Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.
Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ
dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc
văn hóa của một tộc người. Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4
-5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của
mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở
chơi lâu hơn.
Tiệc
cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú,
anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô
dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ đêm. Ăn uống xong, mọi người vẫn
ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia chủ. Thanh niên, đám thì tổ
chức lày cỏ (một trò chơi như kiểu oẳn tù tì, người thua sẽ bị uống rượu phạt),
đám thì bên trai bên gái hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ
sáng mới tan.
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám
cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu… Điều
đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng
dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tư trang, cho
con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm,
chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác. Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng
làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình
với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp,
thấy nhà trai điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là,
cốt để tránh tiếng là con mình theo không người
ta.
Người Tày còn có một phong tục đẹp khác. Đó
là tục “khẩu lẩu” (gạo rượu). Khi gia đình nào có đám cưới (cũng như những việc
hiếu hỉ khác như : vào nhà mới, thôi nôi, mừng thọ, ma chay…), ngoài số tiền
phong bao như thường lệ, nhiều người còn đem gạo và rượu đến. Mươi ống gạo, chục
lít rượu, nhiều ít tùy theo. Số gạo rượu đó được gia chủ ghi chép vào sổ cẩn
thận. Để khi nào nhà khác có việc, mình lại đi khẩu lẩu lại người ta. Đây là một
hình thức giúp đỡ lẫn nhau bằng hiện vật, đỡ phần nào chi phí cho gia chủ khi
nhà có công việc. Thập niên chín mươi trở về trước, khi kinh tế còn khó khăn,
đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, thì việc làm đó thật có ý nghĩa. Nó
thể hiện tính cộng đồng rất cao của cư dân nơi
đây.
Người Tày có câu “slắng lẩu cẩu vằn”, có
nghĩa là mời khách tới dự đám cưới phải mời trước chín ngày, không sớm hơn mà
cũng không muộn hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ việc xưa kia do đi lại khó
khăn, đường sá cách trở, phải mời trước như thế người được mời mới có thời gian
chuẩn bị, sắp xếp công việc đến mừng. Anh em, bạn bè ở xa có thể đến trước một
ngày. Dự đám cưới xong còn ở chơi thêm một hai ngày nữa mới chia tay. Trong thời
gian đó, gia chủ tiếp đãi rất thịnh tình, chu đáo, không để điều gì khiến khách
phiền lòng. Điều đó cho thấy lòng hiếu khách của người miền
núi.
Có một điều đặc biệt là lễ cưới cử hành
xong, cô gái không ở lại nhà chồng mà quay về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó. Dù đêm
đã khuya, chú rể và đại diện nhà trai vẫn phải đưa cô dâu và phái đoàn nhà gái
trở về. Nếu vì lý do nào đó như đường sá quá xa xôi, không thể về ngay mà phải ở
lại thì đêm đó cô dâu và các cô gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng rồi sáng hôm
sau về sớm. Ngày thứ ba tính từ ngày cưới, chàng trai mới đi đón vợ về. Đêm đó
mới chính thức là đêm tân hôn của hai
người.
Tục gọi đó là lễ slam nâư (ba ngày)- hiểu
nôm na là lễ lại
mặt.
Theo cách giải thích của những người cao
tuổi thì sở dĩ có tục này là bởi trước và trong ngày cưới chú rể sẽ rất mệt mỏi
vì phải lo nhiều việc, nhất là phải uống rất nhiều rượu mừng của mọi người, nếu
động phòng ngay thì sẽ không có lợi. Nhưng cô dâu cũng chỉ ở nhà chồng chừng dăm
bảy ngày, sau đó lại quay về sống với bố mẹ đẻ. Bởi theo phong tục của người
Tày, khi nào con dâu có con mới được về ở hẳn nhà chồng. Chính vì thế mới có
chuyện, cứ dăm bữa nửa tháng, mẹ chồng lại cho gọi con dâu về với những lý do:
giúp nhổ mạ, cấy lúa hay xay lúa, giã gạo hộ mẹ… Tóm lại là kiếm đủ cớ để gọi
con dâu về, mục đích là để đôi trẻ có dịp gần gũi nhau, để bà mau có cháu bế.
Khi cô gái có mang, gần đến ngày khai hoa mãn nguyệt, nhà chồng mới đón về để
sinh nở. Có con rồi cô gái mới chính thức về nhà chồng, được giao chìa khóa tay
hòm, gánh vác mọi công
việc.
Ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
đồng bào Tày còn có tục cưới vắng mặt chú rể. Nếu chú rể vì một lý do nào đó mà
vắng mặt trong ngày cưới, nhà trai sẽ chọn một người thế vai chú rể, gọi là rể
giả (khươi chả). Người làm rể giả phải là trai tân, khỏe mạnh, có đạo đức…
thường là con cháu trong nhà hoặc là bạn thân của chú rể. Rể giả sẽ cùng họ nhà
trai đi đón dâu, cùng cô dâu ra mắt hai họ… Cốt là để cô dâu không phải lẻ bóng
trong ngày cưới. Tục này có từ bao giờ cũng không rõ, chỉ biết những năm đất
nước còn chiến tranh, tục này diễn ra khá phổ biến. Những chàng trai do bận công
tác đột xuất, đi bộ đội đóng quân ở xa, ngày cưới của mình không về được cũng
không sao. Ở nhà, đám cưới vẫn được tổ chức bình thường, chu đáo; mà cũng không
vì thế mà mất vui. Và những chàng rể vắng mặt đó vẫn yên tâm về người vợ mới
cưới của
mình.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã
hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Tày cũng có sự thay đổi, không
còn nguyên như xưa nữa. Ví như bây giờ người con gái không còn phải đợi đến khi
có con mới về nhà chồng, hoặc nhà gái cũng không còn đòi hỏi nhà trai quá nặng
về vật chất… Việc cưới xin bây giờ ngày càng giản tiện, văn minh hơn xong vẫn
giữ được bản sắc dân
tộc.
Ngày nay, trong cuộc sống mới, tục lệ cưới
xin của người Tày ở bản Po Mỏ Thổ, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (Điện Biên)
tuy có nhiều thay đổi so với trước đây, song vẫn còn giữ được những nghi lễ
truyền
thống.
Trước đây, hôn nhân người Tày mang tính
chất “mua bán” rõ rệt, thông qua việc thách cưới của nhà gái, được đúc kết qua
câu tục ngữ “nhinh khai, chài dư”, có nghĩa “gái bán, trai mua”. Họ thường tổ
chức hát lượn để thổ lộ tình cảm trong các phiên chợ, hội hè, có trường hợp nên
vợ chồng nhưng hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vẫn là hình thái chủ
đạo.
Ngày nay, trai gái Tày được tự do tìm hiểu
và có quyền quyết định hôn nhân của mình. Khi đôi nam, nữ gặp gỡ, tìm hiểu, cảm
thấy tâm đầu ý hợp, họ sẽ thông báo cho 2 bên gia đình. Gia đình chàng trai nhờ
bà mối đến nhà gái ướm hỏi, nếu nhà gái ưng thuận, sẽ định ngày tốt để 2 bên gia
đình gặp mặt. Đây chính là lễ dạm hỏi (khát pu mác), lễ vật dùng trong buổi gặp
mặt tuỳ theo điều kiện kinh tế của nhà
trai.
Lễ ăn hỏi (khát căm) với ý nghĩa là đã dứt
lời, việc cưới xin đã được thống nhất giữa 2 gia đình. Thông thường, lễ này được
tiến hành từ 1 đến 2 tháng sau lễ dạm hỏi. Trong lễ này, ông trưởng họ dẫn đầu
cùng một số chàng trai đi giúp việc và đem các lễ vật đã thoả thuận từ trước
giữa bà mối và nhà gái. Tổ chức lễ này to hay nhỏ tuỳ thuộc khả năng, điều kiện
nhà trai và yêu cầu của nhà gái, nhưng phải theo phong tục truyền thống. Trong
lễ vật nhà trai đem đến, một tục lệ bắt buộc phải có lợn quay. Kể từ sau lễ này,
cô gái tự khâu chăn cho mình để dùng khi về nhà
chồng.
Lễ xin định ngày cưới (to căm) có nghĩa là
nối lời, khi gia đình nhà trai đã chọn được ngày lành, tháng tốt, ông trưởng họ
sang nhà gái thoả thuận, định ngày cưới và nhà gái thống nhất yêu cầu lễ vật
trong đám
cưới.
