Nhà trai chuyển bị đồ lễ sang nhà gái để
bàn chuyện.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đồ lễ
được chuẩn bị sẵn để sang nhà gái bàn chuyện trăm năm. Theo phong tục lễ hỏi của
dân tộc Tày, đồ lễ bao gồm một đôi gà sống thiến, hai chai rượu, bốn cân gạo
nếp. Trong đám hỏi đó, nhà gái sẽ thách cưới và nhà trai về chuẩn bị đủ đồ lễ
đó.
Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh của bên nhà
trai, thời gian chuyển bị cho lễ hỏi đến lễ cưới có khi kéo dài tới 2-3 năm.
Thường trước khi diễn ra lễ cưới một hôm, nhà trai phải mang đầy đủ lễ được
chuẩn bị sang nhà gái như đã thỏa thuận. Ngoài những sính lễ đó, khi về nhà
chồng, cô dâu cũng phải chuẩn bị trước gối tặng cho bố mẹ, ông bà, bác bá ruột…
Còn chú rể phải tặng vải cho mẹ chồng để báo đáp công nuôi dưỡng con gái, nếu
chị gái cô dâu chưa có chồng, chú rể sẽ phải chuẩn bị thêm vải để tặng cho chị
gái, đền ơn đã bế vợ mình khi còn
nhỏ.
Đoàn đón dâu của dân tộc Tày cũng mang
nhiều nét đặc sắc. Quan làng là người dẫn đầu đoàn rước, giữ vai trò là người
đại diện cho bên nhà trai, bố mẹ không trực tiếp đi hỏi vợ cho con
trai.
Quan làng giữ vai trò là người đại diện,
dẫn đầu đoàn rước của nhà trai sang nhà
gái.
Đặc biệt, đoàn nhà trai phải trải qua nhiều
thử thách và phải đối đáp lại bằng các câu hát văn thơ. Sau khi nhà trai nhà gái
đối đáp với nhau, cổng được mở, nhà trai được bước đến cầu thang nhà sàn. Khi
đó, dưới cầu thang sẽ có rượu để thay nước rửa chân. Điều này có nhiều ý kiến
giải thích khác nhau, người cho rằng nó là một nhã ý về “ môn đăng hộ đối”, một
ý khác về khinh thường nhà nghèo, nhưng nó cũng có ý nghĩa đề cao giá trị quý
báu của giọt
rượu.
Sau đó, quan làng dẫn chú rể tới bàn thờ tổ
tiên, làm lễ trình với tổ tiên. Quan làng sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ và xin phép
đón dâu về nhà
chồng.
nnn
Lễ trình tổ tiên là một nghi lễ bắt buộc
trong đám cưới người Tày ở Thái
Nguyên.
Sau những thử thách đó, nhà trai bước vào
trong nhà. Khi ấy, Quan làng lại hát một câu “ xin trải chiếu” thì mới được bên
nhà gái mang chiếu ra trải. Sau đó các cô gái nhà gái sẽ mang trầu cau ra mời
bên nhà trai, nhà trai có lời hát cám ơn bên nhà
gái.
Khi đã đến giờ đón dâu, một lần nữa, quan
làng lại hát bài cảm ơn nhà gái đã đón tiếp chu đáo và xin phép đón dâu về nhà
chồng.
Cũng như phong tục của nhiều dân tộc khác,
ba ngày sau khi diễn ra lễ cưới, đôi vợ chồng trẻ mang lễ vật về nhà gái làm lễ
lại mặt. Lễ vật gồm có một đôi gà và hai lít rượu. Sau lễ lại mặt, đôi vợ chồng
trẻ quay lại nhà trai và bắt đầu cuộc sống lứa
đôi.
Đám cưới của người dân tộc Tày ở Định Hóa,
Thái Nguyên chứa nhiều nghi thức chặt chẽ, nhưng giàu tính nhân văn qua các câu
đối, câu hát giữa nhà trai, nhà gái. Ẩn sâu sau những lời hát bình dị, khiêm
nhường là những ý tứ sắc xảo, sâu xa… Tất cả những nghi thức truyền thống tốt
đẹp đó đã được tái hiện, gói gọn trong khuôn viên Nhà Tày tại Làng Văn hóa - Du
lịch các dân tộc Việt
Nam.
dấm
Quan viên hai họ chúc mừng hạnh phúc đôi
bạn trẻ.
Được biết, trong khuôn khổ tuần “Đại đoàn
kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam 2016” cuộc sống hàng ngày của đồng bào
tám dân tộc (Tày, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Ba Na, Ê Đê, Khmer) với các hoạt
động như trình diễn nghề thủ công truyền thống, chế tác công cụ lao động, biểu
diễn dân ca, dân vũ, giới thiệu trò chơi dân gian… cũng được tái hiện lại Làng
Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt
Nam.
