THẦY CÚNG CỦA NGƯỜI NÙNG XÃ PHÚ TÂN, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI ( Tuyết Trinh )

(Áo cà sa - trang phục của thầy cúng người Nùng)

Đồng la - một trong nhũng đồ nghề của thầy cúng người Nùng
​Xã Phú Tân nằm về phía đông Bắc trung tâm hành chính huyện Định Quán, tổng diện tích tự nhiên khoảng 4.488,19 ha, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và làm rẫy. Dân số gồm 11.372 người trong đó có 6.058 người thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số (người Hoa chiếm đa số với 4.256 người, người Tày có 957 người, người Nùng có 484 người, ngoài ra còn có người Xtiêng, Mạ, Sán Dìu…).

Cộng đồng người Nùng ở xã Phú Tân đa số di dân từ Lạng Sơn và Cao Bằng vào đây từ những năm sau giải phóng và vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán theo truyền thống của dân tộc đặc biệt về tín ngưỡng dân gian. Người Nùng có đức tin sâu sắc vào thần linh và các lực lượng siêu nhiên. Đức tin chi phối hầu hết các hoạt động trong đời sống của người Nùng từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi. Thầy cúng đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nùng. Chỉ có thầy cúng mới được phép làm lễ cúng đầy tháng, đám ma, cúng tổ tiên và trừ tà ma…

- Cấp bậc: Thầy cúng hay còn gọi là Thầy Tào của người Nùng có hai cấp: Trung vìn (viết theo cách đọc của người Nùng) và Trường vìn. Trung vìn được xem là cấp thấp nhất, là người phụ giúp các thầy cúng trong các buổi cúng lễ, khi cúng không được ngồi trên ghế mà chỉ được ngồi ở dưới đất. Khi bắt đầu vào Trung vìn không phải làm lễ cúng phức tạp, thầy cúng được khoác áo cà sa, và phải kiêng không gần gũi với vợ và nói chuyện với người xung quanh trong vòng 21 ngày.

Trường vìn là cấp cao nhất của thầy cúng người Nùng. Theo lời ông Hoàng Văn Ba, để được lên cấp này, người thầy cấp Trung vìn phải tìm được 3 người Thầy cúng cấp cao đồng ý dạy cho mình. Sau đó, 3 người Thầy sẽ chọn ngày tốt để tiến hành thủ tục cúng nâng cấp vào Trường vìn. Đầu tiên, họ phải chọn địa điểm thực hiện lễ cúng nâng cấp, địa điểm phải là nơi bằng phẳng, rộng rãi thích hợp nhất là đồng trống. Sau đó, họ căng lều, lập bàn thờ cúng. Mỗi người Thầy lập một bàn cúng (3 Thầy phải lập 3 bàn), trên mỗi bàn đặt một chén gạo có cắm 3 nén nhang, ấn của Thầy, tại bàn của Thầy Cả treo một bức tranh có nội dung để vào Trường vìn.

Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, ba người Thầy bắt đầu lễ cúng, người làm lễ vào Trường vìn đứng thẳng, mắt nhìn vào bức tranh treo ở bàn Thầy Cả, hai tay nắm lấy hai tai. Đầu tiên ba người Thầy này mời những người Thầy của mình và các vị Thần linh về, sau đó họ bắt đầu tụng niệm, thực hiện những nghi thức cúng và nhảy xung quanh người làm lễ. Họ cứ cúng và nhảy xung quanh cho đến khi người làm lễ tự nhảy bật lên mới được. Do vậy, tùy theo khả năng của mỗi người làm lễ vào Trường vìn mà các thầy cúng phải làm lễ nhiều lần hay ít lần, có người phải cúng đến 2 hoặc 3 ngày mới được.

Sau đó các Thầy cúng hướng dẫn cho người làm lễ nằm xuống chiếu (nằm nghiêng) rồi dùng chăn đắp kín từ đầu đến chân của người làm lễ. Ba Thầy cúng tiếp tục thực hiện các nghi thức cúng của mình. Sau khi cúng xong, ba người Thầy này dắt người làm lễ về nhà của họ rồi lập bàn thờ “Thánh tướng và âm binh” cho học trò và ở lại nhà của học trò 3 ngày để truyền dạy cách thức cúng của Thầy Trường vìn. Sau 3 ngày, người học trò đưa mỗi Thầy một con gà đem về nhà của Thầy làm lễ cúng. Từ ngày này đến 4 tháng sau, mỗi người Thầy thay phiên nhau đến nhà học trò ở lại và dạy cho cách thực hiện các nghi thức cúng.

