Đối với mỗi người dân Việt Nam đạo
lý “uống nước nhớ nguồn” từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp, hằn sâu trong
tâm thức lối sống của mỗi gia đình, dòng họ. Tuy nhiên sự đa dạng về văn hóa
vùng miền, mỗi dân tộc lại thể hiện đạo lý ấy ở những nghi lễ khác
nhau.
Với
người Nùng ở Bắc Giang họ chọn tổ chức lễ khao tổ. Đây là một tục lệ được lưu
truyền từ xa xưa của dân tộc Nùng, vừa chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống
lại vừa mang nét văn hóa tộc người rất đặc sắc.
Gia
đình anh Nông Văn Chiến ở xóm Cũ, thôn Hố Cao, xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, Bắc
Giang năm nay tổ chức lễ khao tổ lớn hơn so với nhiều hộ gia đình trong làng vì
trùng với dịp mừng tân gia của gia đình.
Ngay
từ sáng sớm, con cháu trong họ đã hội họp về gia đình để chuẩn bị các thủ tục
cần thiết. Anh Chiến cho biết: “Người Nùng có thể tổ chức lễ khao tổ vào bất cứ
tháng nào trong năm, tuy nhiên vào dịp cuối năm, khi Tết đến xuân về, công việc
đồng áng đã xong xuôi là thời điểm thích hợp nhất để làm lễ. Lễ khao tổ có thể
tổ chức vào dịp tân gia hoặc vào những ngày lễ lớn của gia đình trong
năm.”
Buổi lễ khao tổ được diễn ra trọn vẹn một ngày, thành phần không thể thiếu là pháp sư, họ sẽ giúp gia chủ chủ trì buổi lễ.
Phần chuẩn bị cho lễ khao tổ khá đơn giản, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm thánh gồm rượu và gạo. Trước khi vào nghi lễ chính, pháp sư cúng để mời thầy thánh của mình về chứng giám buổi lễ. Thầy thánh là những bậc thầy đã khuất của pháp sư có công dạy dỗ họ, mời được thầy thánh coi như việc cúng lễ của pháp sư mới đầy đủ các thành phần.
Sau đó, pháp sư tiếp tục thực hiện các bài cúng để mời tổ tiên của gia chủ. Thường lễ khao tổ sẽ mời tổ tiên chín đời của gia chủ gồm cả nội, ngoại. Trong quá trình đi mời tổ tiên pháp sư sẽ thực hiện một cuộc trò chuyện dài với tổ tiên của gia chủ từ đời thứ nhất tới đời thứ chín, pháp sư phải trình bày đầy đủ và khéo léo để làm sao mời được đầy đủ chín đời tổ tiên của gia chủ về dự lễ.
Hành
trình của pháp sư đi mời tổ tiên cũng như một đội quân hùng hậu, có ngựa, kiếm,
giáo mác và ấn. Muốn vượt qua những chặng đường gian nan đòi hỏi sự cao tay của
người pháp sư qua những bài cúng của mình.
Tuy những bài cúng khác nhau nhưng đều có mục đích báo cáo với tổ tiên những việc làm tốt đẹp của gia chủ, mời các cụ về nhận lễ của con cháu đúng giờ, phù hộ độ trì cho gia chủ may mắn trong năm sắp tới. Trong khi cúng mời tổ tiên, pháp sư cầm một giá gạo trong có đựng chiếc áo của gia chủ, điều này để các cụ tổ tiên nhận được chính xác vía của con cháu và về tham dự buổi lễ.
Buổi lễ trở nên tấp nập và phần chuẩn bị đầy đủ hơn khi pháp sư mời được tổ tiên về tới gia đình của gia chủ. Đến phần này, con cháu trong gia đình phải lập một bàn thờ tổ tiên, bàn thờ được dựng lên có năm cây bói (cây lau) cột xung quanh, được che bằng một tấm vải trắng, tượng trưng cho việc con cháu đã chuẩn bị một buồng khách trang trọng dành cho tổ tiên của mình.