Trong lễ cưới chính thức (kinh lẩu luông),
lễ vật được nhà trai đem sang nhà gái từ chiều hôm trước. Lễ dẫn cưới gồm có 1
triệu đồng tiền mặt và thực phẩm: 1 con lợn quay, gạo, rượu... trong đó, nhất
thiết phải có cá sấy và trứng gà. Lễ đón dâu được tổ chức vào buổi chiều hôm
diễn ra đám cưới chính thức. Cô dâu mặc bộ quần áo đen, quấn khăn truyền thống.
Theo quan niệm của người Tày: cô dâu trong ngày cưới quan trọng nhất là việc
quấn khăn, khăn quấn làm sao phải chặt, đẹp. Chọn người quấn khăn cũng là khâu
quan trọng, người được chọn là một phụ nữ khoẻ mạnh, đảm đang, gia đình hạnh
phúc, con cái vẹn toàn và biết đối nhân xử
thế.
Trước khi đón dâu, bao giờ cũng phải làm lễ
cúng tổ tiên. Lễ vật cúng tổ tiên không thể thiếu đôi gà, gồm 1 con trống và 1
con mái, thể hiện cho sự sinh sôi phát triển. Số người đi đón dâu bao giờ cũng
là con số chẵn, thành phần đoàn đón dâu bao gồm: ông trưởng họ, bà mối, phù dâu,
phù rể cùng một số bạn bè và người thân từ 8 đến 10 người. Theo quan niệm của
đồng bào: số chẵn tượng trưng cho điều may
mắn.
Sau lễ cưới 3 hôm, đôi vợ chồng cùng bà mối
và chị gái hoặc em gái chồng trở về thăm nhà vợ theo một phong tục, gọi là lễ
“tao loi tin”. Lễ vật mang theo là đôi gà trống thiến, rượu, gạo... Khi trở lại
nhà chồng, sau 3 ngày cô dâu mới được phép đi thăm họ hàng, bà con trong
bản.
Bằng Giang
Người Tày sống chủ yếu ở vùng núi phía Bắc.
Tục lệ cưới xin của người Tày cũng có nhiều điểm giống người Kinh: cũng có lễ
dạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu… Nhưng cũng có những điểm khác biệt, thể hiện bản sắc
văn hóa của một tộc người. Đám cưới thường được tổ chức vào lúc chiều tối (tầm 4
-5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc trong ngày của
mọi người, người ở xa mấy núi cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người sẽ có thời gian ở
chơi lâu hơn.
Tiệc
cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú,
anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô
dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào khoảng 7-8 giờ đêm. Ăn uống xong, mọi người vẫn
ở lại. Người lớn ngồi uống nước, hàn huyên với gia chủ. Thanh niên, đám thì tổ
chức lày cỏ (một trò chơi như kiểu oẳn tù tì, người thua sẽ bị uống rượu phạt),
đám thì bên trai bên gái hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ
sáng mới tan.
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám
cưới của nhà gái đều do nhà trai lo liệu hết: tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu… Điều
đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng
dục của bố mẹ cô gái. Nhà gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tư trang, cho
con gái làm của hồi môn: quần áo mới, vòng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm,
chiếu hoa… và những đồ gia dụng khác. Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng
làm cỗ để mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình
với nhau. Tùy theo gia cảnh, nhà gái có thể đòi ít hay đòi nhiều. Có trường hợp,
thấy nhà trai điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ đòi một ít gọi là,
cốt để tránh tiếng là con mình theo không người
ta.
Người Tày còn có một phong tục đẹp khác. Đó
là tục “khẩu lẩu” (gạo rượu). Khi gia đình nào có đám cưới (cũng như những việc
hiếu hỉ khác như : vào nhà mới, thôi nôi, mừng thọ, ma chay…), ngoài số tiền
phong bao như thường lệ, nhiều người còn đem gạo và rượu đến. Mươi ống gạo, chục
lít rượu, nhiều ít tùy theo. Số gạo rượu đó được gia chủ ghi chép vào sổ cẩn
thận. Để khi nào nhà khác có việc, mình lại đi khẩu lẩu lại người ta. Đây là một
hình thức giúp đỡ lẫn nhau bằng hiện vật, đỡ phần nào chi phí cho gia chủ khi
nhà có công việc. Thập niên chín mươi trở về trước, khi kinh tế còn khó khăn,
đặc biệt là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, thì việc làm đó thật có ý nghĩa. Nó
thể hiện tính cộng đồng rất cao của cư dân nơi
đây.
