Người Nùng không tưởng nhớ ngày mất của người đã khuất,
mà chỉ làm lễ sinh nhật mừng thọ khi cha mẹ, ông bà còn sống. Lễ sinh nhật mừng
thọ của người Nùng là một sinh hoạt văn hoá tốt đẹp thể hiện lòng biết ơn, kính
trọng, sự quan tâm của con cháu đối ông bà, cha mẹ.
Lễ rước, đón "mo", "then" của người Nùng để
cầu bình yên, cầu thượng thọ cho bố, mẹ.
Theo phong tục truyền thống, người Nùng
không tổ chức sinh nhật cho trẻ con, bố mẹ cũng không được làm sinh nhật cho
con, mà chỉ có con mới được làm sinh nhật mừng thọ báo hiếu cho ông bà, cha mẹ.
Trong tập quán của bà con dân tộc Nùng (Lạng Sơn), những người từ 50-60 tuổi trở
lên thì được xếp vào bậc có tuổi và mới được tổ chức sinh nhật. Lễ sinh nhật
được tổ chức hằng năm đúng vào ngày sinh của người cao tuổi nhất trong gia đình.
Đây là dịp để con cháu tề tựu đông đủ, thể hiện sự kính trọng báo hiếu những
người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình khôn lớn. Tiến sỹ Nguyễn Thị Ngân, Giám đốc
Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, cho biết: lễ sinh nhật mừng thọ bắt đầu
từ quan niệm của người Nùng về hồn vía, về chu kỳ của đời người: “Người Nùng
quan niệm được sống đến 60 tuổi tức là hết một vòng đời người và muốn sống tiếp
vòng đời thứ hai thì phải làm lễ sinh nhật. Từ tuổi này trở đi, người Nùng
thường làm lễ sinh nhật thường xuyên hàng năm thể hiện sự báo hiếu, quan tâm
không chỉ chăm sóc về mặt thể chất, mà còn quan tâm tới yếu tố tinh thần để cho
người già vui khoẻ, ít bệnh
tật”.
Theo tục lệ, con cái ra ở riêng sẽ lần lượt
làm lễ sinh nhật cho bố, mẹ già. Những cô gái đi lấy chồng ít nhất phải đem lợn
quay, bánh trái, rượu, chè... về làm lễ sinh nhật cho bố, mẹ một lần trong đời,
thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ. Trong ngày mừng sinh nhật, tất cả khách
đến dự đều có quà, thường là cân gạo, con gà, cân thịt lợn... tùy hoàn cảnh kinh
tế của mỗi gia đình. Trong tâm thức dân gian của người Nùng, người có tuổi thọ
là có phúc lớn, có phúc lớn nên mới sống được lâu và có phúc mới có con cháu đuề
huề. Vào đúng ngày sinh nhật, con cháu có mặt đông đủ đem theo các lễ vật, đồ
cúng. Trong nghi lễ sinh nhật báo hiếu, các gia đình nhất định phải mời được
thày Tào ( thày cúng), mời bà Then về hát, múa phụ hoạ, bởi theo quan niệm của
đồng bào chỉ có lời của thày Tào, tiếng hát, cây đàn tính của bà then mới có thể
đưa các lời cầu khấn đến được các vị thần linh tổ tiên. Các lễ vật trong lễ sinh
nhật đều gửi gắm trong đó ý nghĩa mong những điều tốt đẹp nhất đến với ông bà,
cha mẹ mình. Trong các lễ vật đó không thể thiếu xôi gà, thịt lợn quay, trứng
luộc, bánh dày, bánh đúc... Anh Trương Văn Tiến, cán bộ văn hoá ở tỉnh Lạng Sơn,
cho biết: “Mỗi lễ vật trong lễ sinh nhật báo hiếu của người Nùng đều mang ý
nghĩa tượng trưng. Đặc biệt, trong số các lễ vật nhất thiết phải có loại bánh
đúc hoặc bánh dày với ý nghĩa là thêm da thêm thịt cho cha mẹ, còn quả trứng
luộc tượng trưng cho cái phôi thai bắt đầu vòng đời mới và cũng tượng trưng cho
sự hài hoà giữa âm dương. Trong lễ cúng cũng không thể thiếu các hình nhân bằng
giấy, sau khi làm lễ xong sẽ được đốt đi, theo quan niệm của đồng bào làm như
vậy sẽ giữ được phần hồn vía của người được sinh nhật, xua đi rủi ro bệnh tật
để con người được khoẻ
mạnh”.
Lễ mừng sinh nhật thường kéo dài hơn một
ngày, bắt đầu từ đầu giờ tối hôm trước và kết thúc tôi khuya ngày hôm sau. Mở
đầu buổi lễ, thày Tào cầu khấn bằng những câu hát lượn, mời các bậc tổ tiên về
để phù họ cho người được làm lễ sinh nhật, trong khi bà then cũng hát múa phụ
hoạ. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, thường có đến 11 làm điệu, nội
dung các làn điệu câu hát kể về nguồn gốc con người, từ khi chưa có con người,
sau đó con người sinh ra, lớn lên rồi đến tuổi già. Lời hát như lời ru, mong các
bậc tổ tiên ở thế giới bên kia vui vẻ phù hộ cho chủ nhân trẻ lại, sống
lâu.
Kết thúc buổi lễ, ông hoặc bà, cha mẹ bao
giờ cũng chia cho con cháu nắm xôi, cái bánh... Việc phân chia những lễ vật cho
con cháu cũng thể hiện mong cho con cháu sau này cũng được hưởng, may mắn, phúc
đức của ông bà, cha mẹ mình để lại. Lễ sinh nhật của người Nùng đơn giản là vậy,
từ lâu đã trở thành nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Nùng xứ
Lạng.
