Người dân xã Pố Lồ phơi hương chuẩn bị cho tết
đến
Người Nùng là dân tộc chiếm đa số
trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, đặc điểm này đã giúp cho người Nùng ở đây giữ
được những nét văn hóa truyền thống. Có thể nói đến như phong tục ăn tết, theo
ông Thèn Sèo Ngán, một thầy cúng cao tuổi ở thôn Nấm Ản,
xã
Tụ Nhân thì từ ngày 20 đến 28 tháng chạp âm lịch các gia đình đã rậm rịch chuẩn
bị để đón tết. Trong những ngôi nhà, tất cả các thành viên từ trẻ nhỏ đến người
già sẽ dùng những cành trúc quét dọn nhà cửa, bàn thờ… và làm lễ cúng quét nhà,
xua tà đuổi ma.
Trong
mâm cúng gồm có 5 chiếc chén, 5 đôi đũa, 1 con gà, 1 con vịt được gia chủ cẩn
thận đặt lên trước bàn thờ tổ tiên. Làm lễ cúng quét nhà là bắt buộc đối với tất
cả các gia đình người Nùng với ý nghĩa quét những cái xấu của năm cũ đi ra khỏi
nhà để đón cái mới của mùa xuân về. Muốn làm lễ này, gia chủ phải mời một thầy
cúng tới; ông thầy sẽ đại diện cho chủ nhà đọc lời khấn với nội dung: “hôm nay
gia đình họ này, chủ hộ chọn được ngày lành tháng tốt, chuẩn bị lễ cúng. Năm hết
tết đến rồi, mời tất cả các ma nhà, ma gần, ma xa đến ăn chia tay một năm cũ.”
Sau đó, thầy cúng rót một chén rượu rồi mời tất cả các ma đi trừ linh hồn của
ông bà, tổ tiên, mụ của các đứa trẻ; thường thì các gia đình sẽ làm lễ này trước
ngày 30 tháng
chạp.
Nhà cửa
đã sạch sẽ, gọn gàng, thịt treo và các loại bánh trái được chuẩn bị đầy đủ, tươm
tất để chuẩn bị đón tết; nhưng các gia đình sẽ phải làm tiếp một lễ cúng quan
trọng nữa vào đêm 30 tết. Người Nùng không có quan niệm đón tết theo giờ khắc
Giao thừa nghĩa là qua 12 giờ đêm thì đón năm mới đến. Theo quan niệm của họ,
vào đêm ngày 30 gia đình nào làm xong lễ gọi hồn nghĩa là đã làm xong lễ đón
tết, bước vào một năm mới. Điểm độc đáo trong phong tục đón tết của người Nùng
chính là ở buổi lễ này, đêm 30 tháng chạp, các gia đình sẽ dồn tất cả rác trong
nhà ra ngoài đường, mang quần áo của các thành viên gia đình cùng với một mâm lễ
vật ra cúng. Trong mâm cúng có 30 đinh vàng, 3 đĩa thịt lợn gồm: lòng lợn, thịt
nướng, thịt luộc và rượu; họ đốt rác lên khói trước rồi mới làm lễ cúng gọi hồn.
Lúc này, tất cả các thôn, bản người Nùng đều có những cột khói trắng bốc lên,
lan tỏa vào đêm tối tạo nên một cảnh tượng vô cùng huyền ảo. Đây cũng là giờ
khắc linh thiêng để mọi người tập trung vào cầu khấn. Theo quan niệm của họ, đốt
rác là đốt đi những gì còn sót lại của năm cũ và chào đón một năm mới với sự ấm
áp bên ánh lửa bập bùng cùng làn khói ấm. Lễ gọi hồn có ý nghĩa rất quan trọng
đối với cộng đồng người Nùng ở Hoàng Su Phì vì nó được tổ chức để gọi linh hồn
của con người, cây cỏ, quốc, xẻng… Với quan niệm mọi vật tồn tại đều có linh
hồn, họ gọi hồn tất cả những gì liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của
con người từ vật dụng trong nhà cho đến linh hồn cỏ cây. Đón các linh hồn tốt về
vào đầu năm mới thì cuộc sống sinh hoạt, công việc đồng áng trong cả năm mới
thuận lợi.
