Sli giống thể loại hát ví của đồng
bằng Bắc bộ, hát giao duyên của quan họ Bắc Ninh; lúc tiễn biệt, lời hát rất du
dương, tình tứ: Đôi ta Sli hát đến tàn canh/ Cùng nhau Sli hát đến lòng
thành/ Sáng ra tạm biệt đi mỗi ngả/ Yêu em tan nát cả lòng
anh.
Các làn điệu Sli ở mỗi nhóm người
của dân tộc Nùng có nét độc đáo riêng. Người Nùng Cháo có Sli Slình Làng; người
Nùng Giang có Sli Giang; người Nùng Phàn Slình có nhì hau, soong hàu còn gọi là
Sli Nùng Phàn Slình... Cũng như Sli của các nhóm Nùng khác, Sli Nùng Phàn Slình
có không gian diễn xướng rất phong phú: hát trong lao động; hát trong nghi lễ và
các phiên chợ; hát trong sinh hoạt gia đình và các cuộc rượu... Mỗi không gian
diễn xướng có các hình thức khác nhau. Trong phạm vi bài viết sẽ làm rõ hình
thức hát trong đám cưới và hát giao duyên đối đáp của Sli Nùng Phàn Slình ở tỉnh
Lạng Sơn.
Hát trong đám cưới
Theo quy định, chỉ có phù dâu, phù
rể mới được hát trong đám cưới. Vì vậy, ngoài những ưu điểm về ngoại hình, phù
dâu, phù rể phải hát hay và thuộc nhiều bài hát để giành phần thắng khi đối đáp.
Chính vì vậy, các ông mối, bá mè đại diện nhà trai, nhà gái tham dự cuộc hát đối
đáp giữa hai họ; con trai, con gái Nùng Phàn Slình đều tìm cách học các bài Sli,
Lượn để làm vốn. Đó cũng là môi trường để người Nùng nói chung, người Nùng Phàn
Slình nói riêng bảo tồn kho tàng văn học độc đáo và phong phú của dân
tộc.
Khi đoàn đón dâu đến, để chắn lối
đi, cổng nhà gái đặt sẵn chiếc ghế băng dài, một chiếc bàn nhỏ. Trên bàn đặt
chai rượu, ấm trà và 4 cái chén. Có người đợi ở đó và cuộc hát Sli đối đáp bắt
đầu. Nội dung bài hát là xin vào cửa, trao lễ, mời nước, mời rượu... nhà trai
muốn vào đón dâu phải thắng nhà gái trong đối đáp. Nếu cuộc hát diễn ra quá lâu,
nhà trai không hát được, phải xin chịu thua, nhà gái mới cho
vào.
Vào đến cửa, phù rể lại hát một
bài hỏi thăm mọi người và khi muốn làm bất kỳ việc gì cũng phải hát để xin phép.
Hát Sli tiếp tục được tiến hành trên đường rước dâu cho đến khi về đến nhà trai.
Đêm là khoảng thời gian hát dành cho thanh niên nam, nữ, tập trung vào chủ đề
tình yêu đôi lứa. Cuộc hát cứ thế diễn ra đến khi đám cưới kết
thúc.
Qua từ ngữ, hình ảnh, giai điệu,
lời ca của Sli thể hiện lời chào hỏi ân tình, chứa chan tình cảm tốt đẹp giữa 2
họ bằng nhiều hình ảnh sinh động, “phần nhiều tươi vui và lịch thiệp trang nhã”,
mong sự cảm thông và lượng thứ: Tới mệt thì uống nước chè/ Tới mệt thì uống
rượu/ Uống vài chén chè cho đỡ mệt/Uống một vài chén rượu thì đi ngủ; hoặc: Bá
mè ơi/Chén rượu này uống chia đôi/Cùng uống để nhớ mãi không quên/Có điều gì sơ
xuất xin thông cảm/ Nên nói ra những điều hay điều tốt/ Để người khác còn dám
đến nơi
đây.
