- Đến
hẹn lại lên, cứ vào ngày 1/7 âm lịch hằng năm, người Nùng Dín ở huyện Mường
Khương, Lào Cai lại tưng bừng mở hội ăn mừng ngày Tết tháng Bảy (Tết Chiến
thắng). Với lễ hội này nó thể hiện nét đẹp trong văn hóa, truyền thống của người
dân tộc vùng cao phía Tây Bắc, đồng thời nó là dịp quảng bá hình ảnhLào
Cai tới đông đảo du khách.
Tết tháng Bảy là dịp để người dân cúng thần linh thổ địa
và tổ chức hội vui chơi sau những ngày lao động, sản xuất vất
vả.
Tương truyền, từ xưa khi triều đình nhà Hán đánh chiếm
miền Bắc, do thế giặc mạnh, đồng bào phải bỏ lại vùng đất của mình, rút lui theo
dòng sông Chảy. Sau khi quân giặc rút về nước, chúng chỉ để lại ít người chiếm
đóng, cai quản. Người Nùng đã củng cố lực lượng đánh giặc để giành lại đất đai
vào tháng Bảy. Từ đó, người Nùng chọn ngày 1/7 âm lịch là ngày Tết của dân tộc,
Tết Chiến thắng hay Tết tháng Bảy. Tết của người Nùng được kéo dài trong 3 ngày,
ngày đầu người dân tổ chức mổ lợn, gà, đồ xôi màu làm lễ cúng thần linh thổ địa
tại gia đình; từ ngày mùng 2 và 3/7 âm lịch, dân làng cùng tổ chức các trò chơi
dân gian như: Kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố, bịt mắt đập mõ trâu, ném còn, đặc
biệt phần thi hát giao duyên, hát dân ca Nùng của các đội văn nghệ, các đôi nam
nữ trong vùng…
Nằm trong chuối các hoạt động của lễ hội đã thu hút đông
đảo người dân và du khách tham gia. Thông qua lễ hội này là dịp quảng bá văn
hóa, phong tục, tập quán của người dân Lào Cai nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói
chung.
Hoàng Văn Tiến
- Đến
hẹn lại lên, cứ vào ngày 1/7 âm lịch hằng năm, người Nùng Dín ở huyện Mường
Khương, Lào Cai lại tưng bừng mở hội ăn mừng ngày Tết tháng Bảy (Tết Chiến
thắng). Với lễ hội này nó thể hiện nét đẹp trong văn hóa, truyền thống của người
dân tộc vùng cao phía Tây Bắc, đồng thời nó là dịp quảng bá hình ảnhLào
Cai tới đông đảo du khách.
Tết tháng Bảy là dịp để người dân cúng thần linh thổ địa
và tổ chức hội vui chơi sau những ngày lao động, sản xuất vất
vả.
Tương truyền, từ xưa khi triều đình nhà Hán đánh chiếm
miền Bắc, do thế giặc mạnh, đồng bào phải bỏ lại vùng đất của mình, rút lui theo
dòng sông Chảy. Sau khi quân giặc rút về nước, chúng chỉ để lại ít người chiếm
đóng, cai quản. Người Nùng đã củng cố lực lượng đánh giặc để giành lại đất đai
vào tháng Bảy. Từ đó, người Nùng chọn ngày 1/7 âm lịch là ngày Tết của dân tộc,
Tết Chiến thắng hay Tết tháng Bảy. Tết của người Nùng được kéo dài trong 3 ngày,
ngày đầu người dân tổ chức mổ lợn, gà, đồ xôi màu làm lễ cúng thần linh thổ địa
tại gia đình; từ ngày mùng 2 và 3/7 âm lịch, dân làng cùng tổ chức các trò chơi
dân gian như: Kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố, bịt mắt đập mõ trâu, ném còn, đặc
biệt phần thi hát giao duyên, hát dân ca Nùng của các đội văn nghệ, các đôi nam
nữ trong vùng…
Nằm trong chuối các hoạt động của lễ hội đã thu hút đông
đảo người dân và du khách tham gia. Thông qua lễ hội này là dịp quảng bá văn
hóa, phong tục, tập quán của người dân Lào Cai nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói
chung.
Hoàng Văn Tiến