Theo chân các cán bộ văn hóa xã đến với “bản Cao
Bằng”, theo cách gọi thân thương của người Nùng ở Phú Giáo, điều làm chúng tôi
ngạc nhiên là hình ảnh ngôi nhà tranh, vách đất đã được thay thế hoàn toàn bằng
những căn nhà xây khang trang. Đời sống kinh tế được “khoác áo mới” nhưng bản
sắc văn hóa lại trở thành câu hỏi cho những người lạ như chúng
tôi.
Đặc trưng văn
hóa
Quây quần bên chiếc bàn tròn, dưới tán cây xanh mát tại
gia đình chú Hoàng Văn Lùng (xã Tân Hiệp), chúng tôi được nghe các cô chú “lão
làng” người Nùng khoe bản sắc. Với chiếc áo nữ từ vải đen truyền thống đang mặc
trên mình, bà Hoàng Thị Kính chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện về trang
phục của đồng bào Nùng không có hồi kết. Trong khi, bà Kính chia sẻ về chiếc áo
truyền thống đó, chúng tôi nhận thấy trên những gương mặt đầy vết chân chim của
bà cùng các cô chú “lão làng” hằn lên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương Cao Bằng da
diết. Ở nơi đó, ai cũng mặc trang phục này, bởi nó rất giản dị. Áo nam giống
nhiều dân tộc khác, áo nữ là loại năm thân màu chàm, quần chân què ít trang trí.
So với các dân tộc khác, quần áo người Nùng được xếp trong nhóm những trang phục
đơn giản. Dường như ở một nơi cách Cao Bằng gần 2.000km thì một tấm áo lại trở
nên ý nghĩa vô cùng khi giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, cùng nhau hướng về
nơi “chôn rau cắt rốn” của
mình.
Từ chủ đề trang phục, mọi người đề cập đến vấn đề tâm
linh. Người Nùng có lòng tin vào thần linh, các lực lượng siêu nhiên. Ngoài việc
ơn Đảng, Nhà nước để có cái ăn, người Nùng tin vào các vị thần mang lại cho
mình. Họ tâm niệm có thần mưa, thần gió, thần sấm được thể hiện qua lễ hội Lùng
Tùng (Hội xuống đồng) là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa,
cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no… Họ coi việc cầu khấn sẽ được
các thần luôn soi đường dẫn bước cho họ đến với sự bình
yên.
Từ việc tín ngưỡng thờ cúng, các cô chú còn lý giải phong
thủy chọn đất làm kinh tế. Chú Lùng, chia sẻ: Nơi đồng bào chọn làm nơi “cắm
dùi” phải là những điểm có nguồn nước dồi dào. Nơi đó, thuận tiện cho việc trồng
trọt, chăn nuôi. Chính cách chọn địa thế để “an cư lạc nghiệp” là tiền đề cho ẩm
thực của người Nùng trở nên phong phú và đa dạng có món trên cạn dưới nước: Món
“Khâu nhục” làm từ thịt lợn rừng, món vịt nướng cùng lá móc mật, cùng các loại
bánh, chè lam… làm từ chính nguyên liệu tự người dân nuôi trồng được. Bà Kính,
hào hứng chia sẻ: Ngoài quê Cao Bằng tuy địa hình đa phần là núi, nhưng người
Nùng thường hay sinh sống tại khu vực có sông suối giúp cho việc trồng cấy, chăn
nuôi cho thuận tiện, nên các món ăn của chúng tôi phong phú lắm. Món ăn độc đáo
và được coi là sang trọng của đồng bào là “Khâu nhục”. Món này chỉ nấu trong dịp
tết và thiết đãi khách
quý.
Bên cạnh các bữa cơm thịnh soạn vào các dịp lễ hội, tết
hay tiếp đón khách quý của người Nùng thì không thể thiếu đi những làn điệu dân
ca đậm đà màu sắc dân tộc; điệu Sli giao duyên, điệu hát Then. Một nét đặc sắc
trong lễ hội của đồng bào Nùng là hội “Lùng tùng” được tổ chức vào tháng giêng
hàng năm. Lễ hội không chỉ dừng lại ở việc cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây
cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no; mà còn là nơi để đồng bào cùng
nhau thưởng thức những sản vật từ chính đôi tay của mình làm ra. Khi điệu hát
Then, Sli hòa quyện với tiếng đàn Tính làm “say lòng” biết bao nhiêu người từ
những vùng khác khi đặt chân đến núi rừng Đông
Bắc.