Hát giao duyên đối đáp tự
do
Mùa xuân đến. Trai, gái dân tộc
Nùng náo nức trẩy hội, hát Sli để kết giao bè bạn hoặc tìm người yêu. Khắp các
ngả đường vào chợ, trên các đồi sim, đồi cây bay bổng ngân nga tiếng Sli hòa
quyện cùng gió xuân. Nhiều người đã có gia đình cũng tham gia chỉ vì mê tiếng
hát của ai đó hoặc gặp lại người yêu cũ làm cho hội hát thêm đa dạng, phong phú
sắc màu tình
cảm.
Sli giao duyên đối đáp nam nữ do 2
đôi trai gái thể hiện, nhưng số người tham gia mỗi bên có thể lên đến hàng chục
người. Hát ở chợ tình không có bài cụ thể mà mang tính ngẫu hứng, hát đến đâu
ứng tác đến đó nên người hát không chỉ có giọng trong vang, thánh thót mà còn
phải có tài sáng tác, ứng khẩu để theo kịp diễn tiến của cuộc hát đối
đáp.
Khi hát, mỗi bên đều phải hát 2 câu
liên tục hoặc một đoạn ngắn, dài khác nhau. Độ dài phụ thuộc vào nội dung, nhưng
thường có 4 hoặc 6 câu. Mở đầu cuộc hát là những lời chào hỏi, gọi nhau, rủ nhau
cùng hát.
Lúc đầu là chào hỏi, nhưng khi cuộc
hát thực sự bắt đầu thì câu chuyện của từng đôi, từng tốp chỉ xoay quanh chủ đề
tình yêu. Kết thúc cũng là lúc từng tốp nam nữ tách ra tìm hiểu và thổ lộ tình
yêu với nhau. Cái hay của Sli đối đáp là ở chỗ ứng khẩu ngẫu hứng, nhưng bằng
chất liệu phong phú của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà lời ca chứa đầy nỗi
niềm tâm sự và thấm đẫm chất trữ tình, theo dòng cảm xúc của tình yêu đôi lứa.
Với hình thức đối đáp, đòi hỏi sự ứng tác tức thời, người ta đánh giá được sự
thông minh, nhạy bén và cung bậc tình cảm của bạn hát, thông qua việc bạn hát sử
dụng ngôn ngữ, hình ảnh so sánh đầy chất gợi
hình.
Chàng trai: Đến đây ta có đôi lời
tâm sự/ Nhưng lại sợ đem phiền cho
bạn
Cô gái: Tuy khó nói nhưng hãy cùng
tâm sự/ Như mạ gặp nước như lúa gặp
mây
Chàng trai: Trông nàng vừa đẹp lại
vừa xinh/Quả ngon lòng ngậm ngùi nhớ
mãi
Cô gái: Rừng xanh xuất hiện đôi
măng trúc/ Ruộng tốt xuất hiện bông lúa vàng
Cũng giống như hát ví ở đồng bằng
Bắc Bộ vừa kín đáo, vừa mang tính dò hỏi, gợi mở nhằm tìm cho mình một cơ hội để
kết ngãi trăm năm, người Nùng cũng ý tứ, thăm dò rất ý
nhị:
Nam: Rau cải trong vườn rau cải
non/ Đã có người nào định hái
chưa.
Nữ: Rau cải trong vườn rau cải cây/
Người nào ăn được thì sẽ ăn.
Từ những buổi hát ấy, biết bao đôi
trai gái đã yêu nhau và hạnh phúc đến trọn đời. Đối với những cặp đôi lỡ dở,
người Nùng Phàn Slình chẳng bao giờ trách nhau, chỉ ngậm ngùi li biệt và coi
nhau như tri kỷ. Những dịp lễ hội hay chợ tình là cơ hội để họ gặp lại, tâm sự,
thăm hỏi nhau qua làn điệu Sli vừa mang tính nghệ thuật, vừa thấm đẫm chất nhân
văn. Những buổi hát ấy như làn gió mát xua đi sự éo le của số phận. Sau những
cuộc hát, họ thương quý nhau hơn, có nhiều bạn bè hơn, lạc quan, yêu đời hơn,
tin tưởng vượt lên khó khăn trong cuộc
sống.
