn chiến
tranh, tục này diễn ra khá phổ biến. Những chàng trai do bận công tác đột xuất,
đi bộ đội đóng quân ở xa, ngày cưới của mình không về được cũng không sao. Ở
nhà, đám cưới vẫn được tổ chức bình thường, chu đáo; mà cũng không vì thế mà mất
vui. Và những chàng rể vắng mặt đó vẫn yên tâm về người vợ mới cưới của
mình.
Trong cuộc sống mới hôm nay, tục cưới xin
của người Tày đây tuy có nhiều đổi thay nhưng vẫn lưu giữ được những nét văn hóa
truyền thống đặc trưng của địa phương. Hôn nhân của dân tộc Tày không chỉ đơn
thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống đạo lý
của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng
tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân
tộc.
Hồng Tươi