Trong 4 tháng này, người làm lễ Trường vìn không được ngủ với vợ cũng như nói chuyện với mọi người xung quanh, kể cả người trong gia đình, đi đâu cũng có người theo phụ giúp họ giao tiếp với người ngoài song rất hạn chế đi ra khỏi nhà. Nếu là người chưa lập gia đình thì phải bắt một con gà mái nhốt trong lồng đến hết 4 tháng mới thả ra tượng trưng cho việc kiêng không gần gũi với nữ sắc.

- Trang phục của Thầy cúng: Mũ đội và áo cà sa. Mũ đội được làm bằng vải, gồm 9 miếng hình trụ, một đầu nhọn, một đầu bằng ghép lại với nhau; hai miếng đầu thêu chữ Nhật, Nguyệt bằng chữ Hoa, bên dưới thêu hình con bò cạp núi và bò cạp lửa, 7 miếng bên trong thêu hình Phật Thích Ca. Khi làm lễ, Thầy cúng cột mũ lên đầu, giống như mũ của Địa tạng Bồ Tát trong Phật giáo. Áo cà sa được làm rất công phu với các mẫu hình thêu dày đặc, thường được đặt may ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thân áo màu tím chia thành 3 mảnh (phía trước 2 mảnh dùng dây cột áo chứ không làm khuy, sau lưng 1 mảnh và có nhiều hình thêu hơn mặt trước), trên thân được thêu nhiều hình rất công phu thể hiện các vị thần linh, ngũ hành và âm binh phò trợ cho người Thầy.

 (Nón - trang phục thầy cúng của người Nùng)

- Vật dụng của Thầy cúng: Ấn của Thầy (do người Thầy của Thầy cúng giao cho) gồm 1 ấn Trường vìn, 1 ấn tam bảo; kiếm; vòng chuỗi hạt có gắn 1 nanh heo rừng, 1 chân gà rừng hoặc chân chim công, lục lạc đồng, còi bằng tre, 4 đồng tiền xu, bao vải đựng sớ của Thầy; 1 chiếc rìu đá; 1 lệnh bài; 1 cặp xin âm dương bằng gỗ; 1 đồng la, 1 chuông đồng…

Khi Thầy cúng mất đi mà trong gia đình không có hoặc chưa có người nối nghề thì tất cả các vật dụng và trang phục của Thầy cúng đã mất sẽ được chuyển giao cho người Thầy cúng chính trong lễ đám ma. Sau này, nếu người nhà muốn xin lại bộ trang phục và vật dụng của người than mình thì phải mang lễ vật sang nhà Thầy cúng giữ các vật đó xin chuộc lại.

 (Ấn Tam bảo)

 (Ấn tường vịn)


(Chuông đồng)


(Đồng la)

 (Kiếm)

 (Lệnh và cấp xin âm dương)


(Vòng chuỗi hạt)

- Kiêng cữ của Thầy cúng: Khi bắt đầu làm Thầy cúng thì người Thầy không được giặt quần áo chung với những người trong gia đình, khi phơi quần áo cũng phải phơi sào riêng, không được chui qua sào phơi quần áo, không ăn thịt các con vật gồm bò, chó, rắn, cá chẹt, mèo, lươn… Khi đi ngoài đường phải tránh nhau thì người Thầy cúng phải chọn những chỗ cao hơn để bước qua chứ không được chọn chỗ thấp hơn vì như vậy sẽ đứng thấp hơn người khác.

Thầy cúng có vai trò khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nùng bởi đây là lực lượng có thể giao tiếp với thần linh hay ma quỷ. Với đời sống tín ngưỡng dân gian phong phú, người Nùng xã Phú Tân huyện Định Quán cùng với các cộng đồng dân tộc khác đã góp phần tạo nên bức tranh sinh động, đa dạng và phong phú về văn hóa các cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn xã Phú Tân nói riêng, huyện Định Quán nói chung.