Trong dân ca Sli, hai nhân vật đối
đáp không chỉ là chàng trai, cô gái mà còn được hiểu là giữa chủ và khách. Điều
này thể hiện rõ nhất ở hình thái giao lưu đêm dài được diễn ra vào buổi tối và
ban đêm mùa xuân ở một làng nào đó. Chủ không chỉ là chủ nhà, mà là cộng đồng
dân bản sở tại, còn khách là những người ở bản khác, xã, huyện khác thậm chí
tỉnh khác ở trọ hoặc ghé thăm. Nếu Sli giao duyên đối đáp không có bài cụ thể
thì ở hình thái này có bài cụ thể và được hát theo 3 trình tự rõ ràng. Theo các
nghệ nhân hát Sli ở Lạng Sơn, hình thái này có khoảng 500 bài. Nội dung bài hát
phong phú mang tính tổng hợp: chào hỏi, chúc tụng; tình yêu, cuộc sống hàng
ngày, truyện cổ tích, tình yêu quê hương đất nước... Cuộc hát có thể kéo dài 1
đêm và nhiều nhất là 3 đêm. Đây là hình thức vừa mang tính giao lưu kết bạn, vừa
là cuộc so tài. Cố vấn của cuộc hát là các già làng tài năng, kinh nghiệm, có
khả năng phân tích đúng, sai, hay, dở cho mỗi
đội.
Người Nùng nói chung và người Nùng
Phàn Slình nói riêng rất thích hát và nghe hát Sli. Bằng ngôn ngữ trí tuệ, giàu
hình ảnh, tình yêu mênh mông, Sli không chỉ miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, khỏe khoắn,
tỏa ánh sáng diệu kỳ, tươi mới của thiên nhiên, quê hương, đất nước mà còn “ca
ngợi những con người đẹp như những bông hoa và tự do như những cánh chim bay”.
Đáp ứng yêu cầu của thời đại, không dừng lại ở góc độ truyền thống, các nghệ
nhân Sli đã cố gắng sáng tác thêm nhiều bài mới với nội dung phong phú: Ca ngợi
Đảng; Lãnh tụ; anh hùng dân tộc, quê hương đất nước; chống tệ nạn xã
hội...
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo ngành Văn hóa có chiến lược bảo tồn và
phát huy vốn văn hóa quý báu, trong đó có nghệ thuật dân gian Sli đặc sắc của
người Nùng nói chung, người Nùng Phàn Slình nói riêng. Tuy vậy, thế hệ nghệ nhân
hát, hiểu sâu sắc và tâm huyết với Sli phần nhiều tuổi đã cao, lớp trẻ ít mặn mà
với văn hóa truyền thống, dẫn đến nguy cơ mai một văn hóa dân
tộc.
“Để giữ hồn cho dân tộc Nùng” (lời
bà Hà Mai Ven- Nghệ nhân hát Sli tỉnh Lạng Sơn), cần tuyên truyền, vận động,
biên soạn giáo trình mở các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ, vì đây là lớp người
kế cận lưu giữ và phát huy các làn điệu
Sli.
Tài liệu tham
khảo:
- Vi Hồng (2001), sưu tầm, biên
soạn, “Thì thầm dân ca nghi lễ”. NXB Văn hóa dân
tộc.
- Vũ Ngọc Phan (2004), “Tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam”, NXB Văn học.
Phan Thị Hiên Thu
Người Nùng mượn từ các hiện tượng
tự nhiên: mây, gió, ngày, giờ, tháng, năm, trăng, sao… đến các hiện tượng xã hội
làm đề tài để làm thơ (Sli). Người Nùng dùng Sli để chỉ toàn bộ dân ca trữ tình
của họ, tương tự người Tày dùng từ Then để chỉ hầu như toàn bộ dân ca của mình.