Câu hỏi về bản
sắc!
Hào hứng chia sẻ với chúng tôi nhiều vấn đề về bản sắc,
nhưng khi được hỏi về việc lưu giữ, ai cũng trả lời bằng cái lắc đầu khó hiểu.
Chú Hà Văn Lùng, chỉ tay về phía những ngôi nhà khang trang, nói: Người Nùng rất
thích ở nhà sàn, thế nhưng đâu làm được vì không có cây to, gỗ tốt. Với lại, ở
với người Kinh, chúng tôi phải tập làm quen với cách sống của họ để tăng tình
đoàn kết. Chú Lùng còn chỉ cho chúng tôi thấy sự thay đổi trong cách làm nhà của
người Nùng. “Ngày xửa, ngày xưa”, cái thời mà có lẽ không ai xác định được mốc
thời gian. Lúc này, người Nùng chủ yếu làm nhà quay lưng ra đường để tránh tà
ma, tránh gió độc theo cách lý giải của mọi người. Giờ đây, tập tục đó đã bỏ
hoàn toàn.
Điệu hát Then và tiếng đàn Tính của người
Nùng
Dừng lại cuộc nói chuyện, chúng tôi đảo một vòng quanh
các khu người Nùng sinh sống. Trong suy nghĩ của mình, người Nùng phải mặc đồ
Nùng để phân biệt, nhưng đi gần 30 phút, mắt đã mỏi, chúng tôi vẫn khó gặp được
bóng dáng chàng trai, cô gái trong bộ trang phục đen đen mà đẹp ấy. Gặp em Hoàng
Thị Lan, trong một quán nước. Nghe chúng tôi trao đổi về trang phục người Nùng,
Lan quay sang nói: “Giờ người Nùng đâu còn ai mặc đồ truyền thống mà đi tìm ạ.
Ai cũng mặc đồ thời trang, mặc đồ truyền thống ra đường mọi người nghĩ mình khác
thường. Chính gia đình em, ba mẹ, anh chị không ai còn giữ lại bộ đồ nào. Mỗi
lần tham dự Liên hoan văn hóa, văn nghệ đồng bào dân tộc, cán bộ văn hóa xã đi
thuê, hay ba mẹ phải nhờ người mua từ quê vào mới có trang phục để trình diễn”.
Câu nói tuy mộc mạc nhưng chân thành, đã nói lên một trở ngại lớn để người Nùng
nơi đây lưu giữ được trang phục của
mình.
Đến với người Nùng xã Phước Hòa, chúng tôi gặp lại nhóm
người chơi đàn Tính, hát Then giờ đang “tạm nghỉ” vì “không có dịp để biểu
diễn”. Những người “thèm” hát vẫn hẹn nhau tại nhà riêng hòa đờn cùng ca bằng
tiếng Nùng. Nhưng dường như, những “cây cổ thụ” người Nùng nơi đây khó có thể
lưu giữ được tiếng đờn, điệu hát lâu hơn, khi chỉ số ít thế hệ trẻ còn biết bập
bẹ tiếng Nùng.
Một ngày tiếp xúc với người Nùng, điều làm chúng tôi vui
nhất đó là còn được nghe tiếng Nùng. Thoạt đầu chúng tôi cứ nghĩ, chắc chỉ có
thế hệ người lớn tuổi, những bậc làm cha, làm mẹ còn nói tiếng Nùng. Nhưng
không, ở đây, vẫn còn có một số gia đình dạy cho con biết nói tiếng Nùng. Như
gia đình bà Hoàng Thị Pọm (xã An Thái), có 5 người con đều biết nói tiếng Nùng.
Bà Pọm, tâm sự: “Tôi thường giáo dục các con, dù đi đâu, làm gì nhưng phải “gìn
giữ gốc gác” của mình. Lớp trẻ biết thêm ngôn ngữ khác là cái tốt, nhưng ngôn
ngữ của mình phải lưu giữ. Đây chính là giá trị văn hóa mà nó cũng chính là giá
trị nhân văn gắn liền cùng với bản sắc của người
Nùng”.
