Bắc Giang: Lễ hội cúng rừng của người Nùng (Vi Văn Mình)

Lễ hội cúng rừng là một trong những lễ hội đặc sắc của người Nùng. Hội được tổ chức hai lần trong năm và ở hai địa điểm khác nhau. Lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 30 tháng Giêng. Hội cúng rừng vào ngày mồng 2 tháng Bảy âm lịch. Địa điểm tổ chức là một khu rừng cấm, ở cánh đồng hay gò bãi. Theo quan niệm của người Nùng, rừng là tất cả, rừng tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho mọi người vì vậy lễ hội cúng rừng mang ý nghĩa sâu sắc, giáo dục ý thức cho con người phải gìn giữ, bảo vệ rừng…

Xưa kia hội cúng rừng ngày 30 tháng Giêng do các già bản đứng ra tổ chức, mời thầy mo, thầy cúng tiến hành các thủ tục nghi lễ. Ngày nay do trưởng thôn, trưởng bản đứng ra tổ chức. Lễ cúng rừng được chuẩn bị kỹ càng. Khu rừng cấm được dọn dẹp sạch sẽ, lập bàn thờ dán giấy đỏ… Lễ vật cúng rừng gồm: Rượu nếp cẩm, thịt gà, thịt lợn, vàng, hương... Bàn thờ bày lễ vật kết cấu hai tầng: Lễ vật để mâm trên có một gà trống lông đỏ mào lá, một lợn đực đen tuyền, bảy chén rượu, một bát nước trắng, một đĩa muối trắng, bảy bát cơm, bảy xâu thịt và có một bát thịt tổng hợp - đó là bát bảo hộ đất nước, bảy ngựa giấy đen, một ô làm bằng giấy đen che bình hương được bện bằng cây cỏ và thắp bẩy nén hương. Lễ vật mâm dưới gồm có một gà trống, một miếng thịt lợn, năm xiên thịt, năm chén rượu, năm bát cơm, năm ngựa giấy màu và một bát ăn chay. Sau khi chuẩn bị lễ vật chu đáo, trưởng thôn, bản thay nhau hành lễ, quỳ lạy hai lần 4 phương, mỗi lần 3 lạy - cầu mong mưa thuận, gió hoà, nguồn nước dồi dào, bình yên vô sự. Tiếp đó mọi người giết lợn, gà làm lễ cúng.  Khi hành lễ xong mọi người mới được ra dự hội và sinh hoạt ẩm thực tại chỗ trong không khí đầm ấm của cộng đồng.


Hội cúng rừng vào ngày mồng 2 tháng Bảy âm lịch cũng được tổ chức tại khu rừng cấm ở cánh đồng hay ở gò bãi. Thần khu rừng này chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cây trồng ở ruộng đồng, gò bãi. Điểm tiến hành nghi lễ có bàn thờ, lễ vật cũng như ngày cúng 30 tháng Giêng, ngoài ra còn có một con vịt. Mọi quy trình hành lễ theo như trước. Những người đi dự hội cúng rừng đều phải đội mũ, chân đi giày hoặc dép, không được ăn ớt, cơm cháy. Nếu ai không tuân thủ những quy định chung của cộng đồng thì mùa màng thất bát, đói kém.

Vi Văn Mình
Lễ hội cúng rừng là một trong những lễ hội đặc sắc của người Nùng. Hội được tổ chức hai lần trong năm và ở hai địa điểm khác nhau. Lần thứ nhất được tổ chức vào ngày 30 tháng Giêng. Hội cúng rừng vào ngày mồng 2 tháng Bảy âm lịch. Địa điểm tổ chức là một khu rừng cấm, ở cánh đồng hay gò bãi. Theo quan niệm của người Nùng, rừng là tất cả, rừng tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho mọi người vì vậy lễ hội cúng rừng mang ý nghĩa sâu sắc, giáo dục ý thức cho con người phải gìn giữ, bảo vệ rừng…

Xưa kia hội cúng rừng ngày 30 tháng Giêng do các già bản đứng ra tổ chức, mời thầy mo, thầy cúng tiến hành các thủ tục nghi lễ. Ngày nay do trưởng thôn, trưởng bản đứng ra tổ chức. Lễ cúng rừng được chuẩn bị kỹ càng. Khu rừng cấm được dọn dẹp sạch sẽ, lập bàn thờ dán giấy đỏ… Lễ vật cúng rừng gồm: Rượu nếp cẩm, thịt gà, thịt lợn, vàng, hương... Bàn thờ bày lễ vật kết cấu hai tầng: Lễ vật để mâm trên có một gà trống lông đỏ mào lá, một lợn đực đen tuyền, bảy chén rượu, một bát nước trắng, một đĩa muối trắng, bảy bát cơm, bảy xâu thịt và có một bát thịt tổng hợp - đó là bát bảo hộ đất nước, bảy ngựa giấy đen, một ô làm bằng giấy đen che bình hương được bện bằng cây cỏ và thắp bẩy nén hương. Lễ vật mâm dưới gồm có một gà trống, một miếng thịt lợn, năm xiên thịt, năm chén rượu, năm bát cơm, năm ngựa giấy màu và một bát ăn chay. Sau khi chuẩn bị lễ vật chu đáo, trưởng thôn, bản thay nhau hành lễ, quỳ lạy hai lần 4 phương, mỗi lần 3 lạy - cầu mong mưa thuận, gió hoà, nguồn nước dồi dào, bình yên vô sự. Tiếp đó mọi người giết lợn, gà làm lễ cúng.  Khi hành lễ xong mọi người mới được ra dự hội và sinh hoạt ẩm thực tại chỗ trong không khí đầm ấm của cộng đồng.


Hội cúng rừng vào ngày mồng 2 tháng Bảy âm lịch cũng được tổ chức tại khu rừng cấm ở cánh đồng hay ở gò bãi. Thần khu rừng này chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cây trồng ở ruộng đồng, gò bãi. Điểm tiến hành nghi lễ có bàn thờ, lễ vật cũng như ngày cúng 30 tháng Giêng, ngoài ra còn có một con vịt. Mọi quy trình hành lễ theo như trước. Những người đi dự hội cúng rừng đều phải đội mũ, chân đi giày hoặc dép, không được ăn ớt, cơm cháy. Nếu ai không tuân thủ những quy định chung của cộng đồng thì mùa màng thất bát, đói kém.

Vi Văn Mình