Tuyết Trinh
(Áo cà sa - trang phục của thầy cúng người Nùng)

Đồng la - một trong nhũng đồ nghề của thầy cúng người Nùng
​Xã Phú Tân nằm về phía đông Bắc trung tâm hành chính huyện Định Quán, tổng diện tích tự nhiên khoảng 4.488,19 ha, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và làm rẫy. Dân số gồm 11.372 người trong đó có 6.058 người thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số (người Hoa chiếm đa số với 4.256 người, người Tày có 957 người, người Nùng có 484 người, ngoài ra còn có người Xtiêng, Mạ, Sán Dìu…).

Cộng đồng người Nùng ở xã Phú Tân đa số di dân từ Lạng Sơn và Cao Bằng vào đây từ những năm sau giải phóng và vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán theo truyền thống của dân tộc đặc biệt về tín ngưỡng dân gian. Người Nùng có đức tin sâu sắc vào thần linh và các lực lượng siêu nhiên. Đức tin chi phối hầu hết các hoạt động trong đời sống của người Nùng từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi. Thầy cúng đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nùng. Chỉ có thầy cúng mới được phép làm lễ cúng đầy tháng, đám ma, cúng tổ tiên và trừ tà ma…

- Cấp bậc: Thầy cúng hay còn gọi là Thầy Tào của người Nùng có hai cấp: Trung vìn (viết theo cách đọc của người Nùng) và Trường vìn. Trung vìn được xem là cấp thấp nhất, là người phụ giúp các thầy cúng trong các buổi cúng lễ, khi cúng không được ngồi trên ghế mà chỉ được ngồi ở dưới đất. Khi bắt đầu vào Trung vìn không phải làm lễ cúng phức tạp, thầy cúng được khoác áo cà sa, và phải kiêng không gần gũi với vợ và nói chuyện với người xung quanh trong vòng 21 ngày.

Trường vìn là cấp cao nhất của thầy cúng người Nùng. Theo lời ông Hoàng Văn Ba, để được lên cấp này, người thầy cấp Trung vìn phải tìm được 3 người Thầy cúng cấp cao đồng ý dạy cho mình. Sau đó, 3 người Thầy sẽ chọn ngày tốt để tiến hành thủ tục cúng nâng cấp vào Trường vìn. Đầu tiên, họ phải chọn địa điểm thực hiện lễ cúng nâng cấp, địa điểm phải là nơi bằng phẳng, rộng rãi thích hợp nhất là đồng trống. Sau đó, họ căng lều, lập bàn thờ cúng. Mỗi người Thầy lập một bàn cúng (3 Thầy phải lập 3 bàn), trên mỗi bàn đặt một chén gạo có cắm 3 nén nhang, ấn của Thầy, tại bàn của Thầy Cả treo một bức tranh có nội dung để vào Trường vìn.

Sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ, ba người Thầy bắt đầu lễ cúng, người làm lễ vào Trường vìn đứng thẳng, mắt nhìn vào bức tranh treo ở bàn Thầy Cả, hai tay nắm lấy hai tai. Đầu tiên ba người Thầy này mời những người Thầy của mình và các vị Thần linh về, sau đó họ bắt đầu tụng niệm, thực hiện những nghi thức cúng và nhảy xung quanh người làm lễ. Họ cứ cúng và nhảy xung quanh cho đến khi người làm lễ tự nhảy bật lên mới được. Do vậy, tùy theo khả năng của mỗi người làm lễ vào Trường vìn mà các thầy cúng phải làm lễ nhiều lần hay ít lần, có người phải cúng đến 2 hoặc 3 ngày mới được.

Sau đó các Thầy cúng hướng dẫn cho người làm lễ nằm xuống chiếu (nằm nghiêng) rồi dùng chăn đắp kín từ đầu đến chân của người làm lễ. Ba Thầy cúng tiếp tục thực hiện các nghi thức cúng của mình. Sau khi cúng xong, ba người Thầy này dắt người làm lễ về nhà của họ rồi lập bàn thờ “Thánh tướng và âm binh” cho học trò và ở lại nhà của học trò 3 ngày để truyền dạy cách thức cúng của Thầy Trường vìn. Sau 3 ngày, người học trò đưa mỗi Thầy một con gà đem về nhà của Thầy làm lễ cúng. Từ ngày này đến 4 tháng sau, mỗi người Thầy thay phiên nhau đến nhà học trò ở lại và dạy cho cách thực hiện các nghi thức cúng.

