Mỗi độ xuân về, khi công việc đồng áng, mùa màng đã
xong xuôi, từ khắp các thôn, bản thanh niên nam nữ người Nùng ở Lục Ngạn lại bắt
đầu rủ nhau đi hát Soong hao trong những phiên chợ xuân, ngày lễ hội mừng xuân,
đón năm mới.
Mỗi độ xuân về, khi công việc đồng áng, mùa màng đã xong
xuôi, từ khắp các thôn, bản thanh niên nam nữ người Nùng ở Lục Ngạn lại bắt đầu
rủ nhau đi hát Soong hao trong những phiên chợ xuân, ngày lễ hội mừng xuân, đón
năm mới.
Soong hao là lối hát giao duyên có truyền thống từ rất
lâu đời của đồng bào dân tộc Nùng và trở thành một cây cầu bắt mối lương duyên
cho các đôi trai gái đến với nhau. Nhiều đôi trai gái nhờ những cuộc hát đầu
xuân ấy mà quen nhau, yêu nhau và kết thành vợ
chồng.
Vào các phiên chợ đầu xuân, trai gái từ các làng, bản đổ
về đi chơi chợ và tìm bạn. Thông thường từ 8 đến 9 giờ sáng họ ăn uống và mua
sắm, sau đó trang điểm thật đẹp rồi rủ nhau đi hát. Ban đầu, người ta thường hát
Soong hao tập thể tại chợ hoặc chọn những bãi đất trống, rộng rãi để mọi người
ngồi thành vòng tròn (nếu tổ chức ban đêm thì ngồi xung quanh đống lửa to) hát
và nghe hát nhưng vì chợ là nơi tụ họp nhưng chật hẹp nên đồng bào thường hát ở
dọc tuyến đường bao quanh
chợ.
Hát Soong hao có thể chia thành ba loại hát chính gồm:
hát giao duyên, hát đám cưới và hát ngày thường. Các nhóm hát thường đi từ năm
đến bảy người, trong đó có cả già lẫn trẻ để người cao tuổi có thể gỡ thế bí cho
nhóm khi hát, còn trẻ nhỏ đi theo để học hát. Sau khi đã hát tập thể, nếu tìm
được bạn ưng ý thì các nhóm tách nhau ra để hát đôi. Lúc này, họ lại hát những
bài mang tính tâm sự, thổ lộ nỗi lòng và những lời sâu kín từ trái tim mình với
bạn. Cuối cùng sau hai đến ba ngày, khi phiên chợ kết thúc là lúc hát Soong hao
tạm biệt hẹn ngày gặp
lại.
Hát Soong hao ngày thường (hay hát trong nhà) thường là
đến chơi nhà người quen và được nhóm hát ở tại đó đến xin hát. Đầu tiên là những
câu hát đối đáp sẵn có, nhưng sau để diễn tả tình cảm của mình họ đã ứng khẩu,
hát với nhau những lời say đắm nhất. Cứ thế hết đôi này lại đến đôi kia hát, hát
soong hao vì thế kéo dài thậm chí đến hết cả đêm sang ngày hôm
sau.
Lối hát này thường là lối hát đối đáp nam-nữ. Hát cò lẩu
trong đám cưới là tục lệ không thể thiếu của người Nùng. Theo tục lệ của dân tộc
Nùng, khi chọn phù dâu và phù rể, nhà trai và nhà gái phải chọn người có ngoại
hình đẹp, bản thân và gia đình tốt nhưng nhất thiết phải hát hay để có thể nắm
chắc phần thắng khi thi hát và tạo không khí sôi nổi vui vẻ trong đám
cưới.
Những năm gần đây ở huyện Lục Ngạn, việc tổ chức các lễ
hội mừng xuân của dân tộc Nùng không thể thiếu hát Soong hao. Mặc dù, không đông
như người Nùng ở Lạng Sơn và cũng đã mai một đi khá nhiều những phong tục tập
quán xưa, nhưng hát Soong hao vẫn có một sức cuốn hút lớn với đồng bào dân tộc
Nùng nơi đây.