Người Tày có câu “slắng lẩu cẩu vằn”, có
nghĩa là mời khách tới dự đám cưới phải mời trước chín ngày, không sớm hơn mà
cũng không muộn hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ việc xưa kia do đi lại khó
khăn, đường sá cách trở, phải mời trước như thế người được mời mới có thời gian
chuẩn bị, sắp xếp công việc đến mừng. Anh em, bạn bè ở xa có thể đến trước một
ngày. Dự đám cưới xong còn ở chơi thêm một hai ngày nữa mới chia tay. Trong thời
gian đó, gia chủ tiếp đãi rất thịnh tình, chu đáo, không để điều gì khiến khách
phiền lòng. Điều đó cho thấy lòng hiếu khách của người miền
núi.
Có một điều đặc biệt là lễ cưới cử hành
xong, cô gái không ở lại nhà chồng mà quay về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó. Dù đêm
đã khuya, chú rể và đại diện nhà trai vẫn phải đưa cô dâu và phái đoàn nhà gái
trở về. Nếu vì lý do nào đó như đường sá quá xa xôi, không thể về ngay mà phải ở
lại thì đêm đó cô dâu và các cô gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng rồi sáng hôm
sau về sớm. Ngày thứ ba tính từ ngày cưới, chàng trai mới đi đón vợ về. Đêm đó
mới chính thức là đêm tân hôn của hai
người.
Tục gọi đó là lễ slam nâư (ba ngày)- hiểu
nôm na là lễ lại
mặt.
Theo cách giải thích của những người cao
tuổi thì sở dĩ có tục này là bởi trước và trong ngày cưới chú rể sẽ rất mệt mỏi
vì phải lo nhiều việc, nhất là phải uống rất nhiều rượu mừng của mọi người, nếu
động phòng ngay thì sẽ không có lợi. Nhưng cô dâu cũng chỉ ở nhà chồng chừng dăm
bảy ngày, sau đó lại quay về sống với bố mẹ đẻ. Bởi theo phong tục của người
Tày, khi nào con dâu có con mới được về ở hẳn nhà chồng. Chính vì thế mới có
chuyện, cứ dăm bữa nửa tháng, mẹ chồng lại cho gọi con dâu về với những lý do:
giúp nhổ mạ, cấy lúa hay xay lúa, giã gạo hộ mẹ… Tóm lại là kiếm đủ cớ để gọi
con dâu về, mục đích là để đôi trẻ có dịp gần gũi nhau, để bà mau có cháu bế.
Khi cô gái có mang, gần đến ngày khai hoa mãn nguyệt, nhà chồng mới đón về để
sinh nở. Có con rồi cô gái mới chính thức về nhà chồng, được giao chìa khóa tay
hòm, gánh vác mọi công
việc.
Ở một số huyện của tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
đồng bào Tày còn có tục cưới vắng mặt chú rể. Nếu chú rể vì một lý do nào đó mà
vắng mặt trong ngày cưới, nhà trai sẽ chọn một người thế vai chú rể, gọi là rể
giả (khươi chả). Người làm rể giả phải là trai tân, khỏe mạnh, có đạo đức…
thường là con cháu trong nhà hoặc là bạn thân của chú rể. Rể giả sẽ cùng họ nhà
trai đi đón dâu, cùng cô dâu ra mắt hai họ… Cốt là để cô dâu không phải lẻ bóng
trong ngày cưới. Tục này có từ bao giờ cũng không rõ, chỉ biết những năm đất
nước còn chiến tranh, tục này diễn ra khá phổ biến. Những chàng trai do bận công
tác đột xuất, đi bộ đội đóng quân ở xa, ngày cưới của mình không về được cũng
không sao. Ở nhà, đám cưới vẫn được tổ chức bình thường, chu đáo; mà cũng không
vì thế mà mất vui. Và những chàng rể vắng mặt đó vẫn yên tâm về người vợ mới
cưới của
mình.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã
hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin của người Tày cũng có sự thay đổi, không
còn nguyên như xưa nữa. Ví như bây giờ người con gái không còn phải đợi đến khi
có con mới về nhà chồng, hoặc nhà gái cũng không còn đòi hỏi nhà trai quá nặng
về vật chất… Việc cưới xin bây giờ ngày càng giản tiện, văn minh hơn xong vẫn
giữ được bản sắc dân
tộc.
Ngày nay, trong cuộc sống mới, tục lệ cưới
xin của người Tày ở bản Po Mỏ Thổ, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên (Điện Biên)
tuy có nhiều thay đổi so với trước đây, song vẫn còn giữ được những nghi lễ
truyền
thống.
