Thanh niên nam, nữ dân tộc Nùng hát
sli.
Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ
kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi.
Đồng bào Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt,
hồng... Hồi là cây quí nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể.
Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là
nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.
Đồng bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi.
Thông thường trước bản là ruộng nước sau bản là nương và vườn cây ăn
quả.
Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và
được coi trọng là sang trọng của đồng bào là "Khau nhục". Tục mời nhau uống rượu
chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của đồng
bào.
Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú
và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của
thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn
tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu dân ca tổng
hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực
tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê
hương.
Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi
khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào
tháng giêng hàng
năm.
Nhà Tày - Nùng có những đặc trưng riêng không giống các
cư dân khác trong cùng nhóm ngôn ngữ Tày -
Thái.
Bộ khung nhà Tày - Nùng cũng được hình thành trên cơ sở
các kiểu vì kèo. Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau, nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ
kiểu vì kèo - ba cột. Để mở rộng lòng nhà người ta thêm một hoặc hai cột vào hai
bếp vì kèo ba cột để trở thành vì kèo năm hoặc bảy cột. Song không có vì kèo nào
vượt quá được bảy
cột.
Bộ khung nhà chúng ta dễ nhận ra hai đặc
trưng:
- Ô vì kèo, đứng trên lưng xà, kẹp giữa hai cột có một
trụ ngắn hình "quả bí" (hay quả dưa: nghé qua), đầu đấu vào thân
kèo.
- Đệ liên kết các cột trong một vì kèo hay giữa các vì
kèo với nhau, người ta không dùng các đoạn xà ngắn mà dùng một thanh gỗ dài
xuyên qua thân các
cột.
Mặt bằng sinh hoạt của nhà Tày - Nùng trên cơ bản là
giống nhau: mặt sàn chia làm hai phần: một dành cho sinh hoạt của nữ, một dành
cho sinh hoạt của nam. Các phòng và nơi ngủ của mọi thành viên trong nhà đều
giáp vách tiền và
hậu.
Nói đến nhà Tày - Nùng có lẽ không nên bỏ qua một loại
hình nhà khá đặc biệt, đó là "nhà phòng thủ". Thường là có sự kết hợp gữa nhà
đất và nhà sàn (đúng hơn là nhà tầng). Tường xây gạch hoặc trình rất dày
(40-60cm) để chống đạn. Trên tường còn được đục nhiều lỗ châu mai. Có nhà còn có
lô cốt chiến đấu. Loại nhà này chỉ có ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để phòng
chống trộm cướp.
Đặc điểm trang phục: ít có biểu hiện đặc sắc về phong
cách tạo hình (áo nam giống nhiều dân tộc khác, áo nữ là loại năm thân màu chàm,
quần chân què ít trang trí). Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu
hiện là cách đội khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đôi
chút.
Hát soong hao – Nét văn hoá đẹp của dân tộc
Nùng
Tiếng Nùng, soong hao có nghĩa là hai ta, đôi ta. Hát
soong hao là hình thức sinh hoạt dân ca trữ tình đối đáp nam nữ của các thế hệ
thanh niên dân tộc Nùng ở huyện Lục Ngạn và một phần ở các huyện Sơn Động, Yên
Thế, Lục Nam.
Hát soong hao được tiến hành chủ yếu vào mùa xuân, từ
những phiên chợ đầu năm đến những phiên chợ cuối cùng của tháng ba âm lịch. Hát
soong hao ở Lục Ngạn đông vui nhất vào những ngày mùng tám tháng giêng, mời tám
tháng hai âm lịch, trùng vào ngày hội Từ Hả và hội chợ Chũ. Ngày rằm tháng tám
âm lịch đi chợ Biển Động, trai gái dân tộc Nùng rủ nhau đi từng đoàn. Họ vào chợ
chỉ mua bán qua loa rồi kéo nhau vào các nhà hàng ăn uống và hát với nhau. Nam
ngồi một dãy, nữ ngồi một dãy, đối diện nhau mà hát. Trời ngả về chiều họ mới
đứng dậy ra về, cuộc hát kéo dài theo con đường về bản xa và nhiều đôi đã thành
vợ thành chồng sau
đó.
