Cũng giống như các đồng bào dân tộc thiểu số khác, hôn
nhân của người Nùng ở Thái Nguyên mang nhiều nét độc đáo đặc biệt là trong lễ
cưới.
Để một cặp trai gái người Nùng thành vợ,
chồng việc cưới xin phải trải qua 6 bước. Bước một nhà trai ngỏ lời với nhà gái,
bước hai nhà trai xin lá số của cô gái về xem tuổi. Bước thứ ba nhà trai thông
báo kết quả xem tuổi để nhà cô gái đồng ý.
Bước
thứ tư bàn bạc định ngày ăn hỏi. Bước thứ năm là lễ ăn hỏi, bước thứ sáu là
thông báo ngày cưới và đám cưới chính là bước cuối cùng để cặp trai gái thành vợ
chồng.
Trong các bước kể trên thì ngày cưới diễn
ra cầu kỳ nhất. Trong ngày cưới đoàn đón dâu thường gồm tám người. Khi đến nhà
gái không vào nhà ngay mà ở ngoài sàn, có khi vào nhà bên cạnh ở tạm, để quan
lang có lễ vật đặt trên bàn thờ nhà gái mới được vào nhà. Khi đoàn đón dâu theo
ông cậu nhà gái gánh lễ vào nhà và được ngồi vào gian giữa trước bàn thờ tổ
tiên, ở đấy người ta trải sẵn chiếu nhưng trước khi ngồi phải làm phép vào
chiếu. Sau đó nhà gái dọn một mâm cỗ cho đoàn nhà trai ăn. Trong bữa ăn ông mối
mang tiền giao cho nhà gái, mời dại diện nhà gái kiểm tra lễ vật và báo giờ xuất
hành ngày hôm sau để đưa cô dâu về nhà
chồng.
Hôm sau đoàn đón dâu dậy sớm ăn cơm và
chuẩn bị đưa cô dâu về. Trước khi về nhà trai, ông quan lang giương ô ra và đoàn
đón dâu lần lượt đi dưới chiếc ô của ông ta. Ra ngõ đoàn đón dâu đứng thành hai
hàng một nam một nữ, lễ vật để ở giữa, ông quan lang cầm ô đi ba vòng quanh đoàn
người sau đó đoàn người mới bắt đầu đi. Khi cô dâu ra khỏi cửa phải chú ý: thứ
nhất: bỏ lại hai miếng trầu hay hai hào chỉ (nay là hai trăm đồng), tránh vấp
vào ngưỡng cửa và không cười; thứ hai khi đã ra đến sân cô dâu lùi lại vài bước
rồi mới tiếp tục đi. Điều đặc biệt là cô dâu người Nùng trong ngày cưới không
được đi dầy và trên đường cô dâu về nhà chồng phải đi rất chậm phải kéo lê nhằm
để lại hai vệt chân trên
đường.
Khi đoàn người đón dâu về đến nhà trai,
trước khi cô dâu vào nhà người ta bưng đến một chậu nước để cô dâu rửa chân,
nhưng quan lang đi sau làm phép lật úp chậu nước đó. Cô dâu chú rể, phù dâu phù
rể đi vào trong buồng, gia đình nhà trai đã chuẩn bị một mâm lễ để làm lễ tơ
hồng. Lễ tơ hồng tiến hành như sau: Người ta lấy một cái sàng để vào đó hai cái
khăn, hai cái áo, hai cái chén trong đựng hai chiếc nhẫn, hai đĩa muối có miếng
gan lợn, hai đôi đũa và một chai rượu đặt lên bàn thờ tổ tiên. Khi thầy tào làm
lễ cúng sẽ rót rượu vào hai chén đựng nhẫn, lẩm nhẩm đọc thần chú rồi chao đi
chao lại hai chén rượu, sau đó đưa cho cô dâu, chú rể. Cô dâu, chú rể cùng dẫm
lên chiếu rượu đã làm phép, ăn một miếng gan và cơm cúng sau đó nhận nhẫn, khăn
và áo.
Lúc này đám cưới đã hoàn tất, còn lại người
ta chỉ tổ chức cho thanh niên nam nữ hát tình ca để chúc phúc cho cô dâu, chú
rể. Theo tục lệ sau khi cưới cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về thăm
và giúp nhà chồng khi gia đình có việc hay ngày mùa. Cô dâu chỉ về ở hẳn nhà
chồng khi có thai lần đầu.
