Các nghệ nhân thể hiện lại cảnh hát sli
chào hỏi trong lễ cưới
Hiện nay đất nước ta đang từng ngày đổi mới với sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta không thể phủ nhận những gì mà nền kinh
tế thị trường đem lại, tuy nhiên bên cạnh sự thay đổi của đất nước
thì có những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một. Là một
giảng viên giảng dạy về âm nhạc tôi thấy mình phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc đưa những làn điệu dân ca vào từng bài giảng, giúp
sinh viên ngày càng ý thức được tầm quan trọng của những làn
điệu dân ca, cũng như giúp các em hiểu biết và thêm yêu những làn điệu dân ca
của quê hương đất nước mình.
Kho tàng văn hóa nghệ thuật của đồng bào Nùng tương đối phong phú và độc đáo, trong đó phải kể tới những làn điệu dân
ca Nùng. Chưa có một người nào và chưa có một công trình nghiên cứu nào điều
tra, thống kê, nghiên cứu và sưu tầm được đầy đủ về dân ca của đồng bào Nùng.
Tuy vậy, nói đến dân ca Nùng là nói đến một sự phong phú về thể loại, làn điệu,
và nội dung phản ánh: làn điệu ru, làn điệu đồng dao, làn điệu then, mo, sliên,
tào..., đặc biệt là sli, lượn và cỏ
lảu.
Làn điệu sli - một lối hát ví, giao duyên
của thanh niên nam nữ. Theo nhà nghiên cứu Vi Hồng trong cuốn “ Sli, lượn dân ca
trữ tình Tày – Nùng”
thì:
Sli có nghĩa là thơ. Người Nùng dùng từ sli
để chỉ toàn bộ dân ca mang tính trữ tình của họ cũng như người Tày dùng từ lượn
để chỉ hầu như toàn bộ dân ca của mình. [1,tr.
29].
Khác với nhóm Nùng Giang, Nùng Cháo...,
hình thức hát sli (Nùng Phàn Slình) là diễn xướng tập thể theo lối hát bè. Sli
Phàn Slình khi hát phải có đôi và đặc biệt đôi đó phải hợp giọng. Họ hát theo
lối ứng khẩu và theo cảm xúc. Tuy nhiên sli của dân tộc Nùng khác với lượn của
người Tày ở chỗ có thể diễn xướng trong mọi thời gian không gian, miễn sao có đủ
điều kiện, trong những dịp chợ xuân, hội lồng tồng, hội óc pò, dọc đường đi,
mừng đám cưới, giao duyên, đố nhau, thách nhau hay mừng nhà mới... Lời hát sli
thường theo thể thất ngôn tứ tuyệt, vần bằng, còn lời hát lượn thường là thất
ngôn trường thiên, vần lưng. Dân tộc Nùng có nhiều nhóm với những tên gọi khác
nhau và được phân biệt qua những đặc điểm văn hoá cũng như nguồn gốc địa phương.
Chính vì vậy các làn điệu dân ca của mỗi nhóm Nùng lại có những nét độc đáo
riêng. Cùng gọi là sli nhưng nhóm Nùng Giang có sli Giang, Nùng Cháo có sli
Slình Làng, Nựng Phàn Slình cú sli Phàn Slình... Bên cạnh đó các bài đồng dao,
văn tế, hát đám cưới, mừng nhà mới... cũng không hoàn toàn giống nhau. Mỗi nơi
một vẻ, nhưng đều hay, hấp dẫn và làm say đắm lòng
người.
Đặc điểm của hát sli trong tất cả các nhóm
Nùng là hát không cần có nhạc cụ đệm, không có vũ đạo kèm theo và có thể hát ở
bất cứ lúc nào, chỗ nào, miễn là nơi đó có “đối tượng
hát”.
Vào những lúc rỗi rãi, nông nhàn hay bất cứ
lúc nào thích hợp, trai gái người Nùng thường tụ họp từng đôi, từng nhóm hát sli
giao duyên đối đáp với nhau, đặc biệt là sli Hà Lều khi hát phải áp hai tay vào
tai. Nhà nghiên cứu Vi Hồng trong cuốn “Sli, lượn dân ca trữ tình Tày – Nùng”
nói về hình thức diễn xướng của sli Hà Lều như
sau:
Khi tiến hành sli hai bên đều bịt tai.
Người đang sli tự bịt tai mình để tự nghe cái âm hưởng đặc biệt tiếng sli của
chính mình âm vang trong tâm hồn mình... Khi hai người sli đã đến mức bịt tai là
lúc tình yêu đôi người đã đến mức say đắm” [1,tr.
26].