Hát
then
Hát then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người
Tày, Nùng. Có thể xem hát then là một cuộc diễn xướng trường ca mang màu sắc tín
ngưỡng tường thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin ngọc hoàng giải
quyết một vấn đề gì đó cho gia
chủ.
Các bản trường ca thường gồm nhiều chương đoạn với độ dài
ngắn và nội dung chi tiết ít nhiều khác biệt. Bản dài nhất đã sưu tầm được dài
tới 4949 câu với 35 chương
đoạn.
Hát then là một hình thức diễn xướng tổng hợp bao gồm cả
ca nhạc, múa, diễn với nhiều tình huống khác nhau. Trong cuộc lễ, ngoài nhiệm vụ
thực hiện các nghi thức cúng, then hoặc giàng đồng thời phải đảm nhiệm chức năng
của một diễn viên tổng hợp. Họ vừa hát, tự đệm, vừa múa và diễn để thể hiện nội
dung các câu hát, đôi khi còn biểu diễn cả những trò nhai chén, dựng trứng, dựng
gươm...
Âm nhạc luôn luôn là yếu tố xuyên suốt cuộc hát then. Hát
then có nhiều bài bản, làn điệu. Nhạc cụ đệm đơn giản song ở đây có thể gặp
những đoạn hát hai ba bè lý
thú.
Người Tày, Nùng bất kể tuổi tác, giới tính, những người
mê tín cũng như không mê tín rất thích nghe hát then. Một vài tộc khác như Mông,
Việt ở trong vùng cũng tiếp nhận thể loại hát này trong đời sống tinh thần của
mình.
Hát Sli - một làn điệu đặc trưng của dân tộc
Nùng
Hát Sli (vả Sli) là một làn điệu đặc trưng của dân tộc
Nùng. Có thể kể đến một số kiểu loại chính như: Người Nùng Cháo có Sli Slình
làng, nguời Nùng Giang có Sli Giang, người Nùng Phàn slình có Sli bốc, sli Phàn
slình… Thực chất Sli (vả Sli) là một hình thức hát thơ (kiểu như Phong Slư của
dân tộc Tày nhưng cơ bản khác nhau về mặt tính chất). Sli của đồng bào Nùng được
coi là một thể loại trữ tình dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày
vào nhà mới…
Trước đây, đã là người Nùng, hầu hết ai cũng biết hát
Sli, yêu thích Sli bởi ngoài việc ví, đối … lời hát Sli còn được coi như tiếng
hát giao duyên. Hát Sli thể hiện sự ứng đối tài hoa của mỗi người với những lời
Sli ví von, bóng bẩy, tinh nghịch, xa xôi, ẩn chứa rất nhiều hàm ý… Đối với Sli
giao duyên, thường do một đôi trai gái hoặc một vài đôi trai gái thể hiện theo
lối đối đáp. Bao giờ cũng có người đứng ra Sli trước (kiểu mời gọi lĩnh xướng).
Người hát trước thường là người có giọng vang, trong và phải có khả năng ứng đối
khéo léo, tài tình và nhanh nhậy. Khi bên này vừa ngừng tiếng Sli (hỏi) thì bên
kia cũng phải có người nhanh chóng cất lời Sli để đáp lại. Lời Sli đôi khi không
chỉ bao hàm nội dung mượt mà, tế nhị của chuyện tình cảm ấm nồng, đằm thắm của
bao đôi trai gái mà còn có cả muôn mặt của đời sống như các hiện tượng tự nhiên,
các mốc thời gian cùng sự kiện nhân vật và lịch sử… đôi khi có cả những lời chào
mời sang trọng, những lời thách đố kiêu ngạo, đáng yêu…
Về hình thức thể loại, nhìn chung Sli có những bài thơ có độ dài ngắn khác nhau. Có bài Sli chỉ khoảng 4 đến 8 câu, lại có những bài Sli dài đến hàng trăm câu, câu thơ thường chỉ có từ 5 đến 7 chữ. Vần của bài thơ được xác định bởi vần của chữ cuối cùng câu đầu tiên của bài thơ. Các chữ cuối cùng của các câu chẵn tiếp theo được gieo gối vần trên cơ sở hiệp vần với chữ cuối cùng câu đầu tiên.
