Trang phục người Nùng Dín.
Không sặc sỡ như trang phục của một số dân
tộc, trang phục của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô nhuộm chàm
và ít thêu thùa trang trí. Cách ăn mặc của người Nùng phần nào phản ánh nét văn
hoá, phong tục tập quán của người Nùng.
Người Nùng sống trên vùng núi cao nên
thường tự nhuộm vải chàm, tự cắt may trang phục cho dân tộc mình. Mỗi nhóm người
Nùng lại có điểm trang trí trên trang phục khác nhau đôi chút, nhưng đặc điểm
chung là các trang phục đều khá đơn giản.Về tổng thể, trang phục của dân tộc
Nùng hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng. Màu sắc trên trang phục dân tộc
Nùng cũng khá đa đạng, từ màu xanh nhạt, đến xanh thẫm, tím than, xanh đen,
nhưng phổ biến nhất vẫn là màu chàm. Họa sỹ Lưu Tuấn Phương nhiều năm nghiên cứu
về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam, cho biết: “Trang phục của người Nùng
khá đa dạng, nhưng dù ở nhóm Nùng nào thì các trang phục của người Nùng cũng khá
đồng nhất và được phân biệt theo giới tính, theo độ tuổi, theo địa vị xã hội và
theo nhóm địa phương. Nói chung, nam giới Nùng ít đeo đồ trang
sức”.
Từ xưa tới nay, cả nam và nữ đều mặc một
loại quần cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân và các đường viền chỉ màu
tập trung rõ nhất ở tà và gấu áo. Nam giới người Nùng thường mặc áo dài ngang
hông, tứ thân, may áo gần sát người, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có
7 cúc và thường có 4 túi hoặc 2 túi. Trong khi đó, trang phục của phụ nữ Nùng
phong phú và đa đạng hơn. Phụ nữ Nùng thường mặc cả loại áo 5 thân và 4 thân. Áo
ngắn 4 thân có cổ áo tròn, xẻ ngực, nẹp và gấu áo rộng, hai túi nhỏ ở vạt trước,
cài 9 hàng cúc vải ở nẹp áo. Trong khi loại áo 5 thân màu chàm, là loại áo ngắn
đủ che mông, được may rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho người mặc cử động
thoải mái trong sinh hoạt và lao động thường ngày. Hoa văn trên cổ áo là những
họa tiết hình vuông, hình quả trám, xếp thành hình tam giác liền kề nhau. Độc
đáo nhất là những hoa văn ở khuy cổ áo, được làm bằng bạc, có hình con bướm hai
bên và gắn các tua hình tam giác. Đây là biểu tượng thể hiện sự cầu mong hạnh
phúc của người phụ nữ Nùng. Các hạt bạc còn được làm khuy áo, trang trí dọc nẹp
áo, tạo cho trang phục nét trang trọng riêng biệt. Chiếc váy của phụ nữ dân tộc
Nùng trông tựa như hình chóp cụt. Cạp váy được cắt ghép từ 12 màu vải khác nhau
tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Chiếc váy mặc vào ôm tròn lấy eo, thân váy
hơi bồng lên tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho trang phục. Nhìn tổng thể, bộ
trang phục của phụ nữ Nùng rất hài hòa. Chị Nguyễn Thị Mai Anh, một nhà tạo mẫu
và sưu tập các bộ trang phục dân tộc ít người, cho rằng các bộ trang phục cho
thấy phương thức sinh hoạt, bản sắc văn hóa riêng của người Nùng: “Khi đi sưu
tập mình được tiếp xúc với họ nên mình rất thích, bởi cho đến bây giờ vẫn chưa
có nhiều tư liệu về trang phục của dân tộc Nùng. Nghệ thuật trang trí hoa văn
của dân tộc Nùng có những nét độc đáo bất ngờ, thành ra khi tiếp xúc, rồi xem họ
làm mình như được mở mang thêm kiến thức về văn hóa. Qua trang phục còn thấy
cuộc sống của họ ở trong
đó”.
Trang phục truyền thống nam, nữ dân tộc
Nùng.
Bên cạnh áo, váy, đồ trang sức cũng là một bộ phận quan
trọng, tạo nên nét đặc sắc của trang phục truyền thống của phụ nữ Nùng. Bộ trang
sức vòng cổ, khuyên tai được làm bằng bạc là một phần quan trọng luôn đi kèm với
trang phục. Khuyên tai và vòng cổ được cài những chùm tua xúc xích, đuôi có hình
tam giác, hình con cá, con bướm, được trạm trổ tỉ mỉ và tinh xảo.
Người phụ nữ Nùng Dín (một nhóm người Nùng địa phương) thường quấn hai lớp khăn
trên đầu, tạo thành hình múi. Khăn vấn sao cho giống hai chiếc sừng trâu hai
bên. Nét tượng trưng này thể hiện quan niệm của người Nùng Dín coi “Con trâu là
đầu cơ nghiệp”. Đuôi khăn được buông xuống vai và điểm nhấn của chiếc khăn được
đính bằng những hạt bạc trắng, ôm sát phần
trán.
Trang phục là sản phẩm vật chất của con
người, phục vụ đời sống con người dưới nhiều hình thức khác nhau.Việc lưu giữ
những nét văn hóa trên trang phục truyền thống của dân tộc Nùng cũng góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân
tộc.
Tô
Tuấn
Trang phục người Nùng
Dín.