Trong 4 tháng này, người làm lễ Trường vìn không được ngủ với vợ cũng như nói chuyện với mọi người xung quanh, kể cả người trong gia đình, đi đâu cũng có người theo phụ giúp họ giao tiếp với người ngoài song rất hạn chế đi ra khỏi nhà. Nếu là người chưa lập gia đình thì phải bắt một con gà mái nhốt trong lồng đến hết 4 tháng mới thả ra tượng trưng cho việc kiêng không gần gũi với nữ sắc.

- Trang phục của Thầy cúng: Mũ đội và áo cà sa. Mũ đội được làm bằng vải, gồm 9 miếng hình trụ, một đầu nhọn, một đầu bằng ghép lại với nhau; hai miếng đầu thêu chữ Nhật, Nguyệt bằng chữ Hoa, bên dưới thêu hình con bò cạp núi và bò cạp lửa, 7 miếng bên trong thêu hình Phật Thích Ca. Khi làm lễ, Thầy cúng cột mũ lên đầu, giống như mũ của Địa tạng Bồ Tát trong Phật giáo. Áo cà sa được làm rất công phu với các mẫu hình thêu dày đặc, thường được đặt may ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thân áo màu tím chia thành 3 mảnh (phía trước 2 mảnh dùng dây cột áo chứ không làm khuy, sau lưng 1 mảnh và có nhiều hình thêu hơn mặt trước), trên thân được thêu nhiều hình rất công phu thể hiện các vị thần linh, ngũ hành và âm binh phò trợ cho người Thầy.

 (Nón - trang phục thầy cúng của người Nùng)

- Vật dụng của Thầy cúng: Ấn của Thầy (do người Thầy của Thầy cúng giao cho) gồm 1 ấn Trường vìn, 1 ấn tam bảo; kiếm; vòng chuỗi hạt có gắn 1 nanh heo rừng, 1 chân gà rừng hoặc chân chim công, lục lạc đồng, còi bằng tre, 4 đồng tiền xu, bao vải đựng sớ của Thầy; 1 chiếc rìu đá; 1 lệnh bài; 1 cặp xin âm dương bằng gỗ; 1 đồng la, 1 chuông đồng…

Khi Thầy cúng mất đi mà trong gia đình không có hoặc chưa có người nối nghề thì tất cả các vật dụng và trang phục của Thầy cúng đã mất sẽ được chuyển giao cho người Thầy cúng chính trong lễ đám ma. Sau này, nếu người nhà muốn xin lại bộ trang phục và vật dụng của người than mình thì phải mang lễ vật sang nhà Thầy cúng giữ các vật đó xin chuộc lại.

 (Ấn Tam bảo)

 (Ấn tường vịn)


(Chuông đồng)


(Đồng la)

 (Kiếm)

 (Lệnh và cấp xin âm dương)


(Vòng chuỗi hạt)

- Kiêng cữ của Thầy cúng: Khi bắt đầu làm Thầy cúng thì người Thầy không được giặt quần áo chung với những người trong gia đình, khi phơi quần áo cũng phải phơi sào riêng, không được chui qua sào phơi quần áo, không ăn thịt các con vật gồm bò, chó, rắn, cá chẹt, mèo, lươn… Khi đi ngoài đường phải tránh nhau thì người Thầy cúng phải chọn những chỗ cao hơn để bước qua chứ không được chọn chỗ thấp hơn vì như vậy sẽ đứng thấp hơn người khác.

Thầy cúng có vai trò khá quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nùng bởi đây là lực lượng có thể giao tiếp với thần linh hay ma quỷ. Với đời sống tín ngưỡng dân gian phong phú, người Nùng xã Phú Tân huyện Định Quán cùng với các cộng đồng dân tộc khác đã góp phần tạo nên bức tranh sinh động, đa dạng và phong phú về văn hóa các cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn xã Phú Tân nói riêng, huyện Định Quán nói chung.

Tuyết Trinh