Bên trên bàn thờ vẫn là bát hương, rượu và cơm nếp được gói thành gói riêng. Chiếc bàn này dành cho tổ tiên chín đời nội của gia chủ. Phía dưới bàn là một mâm dành cho người dẫn đường chỉ lối cho tổ tiên vào nhà.
Hai mâm bên dưới là mâm nội ngoại của gia chủ, được trải trên tàu chuối, phía bên trái là mâm bên ngoại, bên phải là mâm bên nội và mâm của mụ sinh, mâm nào cũng có rượu và cơm nếp.
Phía
bên ngoài có một mâm dành cho người canh gác để buổi lễ được diễn ra an toàn,
ngoài sân một mâm che ô dành cho những khách vãng lai tới xem buổi lễ. Lúc này
pháp sư tiếp tục cúng để báo cáo lại với tổ tiên con cháu đã đặt mâm đúng vị trí
không phạm tới tổ tiên, mọi vị trí đều đã được tẩy uế sạch sẽ, mời tổ tiên về
nhận lễ.
Sau
đó là lễ trao sinh tức là mời tổ tiên nhận lễ con cháu dâng, lễ này gồm gà, lợn
sống, được tiến hành ở hai không gian trong nhà và ngoài sân, song song với việc
cúng của pháp sư con cháu ở ngoài sân chuẩn bị hành lễ cắt tiết gà,
lợn.
Những người được chọn để hành lễ đã được kiêng cữ vài ngày trước khi buổi lễ diễn ra. Khi pháp sư thực hiện nghi lễ cúi đầu tức là xin tổ tiên nhận lễ, sau đó ra hiệu cho con cháu bên ngoài hành lễ. Trong quá trình cúng lễ pháp sư kể lại quá trình chín đời dòng họ sinh sống đặc biệt là của gia chủ làm lễ. Điều đó giúp giáo dục con cháu nhớ và biết ơn tổ tiên mình.
Khi mời tổ tiên dùng lễ chín gồm gà luộc, pháp sư sẽ dùng lời lẽ trong bài cúng của mình để mong tổ tiên hiểu tấm lòng con cháu. Lúc này pháp sư đứng lên thực hiện nghi lễ, gia chủ đứng phía sau để rót rượu mời tổ tiên.
Sau
những lời thỉnh cầu với tổ tiên pháp sư làm lễ tiễn tổ tiên. Nghi lễ tiễn gồm
một con gà tượng trưng cho quà đi đường về của tổ tiên. Khi con gà được tung ra
bên ngoài sân là tổ tiên cũng đã lên đường hành trình đi về. Nghi lễ tiễn tổ
tiên kết thúc là lúc lễ sống mới được mang xuống bếp chế biến.
Đặc biệt trong buổi lễ khao tổ gia chủ không chỉ mời anh em trong họ mà có thể mời những người khách thân thiết của gia đình đến. Nó như một bữa tiệc cuối năm vui vẻ, ấm cúng, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa người với người. Mọi người cùng hàn huyên câu chuyện của năm cũ, chia sẻ bàn bạc những dự định của năm mới.
Lễ
khao tổ là dịp để người Nùng ôn lại nét đẹp trong phong tục của dân tộc mỗi dịp
Tết đến, giáo dục thế hệ trẻ nhớ tới cội nguồn của gia đình, dòng họ, đồng thời
thể hiện tính nhân văn, tính cộng đồng đã và đang tô điểm cho sắc xuân nơi vùng
cao Bắc Giang thêm rực rỡ, hứa hẹn năm mới tràn đầy ấm no, hạnh
phúc.
Cũng
chính vì vậy, lễ khao tổ của người Nùng vẫn luôn được dân tộc Nùng coi trọng và
gìn giữ như một giá trị quý báu.
Đàm
Thúy Vinh
Buổi lễ khao tổ được diễn ra trọn vẹn một ngày, thành phần không thể thiếu là pháp sư, họ sẽ giúp gia chủ chủ trì buổi lễ.