Các hoạt động này nhằm tôn vinh, quảng bá,
tuyên truyền các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, góp phần tăng
cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn 54 dân tộc tại " Ngôi nhà chung" Làng Văn
hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Đàm Minh Phiếu
Nhà trai chuyển bị đồ lễ sang nhà gái để
bàn
chuyện.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đồ lễ
được chuẩn bị sẵn để sang nhà gái bàn chuyện trăm năm. Theo phong tục lễ hỏi của
dân tộc Tày, đồ lễ bao gồm một đôi gà sống thiến, hai chai rượu, bốn cân gạo
nếp. Trong đám hỏi đó, nhà gái sẽ thách cưới và nhà trai về chuẩn bị đủ đồ lễ
đó.
Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh của bên nhà
trai, thời gian chuyển bị cho lễ hỏi đến lễ cưới có khi kéo dài tới 2-3 năm.
Thường trước khi diễn ra lễ cưới một hôm, nhà trai phải mang đầy đủ lễ được
chuẩn bị sang nhà gái như đã thỏa thuận. Ngoài những sính lễ đó, khi về nhà
chồng, cô dâu cũng phải chuẩn bị trước gối tặng cho bố mẹ, ông bà, bác bá ruột…
Còn chú rể phải tặng vải cho mẹ chồng để báo đáp công nuôi dưỡng con gái, nếu
chị gái cô dâu chưa có chồng, chú rể sẽ phải chuẩn bị thêm vải để tặng cho chị
gái, đền ơn đã bế vợ mình khi còn
nhỏ.
Đoàn đón dâu của dân tộc Tày cũng mang
nhiều nét đặc sắc. Quan làng là người dẫn đầu đoàn rước, giữ vai trò là người
đại diện cho bên nhà trai, bố mẹ không trực tiếp đi hỏi vợ cho con
trai.
Quan làng giữ vai trò là người đại diện,
dẫn đầu đoàn rước của nhà trai sang nhà
gái.
Đặc biệt, đoàn nhà trai phải trải qua nhiều
thử thách và phải đối đáp lại bằng các câu hát văn thơ. Sau khi nhà trai nhà gái
đối đáp với nhau, cổng được mở, nhà trai được bước đến cầu thang nhà sàn. Khi
đó, dưới cầu thang sẽ có rượu để thay nước rửa chân. Điều này có nhiều ý kiến
giải thích khác nhau, người cho rằng nó là một nhã ý về “ môn đăng hộ đối”, một
ý khác về khinh thường nhà nghèo, nhưng nó cũng có ý nghĩa đề cao giá trị quý
báu của giọt
rượu.
Sau đó, quan làng dẫn chú rể tới bàn thờ tổ
tiên, làm lễ trình với tổ tiên. Quan làng sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ và xin phép
đón dâu về nhà
chồng.
nnn
Lễ trình tổ tiên là một nghi lễ bắt buộc
trong đám cưới người Tày ở Thái
Nguyên.
Sau những thử thách đó, nhà trai bước vào
trong nhà. Khi ấy, Quan làng lại hát một câu “ xin trải chiếu” thì mới được bên
nhà gái mang chiếu ra trải. Sau đó các cô gái nhà gái sẽ mang trầu cau ra mời
bên nhà trai, nhà trai có lời hát cám ơn bên nhà
gái.
Khi đã đến giờ đón dâu, một lần nữa, quan
làng lại hát bài cảm ơn nhà gái đã đón tiếp chu đáo và xin phép đón dâu về nhà
chồng.
Cũng như phong tục của nhiều dân tộc khác,
ba ngày sau khi diễn ra lễ cưới, đôi vợ chồng trẻ mang lễ vật về nhà gái làm lễ
lại mặt. Lễ vật gồm có một đôi gà và hai lít rượu. Sau lễ lại mặt, đôi vợ chồng
trẻ quay lại nhà trai và bắt đầu cuộc sống lứa
đôi.
Đám cưới của người dân tộc Tày ở Định Hóa,
Thái Nguyên chứa nhiều nghi thức chặt chẽ, nhưng giàu tính nhân văn qua các câu
đối, câu hát giữa nhà trai, nhà gái. Ẩn sâu sau những lời hát bình dị, khiêm
nhường là những ý tứ sắc xảo, sâu xa… Tất cả những nghi thức truyền thống tốt
đẹp đó đã được tái hiện, gói gọn trong khuôn viên Nhà Tày tại Làng Văn hóa - Du
lịch các dân tộc Việt
Nam.
dấm
Quan viên hai họ chúc mừng hạnh phúc đôi
bạn trẻ.
Được biết, trong khuôn khổ tuần “Đại đoàn
kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam 2016” cuộc sống hàng ngày của đồng bào
tám dân tộc (Tày, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Ba Na, Ê Đê, Khmer) với các hoạt
động như trình diễn nghề thủ công truyền thống, chế tác công cụ lao động, biểu
diễn dân ca, dân vũ, giới thiệu trò chơi dân gian… cũng được tái hiện lại Làng
Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt
Nam.
Các hoạt động này nhằm tôn vinh, quảng bá,
tuyên truyền các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, góp phần tăng
cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn 54 dân tộc tại " Ngôi nhà chung" Làng Văn
hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Đàm Minh Phiếu