Về hình thức thể loại, nhìn chung Sli có những bài thơ có độ dài ngắn khác nhau. Có bài Sli chỉ khoảng 4 đến 8 câu, lại có những bài Sli dài đến hàng trăm câu, câu thơ thường chỉ có từ 5 đến 7 chữ. Vần của bài thơ được xác định bởi vần của chữ cuối cùng câu đầu tiên của bài thơ. Các chữ cuối cùng của các câu chẵn tiếp theo được gieo gối vần trên cơ sở hiệp vần với chữ cuối cùng câu đầu tiên.
Thông thường vần trong bài Sli đều là thanh bằng. Chẳng
hạn bài Hội chợ- Sli Phàn Slình ở hội chợ Xuân Dương(Na Rì): Vằn này bươn sham
háng nhì hả Dỉ noọng quẩy sẩy mại cần mà Shíp nhì bươn pi vằn toọc Đếch kế Sli
cốc tèo mà lầy… (Hôm nay ngày hội 25 tháng 3 Anh em ở gần xa về dự Cả năm chỉ có
một ngày như thế Trẻ già, trai gái tới cùng vui…) Có thể nói, Sli là một làn
điệu mang đậm dấu ấn bản sắc của đồng bào dân tộc Nùng. Đến nay, người biết hát
Sli không nhiều, nhất là Sli theo đúng nguyên bản ngày xưa. Đây chính là nét văn
hóa đặc sắc rất cần được bảo tồn và phát
huy.
Đàm Thị Lượng
Thanh niên nam, nữ dân tộc Nùng hát
sli.
Nguồn sống chính của người Nùng là cây lúa và cây ngô. Họ
kết hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi.
Đồng bào Nùng còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như quýt,
hồng... Hồi là cây quí nhất của đồng bào, hàng năm mang lại nguồn lợi đáng kể.
Các ngành nghề thủ công đã phát triển, phổ biến nhất là nghề dệt, tiếp đến là
nghề mộc, đan lát và nghề rèn, nghề gốm.
Đồng bào Nùng sống thành từng bản trên các sườn đồi.
Thông thường trước bản là ruộng nước sau bản là nương và vườn cây ăn
quả.
Người Nùng thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và
được coi trọng là sang trọng của đồng bào là "Khau nhục". Tục mời nhau uống rượu
chéo chén có lịch sử từ lâu đời, nay đã thành tập quán của đồng
bào.
Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú
và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên của
thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn
tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu dân ca tổng
hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực
tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê
hương.
Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi
khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào
tháng giêng hàng
năm.
Nhà Tày - Nùng có những đặc trưng riêng không giống các
cư dân khác trong cùng nhóm ngôn ngữ Tày -
Thái.
Bộ khung nhà Tày - Nùng cũng được hình thành trên cơ sở
các kiểu vì kèo. Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau, nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ
kiểu vì kèo - ba cột. Để mở rộng lòng nhà người ta thêm một hoặc hai cột vào hai
bếp vì kèo ba cột để trở thành vì kèo năm hoặc bảy cột. Song không có vì kèo nào
vượt quá được bảy
cột.
Bộ khung nhà chúng ta dễ nhận ra hai đặc
trưng:
- Ô vì kèo, đứng trên lưng xà, kẹp giữa hai cột có một
trụ ngắn hình "quả bí" (hay quả dưa: nghé qua), đầu đấu vào thân
kèo.
- Đệ liên kết các cột trong một vì kèo hay giữa các vì
kèo với nhau, người ta không dùng các đoạn xà ngắn mà dùng một thanh gỗ dài
xuyên qua thân các
cột.
