Trang phục dân tộc truyền thống của thiếu nữ Nùng Phàn
Slình Lạng Sơn
Nhân dịp tết Nguyên đán 2010, chúng tôi có dịp tìm hiểu
phong tục ăn tết của người dân tộc Nùng. Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Bản thân dân tộc Nùng được chia thành
nhiều nhóm địa phương với tên gọi thường gắn liền với địa danh nơi di cư hoặc
trang phục: Nùng Cháo, Nùng An, Nùng Phàn Slình, Nùng Cúm cọt, Nùng Inh, Nùng
Hua lài… Vì phạm vi bài viết nên chúng tôi chỉ đề cập đến phong tục ăn Tết của
người Nùng Phàn Slình ở huyện Văn Quan.
Nhìn chung, quan niệm Tết của người dân tộc Nùng ở Văn
Quan gần giống như người Kinh. Họ chuẩn bị đón năm mới khá kỹ lưỡng. Tuy không
làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời ngày 23 tháng Chạp như người Kinh nhưng
nhưng không vì thế người Nùng sửa soạn cho ngày tết kém phần rôm rả. Ngoài bánh
chưng được coi là lễ vật - phần không thể thiếu để tiếp khách, họ còn có bánh
cao (còn gọi là bánh khảo). Đa phần các nhà tự làm lấy, qua đó người khách có
thể đánh giá được tài nghệ của gia chủ. Ngoài ra còn có bánh tro. Bánh được làm
cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật (mật được đun từ đường
phên). Đây là món ăn được trẻ em đặc biệt ưa thích.
Ở trong làng, những gia đình khá giả nhất định không
thiếu được món bánh pẻng phạ (hay còn gọi là bánh trời) được làm cực kỳ công
phu, khẩu sly (bánh bỏng), chè lam (giống bánh dẻo), các loại mứt và bánh rán.
Phung xoòng (lạp xường) là món ăn có thể để dành ra Giêng. Món này không giống
lạp xường của người Kinh làm. Phung xoòng có thể to bằng cổ tay, hương vị rất
hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản của người Nùng mà chỉ trong những ngày Tết họ mới
có cơ hội thưởng
thức.
Tết của người Nùng Phàn Slình thực sự bắt đầu bằng bữa
cơm giải xui chiều 30. Món ăn chính trong bữa cơm này là thịt vịt. Vì người Nùng
coi vịt là loài động vật giải xui tốt nhất. Đúng giao thừa, mọi nhà đều thắp
hương và mở toang cửa để lộc vào nhà. Trên bàn thờ tổ tiên gồm bánh chưng, gà
thiến luộc kỹ, bánh kẹo, thịt lợn, đĩa ngũ quả, 2 cây vạn niên. Hương còn được
thắp cạnh bếp, ngoài cửa. Người Nùng thắp hương không khấn, hương trên bàn thờ
không được tắt mà phải thắp liên tục và điều cấm kỵ nhất là đêm 30 và đêm mùng 1
tết đốt lửa ngoài đường.
Bàn thờ người dân tộc Nùng làm 2 tầng, tầng trên có 1
bát hương và có 5 hoặc 7 cái chén để thờ Nàng Tiên (Mẻ Nàng) tức thờ phật bà
Quan âm Bồ Tát, không thờ những thứ có mỡ lợn, chỉ thờ hoa quả, bánh kẹo và bánh
chưng không nhân. Nếu thắp hương chỉ thắp 1 nén. Tầng dưới nhất chỉ được đặt 2
bát hương và 9 cái chén để thờ ông, bà (bát hương cao thờ ông, bát hương thấp
thờ bà). Tầng ngày thì được đặt lễ tùy vào gia chủ giầu hay nghèo. Bên cạnh bàn
thờ chính còn có bàn thờ mụ, có 1 bát hương và 3 cái chén dành riêng cho thế hệ
con, cháu.