Đến sáng
mùng 1 tết, các gia đình sẽ làm lễ cúng tổ tiên họ nội, ngoại để gọi tổ tiên từ
5 – 6 đời về ăn tết. Trong lễ này cần có sự tham gia của người lớn tuổi nhất
trong gia đình để gọi tên, tuổi những người đã khuất từ nhiều đời trước. Qua đó,
thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Nùng luôn nhớ về cội nguồn. Họ
sẽ ăn tết trong 3 ngày đầu năm, ngoài việc làm cơm thờ cúng mỗi ngày thì các gia
đình còn đi chúc tết, thăm hỏi lẫn nhau. Các chàng trai, cô gái thì sửa soạn
những bộ quần áo đẹp nhất để đi chơi xuân. Hết 3 ngày tết nhưng người Nùng sẽ
không đi làm nếu chưa làm lễ xuống đồng. Thường thì sau tết, họ sẽ chọn một ngày
tốt để làm lễ xuống đồng. Được biết, trước kia lễ này được tổ chức tập trung
thành một lễ hội nhưng ngày nay người Nùng ở đây tự làm lễ trong khuôn khổ gia
đình. Họ sẽ đem các thức ăn còn lại của ngày tết ra đồng, sau khi làm xong lễ
xuống đồng, cuốc những nhát cuốc đầu tiên xuống đồng ruộng của nhà mình lấy may
cả gia đình sẽ nghỉ tay, dải chiếu và bày đồ ăn ra ăn tại đồng. Thế là ngày tết
đã qua, những ngày sau đó mọi người sẽ tập trung vào làm tốt công việc, phấn đấu
thực hiện các mục tiêu đề ra cho năm
mới.
Lê
Hải
Người dân xã Pố Lồ phơi hương chuẩn bị cho tết
đến
Người Nùng là dân tộc chiếm đa số
trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, đặc điểm này đã giúp cho người Nùng ở đây giữ
được những nét văn hóa truyền thống. Có thể nói đến như phong tục ăn tết, theo
ông Thèn Sèo Ngán, một thầy cúng cao tuổi ở thôn Nấm Ản,
xã
Tụ Nhân thì từ ngày 20 đến 28 tháng chạp âm lịch các gia đình đã rậm rịch chuẩn
bị để đón tết. Trong những ngôi nhà, tất cả các thành viên từ trẻ nhỏ đến người
già sẽ dùng những cành trúc quét dọn nhà cửa, bàn thờ… và làm lễ cúng quét nhà,
xua tà đuổi ma.
Trong
mâm cúng gồm có 5 chiếc chén, 5 đôi đũa, 1 con gà, 1 con vịt được gia chủ cẩn
thận đặt lên trước bàn thờ tổ tiên. Làm lễ cúng quét nhà là bắt buộc đối với tất
cả các gia đình người Nùng với ý nghĩa quét những cái xấu của năm cũ đi ra khỏi
nhà để đón cái mới của mùa xuân về. Muốn làm lễ này, gia chủ phải mời một thầy
cúng tới; ông thầy sẽ đại diện cho chủ nhà đọc lời khấn với nội dung: “hôm nay
gia đình họ này, chủ hộ chọn được ngày lành tháng tốt, chuẩn bị lễ cúng. Năm hết
tết đến rồi, mời tất cả các ma nhà, ma gần, ma xa đến ăn chia tay một năm cũ.”
Sau đó, thầy cúng rót một chén rượu rồi mời tất cả các ma đi trừ linh hồn của
ông bà, tổ tiên, mụ của các đứa trẻ; thường thì các gia đình sẽ làm lễ này trước
ngày 30 tháng
chạp.
