This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hiển thị các bài đăng có nhãn ₪ Dân tộc Sán Chay (Cao Lan). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ₪ Dân tộc Sán Chay (Cao Lan). Hiển thị tất cả bài đăng

Tục dán giấy đỏ đón Tết của người Cao Lan (Lê Thương)

Từ nhà ra đến chuồng gà ngày 30 Tết đều được khoác áo đỏ đón giao thừa. Ảnh: Dulichbonphuong.

Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ, từ cối xay, cối giã gạo, cái cày, bừa cho đến bàn thờ tổ tiên.
Dân tộc Cao Lan, có tên gọi khác là Sán Chay, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận… sinh sống nhiều nhất tại Thái Nguyên với số dân hơn 60.000 người, cư trú chủ yếu ở 37 xã thuộc 3 huyện Sơn Dương, 
Yên Sơn, Hàm Yên. Tết Nguyên đán của người Cao Lan, Thái Nguyên thường bắt đầu từ 25 tháng Chạp đến hết rằm tháng Giêng. Trong những ngày này, mỗi tối trước khi đi ngủ, gia chủ đều thắp một nén hương thơm lên bàn thờ để mời tổ tiên về ăn tết, đón xuân cùng con cháu.
Ngày 30 Tết là ngày mang ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trong tín ngưỡng của người Cao Lan. Vào ngày này, người Cao Lan dậy vào lúc sáng sớm để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sau đó tiến hành “Chí dịt”, tục dán giấy đỏ trong nhà.

Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ. Từ cối xay, cối giã gạo, cuốc, xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại cho đến bàn thờ tổ tiên, tường, cổng nhà, các cửa ra vào… đều được dán giấy đỏ để các vật này được “nghỉ Tết”. Toàn bộ ngôi nhà bỗng trở nên rực rỡ, tràn đầy sinh khí đón năm mới.
Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ là một vật thể hiện điềm may mắn, tượng trưng cho một năm mới tốt lành, nhiều tài lộc sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, mùa màng bội thu, giúp gia chủ xua đuổi tà ma, cây trồng không bị chim, thú, sâu bọ phá hoại.
Chiều 30 Tết, các thành viên trong gia đình tất bật chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa cơm đoàn tụ ngày tất niên. Tuỳ theo từng dòng họ mà mâm cơm dâng lên tổ tiên ngày 30 Tết cũng có những khác biệt lớn. Những con vật linh, được xem là thuỷ tổ của dòng họ nào thì dòng họ ấy không ăn thịt mà chỉ thờ cúng. Ví dụ họ La kiêng cá quả, họ Lục, họ Lý, họ Trần kiêng thịt chó, họ Dương kiêng gà…
Người Cao Lan thường tự làm các loại bánh để ăn tết như bánh vắt vai, bánh chưng, bánh chim gâu, bánh mật, bánh gai, bánh rán, chè lam… Bánh chưng của người Cao Lan có hai loại là bánh chưng bố tròn to và bánh trưng mẹ tròn dài. Ngoài ra, người Cao Lan còn tự làm bún ăn tết. Do được làm hoàn toàn thủ công nên bún của người Cao Lan rất thơm ngon, mềm và dai.

Tập múa điệu chim gâu đón Tết. Ảnh: tuyenquang.gov.vn.

Trong lễ hội đầu năm mới của người Cao Lan, bên cạnh các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, trồng cây chuối, vặt rau cải, múa điệu chim gâu, xúc tép, khai xuân, biểu diễn trống sành… thì không thể thiếu làn điệu Sình ca, lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ, được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán.
Theo truyền thuyết của người Cao Lan, tác giả của bài Sình ca là nàng Lưu Ba, cô gái đẹp đã đặt lời cho các điệu hát và nàng đã hát suốt 13 ngày đêm không ăn không ngủ rồi chết. Tiếng hát ấy chứng tỏ sức sống tiềm tàng và tình yêu trong sáng, bình dị của người Cao Lan. Ngày xuân, nam thanh nữ tú hát Sình giao duyên với nhau để tìm bạn đời, các cụ ông cụ bà say sưa hát những điệu Sình cổ để thể hiện niềm vui sống.

Sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày Tết của người Cao Lan. Ảnh: Lê Quang Hòa.

Những nghi lễ dân gian đặc sắc của người Cao Lan với nhiều nét đẹp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và những giá trị tinh thần to lớn đã góp thêm những bông hoa đẹp vào rừng hoa đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên khắp dải đất hình chữ S.
Lê Thương
Từ nhà ra đến chuồng gà ngày 30 Tết đều được khoác áo đỏ đón giao thừa. Ảnh: Dulichbonphuong.

Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ, từ cối xay, cối giã gạo, cái cày, bừa cho đến bàn thờ tổ tiên.
Dân tộc Cao Lan, có tên gọi khác là Sán Chay, Sán Chỉ, Mán Cao Lan, Hờn Bận… sinh sống nhiều nhất tại Thái Nguyên với số dân hơn 60.000 người, cư trú chủ yếu ở 37 xã thuộc 3 huyện Sơn Dương, 
Yên Sơn, Hàm Yên. Tết Nguyên đán của người Cao Lan, Thái Nguyên thường bắt đầu từ 25 tháng Chạp đến hết rằm tháng Giêng. Trong những ngày này, mỗi tối trước khi đi ngủ, gia chủ đều thắp một nén hương thơm lên bàn thờ để mời tổ tiên về ăn tết, đón xuân cùng con cháu.
Ngày 30 Tết là ngày mang ý nghĩa quan trọng và đặc biệt trong tín ngưỡng của người Cao Lan. Vào ngày này, người Cao Lan dậy vào lúc sáng sớm để lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sau đó tiến hành “Chí dịt”, tục dán giấy đỏ trong nhà.

Buổi sáng ngày cuối cùng của năm cũ, khắp mọi nơi trong nhà đều được “niêm phong” giấy đỏ. Từ cối xay, cối giã gạo, cuốc, xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại cho đến bàn thờ tổ tiên, tường, cổng nhà, các cửa ra vào… đều được dán giấy đỏ để các vật này được “nghỉ Tết”. Toàn bộ ngôi nhà bỗng trở nên rực rỡ, tràn đầy sinh khí đón năm mới.
Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ là một vật thể hiện điềm may mắn, tượng trưng cho một năm mới tốt lành, nhiều tài lộc sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, mùa màng bội thu, giúp gia chủ xua đuổi tà ma, cây trồng không bị chim, thú, sâu bọ phá hoại.
Chiều 30 Tết, các thành viên trong gia đình tất bật chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên và bữa cơm đoàn tụ ngày tất niên. Tuỳ theo từng dòng họ mà mâm cơm dâng lên tổ tiên ngày 30 Tết cũng có những khác biệt lớn. Những con vật linh, được xem là thuỷ tổ của dòng họ nào thì dòng họ ấy không ăn thịt mà chỉ thờ cúng. Ví dụ họ La kiêng cá quả, họ Lục, họ Lý, họ Trần kiêng thịt chó, họ Dương kiêng gà…
Người Cao Lan thường tự làm các loại bánh để ăn tết như bánh vắt vai, bánh chưng, bánh chim gâu, bánh mật, bánh gai, bánh rán, chè lam… Bánh chưng của người Cao Lan có hai loại là bánh chưng bố tròn to và bánh trưng mẹ tròn dài. Ngoài ra, người Cao Lan còn tự làm bún ăn tết. Do được làm hoàn toàn thủ công nên bún của người Cao Lan rất thơm ngon, mềm và dai.

Tập múa điệu chim gâu đón Tết. Ảnh: tuyenquang.gov.vn.

Trong lễ hội đầu năm mới của người Cao Lan, bên cạnh các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn, trồng cây chuối, vặt rau cải, múa điệu chim gâu, xúc tép, khai xuân, biểu diễn trống sành… thì không thể thiếu làn điệu Sình ca, lối hát đối đáp giữa thanh niên nam nữ, được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, ghi chép bằng chữ Hán.
Theo truyền thuyết của người Cao Lan, tác giả của bài Sình ca là nàng Lưu Ba, cô gái đẹp đã đặt lời cho các điệu hát và nàng đã hát suốt 13 ngày đêm không ăn không ngủ rồi chết. Tiếng hát ấy chứng tỏ sức sống tiềm tàng và tình yêu trong sáng, bình dị của người Cao Lan. Ngày xuân, nam thanh nữ tú hát Sình giao duyên với nhau để tìm bạn đời, các cụ ông cụ bà say sưa hát những điệu Sình cổ để thể hiện niềm vui sống.

Sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày Tết của người Cao Lan. Ảnh: Lê Quang Hòa.

