Tấm áo chàm của người Nùng gắn với câu
chuyện về Bác Hồ được lưu truyền và đi vào đời sống dân gian trở thành một trong
những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của dân tộc Nùng.
Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái của hệ ngôn
ngữ Thái - Kadai, sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang,Tuyên Quang, Hà Giang) dân tộc Nùng có nhiều
phân hệ với các tên gọi như Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn
Sình, Nùng Cháo,
Nùng
Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín. Hiện nay dân số của dân tộc Nùng khoảng gần 900.000
người.
Từ lâu, người Nùng đã biết dựa vào các
triền dốc làm ruộng bậc thang để cấy lúa. Do địa bàn cư trú của người Nùng ở nơi
có nhiều rừng, núi và thung lũng lòng chảo nên người Nùng rất thành thạo trong
việc khai thác đất đồi làm nương rẫy, đất đồng bằng trồng lúa nước. Ngoài nguồn
lương thực chính là gạo, người Nùng còn trồng các loại nông sản khác như ngô,
sắn, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, trong đó đặc biệt phải kể đến
là cây Hồi có giá trị kinh tế
cao.
Cùng với trồng trọt, người Nùng còn rất
tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm… Đặc biệt họ đã tạo được một giống lợn cho
năng suất khá cao là lợn Mường Khương. "Khau nhục" là món ăn độc đáo và rất ngon
của người
Nùng.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, người Nùng còn
làm thêm nhiều nghề thủ công, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Phụ
nữ thì trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm...; Nam giới làm rèn, đúc, đan
lát, làm đồ gỗ, làm giấy dó, làm ngói âm dương... Người Nùng rất khéo léo và cần
cù, sản phẩm làm ra ngoài phục vụ nhu cầu hàng ngày còn được trao đổi, bán cho
các tộc người lân cận để tăng thu nhập, do đó đời sống của họ ngày càng được cải
thiện. Cũng nhờ vậy nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội đã được loại bỏ trong đời sống
của người Nùng. Hiện nay, một số nghề có xu hướng mai một dần (dệt), một số nghề
khác được duy trì và phát triển (rèn). Ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Hoà, Cao Bằng)
rất nhiều gia đình có lò rèn và hầu như gia đình nào cũng có người biết làm nghề
rèn.
Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn
nửa đất, trong đó nhà sàn là kiểu nhà truyền thống của họ. Nhà thường khá to,
rộng, có vách làm bằng gỗ và lợp ngói máng; được chia làm hai phần bởi vách
ngăn: phần trong đặt bếp, là nơi sinh hoạt của phụ nữ trong gia đình; phần ngoài
dành cho nam giới và đặt bàn thờ tổ tiên. Khách đến nhà cũng phải thực hiện theo
sự phân chia này của người
Nùng.
Người Nùng thờ tổ tiên là chính. Bàn thờ
đặt ở nơi trang trọng, được trang hoàng đẹp, ở vị trí trung tâm là bức phùng
slằn viết bằng chữ Hán cho biết tổ tiên thuộc dòng họ nào. Ngoài ra người Nùng
cũng thờ thổ công, bà mụ, ma cửa, ma sàn... và tổ chức cầu cúng khi thiên tai,
dịch bệnh... Tổ chức mừng sinh nhật và không cúng giỗ là một điểm độc đáo trong
đời sống của người
Nùng.
Không sặc sỡ như một số dân tộc, trang phục
của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô nhuộm chàm và hầu như không
có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải và
thường có bốn túi hoặc hai túi. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách, được
trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trước ngực.
Tấm áo chàm của người Nùng đã từng che chở cho Bác Hồ khi Người từ nước ngoài về
sống và hoạt động cách mạng ở Pắc Bó (1941). Một số vùng đồng bào còn lưu truyền
câu chuyện cổ nói về sự tích màu chàm là màu chung thủy của người vợ trẻ chờ
chồng đi đánh giặc giữ nước. Nam, nữ đến tuổi trưởng thành đều bịt một chiếc
răng bằng vàng ở hàm trên và họ quan niệm như thế là làm đẹp, là người sang
trọng.