Trước đây, hôn nhân người Tày mang tính
chất “mua bán” rõ rệt, thông qua việc thách cưới của nhà gái, được đúc kết qua
câu tục ngữ “nhinh khai, chài dư”, có nghĩa “gái bán, trai mua”. Họ thường tổ
chức hát lượn để thổ lộ tình cảm trong các phiên chợ, hội hè, có trường hợp nên
vợ chồng nhưng hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vẫn là hình thái chủ
đạo.
Ngày nay, trai gái Tày được tự do tìm hiểu
và có quyền quyết định hôn nhân của mình. Khi đôi nam, nữ gặp gỡ, tìm hiểu, cảm
thấy tâm đầu ý hợp, họ sẽ thông báo cho 2 bên gia đình. Gia đình chàng trai nhờ
bà mối đến nhà gái ướm hỏi, nếu nhà gái ưng thuận, sẽ định ngày tốt để 2 bên gia
đình gặp mặt. Đây chính là lễ dạm hỏi (khát pu mác), lễ vật dùng trong buổi gặp
mặt tuỳ theo điều kiện kinh tế của nhà
trai.
Lễ ăn hỏi (khát căm) với ý nghĩa là đã dứt
lời, việc cưới xin đã được thống nhất giữa 2 gia đình. Thông thường, lễ này được
tiến hành từ 1 đến 2 tháng sau lễ dạm hỏi. Trong lễ này, ông trưởng họ dẫn đầu
cùng một số chàng trai đi giúp việc và đem các lễ vật đã thoả thuận từ trước
giữa bà mối và nhà gái. Tổ chức lễ này to hay nhỏ tuỳ thuộc khả năng, điều kiện
nhà trai và yêu cầu của nhà gái, nhưng phải theo phong tục truyền thống. Trong
lễ vật nhà trai đem đến, một tục lệ bắt buộc phải có lợn quay. Kể từ sau lễ này,
cô gái tự khâu chăn cho mình để dùng khi về nhà
chồng.
Lễ xin định ngày cưới (to căm) có nghĩa là
nối lời, khi gia đình nhà trai đã chọn được ngày lành, tháng tốt, ông trưởng họ
sang nhà gái thoả thuận, định ngày cưới và nhà gái thống nhất yêu cầu lễ vật
trong đám
cưới.
Trong lễ cưới chính thức (kinh lẩu luông),
lễ vật được nhà trai đem sang nhà gái từ chiều hôm trước. Lễ dẫn cưới gồm có 1
triệu đồng tiền mặt và thực phẩm: 1 con lợn quay, gạo, rượu... trong đó, nhất
thiết phải có cá sấy và trứng gà. Lễ đón dâu được tổ chức vào buổi chiều hôm
diễn ra đám cưới chính thức. Cô dâu mặc bộ quần áo đen, quấn khăn truyền thống.
Theo quan niệm của người Tày: cô dâu trong ngày cưới quan trọng nhất là việc
quấn khăn, khăn quấn làm sao phải chặt, đẹp. Chọn người quấn khăn cũng là khâu
quan trọng, người được chọn là một phụ nữ khoẻ mạnh, đảm đang, gia đình hạnh
phúc, con cái vẹn toàn và biết đối nhân xử
thế.
Trước khi đón dâu, bao giờ cũng phải làm lễ
cúng tổ tiên. Lễ vật cúng tổ tiên không thể thiếu đôi gà, gồm 1 con trống và 1
con mái, thể hiện cho sự sinh sôi phát triển. Số người đi đón dâu bao giờ cũng
là con số chẵn, thành phần đoàn đón dâu bao gồm: ông trưởng họ, bà mối, phù dâu,
phù rể cùng một số bạn bè và người thân từ 8 đến 10 người. Theo quan niệm của
đồng bào: số chẵn tượng trưng cho điều may
mắn.
Sau lễ cưới 3 hôm, đôi vợ chồng cùng bà mối
và chị gái hoặc em gái chồng trở về thăm nhà vợ theo một phong tục, gọi là lễ
“tao loi tin”. Lễ vật mang theo là đôi gà trống thiến, rượu, gạo... Khi trở lại
nhà chồng, sau 3 ngày cô dâu mới được phép đi thăm họ hàng, bà con trong
bản.
Bằng Giang