Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức nhiều ở các tỉnh miền
núi Tây Bắc, trong đó Hà Giang là một tỉnh nổi bật.
Hằng
năm, cứ vào dịp sau tết Nguyên Đán là ở khắp các bản làng của người Tày, người
Nùng lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lệ hội Lồng Tồng. Lồng Tồng
còn có nghĩa là lễ xuống đồng, là một phong tục cổ xưa của một số đồng bảo dân
tộc thiểu số.
Nó
được tổ chức với ý nghĩa lớn lao và cầu mưa thuận gió hòa, cầu cho một vụ mùa
bội thu sẽ đến với người nông dân miền núi. Tín ngưỡng dân gian này là một nét
đẹp văn hóa, lưa giữ những giá trị truyền thống tốt đẹo của các dân tộc miền núi
phía Bắc nước ta. Lễ hội Lồng Tồng thường
được tổ chức vào khoảng từ ngày mồng 4 tới mồng 10, sau dịp Tết. Tùy theo phong
tục của từng dân tộc mà nó được tổ chức vào những ngày khác nhau, nhưng thời
gian chủ yếu cùng được kéo dài trong 3
ngày.
Người cày giỏi nhất bản cày đường đầu tiên trong vụ
mùa năm mới
Miền đất núi rừng hùng vĩ với tiếng chim hót níu no giữa
đại ngàn xanh mướt, mơ mộng với những cánh hoa ban, hoa mận và thật quyến rũ với
những sớm sương mai nhưng sẽ mất đi một nguồn sức sống năng động tràn trề khi
thiếu đi những mùa lễ hội, nhất là những ngày hội Lồng Tồng.
Cũng giống như lễ xuống đồng của người Kinh, lễ hội Lồng
Tồng mang đậm dấu ấn về tín ngưỡng phồn thực và có những tiết mục sinh
động. Phần mở đầu của lễ hội chính là phần gầy ruộng. Người đán ông có tay cày
giỏi nhất sẽ thay mặt cho toàn bộ dân trong bản vạch đường cày đầu tiên cho một
vụ mùa mới hứa hẹn đầy tươi tốt. Sau khi đã vạch đường cày, lễ hội chính thức
diễn ra với nhiều nghi lễ khác. Tại một mảnh ruộng rộng và đẹp nhất sẽ đặt một
bàn cũng tế, ở đó có bầy các vật cúng tế và thầy Mo sẽ là người đọc các bài khấn
với nội dung cầu mong các vị thánh thần sẽ phù hộ cho bản làng có những vụ mùa
bội thu, cầu mong cho dân trong bản sẽ có sức khỏe và hạnh phúc. Sau khi cũng tế
xong, thầy Mo sẽ vung những giọt nước được lấy từ đầu nguồn do những cô sơn nữ
đẹp nhất mang về khắp xung quanh, mọi người ai cũng muốn hứng được những giọt
“nước thánh” đó.
Thầy Mo đang làm nghi lễ cũng thần
linh
Kết thúc màn cúng tế sẽ là những điệu múa tươi vui, khỏe
khoắn nhưng không hề thiếu phần mềm mại từ những chàng trai, cô gái. Tất cả cùng
hòa mình vào những điệu nhảy, những tiếng khèn vang hoan hỉ. Một tiết mục đặc
sắc trong ngày lễ hội Lồng Tồng đó là ném còn. Ai ném được
trúng vòng tròn, rách miếng vải bọc trên đó sẽ là người chiến thắng. Những nam
thanh nữ tú nô nức cùng trổ tài, cùng cố gắng hết sức để ném còn trúng tâm vòng
tròn đó. Người chiến thắng sẽ được thưởng một mâm cỗ đầy và đem chia cho tất cả
mọi người cùng chung vui. Nếu như năm nào không có người ném rách được tấm vải
thì lễ hội không vui trọn vẹn vì người dân trong bản cho rằng năm đó sẽ không
nhận được sự ban ơn của thánh
thần.
Những điệu múa tươi vui trong ngày hội Lồng
Tồng
Mọi người đang hăng hái với trò ném pao,
còn
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng từ lâu đã trở
thành một nét đẹp văn hóa giàu giá trị nhân văn. Với ý nghĩa cùng nét đặc sắc
của mình, những ngày lễ hội diễn ra luôn thu hút đông đảo sự tham quan của du
khách bốn phương.