Điểm độc đáo là hát Sli không cần nhạc cụ,
vũ
điệu, người ta có thể hát bất kỳ chỗ nào, lúc nào, miễn là có đối tượng để hát
đối, hát cùng hoặc là đối tượng được hướng tới để hát. Hát Sli có thể diễn ra
ngoài trời hoặc trong nhà. Một cuộc hát Sli thường tổ chức hát đối đáp giữa chủ
và khách; có thể hát trong nhiều đêm, mỗi bên ít nhất có 2 người hát. Người Nùng
rất mê hát Sli. Tục ngữ Nùng có câu: “Đêm ốm dài, đêm Sli
ngắn”.
Sli giống thể loại hát ví của đồng
bằng Bắc bộ, hát giao duyên của quan họ Bắc Ninh; lúc tiễn biệt, lời hát rất du
dương, tình tứ: Đôi ta Sli hát đến tàn canh/ Cùng nhau Sli hát đến lòng
thành/ Sáng ra tạm biệt đi mỗi ngả/ Yêu em tan nát cả lòng
anh.
Các làn điệu Sli ở mỗi nhóm người
của dân tộc Nùng có nét độc đáo riêng. Người Nùng Cháo có Sli Slình Làng; người
Nùng Giang có Sli Giang; người Nùng Phàn Slình có nhì hau, soong hàu còn gọi là
Sli Nùng Phàn Slình... Cũng như Sli của các nhóm Nùng khác, Sli Nùng Phàn Slình
có không gian diễn xướng rất phong phú: hát trong lao động; hát trong nghi lễ và
các phiên chợ; hát trong sinh hoạt gia đình và các cuộc rượu... Mỗi không gian
diễn xướng có các hình thức khác nhau. Trong phạm vi bài viết sẽ làm rõ hình
thức hát trong đám cưới và hát giao duyên đối đáp của Sli Nùng Phàn Slình ở tỉnh
Lạng Sơn.
Hát trong đám cưới
Theo quy định, chỉ có phù dâu, phù
rể mới được hát trong đám cưới. Vì vậy, ngoài những ưu điểm về ngoại hình, phù
dâu, phù rể phải hát hay và thuộc nhiều bài hát để giành phần thắng khi đối đáp.
Chính vì vậy, các ông mối, bá mè đại diện nhà trai, nhà gái tham dự cuộc hát đối
đáp giữa hai họ; con trai, con gái Nùng Phàn Slình đều tìm cách học các bài Sli,
Lượn để làm vốn. Đó cũng là môi trường để người Nùng nói chung, người Nùng Phàn
Slình nói riêng bảo tồn kho tàng văn học độc đáo và phong phú của dân
tộc.
Khi đoàn đón dâu đến, để chắn lối
đi, cổng nhà gái đặt sẵn chiếc ghế băng dài, một chiếc bàn nhỏ. Trên bàn đặt
chai rượu, ấm trà và 4 cái chén. Có người đợi ở đó và cuộc hát Sli đối đáp bắt
đầu. Nội dung bài hát là xin vào cửa, trao lễ, mời nước, mời rượu... nhà trai
muốn vào đón dâu phải thắng nhà gái trong đối đáp. Nếu cuộc hát diễn ra quá lâu,
nhà trai không hát được, phải xin chịu thua, nhà gái mới cho
vào.
Vào đến cửa, phù rể lại hát một
bài hỏi thăm mọi người và khi muốn làm bất kỳ việc gì cũng phải hát để xin phép.
Hát Sli tiếp tục được tiến hành trên đường rước dâu cho đến khi về đến nhà trai.
Đêm là khoảng thời gian hát dành cho thanh niên nam, nữ, tập trung vào chủ đề
tình yêu đôi lứa. Cuộc hát cứ thế diễn ra đến khi đám cưới kết
thúc.
Qua từ ngữ, hình ảnh, giai điệu,
lời ca của Sli thể hiện lời chào hỏi ân tình, chứa chan tình cảm tốt đẹp giữa 2
họ bằng nhiều hình ảnh sinh động, “phần nhiều tươi vui và lịch thiệp trang nhã”,
mong sự cảm thông và lượng thứ: Tới mệt thì uống nước chè/ Tới mệt thì uống
rượu/ Uống vài chén chè cho đỡ mệt/Uống một vài chén rượu thì đi ngủ; hoặc: Bá
mè ơi/Chén rượu này uống chia đôi/Cùng uống để nhớ mãi không quên/Có điều gì sơ
xuất xin thông cảm/ Nên nói ra những điều hay điều tốt/ Để người khác còn dám
đến nơi
đây.