Người Nùng đặc biệt coi trọng việc thực
hiện các nghi lễ hôn nhân. Mặc dù được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng hôn nhân
lại hoàn toàn do bố mẹ quyết định, trên cơ sở hai gia đình có môn đăng hộ đối
không và lá số đôi trai gái có hợp nhau hay không. Trai gái Nùng đến tuổi se
duyên phải được làm các lễ chính là: lễ dạm hỏi “Khắm lùa” là lễ thăm dò thái độ
của nhà gái do nhà trai chủ động tiến hành; lễ “Au mình” nhà trai trả lời chính
thức, nhà trai xin tuổi cô gái về để so tuổi với chàng trai; lễ “Mình hom”: hai
nhà thỏa thuận về thời gian - lễ vật để làm lễ đính hôn; lễ “khả cáy”: là lễ
đính hôn chính thức. Trong tục lệ cưới xin, vai trò của ông mối, bà mối hết sức
quan trọng. Tổ chức xong đám cưới, theo tục lệ họ trở thành bố mẹ nuôi của cô
dâu, chú rể và đôi vợ chồng này phải có trách nhiệm như đối với cha mẹ đẻ
mình.
Nhà gái thường thách cưới bằng thịt, gạo,
rượu và tiền. Số lượng đồ dẫn cưới càng nhiều thì giá trị của người con gái càng
cao. Việc cưới xin gồm nhiều nghi lễ, quan trọng nhất là lễ đưa dâu về nhà
chồng. Sau ngày cưới cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ cho đến sắp có con mới về ở hẳn
nhà chồng.
Điểm độc đáo trong đám cưới của người Nùng
là các cuộc hát đối (Cỏ Lảu). Người hát thuộc lòng một số câu hát mẫu song còn
phải có tài ứng đáp. Nhạc cụ sử dụng đàn tính hai dây hoặc ba dây, não bạt, chũm
chọe.
Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân
gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli
giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi
rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu
dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã
làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương. Lễ hội nổi tiếng thu
hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là Hội Lùng tùng (Hội xuống đồng)
được tổ chức vào tháng giêng hàng
năm.
Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng
(được phát triển khoảng thế kỷ 17) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian.
Trước đây, hầu hết người Nùng đều mù chữ, chỉ có những người giàu mới được đi
học, nhưng là học chữ Hán hoặc tiếng Pháp, để làm thầy cúng, thông ngôn. Hiện
nay, hầu hết đồng bào Nùng đều được học chữ quốc ngữ và tham gia phát triển kinh
tế, xã hội và sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế của chính mình.
Song
Nguyên
Tấm áo chàm của người Nùng gắn với câu
chuyện về Bác Hồ được lưu truyền và đi vào đời sống dân gian trở thành một trong
những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của dân tộc
Nùng.
Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái của hệ ngôn
ngữ Thái - Kadai, sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang,Tuyên Quang, Hà Giang) dân tộc Nùng có nhiều
phân hệ với các tên gọi như Nùng Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Lòi, Nùng Phàn
Sình, Nùng Cháo,
Nùng
Inh, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín. Hiện nay dân số của dân tộc Nùng khoảng gần 900.000
người.
Từ lâu, người Nùng đã biết dựa vào các
triền dốc làm ruộng bậc thang để cấy lúa. Do địa bàn cư trú của người Nùng ở nơi
có nhiều rừng, núi và thung lũng lòng chảo nên người Nùng rất thành thạo trong
việc khai thác đất đồi làm nương rẫy, đất đồng bằng trồng lúa nước. Ngoài nguồn
lương thực chính là gạo, người Nùng còn trồng các loại nông sản khác như ngô,
sắn, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, trong đó đặc biệt phải kể đến
là cây Hồi có giá trị kinh tế
cao.
Cùng với trồng trọt, người Nùng còn rất
tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm… Đặc biệt họ đã tạo được một giống lợn cho
năng suất khá cao là lợn Mường Khương. "Khau nhục" là món ăn độc đáo và rất ngon
của người
Nùng.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, người Nùng còn
làm thêm nhiều nghề thủ công, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Phụ
nữ thì trồng bông, kéo sợi, dệt vải, nhuộm chàm...; Nam giới làm rèn, đúc, đan
lát, làm đồ gỗ, làm giấy dó, làm ngói âm dương... Người Nùng rất khéo léo và cần
cù, sản phẩm làm ra ngoài phục vụ nhu cầu hàng ngày còn được trao đổi, bán cho
các tộc người lân cận để tăng thu nhập, do đó đời sống của họ ngày càng được cải
thiện. Cũng nhờ vậy nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội đã được loại bỏ trong đời sống
của người Nùng. Hiện nay, một số nghề có xu hướng mai một dần (dệt), một số nghề
khác được duy trì và phát triển (rèn). Ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Hoà, Cao Bằng)
rất nhiều gia đình có lò rèn và hầu như gia đình nào cũng có người biết làm nghề
rèn.
Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn
nửa đất, trong đó nhà sàn là kiểu nhà truyền thống của họ. Nhà thường khá to,
rộng, có vách làm bằng gỗ và lợp ngói máng; được chia làm hai phần bởi vách
ngăn: phần trong đặt bếp, là nơi sinh hoạt của phụ nữ trong gia đình; phần ngoài
dành cho nam giới và đặt bàn thờ tổ tiên. Khách đến nhà cũng phải thực hiện theo
sự phân chia này của người
Nùng.
Người Nùng thờ tổ tiên là chính. Bàn thờ
đặt ở nơi trang trọng, được trang hoàng đẹp, ở vị trí trung tâm là bức phùng
slằn viết bằng chữ Hán cho biết tổ tiên thuộc dòng họ nào. Ngoài ra người Nùng
cũng thờ thổ công, bà mụ, ma cửa, ma sàn... và tổ chức cầu cúng khi thiên tai,
dịch bệnh... Tổ chức mừng sinh nhật và không cúng giỗ là một điểm độc đáo trong
đời sống của người
Nùng.
Không sặc sỡ như một số dân tộc, trang phục
của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô nhuộm chàm và hầu như không
có thêu thùa trang trí. Nam giới mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, có hàng cúc vải và
thường có bốn túi hoặc hai túi. Phụ nữ mặc áo năm thân, cài cúc bên nách, được
trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trước ngực.
Tấm áo chàm của người Nùng đã từng che chở cho Bác Hồ khi Người từ nước ngoài về
sống và hoạt động cách mạng ở Pắc Bó (1941). Một số vùng đồng bào còn lưu truyền
câu chuyện cổ nói về sự tích màu chàm là màu chung thủy của người vợ trẻ chờ
chồng đi đánh giặc giữ nước. Nam, nữ đến tuổi trưởng thành đều bịt một chiếc
răng bằng vàng ở hàm trên và họ quan niệm như thế là làm đẹp, là người sang
trọng.
Người Nùng đặc biệt coi trọng việc thực
hiện các nghi lễ hôn nhân. Mặc dù được tự do yêu đương, tìm hiểu nhưng hôn nhân
lại hoàn toàn do bố mẹ quyết định, trên cơ sở hai gia đình có môn đăng hộ đối
không và lá số đôi trai gái có hợp nhau hay không. Trai gái Nùng đến tuổi se
duyên phải được làm các lễ chính là: lễ dạm hỏi “Khắm lùa” là lễ thăm dò thái độ
của nhà gái do nhà trai chủ động tiến hành; lễ “Au mình” nhà trai trả lời chính
thức, nhà trai xin tuổi cô gái về để so tuổi với chàng trai; lễ “Mình hom”: hai
nhà thỏa thuận về thời gian - lễ vật để làm lễ đính hôn; lễ “khả cáy”: là lễ
đính hôn chính thức. Trong tục lệ cưới xin, vai trò của ông mối, bà mối hết sức
quan trọng. Tổ chức xong đám cưới, theo tục lệ họ trở thành bố mẹ nuôi của cô
dâu, chú rể và đôi vợ chồng này phải có trách nhiệm như đối với cha mẹ đẻ
mình.
Nhà gái thường thách cưới bằng thịt, gạo,
rượu và tiền. Số lượng đồ dẫn cưới càng nhiều thì giá trị của người con gái càng
cao. Việc cưới xin gồm nhiều nghi lễ, quan trọng nhất là lễ đưa dâu về nhà
chồng. Sau ngày cưới cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ cho đến sắp có con mới về ở hẳn
nhà chồng.
Điểm độc đáo trong đám cưới của người Nùng
là các cuộc hát đối (Cỏ Lảu). Người hát thuộc lòng một số câu hát mẫu song còn
phải có tài ứng đáp. Nhạc cụ sử dụng đàn tính hai dây hoặc ba dây, não bạt, chũm
chọe.
Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân
gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli
giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi
rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu
dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã
làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương. Lễ hội nổi tiếng thu
hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là Hội Lùng tùng (Hội xuống đồng)
được tổ chức vào tháng giêng hàng
năm.
Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng
(được phát triển khoảng thế kỷ 17) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian.
Trước đây, hầu hết người Nùng đều mù chữ, chỉ có những người giàu mới được đi
học, nhưng là học chữ Hán hoặc tiếng Pháp, để làm thầy cúng, thông ngôn. Hiện
nay, hầu hết đồng bào Nùng đều được học chữ quốc ngữ và tham gia phát triển kinh
tế, xã hội và sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế của chính mình.
Song
Nguyên