Hiện nay, tại các xã có người Nùng cư trú, những người
cao tuổi vẫn đang tập trung luyện hát cho thanh niên để tham gia hội hát của
vùng và Ngày hội văn hoá- Thể thao của huyện tổ chức vào 18/2 âm lịch hàng năm.
Điều đặc biệt ở hát Soong hao là nó không chỉ dành riêng cho các đôi nam nữ ở
tuổi cập kê mà dành cho tất cả mọi người. Nhiều khi chính các già bản mới là
những người bắt đầu cuộc hát để từ đó các nam thanh, nữ tú theo sau cất lời bắt
nhịp.
Đế bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào
các dân tộc trong vùng, nhất là tục hát Soong hao của người Nùng, từ năm 1996
đến nay, huyện Lục Ngạn đã khôi phục và duy trì Ngày hội Văn hoá - Thể thao các
dân tộc huyện bắt nguồn từ hội hát Soong hao và Sli lượn của đồng bào dân tộc
Tày-Nùng ở khu vực hồ Khuôn Thần; trong đó có thi hát đối đáp dân ca các dân
tộc.
Tại xã Tân Sơn cũng tổ chức hội hát Soong hao gắn với hội
Thác Lười vào ngày 11 và 12 tháng Giêng âm lịch để đồng bào 12 xã chân đèo tụ
hội về hát. Còn tại xã Kiên Lao, hằng năm xã cũng tổ chức ngày hội hát của các
dân tộc và may lại trang phục truyền thống các dân tộc đồng thời khuyến khích
đồng bào mặc trang phục dân tộc không chỉ trong ngày hội mà trong sinh hoạt
thường ngày. Năm 2009, huyện Lục Ngạn đã có kế hoạch mở lớp dạy hát dân ca các
dân tộc cho thanh niên và các đội văn nghệ trong huyện mà nòng cốt là các cụ cao
tuổi và trung niên tham gia giảng dạy. Hy vọng rằng, với những nỗ lực đó, một
nét đẹp đặc văn hoá đặc trưng người Nùng ở Bắc Giang sẽ tiếp tục được gìn giữ và
phát huy.
Vi Văn Niệm
Mỗi độ xuân về, khi công việc đồng áng, mùa màng đã
xong xuôi, từ khắp các thôn, bản thanh niên nam nữ người Nùng ở Lục Ngạn lại bắt
đầu rủ nhau đi hát Soong hao trong những phiên chợ xuân, ngày lễ hội mừng xuân,
đón năm mới.
Mỗi độ xuân về, khi công việc đồng áng, mùa màng đã xong
xuôi, từ khắp các thôn, bản thanh niên nam nữ người Nùng ở Lục Ngạn lại bắt đầu
rủ nhau đi hát Soong hao trong những phiên chợ xuân, ngày lễ hội mừng xuân, đón
năm mới.
Soong hao là lối hát giao duyên có truyền thống từ rất
lâu đời của đồng bào dân tộc Nùng và trở thành một cây cầu bắt mối lương duyên
cho các đôi trai gái đến với nhau. Nhiều đôi trai gái nhờ những cuộc hát đầu
xuân ấy mà quen nhau, yêu nhau và kết thành vợ
chồng.
Vào các phiên chợ đầu xuân, trai gái từ các làng, bản đổ
về đi chơi chợ và tìm bạn. Thông thường từ 8 đến 9 giờ sáng họ ăn uống và mua
sắm, sau đó trang điểm thật đẹp rồi rủ nhau đi hát. Ban đầu, người ta thường hát
Soong hao tập thể tại chợ hoặc chọn những bãi đất trống, rộng rãi để mọi người
ngồi thành vòng tròn (nếu tổ chức ban đêm thì ngồi xung quanh đống lửa to) hát
và nghe hát nhưng vì chợ là nơi tụ họp nhưng chật hẹp nên đồng bào thường hát ở
dọc tuyến đường bao quanh
chợ.
