Giản dị trang phục của người Nùng An (Tuệ Minh)

Có thể nói trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bức tranh đa dạng về màu sắc. Nếu như những chàng trai cô gái người Mông, Dao nổi bật trong các trang phục rực rỡ về màu sắc, cầu kì về chi tiết thì trang phục của người Nùng An lại hết sức giản dị và chân phương.
Trong truyền thống văn hoá vật chất của người Nùng An ở Phúc Sen, điều đáng lưu ý là sự giữ gìn, bảo lưu bộ trang phục dân tộc truyền thống.
Giống như trang phục của người Tày, trang phục của người Nùng An rất giản dị, được cắt may từ loại vải chàm do tự tay họ làm nên. Điều đáng nói là hiện nay người dân Phya Chang không thường xuyên mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Họ chỉ mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ, tết hay khi đi làm.
Những ngày đi học hay lên chợ huyện, mọi người thường mặc trang phục giống người Kinh. Khi nhóm chúng tôi có dịp tiếp xúc với người dân trong bản thì được nghe mọi người kể lại rằng: Hiện nay, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà hầu như nhiều người Nùng không còn thường xuyên mặc những bộ trang phục truyền thống như trước kia nữa. Đặc biệt là những thanh niên, học sinh hay những trẻ nhỏ. Chỉ có những người già là còn lưu lại nét bản sắc của dân tộc mình về trang phục.

Trang phục truyền thống của người Nùng An có sự phân biệt theo lứa tuổi và giới tính, rất phong phú về chủng loại. Trang phục nam gồm có áo, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, túi vải thêu, đồ trang sức bằng bạc… Quần áo trẻ em cũng có sự khác biệt so với các nhóm Nùng khác. Nét khác biệt đó thể hiện ở áo, quần, mũ độ đầu. Trong đó chiếc mũ được trang trí khá cầu kì với những hoa văn, họa tiết sặc sỡ, đẹp mắt…
Khi đứa trẻ mới lọt lòng, người ta quấn nó bằng quấn áo cũ củ bố mẹ. Điều này được giải thích là, theo quan niệm của người Nùng An, trẻ con mới sinh ra không nên cho mặc đồ mới, lớn lên chúng sẽ đua đòi, và quần áo cũ thì vải đã mềm, thoáng, rất tốt cho trẻ nhỏ. Khi đứa trẻ được một, hai tuổi người ta cắt quần áo đơn giản theo một kiểu chung không phân biệt nam hay nữ. Đến lúc chúng lên 9-10 tuổi, người mẹ bắt đầu cắt may quần áo nhằm phân biệt nam nữ cho con. Độ tuổi này các bé gái bắt đầu mặc quần áo và quấn đầu đội khăn như người lớn.


