Làm xong căn nhà mới, người Tày - Nùng thường chọn ngày
tốt để làm lễ vào nhà mới. Việc chọn ngày phải nhờ đến các thầy Tào hoặc Phựt,
Then, Dàng… Lễ vào nhà mới thường được chuẩn bị chu đáo, gồm hai phần: Đưa bát
hương tổ tiên vào nhà mới; mọi người đến chúc mừng nhà mới.
Thủ tục đưa bát hương tổ tiên vào nhà mới bao giờ cũng có
một con lợn. Lợn thịt được dâng lên cả con phủ phục trước bàn thờ có cả tiết
canh, lục phủ ngũ tạng, được bày thành hàng trước bàn thờ. Bánh trái mọi người
đến mừng được đặt trong làn xếp hàng dọc trước bàn thờ. Người Tày - Nùng hay làm
bánh dày với các màu nhuộm bằng lá cây rừng, như màu tím nhuộm bằng lá cẩm, màu
vàng nhuộm bằng củ nghệ, màu xanh nhuộm bằng lá gừng, màu đen nhuộm bằng lá cây
xau xau... Các loại bánh nhuộm bằng lá cây tự nhiên này thơm, dẻo, bảo quản
được tốt hơn.
Bên ngoài nhà đặt mâm cúng ngoại thần cả lễ tạp lẫn lễ
chay đầy đủ lục phủ ngũ tạng như trong nhà. Nếu dỡ nhà cũ để làm lại, bát hương
được chuyển ra ngoài, khi hoàn thành chỉ cần chuyển vào nhà. Trong trường hợp
con cái tách hộ ra ở riêng thì lập bát hương mới đem vào
nhà.
Thủ tục lập bát hương mới như sau: Gia chủ chuẩn bị hai
mâm, một mâm đặt ba bát gạo và một chiếc ô hoặc nón để rước bát hương từ nhà tổ
tiên sang nhà mới; mâm thứ hai đặt thủ lợn cùng bốn móng, gà, xôi, bánh trái,
rượu, đèn… Đến nhà thờ tổ tiên xin chân hương, hai mâm cỗ, lễ được dâng lên các
vị. Sau ba tuần rượu rót mời, thầy cúng xin các vị tổ tiên được xin chân hương
về cho con cháu. Thầy báo lên tổ tiên họ, nhà…, và xưng họ tên pháp danh của
thầy được gia chủ nhờ đến nhà làm lễ xin các cụ chân hương để đưa về nhà thờ
cúng với nội dung nhờ tổ tiên phù hộ cho con cháu: “Lủc tầư cụng dà/Kha tầư
cụng hốm” (dịch nghĩa: Con nào cũng phù hộ/Nhánh nào cũng chở
che).
Cúng xong, thầy cho gia chủ rút lấy mỗi bát hương ba chân
hương, chân được cắm vào bát gạo dưới mâm lễ (nếu nhà xa không đem theo bát gạo
thì các chân hương được gói để riêng bằng ba loại giấy màu khác nhau (tránh nhầm
lẫn giữa các bát hương). Nếu nhà đặt năm bát thì lấy năm gói. Chân hương đem về
đến nhà, thầy làm phép xua tà quỷ rồi gia chủ mới đưa chân hương lên bàn thờ tổ
tiên theo thứ tự xếp sẵn như bên nhà tổ
tiên.
Anh em họ hàng ruột thịt đến mừng nhà mới bao giờ cũng có
gạo, rượu và câu đối mừng nhà mới. Bà con láng giềng thì mừng gạo, rượu, bánh,
trái, xôi gà và tiền… Người ta đưa một bó lúa nếp cùng chiếc cân làm bằng gỗ
tượng trưng đặt lên trên cây thượng lương trên nhà. Lúa tượng trưng cho sự no
đủ. Chiếc cân tượng trưng cho việc mua bán thuận lợi, phát
đạt.
Trước đây người Nùng Khen Lài ở vùng Thái Đức (Hạ Lang)
còn có tục khi thông gia đến mừng nhà mới họ đặt bánh trước cửa rồi cầm bánh
lăng qua cây xà ngang trong nhà, người ngoài ném vào, người trong ném ra, mọi
người đến dự nhặt bánh làm phước. Tục này thể hiện sự no đủ của căn nhà đầy hồng
phúc. Mọi người ăn uống vui
vẻ.
