Bánh giầy Nùng, trông “phẳng” thế, mà vẽ ra
trước mắt ta cái địa hình tưởng tượng về quê xứ mà nó
được sinh thành. Và nữa, một chút vị muối, rất nhẹ, đủ để ta cảm
nhận vị mặn dễ chịu, gợi chút nhớ nhung ngọt mặn hòa quyện trong
món xôi đậu miền đồng bằng.
Chiếc bánh mà tôi vừa kể ở trên có
tên là bánh giầy Nùng, một đặc sản của người Nùng bản địa. Bánh giầy
Nùng không làm say nắng thị giác ta ngay từ đầu, nhưng như cô gái Nùng
mang nét duyên ngầm, khiến ta sinh sự tò mò chờ đón từng lời ăn, điệu
nói đến nụ cười thầm quay mặt khúc
khích.
Những mâm bánh giầy Nùng ở chợ Bắc
Hà. Ảnh:
N.V.
Tất cả là một màn trình diễn, tưởng
giản đơn nhưng xét về độ tinh tế phức tạp thì “không phải dạng vừa”,
nói theo kiểu đương thời. Bà Hàn Phương, người ở bản Na Hối, năm nay 49
tuổi đã bỏ hơn nửa thời gian đó để sống với chiếc bánh nhỏ xinh
này. Ngày mùa thì lam lũ bán lưng trời trên cho những thửa ruộng bậc
thang, kỳ giáp hạt thì neo đời nơi một góc chợ phiên với mâm bánh nếp
và nụ cười hiền từ chân chất. Mỗi ngày, gánh hàng của người đàn bà
Nùng này bán hết 7 kg bánh, gọi là đủ sống để duy trì một cái nghề
được truyền từ đời cha mẹ, và nhiều đời trước
đó.
Bà Phương kể về nguyên liệu chiếc
bánh giầy truyền thống với một ngôn ngữ nghe như thi ca – thứ thi ca
thong dong của một gã thi sĩ theo trường phái dã thú: “Có gì đâu,
nếp, vừng đường. Nhân ngọt, bánh thơm trên mâm, là mùi núi rừng nương
rẫy. Làm khéo, bánh đẹp, vì có cái tình cảm con người
ta”.
Cho vào miệng, vị ngọt ấm của chiếc
bánh đẩy lùi cái lạnh xuýt xoa da diết của buổi sáng chợ phiên. Vị
thơm của vừng tỏa ra theo phương ngang, đả thông thính giác như một cuộc
mở ngỏ đón lấy cái lao xao bụi đời của chợ phiên mạn ngược. Rồi
hương vị nếp dẻo đẫm dầu mè sẽ dừng lại một nhịp ở cổ, nhắc ta về
cái phóng khoáng của ngọn gió thổi qua những nương nếp bậc thang mùa
thu. Bánh giày Nùng, trông “phẳng” thế, mà vẽ ra trước mắt ta cái địa
hình tưởng tượng về quê xứ mà nó được sinh
thành.
Và nữa, một chút vị muối, rất nhẹ,
đủ để ta cảm nhận vị mặn dễ chịu, gợi chút nhớ nhung ngọt mặn hòa
quyện trong món xôi đậu miền đồng
bằng.
Vậy thì làm sao mà không thấy chất
ngất khuyến dụ khi ta mở miếng lá dong chầm chậm và lướt nhìn trên
màu da bánh mịn màng trước khi đặt lên môi miệng, nhâm nhi. Đen, xanh hay
trắng tinh là tùy “thị vị” của từng người mà chọn. Mùi thơm của
nước lá khúc xay nhuyễn trên da bánh đồng lõa với mùi nếp nương non
làm nên sự ngoài lạnh trong ấm của miếng quà vặt chợ
phiên.
Chẳng ai nói với tôi về triết lý nào
quanh chiếc bánh quà chợ vùng cao này. Có vẻ như, triết lý hay cái
sự “feeling” – cảm giác – nằm nơi mỗi
người.
Khi rời phiên chợ, tôi mang theo một
chiếc bánh giầy và hứa với bà Phương sẽ còn quay lại tìm mâm bánh
của bà khi có
dịp.
Tối đó, trong khách sạn, có kẻ thức
giấc, tung mền lồm cồm bò dậy mở chiếc bánh giầy Nùng ra ngồi ăn một
mình. Chiếc bánh ỉu xìu, lạnh lẽo nhưng vẫn giữ nguyên mùi
vị.
Gã lữ khách khù khờ vừa ăn bánh
uống trà trong đêm vừa đấm ngực tự trách mình quên cái triết lý cơ
bản nhất: bánh chỉ ngon khi hãy còn nóng. Dĩ nhiên, trừ vài trường
hợp ngoại lệ, nhưng chắc ngoại lệ thì khó kiếm.