Hứa Ban
Mai
Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức nhiều ở các tỉnh miền
núi Tây Bắc, trong đó Hà Giang là một tỉnh nổi
bật.
Hằng
năm, cứ vào dịp sau tết Nguyên Đán là ở khắp các bản làng của người Tày, người
Nùng lại nô nức chờ đón những ngày hội rộn ràng của lệ hội Lồng Tồng. Lồng Tồng
còn có nghĩa là lễ xuống đồng, là một phong tục cổ xưa của một số đồng bảo dân
tộc thiểu số.
Nó
được tổ chức với ý nghĩa lớn lao và cầu mưa thuận gió hòa, cầu cho một vụ mùa
bội thu sẽ đến với người nông dân miền núi. Tín ngưỡng dân gian này là một nét
đẹp văn hóa, lưa giữ những giá trị truyền thống tốt đẹo của các dân tộc miền núi
phía Bắc nước ta. Lễ hội Lồng Tồng thường
được tổ chức vào khoảng từ ngày mồng 4 tới mồng 10, sau dịp Tết. Tùy theo phong
tục của từng dân tộc mà nó được tổ chức vào những ngày khác nhau, nhưng thời
gian chủ yếu cùng được kéo dài trong 3
ngày.
Người cày giỏi nhất bản cày đường đầu tiên trong vụ
mùa năm mới
Miền đất núi rừng hùng vĩ với tiếng chim hót níu no giữa
đại ngàn xanh mướt, mơ mộng với những cánh hoa ban, hoa mận và thật quyến rũ với
những sớm sương mai nhưng sẽ mất đi một nguồn sức sống năng động tràn trề khi
thiếu đi những mùa lễ hội, nhất là những ngày hội Lồng Tồng.
Cũng giống như lễ xuống đồng của người Kinh, lễ hội Lồng
Tồng mang đậm dấu ấn về tín ngưỡng phồn thực và có những tiết mục sinh
động. Phần mở đầu của lễ hội chính là phần gầy ruộng. Người đán ông có tay cày
giỏi nhất sẽ thay mặt cho toàn bộ dân trong bản vạch đường cày đầu tiên cho một
vụ mùa mới hứa hẹn đầy tươi tốt. Sau khi đã vạch đường cày, lễ hội chính thức
diễn ra với nhiều nghi lễ khác. Tại một mảnh ruộng rộng và đẹp nhất sẽ đặt một
bàn cũng tế, ở đó có bầy các vật cúng tế và thầy Mo sẽ là người đọc các bài khấn
với nội dung cầu mong các vị thánh thần sẽ phù hộ cho bản làng có những vụ mùa
bội thu, cầu mong cho dân trong bản sẽ có sức khỏe và hạnh phúc. Sau khi cũng tế
xong, thầy Mo sẽ vung những giọt nước được lấy từ đầu nguồn do những cô sơn nữ
đẹp nhất mang về khắp xung quanh, mọi người ai cũng muốn hứng được những giọt
“nước thánh” đó.
Thầy Mo đang làm nghi lễ cũng thần
linh
Kết thúc màn cúng tế sẽ là những điệu múa tươi vui, khỏe
khoắn nhưng không hề thiếu phần mềm mại từ những chàng trai, cô gái. Tất cả cùng
hòa mình vào những điệu nhảy, những tiếng khèn vang hoan hỉ. Một tiết mục đặc
sắc trong ngày lễ hội Lồng Tồng đó là ném còn. Ai ném được
trúng vòng tròn, rách miếng vải bọc trên đó sẽ là người chiến thắng. Những nam
thanh nữ tú nô nức cùng trổ tài, cùng cố gắng hết sức để ném còn trúng tâm vòng
tròn đó. Người chiến thắng sẽ được thưởng một mâm cỗ đầy và đem chia cho tất cả
mọi người cùng chung vui. Nếu như năm nào không có người ném rách được tấm vải
thì lễ hội không vui trọn vẹn vì người dân trong bản cho rằng năm đó sẽ không
nhận được sự ban ơn của thánh
thần.
Những điệu múa tươi vui trong ngày hội Lồng
Tồng
Mọi người đang hăng hái với trò ném pao,
còn
Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng từ lâu đã trở
thành một nét đẹp văn hóa giàu giá trị nhân văn. Với ý nghĩa cùng nét đặc sắc
của mình, những ngày lễ hội diễn ra luôn thu hút đông đảo sự tham quan của du
khách bốn phương.
Hứa Ban
Mai