Chung tay khôi phục văn hóa
Nùng
Trăn trở trước câu hỏi bản sắc văn hóa của người Nùng,
ông Nguyễn Văn Nhơn, Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Giáo, giải thích: Hiện
nay, nhờ cây cao su, người Nùng đã có cuộc sống ổn định hơn. Quê hương họ ở tỉnh
Cao Bằng giờ cũng phát triển, mọi người đều ổn định cuộc sống nên không còn
chuyện di cư như xưa nữa. Những người đầu tiên về đây, nay cũng nhiều tuổi. Họ
đã nhìn thấy những người con của “bản” mình trưởng thành, trai thì lấy vợ, gái
đi lấy chồng, có cả những dâu, rể người Tày, người Kinh. Họ đã sống hòa nhập với
người Kinh. Nên về trang phục, tiếng nói cũng dần thay đổi
theo.
Qua những gì chứng kiến, có thể thấy việc lưu giữ đang
còn là một “bài toán” nan giải. Để “tìm lại” giá trị văn hóa cho người Nùng phải
cần có tiếng nói từ phía chính người Nùng. Họ ý thức cao về bản sắc mới có cơ
hội khôi phục. Riêng đối với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Giáo, hàng năm
huyện tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao cho đồng bào
dân tộc thiểu số trong huyện. Ngoài ra, huyện xây dựng và ban hành các quy ước
cộng đồng về xây dựng nếp sống văn minh; phòng chống các hủ tục, tệ nạn xã
hội.
Khép lại những câu chuyện liên quan về người Nùng tại
Bình Dương, chúng tôi quay trở về nhưng bên tai như văng vẳng tiếng đàn Tính,
điệu hát Then, tiếng nói của người Nùng như níu chân người đi ở lại. Như chính
mong muốn của các “cây đại thụ” người Nùng nơi đây để lưu giữ những nét văn hóa
truyền thống của mình. Thiết nghĩ, nếu những giá trị văn hóa đó được lưu giữ,
phát huy, Bình Dương sẽ trở thành địa phương có nhiều dân tộc, nhiều bản sắc văn
hóa. Mỗi dịp lễ hội, tết của từng dân tộc sẽ là ngày hội chung của tỉnh Bình
Dương.
ĐỖ TUÂN
Theo chân các cán bộ văn hóa xã đến với “bản Cao
Bằng”, theo cách gọi thân thương của người Nùng ở Phú Giáo, điều làm chúng tôi
ngạc nhiên là hình ảnh ngôi nhà tranh, vách đất đã được thay thế hoàn toàn bằng
những căn nhà xây khang trang. Đời sống kinh tế được “khoác áo mới” nhưng bản
sắc văn hóa lại trở thành câu hỏi cho những người lạ như chúng
tôi.
Đặc trưng văn
hóa
Quây quần bên chiếc bàn tròn, dưới tán cây xanh mát tại
gia đình chú Hoàng Văn Lùng (xã Tân Hiệp), chúng tôi được nghe các cô chú “lão
làng” người Nùng khoe bản sắc. Với chiếc áo nữ từ vải đen truyền thống đang mặc
trên mình, bà Hoàng Thị Kính chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện về trang
phục của đồng bào Nùng không có hồi kết. Trong khi, bà Kính chia sẻ về chiếc áo
truyền thống đó, chúng tôi nhận thấy trên những gương mặt đầy vết chân chim của
bà cùng các cô chú “lão làng” hằn lên nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương Cao Bằng da
diết. Ở nơi đó, ai cũng mặc trang phục này, bởi nó rất giản dị. Áo nam giống
nhiều dân tộc khác, áo nữ là loại năm thân màu chàm, quần chân què ít trang trí.
So với các dân tộc khác, quần áo người Nùng được xếp trong nhóm những trang phục
đơn giản. Dường như ở một nơi cách Cao Bằng gần 2.000km thì một tấm áo lại trở
nên ý nghĩa vô cùng khi giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, cùng nhau hướng về
nơi “chôn rau cắt rốn” của
mình.
Từ chủ đề trang phục, mọi người đề cập đến vấn đề tâm
linh. Người Nùng có lòng tin vào thần linh, các lực lượng siêu nhiên. Ngoài việc
ơn Đảng, Nhà nước để có cái ăn, người Nùng tin vào các vị thần mang lại cho
mình. Họ tâm niệm có thần mưa, thần gió, thần sấm được thể hiện qua lễ hội Lùng
Tùng (Hội xuống đồng) là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa,
cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no… Họ coi việc cầu khấn sẽ được
các thần luôn soi đường dẫn bước cho họ đến với sự bình
yên.