Ngày đầu Xuân người dân tộc Nùng thường xuống vườn cuốc
đất trồng ngô, cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, thóc
lúa đầy nhà, lợn đầy chuồng, mọi người mạnh khỏe, bình an vô sự. Những chàng rể
mới phải lo đi tai (đi Tết bố mẹ vợ) mang theo các lễ vật như các loại bánh, hoa
quả, gà thiến… Có nơi đồ lễ lên tới 120 cái bánh chưng. Có nơi nhất thiết phải
có miếng thịt treo, cắt suốt chiều dài con lợn. Chàng rể lâu năm, thủ tục có
phần đơn giản hơn, chủ yếu là bánh chưng và thịt
lợn.
Ngày xưa, từ mùng 1 Tết đến 15 tháng Giêng, thanh thiếu
niên trong làng sẽ đến gia đình trưởng bản (hoặc thầy mo) tập đánh trống, chiêng
(cọ nào), trẻ con thì tập đi khà kheo, xe đạp. Thông thường người Nùng tiễn các
cụ, tức là tổ chức hóa vàng chủ yếu ngày mùng 2 chậm nhất là mùng 3Tết. Công
việc quan trọng nhất là chuẩn bị ăn Tết lại vào Rằm tháng Giêng. Tết này họ ăn
rất to, cũng mổ lợn, gói bánh…Ròng rã cả tháng sau Tết, người Nùng chỉ ăn, chơi
và đi hội Lùng tùng. Đàn ông thì uống rượu và chơi tá lả, tam cúc, phỏm, lảy cỏ.
Đàn bà đi làm lấy ngày, rồi lại bận túi bụi vào làm các loại bánh. Người Nùng
rất tự trọng và mến khách (nhất là khách từ xa đến). Vì thế bạn đến nhà người
dân tộc Nùng, bạn không thể ra khỏi nhà khi chưa uống cạn 1 vài chén rượu chung
vui.
Phong tục ăn tết của người Nùng là vậy. Suy cho cùng, tuy
phong tục của mỗi dân tộc có nét khác nhau nhưng tất cả đều cùng chung một ý
nghĩ muốn xa rời cái ác, hướng tới cái thiện, cầu mong cuộc sống ngày càng tốt
đẹp hơn.
Hoàng Sao
Trang phục dân tộc truyền thống của thiếu nữ Nùng Phàn
Slình Lạng Sơn
Nhân dịp tết Nguyên đán 2010, chúng tôi có dịp tìm hiểu
phong tục ăn tết của người dân tộc Nùng. Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Bản thân dân tộc Nùng được chia thành
nhiều nhóm địa phương với tên gọi thường gắn liền với địa danh nơi di cư hoặc
trang phục: Nùng Cháo, Nùng An, Nùng Phàn Slình, Nùng Cúm cọt, Nùng Inh, Nùng
Hua lài… Vì phạm vi bài viết nên chúng tôi chỉ đề cập đến phong tục ăn Tết của
người Nùng Phàn Slình ở huyện Văn Quan.
Nhìn chung, quan niệm Tết của người dân tộc Nùng ở Văn
Quan gần giống như người Kinh. Họ chuẩn bị đón năm mới khá kỹ lưỡng. Tuy không
làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên trời ngày 23 tháng Chạp như người Kinh nhưng
nhưng không vì thế người Nùng sửa soạn cho ngày tết kém phần rôm rả. Ngoài bánh
chưng được coi là lễ vật - phần không thể thiếu để tiếp khách, họ còn có bánh
cao (còn gọi là bánh khảo). Đa phần các nhà tự làm lấy, qua đó người khách có
thể đánh giá được tài nghệ của gia chủ. Ngoài ra còn có bánh tro. Bánh được làm
cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật (mật được đun từ đường
phên). Đây là món ăn được trẻ em đặc biệt ưa thích.
Ở trong làng, những gia đình khá giả nhất định không
thiếu được món bánh pẻng phạ (hay còn gọi là bánh trời) được làm cực kỳ công
phu, khẩu sly (bánh bỏng), chè lam (giống bánh dẻo), các loại mứt và bánh rán.
Phung xoòng (lạp xường) là món ăn có thể để dành ra Giêng. Món này không giống
lạp xường của người Kinh làm. Phung xoòng có thể to bằng cổ tay, hương vị rất
hấp dẫn. Đây là món ăn đặc sản của người Nùng mà chỉ trong những ngày Tết họ mới
có cơ hội thưởng
thức.