Hát Soong hao có thể chia thành ba loại hát chính gồm:
hát giao duyên, hát đám cưới và hát ngày thường. Các nhóm hát thường đi từ năm
đến bảy người, trong đó có cả già lẫn trẻ để người cao tuổi có thể gỡ thế bí cho
nhóm khi hát, còn trẻ nhỏ đi theo để học hát. Sau khi đã hát tập thể, nếu tìm
được bạn ưng ý thì các nhóm tách nhau ra để hát đôi. Lúc này, họ lại hát những
bài mang tính tâm sự, thổ lộ nỗi lòng và những lời sâu kín từ trái tim mình với
bạn. Cuối cùng sau hai đến ba ngày, khi phiên chợ kết thúc là lúc hát Soong hao
tạm biệt hẹn ngày gặp
lại.
Hát Soong hao ngày thường (hay hát trong nhà) thường là
đến chơi nhà người quen và được nhóm hát ở tại đó đến xin hát. Đầu tiên là những
câu hát đối đáp sẵn có, nhưng sau để diễn tả tình cảm của mình họ đã ứng khẩu,
hát với nhau những lời say đắm nhất. Cứ thế hết đôi này lại đến đôi kia hát, hát
soong hao vì thế kéo dài thậm chí đến hết cả đêm sang ngày hôm
sau.
Lối hát này thường là lối hát đối đáp nam-nữ. Hát cò lẩu
trong đám cưới là tục lệ không thể thiếu của người Nùng. Theo tục lệ của dân tộc
Nùng, khi chọn phù dâu và phù rể, nhà trai và nhà gái phải chọn người có ngoại
hình đẹp, bản thân và gia đình tốt nhưng nhất thiết phải hát hay để có thể nắm
chắc phần thắng khi thi hát và tạo không khí sôi nổi vui vẻ trong đám
cưới.
Những năm gần đây ở huyện Lục Ngạn, việc tổ chức các lễ
hội mừng xuân của dân tộc Nùng không thể thiếu hát Soong hao. Mặc dù, không đông
như người Nùng ở Lạng Sơn và cũng đã mai một đi khá nhiều những phong tục tập
quán xưa, nhưng hát Soong hao vẫn có một sức cuốn hút lớn với đồng bào dân tộc
Nùng nơi đây.
Hiện nay, tại các xã có người Nùng cư trú, những người
cao tuổi vẫn đang tập trung luyện hát cho thanh niên để tham gia hội hát của
vùng và Ngày hội văn hoá- Thể thao của huyện tổ chức vào 18/2 âm lịch hàng năm.
Điều đặc biệt ở hát Soong hao là nó không chỉ dành riêng cho các đôi nam nữ ở
tuổi cập kê mà dành cho tất cả mọi người. Nhiều khi chính các già bản mới là
những người bắt đầu cuộc hát để từ đó các nam thanh, nữ tú theo sau cất lời bắt
nhịp.
Đế bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào
các dân tộc trong vùng, nhất là tục hát Soong hao của người Nùng, từ năm 1996
đến nay, huyện Lục Ngạn đã khôi phục và duy trì Ngày hội Văn hoá - Thể thao các
dân tộc huyện bắt nguồn từ hội hát Soong hao và Sli lượn của đồng bào dân tộc
Tày-Nùng ở khu vực hồ Khuôn Thần; trong đó có thi hát đối đáp dân ca các dân
tộc.
Tại xã Tân Sơn cũng tổ chức hội hát Soong hao gắn với hội
Thác Lười vào ngày 11 và 12 tháng Giêng âm lịch để đồng bào 12 xã chân đèo tụ
hội về hát. Còn tại xã Kiên Lao, hằng năm xã cũng tổ chức ngày hội hát của các
dân tộc và may lại trang phục truyền thống các dân tộc đồng thời khuyến khích
đồng bào mặc trang phục dân tộc không chỉ trong ngày hội mà trong sinh hoạt
thường ngày. Năm 2009, huyện Lục Ngạn đã có kế hoạch mở lớp dạy hát dân ca các
dân tộc cho thanh niên và các đội văn nghệ trong huyện mà nòng cốt là các cụ cao
tuổi và trung niên tham gia giảng dạy. Hy vọng rằng, với những nỗ lực đó, một
nét đẹp đặc văn hoá đặc trưng người Nùng ở Bắc Giang sẽ tiếp tục được gìn giữ và
phát huy.
Vi Văn Niệm