Phần chuẩn bị cho lễ khao tổ khá đơn giản, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm thánh gồm rượu và gạo. Trước khi vào nghi lễ chính, pháp sư cúng để mời thầy thánh của mình về chứng giám buổi lễ. Thầy thánh là những bậc thầy đã khuất của pháp sư có công dạy dỗ họ, mời được thầy thánh coi như việc cúng lễ của pháp sư mới đầy đủ các thành phần.
Sau đó, pháp sư tiếp tục thực hiện các bài cúng để mời tổ tiên của gia chủ. Thường lễ khao tổ sẽ mời tổ tiên chín đời của gia chủ gồm cả nội, ngoại. Trong quá trình đi mời tổ tiên pháp sư sẽ thực hiện một cuộc trò chuyện dài với tổ tiên của gia chủ từ đời thứ nhất tới đời thứ chín, pháp sư phải trình bày đầy đủ và khéo léo để làm sao mời được đầy đủ chín đời tổ tiên của gia chủ về dự lễ.
Tuy những bài cúng khác nhau nhưng đều có mục đích báo cáo với tổ tiên những việc làm tốt đẹp của gia chủ, mời các cụ về nhận lễ của con cháu đúng giờ, phù hộ độ trì cho gia chủ may mắn trong năm sắp tới. Trong khi cúng mời tổ tiên, pháp sư cầm một giá gạo trong có đựng chiếc áo của gia chủ, điều này để các cụ tổ tiên nhận được chính xác vía của con cháu và về tham dự buổi lễ.
Buổi lễ trở nên tấp nập và phần chuẩn bị đầy đủ hơn khi pháp sư mời được tổ tiên về tới gia đình của gia chủ. Đến phần này, con cháu trong gia đình phải lập một bàn thờ tổ tiên, bàn thờ được dựng lên có năm cây bói (cây lau) cột xung quanh, được che bằng một tấm vải trắng, tượng trưng cho việc con cháu đã chuẩn bị một buồng khách trang trọng dành cho tổ tiên của mình.
Bên trên bàn thờ vẫn là bát hương, rượu và cơm nếp được gói thành gói riêng. Chiếc bàn này dành cho tổ tiên chín đời nội của gia chủ. Phía dưới bàn là một mâm dành cho người dẫn đường chỉ lối cho tổ tiên vào nhà.
Hai mâm bên dưới là mâm nội ngoại của gia chủ, được trải trên tàu chuối, phía bên trái là mâm bên ngoại, bên phải là mâm bên nội và mâm của mụ sinh, mâm nào cũng có rượu và cơm nếp.
Những người được chọn để hành lễ đã được kiêng cữ vài ngày trước khi buổi lễ diễn ra. Khi pháp sư thực hiện nghi lễ cúi đầu tức là xin tổ tiên nhận lễ, sau đó ra hiệu cho con cháu bên ngoài hành lễ. Trong quá trình cúng lễ pháp sư kể lại quá trình chín đời dòng họ sinh sống đặc biệt là của gia chủ làm lễ. Điều đó giúp giáo dục con cháu nhớ và biết ơn tổ tiên mình.
Khi mời tổ tiên dùng lễ chín gồm gà luộc, pháp sư sẽ dùng lời lẽ trong bài cúng của mình để mong tổ tiên hiểu tấm lòng con cháu. Lúc này pháp sư đứng lên thực hiện nghi lễ, gia chủ đứng phía sau để rót rượu mời tổ tiên.
Đặc biệt trong buổi lễ khao tổ gia chủ không chỉ mời anh em trong họ mà có thể mời những người khách thân thiết của gia đình đến. Nó như một bữa tiệc cuối năm vui vẻ, ấm cúng, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa người với người. Mọi người cùng hàn huyên câu chuyện của năm cũ, chia sẻ bàn bạc những dự định của năm mới.
