Hát sli - nét văn hóa độc đáo của người dân tộc Nùng (Đàm Minh Phiếu)

Hát sli tại hội chợ đền Công Đồng, Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn (15 tháng Giêng âm lịch).

Sli là làn điệu dân ca đặc sắc trong kho tàng văn nghệ dân gian của người dân tộc Nùng ở Lạng Sơn. Các làn điệu sli, hát lượn được duy trì trong các sự kiện, lễ cưới, lễ hội truyền thống thể hiện tiếng lòng, tấm chân tình của người dân tộc Nùng.

Những điệu hát sli lượn, điệu hò đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử. Ngày nay, các điệu hát này được đồng bào dân tộc Nùng Lạng Sơn duy trì trong các sự kiện, lễ hội truyền thống như: lễ cưới, các ngày hội, ngày mừng nhà mới, ngày chợ phiên… dần dần trở thành nét văn hóa độc đáo gắn bó trong đời sống của đồng bào dân tộc.

Dân tộc Nùng được chia thành nhiều nhánh. Nùng Cháo có sli Sình làng, Nùng Phàn Slình có hát sli sloong hàu ( điệu hát đối đáp giữa hai người với nhau). Mỗi điệu hát đều có nét đặc sắc riêng thể hiện tâm tình thông qua tiếng hát mềm mại, luyến láy ru lòng người. Hát sli thể hiện sự ứng đối tài hoa của mỗi người qua những lời sli bóng bảy, ví von, có phần tinh nghịch, ẩn chứa rất nhiều hàm ý sâu xa. Trong các lễ hội, ngày chợ, hát sli có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là sợi dây vô hình gắn kết mọi người chưa quen biết lại với nhau. Điểm đặc biệt trong điệu hát sli chính là hát dao duyên giữa các cặp nam nữ, thông qua làn điệu dân ca nhẹ nhàng đầy tình cảm để nên vợ nên chồng.

Các bà, các cô ngồi đợi hát sli.

Người dân tộc Nùng thường hát các bài hát đối đáp, hay bài hát chúc mừng trong các điệu sli của mình theo lối dân ca. Nhiều bài hát tự nhiên, lời bài hát có sự liên tưởng ví von mượn các hình ảnh cụ thể để nói lên tâm tình con người. Trong lời hát dù nói về cây cỏ, thời gian, vẻ đẹp vạn vật, trăng sao… thì cuối cùng đều hướng về tình cảm, tiếng lòng và nguyện vọng con người. Khi điệu sli cất lên không cần nhạc cụ hay điệu múa đi kèm, người hát có thể hát bất cứ lúc nào, địa điểm nào chỉ cần có người để hát đối, hát cùng.

Mọi người đứng hát bất cứ lúc nào, chỗ nào miễn là có người hát đối đáp cùng mình ôn lại câu chuyện cũ, kể câu chuyện đầu năm.

Tình yêu nam nữ là chủ đề số một của hát sli, hát lượn. Đây là chủ đề đặc sắc được thể hiện nhiều nhất trong lời bài hát. Trong các ngày chợ, ngày hội là thời gian thích hợp nhất các đôi trai gái hát đối đáp, bày tỏ tấm lòng của mình đối với nửa kia.
Yêu là phải hát, hát rồi để về với nhau, hát bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, yêu đậm sâu như màu tràm nhuộm vải không phai. Hát sli, hát lượn có thể hát đối đáp hai người hoặc một nhóm với nhau. Sau khi hát làm quen, bày tỏ tấm lòng các cặp đôi thường chọn nơi yên tĩnh để tâm tình cho đến khi mặt trời xuống núi rồi mới chia tay.


Hát sli có thể hát đối đáp giữa hai người hặc một nhóm nhiều người với nhau.

Điệu hát sli, hát lượn là làn điệu dân ca đặc sắc của người dân tộc Nùng và trở thành nét văn hóa đặc biệt gắn bó trong đời sống của đồng bào dân tộc. Ngày nay, các điệu hát này không chỉ hát dao duyên của các cặp đôi trẻ mà còn là sợi dây kết nối của tình bạn, tình an em, hát để nói về câu chuyện cũ, để kỷ niệm ngày gặp nhau.
 Đàm Minh Phiếu
Hát sli tại hội chợ đền Công Đồng, Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn (15 tháng Giêng âm lịch).