Từ việc tín ngưỡng thờ cúng, các cô chú còn lý giải phong
thủy chọn đất làm kinh tế. Chú Lùng, chia sẻ: Nơi đồng bào chọn làm nơi “cắm
dùi” phải là những điểm có nguồn nước dồi dào. Nơi đó, thuận tiện cho việc trồng
trọt, chăn nuôi. Chính cách chọn địa thế để “an cư lạc nghiệp” là tiền đề cho ẩm
thực của người Nùng trở nên phong phú và đa dạng có món trên cạn dưới nước: Món
“Khâu nhục” làm từ thịt lợn rừng, món vịt nướng cùng lá móc mật, cùng các loại
bánh, chè lam… làm từ chính nguyên liệu tự người dân nuôi trồng được. Bà Kính,
hào hứng chia sẻ: Ngoài quê Cao Bằng tuy địa hình đa phần là núi, nhưng người
Nùng thường hay sinh sống tại khu vực có sông suối giúp cho việc trồng cấy, chăn
nuôi cho thuận tiện, nên các món ăn của chúng tôi phong phú lắm. Món ăn độc đáo
và được coi là sang trọng của đồng bào là “Khâu nhục”. Món này chỉ nấu trong dịp
tết và thiết đãi khách
quý.
Bên cạnh các bữa cơm thịnh soạn vào các dịp lễ hội, tết
hay tiếp đón khách quý của người Nùng thì không thể thiếu đi những làn điệu dân
ca đậm đà màu sắc dân tộc; điệu Sli giao duyên, điệu hát Then. Một nét đặc sắc
trong lễ hội của đồng bào Nùng là hội “Lùng tùng” được tổ chức vào tháng giêng
hàng năm. Lễ hội không chỉ dừng lại ở việc cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây
cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no; mà còn là nơi để đồng bào cùng
nhau thưởng thức những sản vật từ chính đôi tay của mình làm ra. Khi điệu hát
Then, Sli hòa quyện với tiếng đàn Tính làm “say lòng” biết bao nhiêu người từ
những vùng khác khi đặt chân đến núi rừng Đông
Bắc.
Câu hỏi về bản
sắc!
Hào hứng chia sẻ với chúng tôi nhiều vấn đề về bản sắc,
nhưng khi được hỏi về việc lưu giữ, ai cũng trả lời bằng cái lắc đầu khó hiểu.
Chú Hà Văn Lùng, chỉ tay về phía những ngôi nhà khang trang, nói: Người Nùng rất
thích ở nhà sàn, thế nhưng đâu làm được vì không có cây to, gỗ tốt. Với lại, ở
với người Kinh, chúng tôi phải tập làm quen với cách sống của họ để tăng tình
đoàn kết. Chú Lùng còn chỉ cho chúng tôi thấy sự thay đổi trong cách làm nhà của
người Nùng. “Ngày xửa, ngày xưa”, cái thời mà có lẽ không ai xác định được mốc
thời gian. Lúc này, người Nùng chủ yếu làm nhà quay lưng ra đường để tránh tà
ma, tránh gió độc theo cách lý giải của mọi người. Giờ đây, tập tục đó đã bỏ
hoàn toàn.
Điệu hát Then và tiếng đàn Tính của người
Nùng
Dừng lại cuộc nói chuyện, chúng tôi đảo một vòng quanh
các khu người Nùng sinh sống. Trong suy nghĩ của mình, người Nùng phải mặc đồ
Nùng để phân biệt, nhưng đi gần 30 phút, mắt đã mỏi, chúng tôi vẫn khó gặp được
bóng dáng chàng trai, cô gái trong bộ trang phục đen đen mà đẹp ấy. Gặp em Hoàng
Thị Lan, trong một quán nước. Nghe chúng tôi trao đổi về trang phục người Nùng,
Lan quay sang nói: “Giờ người Nùng đâu còn ai mặc đồ truyền thống mà đi tìm ạ.
