Phụ nữ thôn Yểng, xã Hùng Lợi (Yên Sơn)
thực hiện việc nhuộm vải chàm.
Từ bao năm nay, người Nùng ở huyện Yên Sơn
vẫn luôn tự làm trang phục truyền thống. Không sặc sỡ nhiều mầu sắc, trang phục
của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô nhuộm chàm và ít thêu thùa
trang trí.
Người Nùng ở Yên Sơn sinh sống chủ yếu ở
các xã: Hùng Lợi, Công Đa, Đạo Viện, Tiến Bộ, Trung Sơn… Người Nùng nơi đây luôn
có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa. Chị Dì Thị Chích, thôn Yểng, xã Hùng Lợi cho
biết, hầu hết phụ nữ người Nùng trong thôn đều tự biết làm trang phục. Ngay từ
nhỏ, các chị em đã được các bà, các mẹ dạy tỷ mỉ từng công đoạn làm một bộ trang
phục truyền
thống…
Để làm trang phục người Nùng có nhiều bước
từ dệt vải, nhuộm chàm, cắt may, thêu thùa… Trước đây, người Nùng vẫn thường
trồng bông dệt vải nhưng giờ đây họ thường mua những vuông vải thô màu trắng ở
chợ về tự nhuộm chàm. Công đoạn nhuộm chàm cũng rất cầu kỳ. Chị Nùng Thị Hường,
thôn Khăm Kheo, xã Công Đa cho biết, mỗi ngày phải hai lần vớt vải từ chum nước
nhuộm chàm ra phơi khô rồi lại ngâm vào chum. Liên tục lặp lại công đoạn đó
trong vòng một tháng mới được tấm vải chàm ưng ý. Vải chàm tốt là vải có màu sắc
đen ánh.
Công đoạn cắt may đòi hỏi sự khéo léo và
tinh tế của người phụ nữ. Bà Dì Thị Ỉnh, thôn Yểng, xã Hùng Lợi năm nay gần 70
tuổi và biết làm trang phục từ tuổi 13. Bà chia sẻ, áo của phụ nữ Nùng được cắt
ngắn ngang thắt lưng, may kiểu xẻ ngực, gồm 4 thân may thành 2 lớp vải, lớp
ngoài chọn vải dày, cứng, lớp trong mỏng, mềm. Hai bên nẹp áo đơm các hạt bạc
trắng nhỏ xíu tạo thành cánh hoa làm nền cho 12 chiếc cúc bạc. Chính từ những
chiếc cúc này và kiểu dáng của thân áo, làm tôn thêm vẻ độc đáo của bộ trang
phục phụ nữ
Nùng.
Váy phụ nữ Nùng may kiểu váy xòe, nếp xếp
từ cạp váy xuống mắt cá chân. Váy được may bởi 2 lớp vải, lớp ngoài dày, cứng và
lớp trong mỏng và mềm. Cạp được cắt ghép 12 màu vải khác nhau tượng trưng cho 12
tháng trong năm. Hai bên đầu váy nối với nhau tạo thành hai dây vải dài dùng để
thay cho dây thắt lưng hay dải rút, thắt cho váy giữ chặt vào eo lưng người phụ
nữ.
Ở thôn Khăm Kheo, xã Công Đa, hầu hết nhà
nào cũng có các dụng cụ như chum ngâm vải chàm, kéo, kim chỉ, máy may... Em Thèn
Thị Hảo cho biết, để làm xong một bộ trang phục thường mất 2 tháng. Các thiếu nữ
rạng ngời trong trang phục truyền thống bao giờ cũng “lọt” vào “mắt xanh” của
các chàng trai. Nhìn vào đó, người ta sẽ biết được sự tinh tế, khéo léo của
người con
gái.
Sau khi lấy chồng, người phụ nữ thường tự
may trang phục cho chồng, con. Được biết, người Nùng ở Yên Sơn thường mặc trang
phục vào các dịp ngày lễ, Tết. Được khoác lên mình bộ trang phục truyền thống là
niềm vui, niềm tự hào của người Nùng nơi
đây.