Mặt bằng sinh hoạt của nhà Tày - Nùng trên cơ bản là
giống nhau: mặt sàn chia làm hai phần: một dành cho sinh hoạt của nữ, một dành
cho sinh hoạt của nam. Các phòng và nơi ngủ của mọi thành viên trong nhà đều
giáp vách tiền và
hậu.
Nói đến nhà Tày - Nùng có lẽ không nên bỏ qua một loại
hình nhà khá đặc biệt, đó là "nhà phòng thủ". Thường là có sự kết hợp gữa nhà
đất và nhà sàn (đúng hơn là nhà tầng). Tường xây gạch hoặc trình rất dày
(40-60cm) để chống đạn. Trên tường còn được đục nhiều lỗ châu mai. Có nhà còn có
lô cốt chiến đấu. Loại nhà này chỉ có ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để phòng
chống trộm cướp.
Đặc điểm trang phục: ít có biểu hiện đặc sắc về phong
cách tạo hình (áo nam giống nhiều dân tộc khác, áo nữ là loại năm thân màu chàm,
quần chân què ít trang trí). Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu
hiện là cách đội khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đôi
chút.
Hát soong hao – Nét văn hoá đẹp của dân tộc
Nùng
Tiếng Nùng, soong hao có nghĩa là hai ta, đôi ta. Hát
soong hao là hình thức sinh hoạt dân ca trữ tình đối đáp nam nữ của các thế hệ
thanh niên dân tộc Nùng ở huyện Lục Ngạn và một phần ở các huyện Sơn Động, Yên
Thế, Lục Nam.
Hát soong hao được tiến hành chủ yếu vào mùa xuân, từ
những phiên chợ đầu năm đến những phiên chợ cuối cùng của tháng ba âm lịch. Hát
soong hao ở Lục Ngạn đông vui nhất vào những ngày mùng tám tháng giêng, mời tám
tháng hai âm lịch, trùng vào ngày hội Từ Hả và hội chợ Chũ. Ngày rằm tháng tám
âm lịch đi chợ Biển Động, trai gái dân tộc Nùng rủ nhau đi từng đoàn. Họ vào chợ
chỉ mua bán qua loa rồi kéo nhau vào các nhà hàng ăn uống và hát với nhau. Nam
ngồi một dãy, nữ ngồi một dãy, đối diện nhau mà hát. Trời ngả về chiều họ mới
đứng dậy ra về, cuộc hát kéo dài theo con đường về bản xa và nhiều đôi đã thành
vợ thành chồng sau
đó.
Hát
then
Hát then là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người
Tày, Nùng. Có thể xem hát then là một cuộc diễn xướng trường ca mang màu sắc tín
ngưỡng tường thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin ngọc hoàng giải
quyết một vấn đề gì đó cho gia
chủ.
Các bản trường ca thường gồm nhiều chương đoạn với độ dài
ngắn và nội dung chi tiết ít nhiều khác biệt. Bản dài nhất đã sưu tầm được dài
tới 4949 câu với 35 chương
đoạn.
Hát then là một hình thức diễn xướng tổng hợp bao gồm cả
ca nhạc, múa, diễn với nhiều tình huống khác nhau. Trong cuộc lễ, ngoài nhiệm vụ
thực hiện các nghi thức cúng, then hoặc giàng đồng thời phải đảm nhiệm chức năng
của một diễn viên tổng hợp. Họ vừa hát, tự đệm, vừa múa và diễn để thể hiện nội
dung các câu hát, đôi khi còn biểu diễn cả những trò nhai chén, dựng trứng, dựng
gươm...
Âm nhạc luôn luôn là yếu tố xuyên suốt cuộc hát then. Hát
then có nhiều bài bản, làn điệu. Nhạc cụ đệm đơn giản song ở đây có thể gặp
những đoạn hát hai ba bè lý
thú.
Người Tày, Nùng bất kể tuổi tác, giới tính, những người
mê tín cũng như không mê tín rất thích nghe hát then. Một vài tộc khác như Mông,
Việt ở trong vùng cũng tiếp nhận thể loại hát này trong đời sống tinh thần của
mình.