Tô Tuấn
Người Nùng không tưởng nhớ ngày mất của người đã khuất,
mà chỉ làm lễ sinh nhật mừng thọ khi cha mẹ, ông bà còn sống. Lễ sinh nhật mừng
thọ của người Nùng là một sinh hoạt văn hoá tốt đẹp thể hiện lòng biết ơn, kính
trọng, sự quan tâm của con cháu đối ông bà, cha mẹ.
Lễ rước, đón "mo", "then" của người Nùng để
cầu bình yên, cầu thượng thọ cho bố, mẹ.
Theo phong tục truyền thống, người Nùng
không tổ chức sinh nhật cho trẻ con, bố mẹ cũng không được làm sinh nhật cho
con, mà chỉ có con mới được làm sinh nhật mừng thọ báo hiếu cho ông bà, cha mẹ.
Trong tập quán của bà con dân tộc Nùng (Lạng Sơn), những người từ 50-60 tuổi trở
lên thì được xếp vào bậc có tuổi và mới được tổ chức sinh nhật. Lễ sinh nhật
được tổ chức hằng năm đúng vào ngày sinh của người cao tuổi nhất trong gia đình.
Đây là dịp để con cháu tề tựu đông đủ, thể hiện sự kính trọng báo hiếu những
người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình khôn lớn. Tiến sỹ Nguyễn Thị Ngân, Giám đốc
Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, cho biết: lễ sinh nhật mừng thọ bắt đầu
từ quan niệm của người Nùng về hồn vía, về chu kỳ của đời người: “Người Nùng
quan niệm được sống đến 60 tuổi tức là hết một vòng đời người và muốn sống tiếp
vòng đời thứ hai thì phải làm lễ sinh nhật. Từ tuổi này trở đi, người Nùng
thường làm lễ sinh nhật thường xuyên hàng năm thể hiện sự báo hiếu, quan tâm
không chỉ chăm sóc về mặt thể chất, mà còn quan tâm tới yếu tố tinh thần để cho
người già vui khoẻ, ít bệnh
tật”.
Theo tục lệ, con cái ra ở riêng sẽ lần lượt
làm lễ sinh nhật cho bố, mẹ già. Những cô gái đi lấy chồng ít nhất phải đem lợn
quay, bánh trái, rượu, chè... về làm lễ sinh nhật cho bố, mẹ một lần trong đời,
thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ. Trong ngày mừng sinh nhật, tất cả khách
đến dự đều có quà, thường là cân gạo, con gà, cân thịt lợn... tùy hoàn cảnh kinh
tế của mỗi gia đình. Trong tâm thức dân gian của người Nùng, người có tuổi thọ
là có phúc lớn, có phúc lớn nên mới sống được lâu và có phúc mới có con cháu đuề
huề. Vào đúng ngày sinh nhật, con cháu có mặt đông đủ đem theo các lễ vật, đồ
cúng. Trong nghi lễ sinh nhật báo hiếu, các gia đình nhất định phải mời được
thày Tào ( thày cúng), mời bà Then về hát, múa phụ hoạ, bởi theo quan niệm của
đồng bào chỉ có lời của thày Tào, tiếng hát, cây đàn tính của bà then mới có thể
đưa các lời cầu khấn đến được các vị thần linh tổ tiên. Các lễ vật trong lễ sinh
nhật đều gửi gắm trong đó ý nghĩa mong những điều tốt đẹp nhất đến với ông bà,
cha mẹ mình. Trong các lễ vật đó không thể thiếu xôi gà, thịt lợn quay, trứng
luộc, bánh dày, bánh đúc... Anh Trương Văn Tiến, cán bộ văn hoá ở tỉnh Lạng Sơn,
cho biết: “Mỗi lễ vật trong lễ sinh nhật báo hiếu của người Nùng đều mang ý
nghĩa tượng trưng. Đặc biệt, trong số các lễ vật nhất thiết phải có loại bánh
đúc hoặc bánh dày với ý nghĩa là thêm da thêm thịt cho cha mẹ, còn quả trứng
luộc tượng trưng cho cái phôi thai bắt đầu vòng đời mới và cũng tượng trưng cho
sự hài hoà giữa âm dương. Trong lễ cúng cũng không thể thiếu các hình nhân bằng
giấy, sau khi làm lễ xong sẽ được đốt đi, theo quan niệm của đồng bào làm như
vậy sẽ giữ được phần hồn vía của người được sinh nhật, xua đi rủi ro bệnh tật
để con người được khoẻ
mạnh”.
Lễ mừng sinh nhật thường kéo dài hơn một
ngày, bắt đầu từ đầu giờ tối hôm trước và kết thúc tôi khuya ngày hôm sau. Mở
đầu buổi lễ, thày Tào cầu khấn bằng những câu hát lượn, mời các bậc tổ tiên về
để phù họ cho người được làm lễ sinh nhật, trong khi bà then cũng hát múa phụ
hoạ. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, thường có đến 11 làm điệu, nội
dung các làn điệu câu hát kể về nguồn gốc con người, từ khi chưa có con người,
sau đó con người sinh ra, lớn lên rồi đến tuổi già. Lời hát như lời ru, mong các
bậc tổ tiên ở thế giới bên kia vui vẻ phù hộ cho chủ nhân trẻ lại, sống
lâu.
Kết thúc buổi lễ, ông hoặc bà, cha mẹ bao
giờ cũng chia cho con cháu nắm xôi, cái bánh... Việc phân chia những lễ vật cho
con cháu cũng thể hiện mong cho con cháu sau này cũng được hưởng, may mắn, phúc
đức của ông bà, cha mẹ mình để lại. Lễ sinh nhật của người Nùng đơn giản là vậy,
từ lâu đã trở thành nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Nùng xứ
Lạng.
Tô Tuấn