Giang Lam
Phụ nữ thôn Yểng, xã Hùng Lợi (Yên Sơn)
thực hiện việc nhuộm vải
chàm.
Từ bao năm nay, người Nùng ở huyện Yên Sơn
vẫn luôn tự làm trang phục truyền thống. Không sặc sỡ nhiều mầu sắc, trang phục
của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô nhuộm chàm và ít thêu thùa
trang trí.
Người Nùng ở Yên Sơn sinh sống chủ yếu ở
các xã: Hùng Lợi, Công Đa, Đạo Viện, Tiến Bộ, Trung Sơn… Người Nùng nơi đây luôn
có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa. Chị Dì Thị Chích, thôn Yểng, xã Hùng Lợi cho
biết, hầu hết phụ nữ người Nùng trong thôn đều tự biết làm trang phục. Ngay từ
nhỏ, các chị em đã được các bà, các mẹ dạy tỷ mỉ từng công đoạn làm một bộ trang
phục truyền
thống…
Để làm trang phục người Nùng có nhiều bước
từ dệt vải, nhuộm chàm, cắt may, thêu thùa… Trước đây, người Nùng vẫn thường
trồng bông dệt vải nhưng giờ đây họ thường mua những vuông vải thô màu trắng ở
chợ về tự nhuộm chàm. Công đoạn nhuộm chàm cũng rất cầu kỳ. Chị Nùng Thị Hường,
thôn Khăm Kheo, xã Công Đa cho biết, mỗi ngày phải hai lần vớt vải từ chum nước
nhuộm chàm ra phơi khô rồi lại ngâm vào chum. Liên tục lặp lại công đoạn đó
trong vòng một tháng mới được tấm vải chàm ưng ý. Vải chàm tốt là vải có màu sắc
đen ánh.
Công đoạn cắt may đòi hỏi sự khéo léo và
tinh tế của người phụ nữ. Bà Dì Thị Ỉnh, thôn Yểng, xã Hùng Lợi năm nay gần 70
tuổi và biết làm trang phục từ tuổi 13. Bà chia sẻ, áo của phụ nữ Nùng được cắt
ngắn ngang thắt lưng, may kiểu xẻ ngực, gồm 4 thân may thành 2 lớp vải, lớp
ngoài chọn vải dày, cứng, lớp trong mỏng, mềm. Hai bên nẹp áo đơm các hạt bạc
trắng nhỏ xíu tạo thành cánh hoa làm nền cho 12 chiếc cúc bạc. Chính từ những
chiếc cúc này và kiểu dáng của thân áo, làm tôn thêm vẻ độc đáo của bộ trang
phục phụ nữ
Nùng.
Váy phụ nữ Nùng may kiểu váy xòe, nếp xếp
từ cạp váy xuống mắt cá chân. Váy được may bởi 2 lớp vải, lớp ngoài dày, cứng và
lớp trong mỏng và mềm. Cạp được cắt ghép 12 màu vải khác nhau tượng trưng cho 12
tháng trong năm. Hai bên đầu váy nối với nhau tạo thành hai dây vải dài dùng để
thay cho dây thắt lưng hay dải rút, thắt cho váy giữ chặt vào eo lưng người phụ
nữ.
Ở thôn Khăm Kheo, xã Công Đa, hầu hết nhà
nào cũng có các dụng cụ như chum ngâm vải chàm, kéo, kim chỉ, máy may... Em Thèn
Thị Hảo cho biết, để làm xong một bộ trang phục thường mất 2 tháng. Các thiếu nữ
rạng ngời trong trang phục truyền thống bao giờ cũng “lọt” vào “mắt xanh” của
các chàng trai. Nhìn vào đó, người ta sẽ biết được sự tinh tế, khéo léo của
người con
gái.
Sau khi lấy chồng, người phụ nữ thường tự
may trang phục cho chồng, con. Được biết, người Nùng ở Yên Sơn thường mặc trang
phục vào các dịp ngày lễ, Tết. Được khoác lên mình bộ trang phục truyền thống là
niềm vui, niềm tự hào của người Nùng nơi
đây.
Giang Lam