Hát Sli - một làn điệu đặc trưng của dân tộc
Nùng
Hát Sli (vả Sli) là một làn điệu đặc trưng của dân tộc
Nùng. Có thể kể đến một số kiểu loại chính như: Người Nùng Cháo có Sli Slình
làng, nguời Nùng Giang có Sli Giang, người Nùng Phàn slình có Sli bốc, sli Phàn
slình… Thực chất Sli (vả Sli) là một hình thức hát thơ (kiểu như Phong Slư của
dân tộc Tày nhưng cơ bản khác nhau về mặt tính chất). Sli của đồng bào Nùng được
coi là một thể loại trữ tình dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày
vào nhà mới…
Trước đây, đã là người Nùng, hầu hết ai cũng biết hát
Sli, yêu thích Sli bởi ngoài việc ví, đối … lời hát Sli còn được coi như tiếng
hát giao duyên. Hát Sli thể hiện sự ứng đối tài hoa của mỗi người với những lời
Sli ví von, bóng bẩy, tinh nghịch, xa xôi, ẩn chứa rất nhiều hàm ý… Đối với Sli
giao duyên, thường do một đôi trai gái hoặc một vài đôi trai gái thể hiện theo
lối đối đáp. Bao giờ cũng có người đứng ra Sli trước (kiểu mời gọi lĩnh xướng).
Người hát trước thường là người có giọng vang, trong và phải có khả năng ứng đối
khéo léo, tài tình và nhanh nhậy. Khi bên này vừa ngừng tiếng Sli (hỏi) thì bên
kia cũng phải có người nhanh chóng cất lời Sli để đáp lại. Lời Sli đôi khi không
chỉ bao hàm nội dung mượt mà, tế nhị của chuyện tình cảm ấm nồng, đằm thắm của
bao đôi trai gái mà còn có cả muôn mặt của đời sống như các hiện tượng tự nhiên,
các mốc thời gian cùng sự kiện nhân vật và lịch sử… đôi khi có cả những lời chào
mời sang trọng, những lời thách đố kiêu ngạo, đáng yêu…
Về hình thức thể loại, nhìn chung Sli có những bài thơ có độ dài ngắn khác nhau. Có bài Sli chỉ khoảng 4 đến 8 câu, lại có những bài Sli dài đến hàng trăm câu, câu thơ thường chỉ có từ 5 đến 7 chữ. Vần của bài thơ được xác định bởi vần của chữ cuối cùng câu đầu tiên của bài thơ. Các chữ cuối cùng của các câu chẵn tiếp theo được gieo gối vần trên cơ sở hiệp vần với chữ cuối cùng câu đầu tiên.
Về hình thức thể loại, nhìn chung Sli có những bài thơ có độ dài ngắn khác nhau. Có bài Sli chỉ khoảng 4 đến 8 câu, lại có những bài Sli dài đến hàng trăm câu, câu thơ thường chỉ có từ 5 đến 7 chữ. Vần của bài thơ được xác định bởi vần của chữ cuối cùng câu đầu tiên của bài thơ. Các chữ cuối cùng của các câu chẵn tiếp theo được gieo gối vần trên cơ sở hiệp vần với chữ cuối cùng câu đầu tiên.
Thông thường vần trong bài Sli đều là thanh bằng. Chẳng
hạn bài Hội chợ- Sli Phàn Slình ở hội chợ Xuân Dương(Na Rì): Vằn này bươn sham
háng nhì hả Dỉ noọng quẩy sẩy mại cần mà Shíp nhì bươn pi vằn toọc Đếch kế Sli
cốc tèo mà lầy… (Hôm nay ngày hội 25 tháng 3 Anh em ở gần xa về dự Cả năm chỉ có
một ngày như thế Trẻ già, trai gái tới cùng vui…) Có thể nói, Sli là một làn
điệu mang đậm dấu ấn bản sắc của đồng bào dân tộc Nùng. Đến nay, người biết hát
Sli không nhiều, nhất là Sli theo đúng nguyên bản ngày xưa. Đây chính là nét văn
hóa đặc sắc rất cần được bảo tồn và phát
huy.
Đàm Thị Lượng