Hát giao duyên đối đáp tự
do
Mùa xuân đến. Trai, gái dân tộc
Nùng náo nức trẩy hội, hát Sli để kết giao bè bạn hoặc tìm người yêu. Khắp các
ngả đường vào chợ, trên các đồi sim, đồi cây bay bổng ngân nga tiếng Sli hòa
quyện cùng gió xuân. Nhiều người đã có gia đình cũng tham gia chỉ vì mê tiếng
hát của ai đó hoặc gặp lại người yêu cũ làm cho hội hát thêm đa dạng, phong phú
sắc màu tình
cảm.
Sli giao duyên đối đáp nam nữ do 2
đôi trai gái thể hiện, nhưng số người tham gia mỗi bên có thể lên đến hàng chục
người. Hát ở chợ tình không có bài cụ thể mà mang tính ngẫu hứng, hát đến đâu
ứng tác đến đó nên người hát không chỉ có giọng trong vang, thánh thót mà còn
phải có tài sáng tác, ứng khẩu để theo kịp diễn tiến của cuộc hát đối
đáp.
Khi hát, mỗi bên đều phải hát 2 câu
liên tục hoặc một đoạn ngắn, dài khác nhau. Độ dài phụ thuộc vào nội dung, nhưng
thường có 4 hoặc 6 câu. Mở đầu cuộc hát là những lời chào hỏi, gọi nhau, rủ nhau
cùng hát.
Lúc đầu là chào hỏi, nhưng khi cuộc
hát thực sự bắt đầu thì câu chuyện của từng đôi, từng tốp chỉ xoay quanh chủ đề
tình yêu. Kết thúc cũng là lúc từng tốp nam nữ tách ra tìm hiểu và thổ lộ tình
yêu với nhau. Cái hay của Sli đối đáp là ở chỗ ứng khẩu ngẫu hứng, nhưng bằng
chất liệu phong phú của các hiện tượng tự nhiên, xã hội mà lời ca chứa đầy nỗi
niềm tâm sự và thấm đẫm chất trữ tình, theo dòng cảm xúc của tình yêu đôi lứa.
Với hình thức đối đáp, đòi hỏi sự ứng tác tức thời, người ta đánh giá được sự
thông minh, nhạy bén và cung bậc tình cảm của bạn hát, thông qua việc bạn hát sử
dụng ngôn ngữ, hình ảnh so sánh đầy chất gợi
hình.
Chàng trai: Đến đây ta có đôi lời
tâm sự/ Nhưng lại sợ đem phiền cho
bạn
Cô gái: Tuy khó nói nhưng hãy cùng
tâm sự/ Như mạ gặp nước như lúa gặp
mây
Chàng trai: Trông nàng vừa đẹp lại
vừa xinh/Quả ngon lòng ngậm ngùi nhớ
mãi
Cô gái: Rừng xanh xuất hiện đôi
măng trúc/ Ruộng tốt xuất hiện bông lúa vàng
Cũng giống như hát ví ở đồng bằng
Bắc Bộ vừa kín đáo, vừa mang tính dò hỏi, gợi mở nhằm tìm cho mình một cơ hội để
kết ngãi trăm năm, người Nùng cũng ý tứ, thăm dò rất ý
nhị:
Nam: Rau cải trong vườn rau cải
non/ Đã có người nào định hái
chưa.
Nữ: Rau cải trong vườn rau cải cây/
Người nào ăn được thì sẽ ăn.