Tết của người Nùng Phàn Slình thực sự bắt đầu bằng bữa
cơm giải xui chiều 30. Món ăn chính trong bữa cơm này là thịt vịt. Vì người Nùng
coi vịt là loài động vật giải xui tốt nhất. Đúng giao thừa, mọi nhà đều thắp
hương và mở toang cửa để lộc vào nhà. Trên bàn thờ tổ tiên gồm bánh chưng, gà
thiến luộc kỹ, bánh kẹo, thịt lợn, đĩa ngũ quả, 2 cây vạn niên. Hương còn được
thắp cạnh bếp, ngoài cửa. Người Nùng thắp hương không khấn, hương trên bàn thờ
không được tắt mà phải thắp liên tục và điều cấm kỵ nhất là đêm 30 và đêm mùng 1
tết đốt lửa ngoài đường.
Bàn thờ người dân tộc Nùng làm 2 tầng, tầng trên có 1
bát hương và có 5 hoặc 7 cái chén để thờ Nàng Tiên (Mẻ Nàng) tức thờ phật bà
Quan âm Bồ Tát, không thờ những thứ có mỡ lợn, chỉ thờ hoa quả, bánh kẹo và bánh
chưng không nhân. Nếu thắp hương chỉ thắp 1 nén. Tầng dưới nhất chỉ được đặt 2
bát hương và 9 cái chén để thờ ông, bà (bát hương cao thờ ông, bát hương thấp
thờ bà). Tầng ngày thì được đặt lễ tùy vào gia chủ giầu hay nghèo. Bên cạnh bàn
thờ chính còn có bàn thờ mụ, có 1 bát hương và 3 cái chén dành riêng cho thế hệ
con, cháu.
Ngày đầu Xuân người dân tộc Nùng thường xuống vườn cuốc
đất trồng ngô, cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, thóc
lúa đầy nhà, lợn đầy chuồng, mọi người mạnh khỏe, bình an vô sự. Những chàng rể
mới phải lo đi tai (đi Tết bố mẹ vợ) mang theo các lễ vật như các loại bánh, hoa
quả, gà thiến… Có nơi đồ lễ lên tới 120 cái bánh chưng. Có nơi nhất thiết phải
có miếng thịt treo, cắt suốt chiều dài con lợn. Chàng rể lâu năm, thủ tục có
phần đơn giản hơn, chủ yếu là bánh chưng và thịt
lợn.
Ngày xưa, từ mùng 1 Tết đến 15 tháng Giêng, thanh thiếu
niên trong làng sẽ đến gia đình trưởng bản (hoặc thầy mo) tập đánh trống, chiêng
(cọ nào), trẻ con thì tập đi khà kheo, xe đạp. Thông thường người Nùng tiễn các
cụ, tức là tổ chức hóa vàng chủ yếu ngày mùng 2 chậm nhất là mùng 3Tết. Công
việc quan trọng nhất là chuẩn bị ăn Tết lại vào Rằm tháng Giêng. Tết này họ ăn
rất to, cũng mổ lợn, gói bánh…Ròng rã cả tháng sau Tết, người Nùng chỉ ăn, chơi
và đi hội Lùng tùng. Đàn ông thì uống rượu và chơi tá lả, tam cúc, phỏm, lảy cỏ.
Đàn bà đi làm lấy ngày, rồi lại bận túi bụi vào làm các loại bánh. Người Nùng
rất tự trọng và mến khách (nhất là khách từ xa đến). Vì thế bạn đến nhà người
dân tộc Nùng, bạn không thể ra khỏi nhà khi chưa uống cạn 1 vài chén rượu chung
vui.
Phong tục ăn tết của người Nùng là vậy. Suy cho cùng, tuy
phong tục của mỗi dân tộc có nét khác nhau nhưng tất cả đều cùng chung một ý
nghĩ muốn xa rời cái ác, hướng tới cái thiện, cầu mong cuộc sống ngày càng tốt
đẹp hơn.
Hoàng Sao