Những nghi lễ dân gian đặc sắc của người Cao Lan với nhiều nét đẹp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và những giá trị tinh thần to lớn đã góp thêm những bông hoa đẹp vào rừng hoa đa sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên khắp dải đất hình chữ S.
Lê Thương

Lễ cưới độc đáo của người Cao Lan ở Bắc Giang (Lê Thương)

Chuẩn bị lễ vật đi đón dâu

Theo nghi lễ truyền thống, khi đoàn rước dâu đến cổng nhà gái sẽ bị “chặn đường” bằng tấm vải lụa màu, nhà trai phải thuyết phục gia đình nhà gái bằng điệu hát sình ca thì mới được phép vào trong.
Đó là lễ Chặn đường, một trong những nghi thức độc đáo trong đám cưới của người Cao Lan ở Bắc Giang.

Người Cao Lan ở Bắc Giang tập trung chủ yếu ở 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.  Cũng như các đân tộc khác, dân tộc Cao Lan  có nhiều phong tục tập quán riêng như hát sình ca, các nghi lễ trong ma chay cưới hỏi…. Trong đó đám cưới có phần đặc biệt hơn cả, diễn ra trong hai ngày một đêm với rất nhiều thủ tục và nghi lễ như lễ đặt trầu, lễ dạm ngõ, lễ đặt gánh và cuối cùng là lễ rước dâu.
Nói tới đám cưới của người Cao Lan thì thành phần vô cùng quan trong và không thể thiếu là thầy Tào (thầy cúng) và Tráng Mòi (thầy mai mối). Theo quan niệm ở đây, thầy Tào như một đạo sĩ, pháp sư, có sức mạnh siêu nhiên trong thế giới tâm linh, có trình độ cao nhất trong xem số tử vi, xây nhà, đắp mộ, trụ trì lễ thụ phong cấp sắc trong đám cưới hỏi. Tráng Mòi như người cha thứ 2, có quyền định đoạt cho đôi trai gái đi đến hôn nhân.


Sau khi được Tráng Mòi giới thiệu, xem tuổi, gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái làm lễ đặt trầu với 8 quả cau, 8 lá trầu và 1 lít rượu. Nếu 7 ngày sau không thấy gia đình nhà gái trả trầu nghĩa là nhà gái đã đồng ý, hai bên sẽ tiến hành lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải có 4 cau, 4 trầu đặt trên bát sạch mang đến nhà gái để thưa chuyện, 3 ngày sau là có thể tiến hành lễ cưới.
Theo phong tục của người Cao Lan thì lễ vật mà nhà trai phải mang tới nhà gái trong ngày rước dâu thường là 2 con gà trống, 2 con gà con đã được làm sẵn, 2 bánh dầy to được dán giấy đỏ có ngôi sao năm cánh gọi là ẹt sầy, mỗi bánh khoảng 2 kg gạo nếp, 42 bánh giầy nhỏ và 4 m vải trắng (cẩm lây). Ngoài ra còn có những phần lễ khác như cau, trầu, rượu, thuốc, bánh kẹo…
Theo tục lệ cũ trước đây, ngày thứ nhất của lễ cưới sẽ được diễn ra ở nhà gái, ngày hai ở nhà trai. Nhà trai đi đón dâu từ chiều hôm trước và sẽ ngủ lại nhà gái một đêm. Trước khi đến nhà gái rước dâu, nhà trai sẽ làm lễ cúng gia tiên. Thầy Tào chuẩn bị các bài cúng tỉ mỉ, công phu, cúng xin tổ tiên che chở cho đôi bạn trẻ, phù hộ gia đình có thêm thành viên mới và làm ăn phát đạt.

Đi đầu đoàn đón dâu là ông cậu chú rể, có trách nhiệm dẫn đường, đi sau là một chàng trai phù rể (tạ pu) có trách nhiệm gánh lễ mà nhà gái đã thách cưới, và chíp mâu, em gái chú rể, là người theo sát cô dâu từ nhà gái đến khi rước dâu về nhà. Ảnh: vanhoasondong.

Có thể nói nét độc đáo nhất trong lễ cưới của người Cao Lan chính là nghi lễ Chặn đường của nhà gái. Khi đoàn đón dâu của nhà trai đến cửa, muốn vào nhà phải biết hát sình ca. Nhà gái cho căng dải lụa ở bậc thang lên nhà, để nhà trai đến cổng này phải dừng lại. Bao giờ nhà gái cũng hát trước, khoảng 4 bài, nội dung chào hỏi, sau đó nhà trai hát trả lời, thường là người dẫn đường hát.
Nội dung điệu sình hát trong đám cưới thường là nhà trai hỏi nhà gái tại sao lại có dây chăng giữa đường, nhà gái thách cưới rồi sao còn chăng dây này. Nhà gái hát trả lời rằng các vị từ mãi xa về đến đây mỏi mệt, đứng lại tạm nghỉ chân, uống nước. Nhà trai đối lại mời nhà gái cùng uống rượu uống trà, uống xong rồi, cất dây đó mở đường cho nhà trai vào nhà cùng uống rượu… đó là những bài có sẵn. Cứ hát qua lại như vậy trong khoảng 1 đến 2h. Và rồi qua những câu sình, nhà gái bị thuyết phục sẽ tự động mở đường cho nhà trai vào đón dâu.