Ngoài sli, trong kho tàng dân ca của dân
tộc Nùng còn có lượn, và đặc biệt là cỏ lảu. Làn điệu cỏ lảu là một loại dân ca
phổ biến, chỉ chuyên dùng trong đám cưới của dân tộc Nùng nói chung và người
Nùng Phàn Slình nói riêng. Cỏ lảu tức là nói chuyện về đám cưới, trong đám cưới.
Nếu như trong đám cưới của người Tày có hát quan làng thì người Nùng có cỏ lảu.
Đó là một cách nói chuyện, một hình thức giao tiếp thông qua những bài hát trong
đó chứa đựng những tình cảm trân trọng đối với cha mẹ, họ hàng, những người có
công vun đắp, tác thành cho đôi
lứa.
Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật của dân
tộc Nùng phải kể đến nhạc khí. Nhạc khí của dân tộc Nùng rất phong phú, đa dạng,
bao gồm: Nhị, trống, thanh la, não bạt, chũm chọe, chuông, nhạc sóc, tiêu, sáo
ngang... Sáo chủ yếu dùng trong các ngày vui như tết, cưới xin, nhị, kèn chủ yếu
sử dụng trong tang lễ; trống, thanh la, não bạt chủ yếu sử dụng trong
hội.
Các loại nhạc khí của đồng bào
Nùng
Bên cạnh đó, đồng bào Nùng còn rất thích múa. Trong các
dịp hội hè đầu xuân, trong các buổi tế lễ, theo phong tục đồng bào vừa múa vừa
hát rất nhộn nhịp. Về múa, người Nùng có các điệu múa “rồng”, múa
“đèn”, múa “siêu tâng” (còn gọi là “xiên tâng” hay “xiên mèng pủ”), múa
“kỳ lân”... vừa khỏe mạnh, vừa mềm mại, yểu điệu và khéo léo. Nghệ thuật múa của
người Nùng có từ lâu đời, là một trong những bộ môn nghệ thuật
diễn tả tư tưởng tình cảm con người, được đồng bào Nùng rất
yêu thích và gìn giữ. Những điệu múa này thường được thấy
trong dịp tết, đám tang, ngày hội… và đã được các nhà nghiên cứu cải biên
dàn dựng làm giàu thêm cho nền văn hoá dân tộc.
Việt
Anh
Các nghệ nhân thể hiện lại cảnh hát sli
chào hỏi trong lễ
cưới
Hiện nay đất nước ta đang từng ngày đổi mới với sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta không thể phủ nhận những gì mà nền kinh
tế thị trường đem lại, tuy nhiên bên cạnh sự thay đổi của đất nước
thì có những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một. Là một
giảng viên giảng dạy về âm nhạc tôi thấy mình phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc đưa những làn điệu dân ca vào từng bài giảng, giúp
sinh viên ngày càng ý thức được tầm quan trọng của những làn
điệu dân ca, cũng như giúp các em hiểu biết và thêm yêu những làn điệu dân ca
của quê hương đất nước mình.
Kho tàng văn hóa nghệ thuật của đồng bào Nùng tương đối phong phú và độc đáo, trong đó phải kể tới những làn điệu dân
ca Nùng. Chưa có một người nào và chưa có một công trình nghiên cứu nào điều
tra, thống kê, nghiên cứu và sưu tầm được đầy đủ về dân ca của đồng bào Nùng.
Tuy vậy, nói đến dân ca Nùng là nói đến một sự phong phú về thể loại, làn điệu,
và nội dung phản ánh: làn điệu ru, làn điệu đồng dao, làn điệu then, mo, sliên,
tào..., đặc biệt là sli, lượn và cỏ
lảu.
Làn điệu sli - một lối hát ví, giao duyên
của thanh niên nam nữ. Theo nhà nghiên cứu Vi Hồng trong cuốn “ Sli, lượn dân ca
trữ tình Tày – Nùng”
thì:
Sli có nghĩa là thơ. Người Nùng dùng từ sli
để chỉ toàn bộ dân ca mang tính trữ tình của họ cũng như người Tày dùng từ lượn
để chỉ hầu như toàn bộ dân ca của mình. [1,tr.
29].