Không sặc sỡ như trang phục của một số dân
tộc, trang phục của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô nhuộm chàm
và ít thêu thùa trang trí. Cách ăn mặc của người Nùng phần nào phản ánh nét văn
hoá, phong tục tập quán của người Nùng.
Người Nùng sống trên vùng núi cao nên
thường tự nhuộm vải chàm, tự cắt may trang phục cho dân tộc mình. Mỗi nhóm người
Nùng lại có điểm trang trí trên trang phục khác nhau đôi chút, nhưng đặc điểm
chung là các trang phục đều khá đơn giản.Về tổng thể, trang phục của dân tộc
Nùng hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng. Màu sắc trên trang phục dân tộc
Nùng cũng khá đa đạng, từ màu xanh nhạt, đến xanh thẫm, tím than, xanh đen,
nhưng phổ biến nhất vẫn là màu chàm. Họa sỹ Lưu Tuấn Phương nhiều năm nghiên cứu
về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam, cho biết: “Trang phục của người Nùng
khá đa dạng, nhưng dù ở nhóm Nùng nào thì các trang phục của người Nùng cũng khá
đồng nhất và được phân biệt theo giới tính, theo độ tuổi, theo địa vị xã hội và
theo nhóm địa phương. Nói chung, nam giới Nùng ít đeo đồ trang
sức”.
Từ xưa tới nay, cả nam và nữ đều mặc một
loại quần cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân và các đường viền chỉ màu
tập trung rõ nhất ở tà và gấu áo. Nam giới người Nùng thường mặc áo dài ngang
hông, tứ thân, may áo gần sát người, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có
7 cúc và thường có 4 túi hoặc 2 túi. Trong khi đó, trang phục của phụ nữ Nùng
phong phú và đa đạng hơn. Phụ nữ Nùng thường mặc cả loại áo 5 thân và 4 thân. Áo
ngắn 4 thân có cổ áo tròn, xẻ ngực, nẹp và gấu áo rộng, hai túi nhỏ ở vạt trước,
cài 9 hàng cúc vải ở nẹp áo. Trong khi loại áo 5 thân màu chàm, là loại áo ngắn
đủ che mông, được may rất rộng cả phần thân và tay, giúp cho người mặc cử động
thoải mái trong sinh hoạt và lao động thường ngày. Hoa văn trên cổ áo là những
họa tiết hình vuông, hình quả trám, xếp thành hình tam giác liền kề nhau. Độc
đáo nhất là những hoa văn ở khuy cổ áo, được làm bằng bạc, có hình con bướm hai
bên và gắn các tua hình tam giác. Đây là biểu tượng thể hiện sự cầu mong hạnh
phúc của người phụ nữ Nùng. Các hạt bạc còn được làm khuy áo, trang trí dọc nẹp
áo, tạo cho trang phục nét trang trọng riêng biệt. Chiếc váy của phụ nữ dân tộc
Nùng trông tựa như hình chóp cụt. Cạp váy được cắt ghép từ 12 màu vải khác nhau
tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Chiếc váy mặc vào ôm tròn lấy eo, thân váy
hơi bồng lên tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho trang phục. Nhìn tổng thể, bộ
trang phục của phụ nữ Nùng rất hài hòa. Chị Nguyễn Thị Mai Anh, một nhà tạo mẫu
và sưu tập các bộ trang phục dân tộc ít người, cho rằng các bộ trang phục cho
thấy phương thức sinh hoạt, bản sắc văn hóa riêng của người Nùng: “Khi đi sưu
tập mình được tiếp xúc với họ nên mình rất thích, bởi cho đến bây giờ vẫn chưa
có nhiều tư liệu về trang phục của dân tộc Nùng. Nghệ thuật trang trí hoa văn
của dân tộc Nùng có những nét độc đáo bất ngờ, thành ra khi tiếp xúc, rồi xem họ
làm mình như được mở mang thêm kiến thức về văn hóa. Qua trang phục còn thấy
cuộc sống của họ ở trong
đó”.
Trang phục truyền thống nam, nữ dân tộc
Nùng.
Bên cạnh áo, váy, đồ trang sức cũng là một bộ phận quan
trọng, tạo nên nét đặc sắc của trang phục truyền thống của phụ nữ Nùng. Bộ trang
sức vòng cổ, khuyên tai được làm bằng bạc là một phần quan trọng luôn đi kèm với
trang phục. Khuyên tai và vòng cổ được cài những chùm tua xúc xích, đuôi có hình
tam giác, hình con cá, con bướm, được trạm trổ tỉ mỉ và tinh xảo.
Người phụ nữ Nùng Dín (một nhóm người Nùng địa phương) thường quấn hai lớp khăn
trên đầu, tạo thành hình múi. Khăn vấn sao cho giống hai chiếc sừng trâu hai
bên. Nét tượng trưng này thể hiện quan niệm của người Nùng Dín coi “Con trâu là
đầu cơ nghiệp”. Đuôi khăn được buông xuống vai và điểm nhấn của chiếc khăn được
đính bằng những hạt bạc trắng, ôm sát phần
trán.
Trang phục là sản phẩm vật chất của con
người, phục vụ đời sống con người dưới nhiều hình thức khác nhau.Việc lưu giữ
những nét văn hóa trên trang phục truyền thống của dân tộc Nùng cũng góp phần
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân
tộc.
Tô
Tuấn