Đối với mỗi người dân Việt Nam đạo
lý “uống nước nhớ nguồn” từ lâu đã trở thành truyền thống tốt đẹp, hằn sâu trong
tâm thức lối sống của mỗi gia đình, dòng họ. Tuy nhiên sự đa dạng về văn hóa
vùng miền, mỗi dân tộc lại thể hiện đạo lý ấy ở những nghi lễ khác
nhau.
Với
người Nùng ở Bắc Giang họ chọn tổ chức lễ khao tổ. Đây là một tục lệ được lưu
truyền từ xa xưa của dân tộc Nùng, vừa chứa đựng giá trị văn hóa truyền thống
lại vừa mang nét văn hóa tộc người rất đặc sắc.
Gia
đình anh Nông Văn Chiến ở xóm Cũ, thôn Hố Cao, xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, Bắc
Giang năm nay tổ chức lễ khao tổ lớn hơn so với nhiều hộ gia đình trong làng vì
trùng với dịp mừng tân gia của gia đình.
Ngay
từ sáng sớm, con cháu trong họ đã hội họp về gia đình để chuẩn bị các thủ tục
cần thiết. Anh Chiến cho biết: “Người Nùng có thể tổ chức lễ khao tổ vào bất cứ
tháng nào trong năm, tuy nhiên vào dịp cuối năm, khi Tết đến xuân về, công việc
đồng áng đã xong xuôi là thời điểm thích hợp nhất để làm lễ. Lễ khao tổ có thể
tổ chức vào dịp tân gia hoặc vào những ngày lễ lớn của gia đình trong
năm.”
Buổi lễ khao tổ được diễn ra trọn vẹn một ngày, thành phần không thể thiếu là pháp sư, họ sẽ giúp gia chủ chủ trì buổi lễ.
Phần chuẩn bị cho lễ khao tổ khá đơn giản, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm thánh gồm rượu và gạo. Trước khi vào nghi lễ chính, pháp sư cúng để mời thầy thánh của mình về chứng giám buổi lễ. Thầy thánh là những bậc thầy đã khuất của pháp sư có công dạy dỗ họ, mời được thầy thánh coi như việc cúng lễ của pháp sư mới đầy đủ các thành phần.
Sau đó, pháp sư tiếp tục thực hiện các bài cúng để mời tổ tiên của gia chủ. Thường lễ khao tổ sẽ mời tổ tiên chín đời của gia chủ gồm cả nội, ngoại. Trong quá trình đi mời tổ tiên pháp sư sẽ thực hiện một cuộc trò chuyện dài với tổ tiên của gia chủ từ đời thứ nhất tới đời thứ chín, pháp sư phải trình bày đầy đủ và khéo léo để làm sao mời được đầy đủ chín đời tổ tiên của gia chủ về dự lễ.
Hành
trình của pháp sư đi mời tổ tiên cũng như một đội quân hùng hậu, có ngựa, kiếm,
giáo mác và ấn. Muốn vượt qua những chặng đường gian nan đòi hỏi sự cao tay của
người pháp sư qua những bài cúng của mình.
Tuy những bài cúng khác nhau nhưng đều có mục đích báo cáo với tổ tiên những việc làm tốt đẹp của gia chủ, mời các cụ về nhận lễ của con cháu đúng giờ, phù hộ độ trì cho gia chủ may mắn trong năm sắp tới. Trong khi cúng mời tổ tiên, pháp sư cầm một giá gạo trong có đựng chiếc áo của gia chủ, điều này để các cụ tổ tiên nhận được chính xác vía của con cháu và về tham dự buổi lễ.
Buổi lễ trở nên tấp nập và phần chuẩn bị đầy đủ hơn khi pháp sư mời được tổ tiên về tới gia đình của gia chủ. Đến phần này, con cháu trong gia đình phải lập một bàn thờ tổ tiên, bàn thờ được dựng lên có năm cây bói (cây lau) cột xung quanh, được che bằng một tấm vải trắng, tượng trưng cho việc con cháu đã chuẩn bị một buồng khách trang trọng dành cho tổ tiên của mình.