Từng câu hát sình ca tha thiết như những lời thủ thỉ tâm tình bao trùm không khí vui tươi của đám cưới. Những lời ca mộc mạc mà say đắm trở thành lối hát giao duyên không thể thiếu của các thế hệ người Cao Lan. Ảnh: K.T.

Sau khi được nhà gái cho vào nhà, Thầy Tào sẽ làm phép xua đuổi tà ma, để ma nhà gái không bao vây nhà trai. Khi dâu về nhà trai, lễ này cũng được tiến hành. Trong bữa tiệc có mặt quan viên hai họ, thầy mối sẽ đưa cho hai gia đình những mảnh giấy hồng ghi rõ gia phả, ngày tháng năm sinh của dâu rể được ghi bằng chữ nôm, giấy của cô dâu còn ghi rõ giờ bước ra cửa, giờ bước chân vào nhà chồng. Hai chiếc bánh giày lớn lúc này được dành trao cho người trang điểm, chuẩn bị trang phục cho cô dâu còn 4 m vải được chú rể trao lại cho bố mẹ vợ. Trước sự chúc phúc của quan viên hai họ thầy Tào làm lễ se duyên (lễ tơ hồng) cho cô dâu và chú rể.
Ngày nay, đám cưới người Cao Lan ở Bắc Giang đã giản lược đi nhiều nghi thức để bớt phần rườm rà. Mặt khác, trước đây cô dâu Cao Lan khi về nhà chồng ngày đầu tiên chỉ được ở trong buồng kín không được ra ngoài giao tiếp với mọi người để thể hiện sự lễ phép của nàng dâu mới thì giờ đây cô dâu đã được tự do đi lại và ra mắt mọi người. Khúc hát sình ca cũng bị mai một nhiều, các nghi thức cũng không tuân thủ theo các bước trên, đặc biệt là đám cưới với người dân tộc khác.

Lê Thương
Chuẩn bị lễ vật đi đón dâu

Theo nghi lễ truyền thống, khi đoàn rước dâu đến cổng nhà gái sẽ bị “chặn đường” bằng tấm vải lụa màu, nhà trai phải thuyết phục gia đình nhà gái bằng điệu hát sình ca thì mới được phép vào trong.
Đó là lễ Chặn đường, một trong những nghi thức độc đáo trong đám cưới của người Cao Lan ở Bắc Giang.

Người Cao Lan ở Bắc Giang tập trung chủ yếu ở 4 huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.  Cũng như các đân tộc khác, dân tộc Cao Lan  có nhiều phong tục tập quán riêng như hát sình ca, các nghi lễ trong ma chay cưới hỏi…. Trong đó đám cưới có phần đặc biệt hơn cả, diễn ra trong hai ngày một đêm với rất nhiều thủ tục và nghi lễ như lễ đặt trầu, lễ dạm ngõ, lễ đặt gánh và cuối cùng là lễ rước dâu.
Nói tới đám cưới của người Cao Lan thì thành phần vô cùng quan trong và không thể thiếu là thầy Tào (thầy cúng) và Tráng Mòi (thầy mai mối). Theo quan niệm ở đây, thầy Tào như một đạo sĩ, pháp sư, có sức mạnh siêu nhiên trong thế giới tâm linh, có trình độ cao nhất trong xem số tử vi, xây nhà, đắp mộ, trụ trì lễ thụ phong cấp sắc trong đám cưới hỏi. Tráng Mòi như người cha thứ 2, có quyền định đoạt cho đôi trai gái đi đến hôn nhân.


