Mỗi dân tộc đều có những ngôi nhà truyền thống của dân
tộc mình. Ngôi nhà truyền thống của người Nùng cũng có nét độc đáo
riêng biệt.
Người Nùng thường ở nhà sàn, nhà nửa sàn
nửa đất và ở một số nơi đồng bào ở nhà trình tường. Nhà sàn là kiểu nhà truyền
thống. Người Nùng thường chọn vị trí dựng nhà ở sườn đồi, ở khu vực có nhiều cây
cối,
vì
theo kinh nghiệm của đồng bào, nơi có nhiều cây cối thường không bị sạt lở đất.
Theo phong thuỷ của người Nùng, nhà ở phải hướng về hướng Nam, nơi có cảnh trí
thiên nhiên thoáng đãng, rộng rãi và nhà không nên có cửa trông ra núi non, sông
ngòi hay những bụi cây có hình thù kỳ lạ. Người Nùng cho rằng mỏm núi như hình
mũi tên hướng vào nhà thì mọi người hay gặp tai nạn, còn những bụi cây có hình
thù của thú dữ sẽ làm cho gia cầm chăn nuôi bị dịch bệnh, mất mát. Người Nùng
sống gần gũi với thiên nhiên và thích ở nơi rộng rãi, nên nhà sàn được làm hoàn
toàn bằng gỗ, tre nứa và xung quanh nhà thường có hàng rào, vườn rau. Ông Lương
Văn Thiết, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc, công tác tại Bảo tàng dân tộc học
Việt Nam, cho biết: "Nhà sàn của người Nùng khá to, rộng, thường có 6-8 cột, nhà
có nhiều gian thường được chia theo số lẻ có thể là 5, 7 gian hay 9 gian, tùy
theo quy mô gia đình. Nhưng số gian bao giờ cũng là số lẻ vì người Nùng cho rằng
nhà có số gian lẻ là nhà cho người sống, còn số chẵn chỉ khi xây nhà mồ cho
người chết và số bậc cầu thang lên nhà sàn cũng phải là số lẻ 7-9 hay 11
bậc".
Nhà ở dân tộc Nùng tại Làng Văn hóa - Du
lịch các dân tộc Việt
Nam.
Mặt bằng sinh hoạt trong nhà sàn của người
Nùng cơ bản là giống nhau, phần dưới sàn là nơi nuôi gia súc, nơi phụ nữ nhuộm
vải chàm và là chỗ đàn ông mài dao, sửa nông cụ. Các gian trên tầng sàn được
ngăn bằng các vách gỗ, được chia thành 2 khu rõ rệt dành cho nam và nữ. Phần
ngoài dành cho nam giới, là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ở của chủ nhà, con trai
chưa vợ và cũng là nơi tiếp khách. Phần bên trong là nơi sinh hoạt của phụ nữ
với gian bếp. Trong gian bếp của người Nùng bao giờ cũng có bàn thờ cúng bà Mụ.
Tập quán cúng bà Mụ để cầu cho sự sinh sôi nảy nở, trẻ con trong nhà được khoẻ
mạnh.
Khi nhắc đến kiến trúc nhà ở của dân tộc
Nùng, còn phải kể đến kiểu nhà trình tường của đồng bào Nùng ở vùng biên giới
tỉnh Lạng Sơn. Nhà trình tường có hai kiểu, một kiểu nhà để sinh sống, sinh hoạt
bình thường và một kiểu nhà nữa gọi là nhà“ Pháo đài”. Hai kiểu nhà này có từ
lâu đời gắn với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Nùng nơi đây.Ông Hoàng
Văn Páo, cán bộ văn hoá của tỉnh Lạng Sơn, cho biết: "Nhà trình tường được xây
hoàn toàn bằng các loại vật liệu tại chỗ, bằng đất, cây cỏ, rơm rạ và lợp ngói
âm dương. Nhà trình tường có tường làm bằng đất sét đất nện trộn, dùng chày vồ
đập nện, tường dày từ 50-70 cm, nên ngôi nhà rất kiên cố, có khi tồn tại hàng
trăm năm".