Thầy cúng ngồi trước mâm hương, tay cầm bộ gõ nhỏ đọc bài
mo tẩy uế cầu sự yên lành tốt đẹp cho căn nhà. Bài mo nhà mới của người Nùng có
đoạn: Hôm nay được ngày tốt/Điểm sách với người Hoa/Tra sách với người
Kinh/Xem ngày với thầy già/Mười người nói hôm nay thật lành/Trăm người nói hôm
nay thật tốt/Ngày thiên khai đại xá/Ngày lộc mã quí nhân/Cung trời đất mở
song/Cung Ngọc Hoàng mở cửa/Ngày ngũ phúc tới nhà/ Ngày yến yêu tới đón... Hoàng
Đế về trợ tôi giải uế dương gian/Trợ tôi đuổi uế ra đồi/Ma chết ra bãi/Uế đen uế
đỏ uế slinh tẩy rửa/Uế cây gẫy ngọn hồn ma mới chết/Uế ma thì xuống dưới sàn/Uế
đười ươi thì về núi/Uế quạ thì về cây/Tôi xin cầm hoa vào thỉnh/Cầm lấy mệnh vào
trình/Trình rõ cả họ cả rõ tên/Họ vạn tên sinh chốn dương gian gia/Hoàn Văn A
gia chủ/Dựng lán đã thành/Dựng nhà đã nên/Dẫn ông bà cha mẹ/Đi ruộng mang hoa/Về
nhà mang uế/Mời con Sở đến sàn/Nhờ slao đón tôi đến dưới sân/Tôi chọn được ngày
tốt/Tôi kén được ngày hay... ngày... tháng... năm... Hôm nay được ngày quét/Tôi
chẳng to hơn Vương/Tôi chẳng lớn hơn thầy/Xin chổi cho hai cái/Xin thạ xuống hai
đôi/Hộ tôi quét tôi phẩy đi/Để họ Gia, Hoàng Văn Mõ/Nhà sạch, gia trạch bình
an/Ông thầy sẽ xuống ngự/Thần tiên sẽ xuống ngự/Mùng một xuống đi ngựa/Hôm rằm
xuống hàng hương/Đến sớm chẳng về suông/Đến muộn chẳng về không/Đến sớm được ăn
nhiều/Đến chậm được ăn lắm… Mời Nam phương sát uế/Mời Bắc phương sát
uế/Mời Trung phương sát uế… Uế ngã thì về đồi/Uế chết thì về thung/ Uế ma thì
xuống sàn/Uế vượn thì về núi/Uế quạ thì về cây… Ra cửa én của én/Ra cuối sàn sảy
gạo… Đi chốn châu diêm âm xa lắc/Nơi Quí Châu xa vời/Ngàn năm mày chẳng nhớ/Vạn
đời mày chẳng về/Phẩy uế đi khỏi
mường.
Lễ vào nhà mới là một trong những nét đẹp trong sinh hoạt
văn hóa của người Tày - Nùng, mang nhiều giá trị về nghệ thuật, văn hóa, lịch
sử… Ngoài ra còn thể hiện sự đoàn kết của người Tày - Nùng giữa gia đình và cộng
đồng.
Triệu Thị Mai
Làm xong căn nhà mới, người Tày - Nùng thường chọn ngày
tốt để làm lễ vào nhà mới. Việc chọn ngày phải nhờ đến các thầy Tào hoặc Phựt,
Then, Dàng… Lễ vào nhà mới thường được chuẩn bị chu đáo, gồm hai phần: Đưa bát
hương tổ tiên vào nhà mới; mọi người đến chúc mừng nhà mới.
Thủ tục đưa bát hương tổ tiên vào nhà mới bao giờ cũng có
một con lợn. Lợn thịt được dâng lên cả con phủ phục trước bàn thờ có cả tiết
canh, lục phủ ngũ tạng, được bày thành hàng trước bàn thờ. Bánh trái mọi người
đến mừng được đặt trong làn xếp hàng dọc trước bàn thờ. Người Tày - Nùng hay làm
bánh dày với các màu nhuộm bằng lá cây rừng, như màu tím nhuộm bằng lá cẩm, màu
vàng nhuộm bằng củ nghệ, màu xanh nhuộm bằng lá gừng, màu đen nhuộm bằng lá cây
xau xau... Các loại bánh nhuộm bằng lá cây tự nhiên này thơm, dẻo, bảo quản
được tốt hơn.
Bên ngoài nhà đặt mâm cúng ngoại thần cả lễ tạp lẫn lễ
chay đầy đủ lục phủ ngũ tạng như trong nhà. Nếu dỡ nhà cũ để làm lại, bát hương
được chuyển ra ngoài, khi hoàn thành chỉ cần chuyển vào nhà. Trong trường hợp
con cái tách hộ ra ở riêng thì lập bát hương mới đem vào
nhà.
Thủ tục lập bát hương mới như sau: Gia chủ chuẩn bị hai
mâm, một mâm đặt ba bát gạo và một chiếc ô hoặc nón để rước bát hương từ nhà tổ
tiên sang nhà mới; mâm thứ hai đặt thủ lợn cùng bốn móng, gà, xôi, bánh trái,
rượu, đèn… Đến nhà thờ tổ tiên xin chân hương, hai mâm cỗ, lễ được dâng lên các
vị. Sau ba tuần rượu rót mời, thầy cúng xin các vị tổ tiên được xin chân hương
về cho con cháu. Thầy báo lên tổ tiên họ, nhà…, và xưng họ tên pháp danh của
thầy được gia chủ nhờ đến nhà làm lễ xin các cụ chân hương để đưa về nhà thờ
cúng với nội dung nhờ tổ tiên phù hộ cho con cháu: “Lủc tầư cụng dà/Kha tầư
cụng hốm” (dịch nghĩa: Con nào cũng phù hộ/Nhánh nào cũng chở
che).