Khác với nhóm Nùng Giang, Nùng Cháo...,
hình thức hát sli (Nùng Phàn Slình) là diễn xướng tập thể theo lối hát bè. Sli
Phàn Slình khi hát phải có đôi và đặc biệt đôi đó phải hợp giọng. Họ hát theo
lối ứng khẩu và theo cảm xúc. Tuy nhiên sli của dân tộc Nùng khác với lượn của
người Tày ở chỗ có thể diễn xướng trong mọi thời gian không gian, miễn sao có đủ
điều kiện, trong những dịp chợ xuân, hội lồng tồng, hội óc pò, dọc đường đi,
mừng đám cưới, giao duyên, đố nhau, thách nhau hay mừng nhà mới... Lời hát sli
thường theo thể thất ngôn tứ tuyệt, vần bằng, còn lời hát lượn thường là thất
ngôn trường thiên, vần lưng. Dân tộc Nùng có nhiều nhóm với những tên gọi khác
nhau và được phân biệt qua những đặc điểm văn hoá cũng như nguồn gốc địa phương.
Chính vì vậy các làn điệu dân ca của mỗi nhóm Nùng lại có những nét độc đáo
riêng. Cùng gọi là sli nhưng nhóm Nùng Giang có sli Giang, Nùng Cháo có sli
Slình Làng, Nựng Phàn Slình cú sli Phàn Slình... Bên cạnh đó các bài đồng dao,
văn tế, hát đám cưới, mừng nhà mới... cũng không hoàn toàn giống nhau. Mỗi nơi
một vẻ, nhưng đều hay, hấp dẫn và làm say đắm lòng
người.
Đặc điểm của hát sli trong tất cả các nhóm
Nùng là hát không cần có nhạc cụ đệm, không có vũ đạo kèm theo và có thể hát ở
bất cứ lúc nào, chỗ nào, miễn là nơi đó có “đối tượng
hát”.
Vào những lúc rỗi rãi, nông nhàn hay bất cứ
lúc nào thích hợp, trai gái người Nùng thường tụ họp từng đôi, từng nhóm hát sli
giao duyên đối đáp với nhau, đặc biệt là sli Hà Lều khi hát phải áp hai tay vào
tai. Nhà nghiên cứu Vi Hồng trong cuốn “Sli, lượn dân ca trữ tình Tày – Nùng”
nói về hình thức diễn xướng của sli Hà Lều như
sau:
Khi tiến hành sli hai bên đều bịt tai.
Người đang sli tự bịt tai mình để tự nghe cái âm hưởng đặc biệt tiếng sli của
chính mình âm vang trong tâm hồn mình... Khi hai người sli đã đến mức bịt tai là
lúc tình yêu đôi người đã đến mức say đắm” [1,tr.
26].
Ngoài sli, trong kho tàng dân ca của dân
tộc Nùng còn có lượn, và đặc biệt là cỏ lảu. Làn điệu cỏ lảu là một loại dân ca
phổ biến, chỉ chuyên dùng trong đám cưới của dân tộc Nùng nói chung và người
Nùng Phàn Slình nói riêng. Cỏ lảu tức là nói chuyện về đám cưới, trong đám cưới.
Nếu như trong đám cưới của người Tày có hát quan làng thì người Nùng có cỏ lảu.
Đó là một cách nói chuyện, một hình thức giao tiếp thông qua những bài hát trong
đó chứa đựng những tình cảm trân trọng đối với cha mẹ, họ hàng, những người có
công vun đắp, tác thành cho đôi
lứa.
Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật của dân
tộc Nùng phải kể đến nhạc khí. Nhạc khí của dân tộc Nùng rất phong phú, đa dạng,
bao gồm: Nhị, trống, thanh la, não bạt, chũm chọe, chuông, nhạc sóc, tiêu, sáo
ngang... Sáo chủ yếu dùng trong các ngày vui như tết, cưới xin, nhị, kèn chủ yếu
sử dụng trong tang lễ; trống, thanh la, não bạt chủ yếu sử dụng trong
hội.
Các loại nhạc khí của đồng bào
Nùng
Bên cạnh đó, đồng bào Nùng còn rất thích múa. Trong các
dịp hội hè đầu xuân, trong các buổi tế lễ, theo phong tục đồng bào vừa múa vừa
hát rất nhộn nhịp. Về múa, người Nùng có các điệu múa “rồng”, múa
“đèn”, múa “siêu tâng” (còn gọi là “xiên tâng” hay “xiên mèng pủ”), múa
“kỳ lân”... vừa khỏe mạnh, vừa mềm mại, yểu điệu và khéo léo. Nghệ thuật múa của
người Nùng có từ lâu đời, là một trong những bộ môn nghệ thuật
diễn tả tư tưởng tình cảm con người, được đồng bào Nùng rất
yêu thích và gìn giữ. Những điệu múa này thường được thấy
trong dịp tết, đám tang, ngày hội… và đã được các nhà nghiên cứu cải biên
dàn dựng làm giàu thêm cho nền văn hoá dân tộc.
Việt
Anh