Sli là làn điệu dân ca đặc sắc trong kho tàng văn nghệ dân gian của người dân tộc Nùng ở Lạng Sơn. Các làn điệu sli, hát lượn được duy trì trong các sự kiện, lễ cưới, lễ hội truyền thống thể hiện tiếng lòng, tấm chân tình của người dân tộc Nùng.

Những điệu hát sli lượn, điệu hò đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử. Ngày nay, các điệu hát này được đồng bào dân tộc Nùng Lạng Sơn duy trì trong các sự kiện, lễ hội truyền thống như: lễ cưới, các ngày hội, ngày mừng nhà mới, ngày chợ phiên… dần dần trở thành nét văn hóa độc đáo gắn bó trong đời sống của đồng bào dân tộc.

Dân tộc Nùng được chia thành nhiều nhánh. Nùng Cháo có sli Sình làng, Nùng Phàn Slình có hát sli sloong hàu ( điệu hát đối đáp giữa hai người với nhau). Mỗi điệu hát đều có nét đặc sắc riêng thể hiện tâm tình thông qua tiếng hát mềm mại, luyến láy ru lòng người. Hát sli thể hiện sự ứng đối tài hoa của mỗi người qua những lời sli bóng bảy, ví von, có phần tinh nghịch, ẩn chứa rất nhiều hàm ý sâu xa. Trong các lễ hội, ngày chợ, hát sli có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là sợi dây vô hình gắn kết mọi người chưa quen biết lại với nhau. Điểm đặc biệt trong điệu hát sli chính là hát dao duyên giữa các cặp nam nữ, thông qua làn điệu dân ca nhẹ nhàng đầy tình cảm để nên vợ nên chồng.

Các bà, các cô ngồi đợi hát sli.

Người dân tộc Nùng thường hát các bài hát đối đáp, hay bài hát chúc mừng trong các điệu sli của mình theo lối dân ca. Nhiều bài hát tự nhiên, lời bài hát có sự liên tưởng ví von mượn các hình ảnh cụ thể để nói lên tâm tình con người. Trong lời hát dù nói về cây cỏ, thời gian, vẻ đẹp vạn vật, trăng sao… thì cuối cùng đều hướng về tình cảm, tiếng lòng và nguyện vọng con người. Khi điệu sli cất lên không cần nhạc cụ hay điệu múa đi kèm, người hát có thể hát bất cứ lúc nào, địa điểm nào chỉ cần có người để hát đối, hát cùng.

Mọi người đứng hát bất cứ lúc nào, chỗ nào miễn là có người hát đối đáp cùng mình ôn lại câu chuyện cũ, kể câu chuyện đầu năm.

Tình yêu nam nữ là chủ đề số một của hát sli, hát lượn. Đây là chủ đề đặc sắc được thể hiện nhiều nhất trong lời bài hát. Trong các ngày chợ, ngày hội là thời gian thích hợp nhất các đôi trai gái hát đối đáp, bày tỏ tấm lòng của mình đối với nửa kia.
Yêu là phải hát, hát rồi để về với nhau, hát bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, yêu đậm sâu như màu tràm nhuộm vải không phai. Hát sli, hát lượn có thể hát đối đáp hai người hoặc một nhóm với nhau. Sau khi hát làm quen, bày tỏ tấm lòng các cặp đôi thường chọn nơi yên tĩnh để tâm tình cho đến khi mặt trời xuống núi rồi mới chia tay.


Hát sli có thể hát đối đáp giữa hai người hặc một nhóm nhiều người với nhau.

Điệu hát sli, hát lượn là làn điệu dân ca đặc sắc của người dân tộc Nùng và trở thành nét văn hóa đặc biệt gắn bó trong đời sống của đồng bào dân tộc. Ngày nay, các điệu hát này không chỉ hát dao duyên của các cặp đôi trẻ mà còn là sợi dây kết nối của tình bạn, tình an em, hát để nói về câu chuyện cũ, để kỷ niệm ngày gặp nhau.
 Đàm Minh Phiếu