Từ những buổi hát ấy, biết bao đôi
trai gái đã yêu nhau và hạnh phúc đến trọn đời. Đối với những cặp đôi lỡ dở,
người Nùng Phàn Slình chẳng bao giờ trách nhau, chỉ ngậm ngùi li biệt và coi
nhau như tri kỷ. Những dịp lễ hội hay chợ tình là cơ hội để họ gặp lại, tâm sự,
thăm hỏi nhau qua làn điệu Sli vừa mang tính nghệ thuật, vừa thấm đẫm chất nhân
văn. Những buổi hát ấy như làn gió mát xua đi sự éo le của số phận. Sau những
cuộc hát, họ thương quý nhau hơn, có nhiều bạn bè hơn, lạc quan, yêu đời hơn,
tin tưởng vượt lên khó khăn trong cuộc
sống.
Trong dân ca Sli, hai nhân vật đối
đáp không chỉ là chàng trai, cô gái mà còn được hiểu là giữa chủ và khách. Điều
này thể hiện rõ nhất ở hình thái giao lưu đêm dài được diễn ra vào buổi tối và
ban đêm mùa xuân ở một làng nào đó. Chủ không chỉ là chủ nhà, mà là cộng đồng
dân bản sở tại, còn khách là những người ở bản khác, xã, huyện khác thậm chí
tỉnh khác ở trọ hoặc ghé thăm. Nếu Sli giao duyên đối đáp không có bài cụ thể
thì ở hình thái này có bài cụ thể và được hát theo 3 trình tự rõ ràng. Theo các
nghệ nhân hát Sli ở Lạng Sơn, hình thái này có khoảng 500 bài. Nội dung bài hát
phong phú mang tính tổng hợp: chào hỏi, chúc tụng; tình yêu, cuộc sống hàng
ngày, truyện cổ tích, tình yêu quê hương đất nước... Cuộc hát có thể kéo dài 1
đêm và nhiều nhất là 3 đêm. Đây là hình thức vừa mang tính giao lưu kết bạn, vừa
là cuộc so tài. Cố vấn của cuộc hát là các già làng tài năng, kinh nghiệm, có
khả năng phân tích đúng, sai, hay, dở cho mỗi
đội.
Người Nùng nói chung và người Nùng
Phàn Slình nói riêng rất thích hát và nghe hát Sli. Bằng ngôn ngữ trí tuệ, giàu
hình ảnh, tình yêu mênh mông, Sli không chỉ miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, khỏe khoắn,
tỏa ánh sáng diệu kỳ, tươi mới của thiên nhiên, quê hương, đất nước mà còn “ca
ngợi những con người đẹp như những bông hoa và tự do như những cánh chim bay”.
Đáp ứng yêu cầu của thời đại, không dừng lại ở góc độ truyền thống, các nghệ
nhân Sli đã cố gắng sáng tác thêm nhiều bài mới với nội dung phong phú: Ca ngợi
Đảng; Lãnh tụ; anh hùng dân tộc, quê hương đất nước; chống tệ nạn xã
hội...
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo ngành Văn hóa có chiến lược bảo tồn và
phát huy vốn văn hóa quý báu, trong đó có nghệ thuật dân gian Sli đặc sắc của
người Nùng nói chung, người Nùng Phàn Slình nói riêng. Tuy vậy, thế hệ nghệ nhân
hát, hiểu sâu sắc và tâm huyết với Sli phần nhiều tuổi đã cao, lớp trẻ ít mặn mà
với văn hóa truyền thống, dẫn đến nguy cơ mai một văn hóa dân
tộc.
“Để giữ hồn cho dân tộc Nùng” (lời
bà Hà Mai Ven- Nghệ nhân hát Sli tỉnh Lạng Sơn), cần tuyên truyền, vận động,
biên soạn giáo trình mở các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ, vì đây là lớp người
kế cận lưu giữ và phát huy các làn điệu
Sli.
Tài liệu tham
khảo:
- Vi Hồng (2001), sưu tầm, biên
soạn, “Thì thầm dân ca nghi lễ”. NXB Văn hóa dân
tộc.
- Vũ Ngọc Phan (2004), “Tục ngữ, ca
dao, dân ca Việt Nam”, NXB Văn học.
Phan Thị Hiên
Thu