Một bản của người
Nùng
Móng nhà trình tường được xếp đá khít nên
chịu lực và chắc chắn. Nhà trình tường được xây từ dưới xây lên. Để làm các bức
tường, đất sét được trộn nhuyễn đổ vào các khuôn gỗ, sau đó dùng chày đập cho
đến khi tạo thành khối vững chắc. Làm tường trình phải có 7 lần đất đổ vào
khuôn, làm hết lớp này thì làm lớp khác. Trụ nhà ở bốn góc là bốn cây gỗ to chịu
lực cho cả ngôi nhà. Hệ thống xà ngang, xà dọc tạo thành khối vững chắc đỡ cho
mái nhà. Nhà làm theo kiểu này có kết cấu bền vững, tiết kiệm, ấm về mùa đông và
mát về mùa
hè.
Nếu nhà trình tường một tầng thuận tiện cho
các sinh hoạt bình thường, thì kiểu nhà” Pháo đài”
là có sự kết hợp giữa nhà đất và nhà sàn. Bởi vậy nhà “ pháo đài” thường có 2 tầng mang kiểu kiến trúc lạ, trông như những lô cốt. Trước đây
đồng bào xây dựng kiểu nhà này để phòng giặc giã, chống trộm cướp. Tường nhà
trình bằng đất dày (40–60 cm) còn có tác dụng để chống đạn. Trên tường còn đục
nhiều lỗ châu mai. Nhà “Pháo đài” có nhiều gian, gian này thông với gian kia.
Tầng hai của nhà pháo đài là nơi thờ cúng tổ tiên , cửa chính giữa đón ánh sáng
toả khắp phòng, đứng từ đây có thể quan sát toàn bộ không gian trước nhà. Phía
trước những ngôi nhà pháo đài còn có hàng rào chắc chắn với giàn đá tảng rất
chắc, phòng khi có giặc cướp lập tức bị giá đá đổ ập
xuống.
Hàng trăm năm trôi qua, nhiều ngôi nhà
trình tường của đồng bào Nùng ở các huyện vùng cao Lạng Sơn tồn tại vững chãi
theo thời gian và vẫn giữ được vẻ đơn sơ, mộc mạc. Những những năm gần đây, rất
nhiều khách du lịch, các nhà nhiếp ảnh đã đến tham quan chụp ảnh, ghi lại hình
ảnh những nếp nhà độc đáo, một nét đẹp văn hoá cổ xưa giữa cuộc sống hiện
đại.
Tô Tuấn
Mỗi dân tộc đều có những ngôi nhà truyền thống của dân
tộc mình. Ngôi nhà truyền thống của người Nùng cũng có nét độc đáo
riêng
biệt.
Người Nùng thường ở nhà sàn, nhà nửa sàn
nửa đất và ở một số nơi đồng bào ở nhà trình tường. Nhà sàn là kiểu nhà truyền
thống. Người Nùng thường chọn vị trí dựng nhà ở sườn đồi, ở khu vực có nhiều cây
cối,
vì
theo kinh nghiệm của đồng bào, nơi có nhiều cây cối thường không bị sạt lở đất.
Theo phong thuỷ của người Nùng, nhà ở phải hướng về hướng Nam, nơi có cảnh trí
thiên nhiên thoáng đãng, rộng rãi và nhà không nên có cửa trông ra núi non, sông
ngòi hay những bụi cây có hình thù kỳ lạ. Người Nùng cho rằng mỏm núi như hình
mũi tên hướng vào nhà thì mọi người hay gặp tai nạn, còn những bụi cây có hình
thù của thú dữ sẽ làm cho gia cầm chăn nuôi bị dịch bệnh, mất mát. Người Nùng
sống gần gũi với thiên nhiên và thích ở nơi rộng rãi, nên nhà sàn được làm hoàn
toàn bằng gỗ, tre nứa và xung quanh nhà thường có hàng rào, vườn rau. Ông Lương
Văn Thiết, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc, công tác tại Bảo tàng dân tộc học
Việt Nam, cho biết: "Nhà sàn của người Nùng khá to, rộng, thường có 6-8 cột, nhà
có nhiều gian thường được chia theo số lẻ có thể là 5, 7 gian hay 9 gian, tùy
theo quy mô gia đình. Nhưng số gian bao giờ cũng là số lẻ vì người Nùng cho rằng
nhà có số gian lẻ là nhà cho người sống, còn số chẵn chỉ khi xây nhà mồ cho
người chết và số bậc cầu thang lên nhà sàn cũng phải là số lẻ 7-9 hay 11
bậc".
Nhà ở dân tộc Nùng tại Làng Văn hóa - Du
lịch các dân tộc Việt
Nam.