Ai cũng mặc đồ thời trang, mặc đồ truyền thống ra đường mọi người nghĩ mình khác
thường. Chính gia đình em, ba mẹ, anh chị không ai còn giữ lại bộ đồ nào. Mỗi
lần tham dự Liên hoan văn hóa, văn nghệ đồng bào dân tộc, cán bộ văn hóa xã đi
thuê, hay ba mẹ phải nhờ người mua từ quê vào mới có trang phục để trình diễn”.
Câu nói tuy mộc mạc nhưng chân thành, đã nói lên một trở ngại lớn để người Nùng
nơi đây lưu giữ được trang phục của
mình.
Đến với người Nùng xã Phước Hòa, chúng tôi gặp lại nhóm
người chơi đàn Tính, hát Then giờ đang “tạm nghỉ” vì “không có dịp để biểu
diễn”. Những người “thèm” hát vẫn hẹn nhau tại nhà riêng hòa đờn cùng ca bằng
tiếng Nùng. Nhưng dường như, những “cây cổ thụ” người Nùng nơi đây khó có thể
lưu giữ được tiếng đờn, điệu hát lâu hơn, khi chỉ số ít thế hệ trẻ còn biết bập
bẹ tiếng Nùng.
Một ngày tiếp xúc với người Nùng, điều làm chúng tôi vui
nhất đó là còn được nghe tiếng Nùng. Thoạt đầu chúng tôi cứ nghĩ, chắc chỉ có
thế hệ người lớn tuổi, những bậc làm cha, làm mẹ còn nói tiếng Nùng. Nhưng
không, ở đây, vẫn còn có một số gia đình dạy cho con biết nói tiếng Nùng. Như
gia đình bà Hoàng Thị Pọm (xã An Thái), có 5 người con đều biết nói tiếng Nùng.
Bà Pọm, tâm sự: “Tôi thường giáo dục các con, dù đi đâu, làm gì nhưng phải “gìn
giữ gốc gác” của mình. Lớp trẻ biết thêm ngôn ngữ khác là cái tốt, nhưng ngôn
ngữ của mình phải lưu giữ. Đây chính là giá trị văn hóa mà nó cũng chính là giá
trị nhân văn gắn liền cùng với bản sắc của người
Nùng”.
Chung tay khôi phục văn hóa
Nùng
Trăn trở trước câu hỏi bản sắc văn hóa của người Nùng,
ông Nguyễn Văn Nhơn, Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Phú Giáo, giải thích: Hiện
nay, nhờ cây cao su, người Nùng đã có cuộc sống ổn định hơn. Quê hương họ ở tỉnh
Cao Bằng giờ cũng phát triển, mọi người đều ổn định cuộc sống nên không còn
chuyện di cư như xưa nữa. Những người đầu tiên về đây, nay cũng nhiều tuổi. Họ
đã nhìn thấy những người con của “bản” mình trưởng thành, trai thì lấy vợ, gái
đi lấy chồng, có cả những dâu, rể người Tày, người Kinh. Họ đã sống hòa nhập với
người Kinh. Nên về trang phục, tiếng nói cũng dần thay đổi
theo.
Qua những gì chứng kiến, có thể thấy việc lưu giữ đang
còn là một “bài toán” nan giải. Để “tìm lại” giá trị văn hóa cho người Nùng phải
cần có tiếng nói từ phía chính người Nùng. Họ ý thức cao về bản sắc mới có cơ
hội khôi phục. Riêng đối với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Phú Giáo, hàng năm
huyện tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao cho đồng bào
dân tộc thiểu số trong huyện. Ngoài ra, huyện xây dựng và ban hành các quy ước
cộng đồng về xây dựng nếp sống văn minh; phòng chống các hủ tục, tệ nạn xã
hội.
Khép lại những câu chuyện liên quan về người Nùng tại
Bình Dương, chúng tôi quay trở về nhưng bên tai như văng vẳng tiếng đàn Tính,
điệu hát Then, tiếng nói của người Nùng như níu chân người đi ở lại. Như chính
mong muốn của các “cây đại thụ” người Nùng nơi đây để lưu giữ những nét văn hóa
truyền thống của mình. Thiết nghĩ, nếu những giá trị văn hóa đó được lưu giữ,
phát huy, Bình Dương sẽ trở thành địa phương có nhiều dân tộc, nhiều bản sắc văn
hóa. Mỗi dịp lễ hội, tết của từng dân tộc sẽ là ngày hội chung của tỉnh Bình
Dương.
ĐỖ TUÂN