Một nét không thể thiếu trong trang phục người Nùng An là đồ trang sức. Trang sức của người Nùng An chủ yếu bằng bạc trắng, Nam giới thường đeo vòng tay bằng bạc, nhẫn bạc, phụ nữ đeo khuyên tai, kiềng cổ, vòng tay, nhẫn và đeo bộ xà tích ở ngang lưng. Theo quan niệm của họ thì bạc trắng không chỉ tôn thêm vẻ đẹp của con người, kết hợp với việc phô trương sự giàu có mà còn có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho họ.
Khi nhìn đồ trang sức bằng bạc, người ta có thể đoán biết được sức khỏe của người đeo nó: Nếu là người khỏe mạnh thì đồ trang sức luôn sáng, trắng, ngược lại nếu đang yếu, mệt hay có bệnh thì bạc sẽ bị thâm lại, màu xỉn, không sáng trắng như lúc đầu nữa. Chính vì thế mà khi người nào bị ốm hay cảm thì người ta vẫn thường dùng đồng bạc trắng để đánh gió. Quan niệm này không chỉ có ở người Nùng mà còn ở hầu hết các dân tộc khác, trong đó không thể không nhắc đến là dân tộc Kinh.
Phương thức dệt của  người Nùng An
Ban đầu, người ta trồng bông làm nguyên liệu để dệt vải. Sau đó sợi bông được đem vào khung dệt, qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ chúng trở thành những tấm vải bền và chắc. Quy trình dệt diễn ra hết sức cẩn thận bởi nếu không chú ý thì có thể làm đứt sợi, khi đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vải. Trung bình một ngày người phụ nữ có thể dệt được từ 8-10 tấm vải, tùy theo mức độ công việc lúc nông nhàn là nhiều hay ít. Nếu gia đình nào chỉ dệt vải để mặc thì có thể dệt với số lượng ít hơn, vì họ chỉ dệt khi nào thực sự rảnh rỗi.
Sau khi vải được dệt xong, công đoạn tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là nhuộm vải. Người Nùng có truyền thống nhuộm vải bằng lá chàm. Để vải có màu xanh chàm (xanh thẫm), người nhuộm phải hết sức chú ý để làm sao cho màu lá luôn đều màu, không quá đậm mà cũng không quá nhạt. Những người già ở đây cho biết, sở dĩ người Nùng chọn màu chàm làm màu áo cho trang phục truyền thống dân tộc mình vì như thế khi đi làm sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, không bị bẩn.

Khi phơi vải, không nên để vào lúc nắng quá to, vì như thế dễ làm cho màu vải bị phai. Cuối cùng, họ tự may thành những bộ quần áo sao cho vừa vặn với người mặc. Toàn bộ những công đoạn này đều do người phụ nữ thực hiện, bởi đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo, chuyên tâm và cẩn thận của đôi bàn tay người phụ nữ.
Ngày nay, tuy người Nùng An không phải ai cũng còn mặc thường xuyên trang phục truyền thống hằng ngày nữa nhưng chúng vẫn được cất giữ cẩn thận dùng để mặc khi họ muốn hoặc có thể đem giới thiệu cho khách đến tham quan du lịch hay những nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Tuệ Minh
Có thể nói trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bức tranh đa dạng về màu sắc. Nếu như những chàng trai cô gái người Mông, Dao nổi bật trong các trang phục rực rỡ về màu sắc, cầu kì về chi tiết thì trang phục của người Nùng An lại hết sức giản dị và chân phương.
Trong truyền thống văn hoá vật chất của người Nùng An ở Phúc Sen, điều đáng lưu ý là sự giữ gìn, bảo lưu bộ trang phục dân tộc truyền thống.
Giống như trang phục của người Tày, trang phục của người Nùng An rất giản dị, được cắt may từ loại vải chàm do tự tay họ làm nên. Điều đáng nói là hiện nay người dân Phya Chang không thường xuyên mặc những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Họ chỉ mặc trang phục truyền thống trong những ngày lễ, tết hay khi đi làm.
Những ngày đi học hay lên chợ huyện, mọi người thường mặc trang phục giống người Kinh. Khi nhóm chúng tôi có dịp tiếp xúc với người dân trong bản thì được nghe mọi người kể lại rằng: Hiện nay, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà hầu như nhiều người Nùng không còn thường xuyên mặc những bộ trang phục truyền thống như trước kia nữa. Đặc biệt là những thanh niên, học sinh hay những trẻ nhỏ. Chỉ có những người già là còn lưu lại nét bản sắc của dân tộc mình về trang phục.