Hoàng Minh Thắng
Cũng giống như các đồng bào dân tộc thiểu số khác, hôn
nhân của người Nùng ở Thái Nguyên mang nhiều nét độc đáo đặc biệt là trong lễ
cưới.
Để một cặp trai gái người Nùng thành vợ,
chồng việc cưới xin phải trải qua 6 bước. Bước một nhà trai ngỏ lời với nhà gái,
bước hai nhà trai xin lá số của cô gái về xem tuổi. Bước thứ ba nhà trai thông
báo kết quả xem tuổi để nhà cô gái đồng ý.
Bước
thứ tư bàn bạc định ngày ăn hỏi. Bước thứ năm là lễ ăn hỏi, bước thứ sáu là
thông báo ngày cưới và đám cưới chính là bước cuối cùng để cặp trai gái thành vợ
chồng.
Trong các bước kể trên thì ngày cưới diễn
ra cầu kỳ nhất. Trong ngày cưới đoàn đón dâu thường gồm tám người. Khi đến nhà
gái không vào nhà ngay mà ở ngoài sàn, có khi vào nhà bên cạnh ở tạm, để quan
lang có lễ vật đặt trên bàn thờ nhà gái mới được vào nhà. Khi đoàn đón dâu theo
ông cậu nhà gái gánh lễ vào nhà và được ngồi vào gian giữa trước bàn thờ tổ
tiên, ở đấy người ta trải sẵn chiếu nhưng trước khi ngồi phải làm phép vào
chiếu. Sau đó nhà gái dọn một mâm cỗ cho đoàn nhà trai ăn. Trong bữa ăn ông mối
mang tiền giao cho nhà gái, mời dại diện nhà gái kiểm tra lễ vật và báo giờ xuất
hành ngày hôm sau để đưa cô dâu về nhà
chồng.
Hôm sau đoàn đón dâu dậy sớm ăn cơm và
chuẩn bị đưa cô dâu về. Trước khi về nhà trai, ông quan lang giương ô ra và đoàn
đón dâu lần lượt đi dưới chiếc ô của ông ta. Ra ngõ đoàn đón dâu đứng thành hai
hàng một nam một nữ, lễ vật để ở giữa, ông quan lang cầm ô đi ba vòng quanh đoàn
người sau đó đoàn người mới bắt đầu đi. Khi cô dâu ra khỏi cửa phải chú ý: thứ
nhất: bỏ lại hai miếng trầu hay hai hào chỉ (nay là hai trăm đồng), tránh vấp
vào ngưỡng cửa và không cười; thứ hai khi đã ra đến sân cô dâu lùi lại vài bước
rồi mới tiếp tục đi. Điều đặc biệt là cô dâu người Nùng trong ngày cưới không
được đi dầy và trên đường cô dâu về nhà chồng phải đi rất chậm phải kéo lê nhằm
để lại hai vệt chân trên
đường.
Khi đoàn người đón dâu về đến nhà trai,
trước khi cô dâu vào nhà người ta bưng đến một chậu nước để cô dâu rửa chân,
nhưng quan lang đi sau làm phép lật úp chậu nước đó. Cô dâu chú rể, phù dâu phù
rể đi vào trong buồng, gia đình nhà trai đã chuẩn bị một mâm lễ để làm lễ tơ
hồng. Lễ tơ hồng tiến hành như sau: Người ta lấy một cái sàng để vào đó hai cái
khăn, hai cái áo, hai cái chén trong đựng hai chiếc nhẫn, hai đĩa muối có miếng
gan lợn, hai đôi đũa và một chai rượu đặt lên bàn thờ tổ tiên. Khi thầy tào làm
lễ cúng sẽ rót rượu vào hai chén đựng nhẫn, lẩm nhẩm đọc thần chú rồi chao đi
chao lại hai chén rượu, sau đó đưa cho cô dâu, chú rể. Cô dâu, chú rể cùng dẫm
lên chiếu rượu đã làm phép, ăn một miếng gan và cơm cúng sau đó nhận nhẫn, khăn
và áo.
Lúc này đám cưới đã hoàn tất, còn lại người
ta chỉ tổ chức cho thanh niên nam nữ hát tình ca để chúc phúc cho cô dâu, chú
rể. Theo tục lệ sau khi cưới cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về thăm
và giúp nhà chồng khi gia đình có việc hay ngày mùa. Cô dâu chỉ về ở hẳn nhà
chồng khi có thai lần đầu.
Hoàng Minh Thắng