Mặt bằng sinh hoạt trong nhà sàn của người
Nùng cơ bản là giống nhau, phần dưới sàn là nơi nuôi gia súc, nơi phụ nữ nhuộm
vải chàm và là chỗ đàn ông mài dao, sửa nông cụ. Các gian trên tầng sàn được
ngăn bằng các vách gỗ, được chia thành 2 khu rõ rệt dành cho nam và nữ. Phần
ngoài dành cho nam giới, là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi ở của chủ nhà, con trai
chưa vợ và cũng là nơi tiếp khách. Phần bên trong là nơi sinh hoạt của phụ nữ
với gian bếp. Trong gian bếp của người Nùng bao giờ cũng có bàn thờ cúng bà Mụ.
Tập quán cúng bà Mụ để cầu cho sự sinh sôi nảy nở, trẻ con trong nhà được khoẻ
mạnh.
Khi nhắc đến kiến trúc nhà ở của dân tộc
Nùng, còn phải kể đến kiểu nhà trình tường của đồng bào Nùng ở vùng biên giới
tỉnh Lạng Sơn. Nhà trình tường có hai kiểu, một kiểu nhà để sinh sống, sinh hoạt
bình thường và một kiểu nhà nữa gọi là nhà“ Pháo đài”. Hai kiểu nhà này có từ
lâu đời gắn với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Nùng nơi đây.Ông Hoàng
Văn Páo, cán bộ văn hoá của tỉnh Lạng Sơn, cho biết: "Nhà trình tường được xây
hoàn toàn bằng các loại vật liệu tại chỗ, bằng đất, cây cỏ, rơm rạ và lợp ngói
âm dương. Nhà trình tường có tường làm bằng đất sét đất nện trộn, dùng chày vồ
đập nện, tường dày từ 50-70 cm, nên ngôi nhà rất kiên cố, có khi tồn tại hàng
trăm năm".
Một bản của người
Nùng
Móng nhà trình tường được xếp đá khít nên
chịu lực và chắc chắn. Nhà trình tường được xây từ dưới xây lên. Để làm các bức
tường, đất sét được trộn nhuyễn đổ vào các khuôn gỗ, sau đó dùng chày đập cho
đến khi tạo thành khối vững chắc. Làm tường trình phải có 7 lần đất đổ vào
khuôn, làm hết lớp này thì làm lớp khác. Trụ nhà ở bốn góc là bốn cây gỗ to chịu
lực cho cả ngôi nhà. Hệ thống xà ngang, xà dọc tạo thành khối vững chắc đỡ cho
mái nhà. Nhà làm theo kiểu này có kết cấu bền vững, tiết kiệm, ấm về mùa đông và
mát về mùa
hè.
Nếu nhà trình tường một tầng thuận tiện cho
các sinh hoạt bình thường, thì kiểu nhà” Pháo đài”
là có sự kết hợp giữa nhà đất và nhà sàn. Bởi vậy nhà “ pháo đài” thường có 2 tầng mang kiểu kiến trúc lạ, trông như những lô cốt. Trước đây
đồng bào xây dựng kiểu nhà này để phòng giặc giã, chống trộm cướp. Tường nhà
trình bằng đất dày (40–60 cm) còn có tác dụng để chống đạn. Trên tường còn đục
nhiều lỗ châu mai. Nhà “Pháo đài” có nhiều gian, gian này thông với gian kia.
Tầng hai của nhà pháo đài là nơi thờ cúng tổ tiên , cửa chính giữa đón ánh sáng
toả khắp phòng, đứng từ đây có thể quan sát toàn bộ không gian trước nhà. Phía
trước những ngôi nhà pháo đài còn có hàng rào chắc chắn với giàn đá tảng rất
chắc, phòng khi có giặc cướp lập tức bị giá đá đổ ập
xuống.
Hàng trăm năm trôi qua, nhiều ngôi nhà
trình tường của đồng bào Nùng ở các huyện vùng cao Lạng Sơn tồn tại vững chãi
theo thời gian và vẫn giữ được vẻ đơn sơ, mộc mạc. Những những năm gần đây, rất
nhiều khách du lịch, các nhà nhiếp ảnh đã đến tham quan chụp ảnh, ghi lại hình
ảnh những nếp nhà độc đáo, một nét đẹp văn hoá cổ xưa giữa cuộc sống hiện
đại.
Tô Tuấn