Nhà cửa
đã sạch sẽ, gọn gàng, thịt treo và các loại bánh trái được chuẩn bị đầy đủ, tươm
tất để chuẩn bị đón tết; nhưng các gia đình sẽ phải làm tiếp một lễ cúng quan
trọng nữa vào đêm 30 tết. Người Nùng không có quan niệm đón tết theo giờ khắc
Giao thừa nghĩa là qua 12 giờ đêm thì đón năm mới đến. Theo quan niệm của họ,
vào đêm ngày 30 gia đình nào làm xong lễ gọi hồn nghĩa là đã làm xong lễ đón
tết, bước vào một năm mới. Điểm độc đáo trong phong tục đón tết của người Nùng
chính là ở buổi lễ này, đêm 30 tháng chạp, các gia đình sẽ dồn tất cả rác trong
nhà ra ngoài đường, mang quần áo của các thành viên gia đình cùng với một mâm lễ
vật ra cúng. Trong mâm cúng có 30 đinh vàng, 3 đĩa thịt lợn gồm: lòng lợn, thịt
nướng, thịt luộc và rượu; họ đốt rác lên khói trước rồi mới làm lễ cúng gọi hồn.
Lúc này, tất cả các thôn, bản người Nùng đều có những cột khói trắng bốc lên,
lan tỏa vào đêm tối tạo nên một cảnh tượng vô cùng huyền ảo. Đây cũng là giờ
khắc linh thiêng để mọi người tập trung vào cầu khấn. Theo quan niệm của họ, đốt
rác là đốt đi những gì còn sót lại của năm cũ và chào đón một năm mới với sự ấm
áp bên ánh lửa bập bùng cùng làn khói ấm. Lễ gọi hồn có ý nghĩa rất quan trọng
đối với cộng đồng người Nùng ở Hoàng Su Phì vì nó được tổ chức để gọi linh hồn
của con người, cây cỏ, quốc, xẻng… Với quan niệm mọi vật tồn tại đều có linh
hồn, họ gọi hồn tất cả những gì liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của
con người từ vật dụng trong nhà cho đến linh hồn cỏ cây. Đón các linh hồn tốt về
vào đầu năm mới thì cuộc sống sinh hoạt, công việc đồng áng trong cả năm mới
thuận lợi.
Đến sáng
mùng 1 tết, các gia đình sẽ làm lễ cúng tổ tiên họ nội, ngoại để gọi tổ tiên từ
5 – 6 đời về ăn tết. Trong lễ này cần có sự tham gia của người lớn tuổi nhất
trong gia đình để gọi tên, tuổi những người đã khuất từ nhiều đời trước. Qua đó,
thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Nùng luôn nhớ về cội nguồn. Họ
sẽ ăn tết trong 3 ngày đầu năm, ngoài việc làm cơm thờ cúng mỗi ngày thì các gia
đình còn đi chúc tết, thăm hỏi lẫn nhau. Các chàng trai, cô gái thì sửa soạn
những bộ quần áo đẹp nhất để đi chơi xuân. Hết 3 ngày tết nhưng người Nùng sẽ
không đi làm nếu chưa làm lễ xuống đồng. Thường thì sau tết, họ sẽ chọn một ngày
tốt để làm lễ xuống đồng. Được biết, trước kia lễ này được tổ chức tập trung
thành một lễ hội nhưng ngày nay người Nùng ở đây tự làm lễ trong khuôn khổ gia
đình. Họ sẽ đem các thức ăn còn lại của ngày tết ra đồng, sau khi làm xong lễ
xuống đồng, cuốc những nhát cuốc đầu tiên xuống đồng ruộng của nhà mình lấy may
cả gia đình sẽ nghỉ tay, dải chiếu và bày đồ ăn ra ăn tại đồng. Thế là ngày tết
đã qua, những ngày sau đó mọi người sẽ tập trung vào làm tốt công việc, phấn đấu
thực hiện các mục tiêu đề ra cho năm
mới.
Lê
Hải