Bên trên bàn thờ vẫn là bát hương, rượu và cơm nếp được gói thành gói riêng. Chiếc bàn này dành cho tổ tiên chín đời nội của gia chủ. Phía dưới bàn là một mâm dành cho người dẫn đường chỉ lối cho tổ tiên vào nhà.
Hai mâm bên dưới là mâm nội ngoại của gia chủ, được trải trên tàu chuối, phía bên trái là mâm bên ngoại, bên phải là mâm bên nội và mâm của mụ sinh, mâm nào cũng có rượu và cơm nếp.
Phía
bên ngoài có một mâm dành cho người canh gác để buổi lễ được diễn ra an toàn,
ngoài sân một mâm che ô dành cho những khách vãng lai tới xem buổi lễ. Lúc này
pháp sư tiếp tục cúng để báo cáo lại với tổ tiên con cháu đã đặt mâm đúng vị trí
không phạm tới tổ tiên, mọi vị trí đều đã được tẩy uế sạch sẽ, mời tổ tiên về
nhận lễ.
Sau
đó là lễ trao sinh tức là mời tổ tiên nhận lễ con cháu dâng, lễ này gồm gà, lợn
sống, được tiến hành ở hai không gian trong nhà và ngoài sân, song song với việc
cúng của pháp sư con cháu ở ngoài sân chuẩn bị hành lễ cắt tiết gà,
lợn.
Những người được chọn để hành lễ đã được kiêng cữ vài ngày trước khi buổi lễ diễn ra. Khi pháp sư thực hiện nghi lễ cúi đầu tức là xin tổ tiên nhận lễ, sau đó ra hiệu cho con cháu bên ngoài hành lễ. Trong quá trình cúng lễ pháp sư kể lại quá trình chín đời dòng họ sinh sống đặc biệt là của gia chủ làm lễ. Điều đó giúp giáo dục con cháu nhớ và biết ơn tổ tiên mình.
Khi mời tổ tiên dùng lễ chín gồm gà luộc, pháp sư sẽ dùng lời lẽ trong bài cúng của mình để mong tổ tiên hiểu tấm lòng con cháu. Lúc này pháp sư đứng lên thực hiện nghi lễ, gia chủ đứng phía sau để rót rượu mời tổ tiên.
Sau
những lời thỉnh cầu với tổ tiên pháp sư làm lễ tiễn tổ tiên. Nghi lễ tiễn gồm
một con gà tượng trưng cho quà đi đường về của tổ tiên. Khi con gà được tung ra
bên ngoài sân là tổ tiên cũng đã lên đường hành trình đi về. Nghi lễ tiễn tổ
tiên kết thúc là lúc lễ sống mới được mang xuống bếp chế biến.
Đặc biệt trong buổi lễ khao tổ gia chủ không chỉ mời anh em trong họ mà có thể mời những người khách thân thiết của gia đình đến. Nó như một bữa tiệc cuối năm vui vẻ, ấm cúng, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa người với người. Mọi người cùng hàn huyên câu chuyện của năm cũ, chia sẻ bàn bạc những dự định của năm mới.
Lễ
khao tổ là dịp để người Nùng ôn lại nét đẹp trong phong tục của dân tộc mỗi dịp
Tết đến, giáo dục thế hệ trẻ nhớ tới cội nguồn của gia đình, dòng họ, đồng thời
thể hiện tính nhân văn, tính cộng đồng đã và đang tô điểm cho sắc xuân nơi vùng
cao Bắc Giang thêm rực rỡ, hứa hẹn năm mới tràn đầy ấm no, hạnh
phúc.
Cũng
chính vì vậy, lễ khao tổ của người Nùng vẫn luôn được dân tộc Nùng coi trọng và
gìn giữ như một giá trị quý báu.
Đàm
Thúy Vinh