Trang phục truyền thống của người Nùng An có sự phân biệt theo lứa tuổi và giới tính, rất phong phú về chủng loại. Trang phục nam gồm có áo, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, túi vải thêu, đồ trang sức bằng bạc… Quần áo trẻ em cũng có sự khác biệt so với các nhóm Nùng khác. Nét khác biệt đó thể hiện ở áo, quần, mũ độ đầu. Trong đó chiếc mũ được trang trí khá cầu kì với những hoa văn, họa tiết sặc sỡ, đẹp mắt…
Khi đứa trẻ mới lọt lòng, người ta quấn nó bằng quấn áo cũ củ bố mẹ. Điều này được giải thích là, theo quan niệm của người Nùng An, trẻ con mới sinh ra không nên cho mặc đồ mới, lớn lên chúng sẽ đua đòi, và quần áo cũ thì vải đã mềm, thoáng, rất tốt cho trẻ nhỏ. Khi đứa trẻ được một, hai tuổi người ta cắt quần áo đơn giản theo một kiểu chung không phân biệt nam hay nữ. Đến lúc chúng lên 9-10 tuổi, người mẹ bắt đầu cắt may quần áo nhằm phân biệt nam nữ cho con. Độ tuổi này các bé gái bắt đầu mặc quần áo và quấn đầu đội khăn như người lớn.


Một nét không thể thiếu trong trang phục người Nùng An là đồ trang sức. Trang sức của người Nùng An chủ yếu bằng bạc trắng, Nam giới thường đeo vòng tay bằng bạc, nhẫn bạc, phụ nữ đeo khuyên tai, kiềng cổ, vòng tay, nhẫn và đeo bộ xà tích ở ngang lưng. Theo quan niệm của họ thì bạc trắng không chỉ tôn thêm vẻ đẹp của con người, kết hợp với việc phô trương sự giàu có mà còn có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe cho họ.
Khi nhìn đồ trang sức bằng bạc, người ta có thể đoán biết được sức khỏe của người đeo nó: Nếu là người khỏe mạnh thì đồ trang sức luôn sáng, trắng, ngược lại nếu đang yếu, mệt hay có bệnh thì bạc sẽ bị thâm lại, màu xỉn, không sáng trắng như lúc đầu nữa. Chính vì thế mà khi người nào bị ốm hay cảm thì người ta vẫn thường dùng đồng bạc trắng để đánh gió. Quan niệm này không chỉ có ở người Nùng mà còn ở hầu hết các dân tộc khác, trong đó không thể không nhắc đến là dân tộc Kinh.
Phương thức dệt của  người Nùng An
Ban đầu, người ta trồng bông làm nguyên liệu để dệt vải. Sau đó sợi bông được đem vào khung dệt, qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ chúng trở thành những tấm vải bền và chắc. Quy trình dệt diễn ra hết sức cẩn thận bởi nếu không chú ý thì có thể làm đứt sợi, khi đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vải. Trung bình một ngày người phụ nữ có thể dệt được từ 8-10 tấm vải, tùy theo mức độ công việc lúc nông nhàn là nhiều hay ít. Nếu gia đình nào chỉ dệt vải để mặc thì có thể dệt với số lượng ít hơn, vì họ chỉ dệt khi nào thực sự rảnh rỗi.
Sau khi vải được dệt xong, công đoạn tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là nhuộm vải. Người Nùng có truyền thống nhuộm vải bằng lá chàm. Để vải có màu xanh chàm (xanh thẫm), người nhuộm phải hết sức chú ý để làm sao cho màu lá luôn đều màu, không quá đậm mà cũng không quá nhạt. Những người già ở đây cho biết, sở dĩ người Nùng chọn màu chàm làm màu áo cho trang phục truyền thống dân tộc mình vì như thế khi đi làm sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, không bị bẩn.

Khi phơi vải, không nên để vào lúc nắng quá to, vì như thế dễ làm cho màu vải bị phai. Cuối cùng, họ tự may thành những bộ quần áo sao cho vừa vặn với người mặc. Toàn bộ những công đoạn này đều do người phụ nữ thực hiện, bởi đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo, chuyên tâm và cẩn thận của đôi bàn tay người phụ nữ.
Ngày nay, tuy người Nùng An không phải ai cũng còn mặc thường xuyên trang phục truyền thống hằng ngày nữa nhưng chúng vẫn được cất giữ cẩn thận dùng để mặc khi họ muốn hoặc có thể đem giới thiệu cho khách đến tham quan du lịch hay những nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Tuệ Minh