Vàng A Chử
Bánh giầy Nùng, trông “phẳng” thế, mà vẽ ra
trước mắt ta cái địa hình tưởng tượng về quê xứ mà nó
được sinh thành. Và nữa, một chút vị muối, rất nhẹ, đủ để ta cảm
nhận vị mặn dễ chịu, gợi chút nhớ nhung ngọt mặn hòa quyện trong
món xôi đậu miền đồng bằng.
Chiếc bánh mà tôi vừa kể ở trên có
tên là bánh giầy Nùng, một đặc sản của người Nùng bản địa. Bánh giầy
Nùng không làm say nắng thị giác ta ngay từ đầu, nhưng như cô gái Nùng
mang nét duyên ngầm, khiến ta sinh sự tò mò chờ đón từng lời ăn, điệu
nói đến nụ cười thầm quay mặt khúc
khích.
Những mâm bánh giầy Nùng ở chợ Bắc
Hà. Ảnh:
N.V.
Tất cả là một màn trình diễn, tưởng
giản đơn nhưng xét về độ tinh tế phức tạp thì “không phải dạng vừa”,
nói theo kiểu đương thời. Bà Hàn Phương, người ở bản Na Hối, năm nay 49
tuổi đã bỏ hơn nửa thời gian đó để sống với chiếc bánh nhỏ xinh
này. Ngày mùa thì lam lũ bán lưng trời trên cho những thửa ruộng bậc
thang, kỳ giáp hạt thì neo đời nơi một góc chợ phiên với mâm bánh nếp
và nụ cười hiền từ chân chất. Mỗi ngày, gánh hàng của người đàn bà
Nùng này bán hết 7 kg bánh, gọi là đủ sống để duy trì một cái nghề
được truyền từ đời cha mẹ, và nhiều đời trước
đó.
Bà Phương kể về nguyên liệu chiếc
bánh giầy truyền thống với một ngôn ngữ nghe như thi ca – thứ thi ca
thong dong của một gã thi sĩ theo trường phái dã thú: “Có gì đâu,
nếp, vừng đường. Nhân ngọt, bánh thơm trên mâm, là mùi núi rừng nương
rẫy. Làm khéo, bánh đẹp, vì có cái tình cảm con người
ta”.
Cho vào miệng, vị ngọt ấm của chiếc
bánh đẩy lùi cái lạnh xuýt xoa da diết của buổi sáng chợ phiên. Vị
thơm của vừng tỏa ra theo phương ngang, đả thông thính giác như một cuộc
mở ngỏ đón lấy cái lao xao bụi đời của chợ phiên mạn ngược. Rồi
hương vị nếp dẻo đẫm dầu mè sẽ dừng lại một nhịp ở cổ, nhắc ta về
cái phóng khoáng của ngọn gió thổi qua những nương nếp bậc thang mùa
thu. Bánh giày Nùng, trông “phẳng” thế, mà vẽ ra trước mắt ta cái địa
hình tưởng tượng về quê xứ mà nó được sinh
thành.
Và nữa, một chút vị muối, rất nhẹ,
đủ để ta cảm nhận vị mặn dễ chịu, gợi chút nhớ nhung ngọt mặn hòa
quyện trong món xôi đậu miền đồng
bằng.
Vậy thì làm sao mà không thấy chất
ngất khuyến dụ khi ta mở miếng lá dong chầm chậm và lướt nhìn trên
màu da bánh mịn màng trước khi đặt lên môi miệng, nhâm nhi. Đen, xanh hay
trắng tinh là tùy “thị vị” của từng người mà chọn. Mùi thơm của
nước lá khúc xay nhuyễn trên da bánh đồng lõa với mùi nếp nương non
làm nên sự ngoài lạnh trong ấm của miếng quà vặt chợ
phiên.
Chẳng ai nói với tôi về triết lý nào
quanh chiếc bánh quà chợ vùng cao này. Có vẻ như, triết lý hay cái
sự “feeling” – cảm giác – nằm nơi mỗi
người.
Khi rời phiên chợ, tôi mang theo một
chiếc bánh giầy và hứa với bà Phương sẽ còn quay lại tìm mâm bánh
của bà khi có
dịp.
Tối đó, trong khách sạn, có kẻ thức
giấc, tung mền lồm cồm bò dậy mở chiếc bánh giầy Nùng ra ngồi ăn một
mình. Chiếc bánh ỉu xìu, lạnh lẽo nhưng vẫn giữ nguyên mùi
vị.
Gã lữ khách khù khờ vừa ăn bánh
uống trà trong đêm vừa đấm ngực tự trách mình quên cái triết lý cơ
bản nhất: bánh chỉ ngon khi hãy còn nóng. Dĩ nhiên, trừ vài trường
hợp ngoại lệ, nhưng chắc ngoại lệ thì khó kiếm.
Vàng A Chử