Sau khi được Tráng Mòi giới thiệu, xem tuổi, gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái làm lễ đặt trầu với 8 quả cau, 8 lá trầu và 1 lít rượu. Nếu 7 ngày sau không thấy gia đình nhà gái trả trầu nghĩa là nhà gái đã đồng ý, hai bên sẽ tiến hành lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai phải có 4 cau, 4 trầu đặt trên bát sạch mang đến nhà gái để thưa chuyện, 3 ngày sau là có thể tiến hành lễ cưới.
Theo phong tục của người Cao Lan thì lễ vật mà nhà trai phải mang tới nhà gái trong ngày rước dâu thường là 2 con gà trống, 2 con gà con đã được làm sẵn, 2 bánh dầy to được dán giấy đỏ có ngôi sao năm cánh gọi là ẹt sầy, mỗi bánh khoảng 2 kg gạo nếp, 42 bánh giầy nhỏ và 4 m vải trắng (cẩm lây). Ngoài ra còn có những phần lễ khác như cau, trầu, rượu, thuốc, bánh kẹo…
Theo tục lệ cũ trước đây, ngày thứ nhất của lễ cưới sẽ được diễn ra ở nhà gái, ngày hai ở nhà trai. Nhà trai đi đón dâu từ chiều hôm trước và sẽ ngủ lại nhà gái một đêm. Trước khi đến nhà gái rước dâu, nhà trai sẽ làm lễ cúng gia tiên. Thầy Tào chuẩn bị các bài cúng tỉ mỉ, công phu, cúng xin tổ tiên che chở cho đôi bạn trẻ, phù hộ gia đình có thêm thành viên mới và làm ăn phát đạt.

Đi đầu đoàn đón dâu là ông cậu chú rể, có trách nhiệm dẫn đường, đi sau là một chàng trai phù rể (tạ pu) có trách nhiệm gánh lễ mà nhà gái đã thách cưới, và chíp mâu, em gái chú rể, là người theo sát cô dâu từ nhà gái đến khi rước dâu về nhà. Ảnh: vanhoasondong.

Có thể nói nét độc đáo nhất trong lễ cưới của người Cao Lan chính là nghi lễ Chặn đường của nhà gái. Khi đoàn đón dâu của nhà trai đến cửa, muốn vào nhà phải biết hát sình ca. Nhà gái cho căng dải lụa ở bậc thang lên nhà, để nhà trai đến cổng này phải dừng lại. Bao giờ nhà gái cũng hát trước, khoảng 4 bài, nội dung chào hỏi, sau đó nhà trai hát trả lời, thường là người dẫn đường hát.
Nội dung điệu sình hát trong đám cưới thường là nhà trai hỏi nhà gái tại sao lại có dây chăng giữa đường, nhà gái thách cưới rồi sao còn chăng dây này. Nhà gái hát trả lời rằng các vị từ mãi xa về đến đây mỏi mệt, đứng lại tạm nghỉ chân, uống nước. Nhà trai đối lại mời nhà gái cùng uống rượu uống trà, uống xong rồi, cất dây đó mở đường cho nhà trai vào nhà cùng uống rượu… đó là những bài có sẵn. Cứ hát qua lại như vậy trong khoảng 1 đến 2h. Và rồi qua những câu sình, nhà gái bị thuyết phục sẽ tự động mở đường cho nhà trai vào đón dâu.

Từng câu hát sình ca tha thiết như những lời thủ thỉ tâm tình bao trùm không khí vui tươi của đám cưới. Những lời ca mộc mạc mà say đắm trở thành lối hát giao duyên không thể thiếu của các thế hệ người Cao Lan. Ảnh: K.T.

Sau khi được nhà gái cho vào nhà, Thầy Tào sẽ làm phép xua đuổi tà ma, để ma nhà gái không bao vây nhà trai. Khi dâu về nhà trai, lễ này cũng được tiến hành. Trong bữa tiệc có mặt quan viên hai họ, thầy mối sẽ đưa cho hai gia đình những mảnh giấy hồng ghi rõ gia phả, ngày tháng năm sinh của dâu rể được ghi bằng chữ nôm, giấy của cô dâu còn ghi rõ giờ bước ra cửa, giờ bước chân vào nhà chồng. Hai chiếc bánh giày lớn lúc này được dành trao cho người trang điểm, chuẩn bị trang phục cho cô dâu còn 4 m vải được chú rể trao lại cho bố mẹ vợ. Trước sự chúc phúc của quan viên hai họ thầy Tào làm lễ se duyên (lễ tơ hồng) cho cô dâu và chú rể.
Ngày nay, đám cưới người Cao Lan ở Bắc Giang đã giản lược đi nhiều nghi thức để bớt phần rườm rà. Mặt khác, trước đây cô dâu Cao Lan khi về nhà chồng ngày đầu tiên chỉ được ở trong buồng kín không được ra ngoài giao tiếp với mọi người để thể hiện sự lễ phép của nàng dâu mới thì giờ đây cô dâu đã được tự do đi lại và ra mắt mọi người. Khúc hát sình ca cũng bị mai một nhiều, các nghi thức cũng không tuân thủ theo các bước trên, đặc biệt là đám cưới với người dân tộc khác.
Lê Thương