Cúng xong, thầy cho gia chủ rút lấy mỗi bát hương ba chân
hương, chân được cắm vào bát gạo dưới mâm lễ (nếu nhà xa không đem theo bát gạo
thì các chân hương được gói để riêng bằng ba loại giấy màu khác nhau (tránh nhầm
lẫn giữa các bát hương). Nếu nhà đặt năm bát thì lấy năm gói. Chân hương đem về
đến nhà, thầy làm phép xua tà quỷ rồi gia chủ mới đưa chân hương lên bàn thờ tổ
tiên theo thứ tự xếp sẵn như bên nhà tổ
tiên.
Anh em họ hàng ruột thịt đến mừng nhà mới bao giờ cũng có
gạo, rượu và câu đối mừng nhà mới. Bà con láng giềng thì mừng gạo, rượu, bánh,
trái, xôi gà và tiền… Người ta đưa một bó lúa nếp cùng chiếc cân làm bằng gỗ
tượng trưng đặt lên trên cây thượng lương trên nhà. Lúa tượng trưng cho sự no
đủ. Chiếc cân tượng trưng cho việc mua bán thuận lợi, phát
đạt.
Trước đây người Nùng Khen Lài ở vùng Thái Đức (Hạ Lang)
còn có tục khi thông gia đến mừng nhà mới họ đặt bánh trước cửa rồi cầm bánh
lăng qua cây xà ngang trong nhà, người ngoài ném vào, người trong ném ra, mọi
người đến dự nhặt bánh làm phước. Tục này thể hiện sự no đủ của căn nhà đầy hồng
phúc. Mọi người ăn uống vui
vẻ.
Thầy cúng ngồi trước mâm hương, tay cầm bộ gõ nhỏ đọc bài
mo tẩy uế cầu sự yên lành tốt đẹp cho căn nhà. Bài mo nhà mới của người Nùng có
đoạn: Hôm nay được ngày tốt/Điểm sách với người Hoa/Tra sách với người
Kinh/Xem ngày với thầy già/Mười người nói hôm nay thật lành/Trăm người nói hôm
nay thật tốt/Ngày thiên khai đại xá/Ngày lộc mã quí nhân/Cung trời đất mở
song/Cung Ngọc Hoàng mở cửa/Ngày ngũ phúc tới nhà/ Ngày yến yêu tới đón... Hoàng
Đế về trợ tôi giải uế dương gian/Trợ tôi đuổi uế ra đồi/Ma chết ra bãi/Uế đen uế
đỏ uế slinh tẩy rửa/Uế cây gẫy ngọn hồn ma mới chết/Uế ma thì xuống dưới sàn/Uế
đười ươi thì về núi/Uế quạ thì về cây/Tôi xin cầm hoa vào thỉnh/Cầm lấy mệnh vào
trình/Trình rõ cả họ cả rõ tên/Họ vạn tên sinh chốn dương gian gia/Hoàn Văn A
gia chủ/Dựng lán đã thành/Dựng nhà đã nên/Dẫn ông bà cha mẹ/Đi ruộng mang hoa/Về
nhà mang uế/Mời con Sở đến sàn/Nhờ slao đón tôi đến dưới sân/Tôi chọn được ngày
tốt/Tôi kén được ngày hay... ngày... tháng... năm... Hôm nay được ngày quét/Tôi
chẳng to hơn Vương/Tôi chẳng lớn hơn thầy/Xin chổi cho hai cái/Xin thạ xuống hai
đôi/Hộ tôi quét tôi phẩy đi/Để họ Gia, Hoàng Văn Mõ/Nhà sạch, gia trạch bình
an/Ông thầy sẽ xuống ngự/Thần tiên sẽ xuống ngự/Mùng một xuống đi ngựa/Hôm rằm
xuống hàng hương/Đến sớm chẳng về suông/Đến muộn chẳng về không/Đến sớm được ăn
nhiều/Đến chậm được ăn lắm… Mời Nam phương sát uế/Mời Bắc phương sát
uế/Mời Trung phương sát uế… Uế ngã thì về đồi/Uế chết thì về thung/ Uế ma thì
xuống sàn/Uế vượn thì về núi/Uế quạ thì về cây… Ra cửa én của én/Ra cuối sàn sảy
gạo… Đi chốn châu diêm âm xa lắc/Nơi Quí Châu xa vời/Ngàn năm mày chẳng nhớ/Vạn
đời mày chẳng về/Phẩy uế đi khỏi
mường.
Lễ vào nhà mới là một trong những nét đẹp trong sinh hoạt
văn hóa của người Tày - Nùng, mang nhiều giá trị về nghệ thuật, văn hóa, lịch
sử… Ngoài ra còn thể hiện sự đoàn kết của người Tày - Nùng giữa gia đình và cộng
đồng.
Triệu Thị Mai