Đám cưới của người Dao đỏ Thôm Táu.
Nắng chan hòa tỏa xuống những mái nhà sàn.
Xa xa, thấp thoáng bóng dáng sơn nữ xinh tươi trong váy áo truyền thống khiến
khung cảnh ngày mới của bản người Dao thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu (Hàm Yên) hiện
lên thật nên thơ, trữ tình.
Giai điệu bản Dao
Thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu nằm nép mình dưới
chân núi Cham Chu, cách chân thác Mạ Héc chừng vài trăm mét. Bao năm qua, hơn 40
nóc nhà người Dao đỏ quần tụ tạo nên những giá trị văn hóa độc đáo. Ông Phượng
Quỳ Phẫu, một trong những người già nhất bản bảo, từ xưa đến nay phong tục tập
quán truyền thống của người Dao đỏ vẫn luôn được dân bản giữ gìn ngay từ nếp
sống sinh hoạt hàng ngày đến nghi thức cúng bái, cưới hỏi, ma chay… Bản có gần
200 nhân khẩu, từ trước đến nay những người biết hát Páo dung, thổi kèn Pí lè
luôn được trọng dụng. Ngày ngày bên sườn núi, giai điệu ấy lại được cất lên, lúc
thì nhẹ nhàng như tiếng suối bản Táu, lúc thì lảnh lót, rộn ràng tựa tiếng thác
Mạ Héc chảy ngày
đêm.
Ông Đặng Chạn Trìu năm nay ngoài 50 tuổi
được cả bản “phong” là nghệ nhân bởi khả năng thổi kèn Pí lè khá điêu luyện. Gặp
chúng tôi, ông cầm chiếc kèn Pí lè trên tay, khẽ thổi một giai điệu giao duyên
da diết. Thanh âm núi rừng hòa điệu nhịp nhàng cùng những ngón tay lướt nhẹ trên
thân kèn khiến người nghe như được đắm chìm trong không gian của đại ngàn. Tiếng
kèn của ông có mặt tại tất cả đám cưới, đám chay, lễ cầu mùa, lễ cấp sắc của
làng. Tại Liên hoan Câu lạc bộ đàn hát dân ca và gia đình văn nghệ toàn tỉnh,
Ngày hội Văn hóa dân tộc tại Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) giai điệu Pí lè cũng được
ông ngân vang làm say đắm bao du khách gần xa. Có thâm niên gần 40 năm, ông Trìu
thổi kèn thành thục 72 giai điệu, mỗi bản nhạc được cất lên tùy theo hoàn cảnh:
lúc rộn ràng tha thiết trong đám cưới, lúc ai oán, nỉ non trong đám tang, lúc
cao vút tự hào trong ngày trai làng làm lễ cấp sắc... Đối với người Dao nơi đây,
tiếng kèn tựa linh hồn, tựa tiếng nói của những vị thần trên
cao.
Ngọn nguồn sức sống ấy được hòa nhịp cùng
làn điệu Páo dung mà trai gái Thôm Táu ngày đêm vẫn say sưa hát: “Em bảo suốt
đời em vẫn đợi/Yêu anh hơn cả rừng yêu cây…”. Niềm vui của các già làng đó là
nhiều người trẻ trong bản biết hát Páo dung. Mỗi dịp lễ hội, bản làng lại rộn
ràng những khúc ca tình yêu. Những lời đối đáp ý nhị ấy có sức quyễn rũ lạ kỳ
khiến bao người không ai muốn về dù tiếng gà gáy báo canh ba, canh tư. Tiếng hát
như vượt thời gian, vượt cả không gian: “Em bay lên trời anh cũng đuổi/Em trốn
vào sao anh cũng tìm...”. Từ năm 15 tuổi, chị Bàn Thị Thủy đã thuộc làu những
câu hát, khiến nhiều người nể phục. Chị bảo, ở đây ai mà không biết hát thì xấu
hổ với bạn bè
lắm.
Ông Đặng Chạn Trìu và chiếc kèn Pí lè.
Các chàng trai, cô gái không ai bảo ai, đều
tìm cho mình một người dạy hát. Lên nương, xuống chợ học được câu hát nào hay và
giữ nó như một tài sản riêng của mình. Đến khi nam nữ tụ tập hát giao duyên, lời
ca đó được cất lên khiến mọi người vỗ tay tán thưởng, khen ngợi là hạnh phúc
lắm. Còn anh Triệu Văn Sịu được biết đến với giọng hát Páo dung trầm ấm, khỏe
khoắn, anh bảo: “Đi xem người ta hát, múa, nhiều lần vậy là tự khắc vào đầu mình
thôi. Đến năm 13 tuổi, tôi đã theo các chàng trai sang tận làng bên hát tìm bạn
rồi đấy...”. Chị Muông đưa ánh mắt sắc lẹm nhìn chồng rồi tủm tỉm cười khi nhớ
lại chuyện hai người gặp nhau trong đêm Páo dung ngày ấy. Thời gian như thoi
đưa, cả hai đã bước sang tuổi tứ tuần nhưng trong những dịp lễ làng, họ vẫn tình
tứ trong lời ca ý nhị, rất riêng của người Dao nơi đây: “Đôi mắt em trong ngần
như nước Mạ Héc/Nụ cười khiến anh lạc vào chốn rừng sâu/Tiếng hát du dương vọng
vào vách núi/ Rẽ lối đường rừng giúp anh vượt qua đỉnh Cham
Chu”.
Chuyện những người vượt
khó
Đến Thôm Táu chúng tôi không chỉ được hòa
mình vào làn điệu Páo dung và âm thanh tha thiết của kèn Pí lè mà còn được nghe
kể về những con người vượt khó vươn lên làm giàu ở mảnh đất
này.
Anh Đặng Văn Sỉnh là người duy nhất có cơ
thể lành lặn như bao người bình thường khác trong một gia đình có bố mẹ và anh
chị đều bị câm điếc bẩm sinh, ngờ ngệch, không có khả năng lao động. Tuổi thơ
của anh gắn bó với căn nhà lá tồi tàn, qua mỗi mùa mưa gió lại càng xơ xác thêm.
Lên 10 tuổi, Sỉnh trở thành lao động chính trong gia đình. Ngày ngày mò cua bắt
ốc, lên rừng đốn củi, làm thuê cuốc mướn để kiếm tiền đong gạo. Năm 15 tuổi, bố
anh ra đi trong một cơn bạo bệnh để lại người mẹ già và hai anh chị tàn tật. Bao
gánh nặng cuộc đời cứ đè chặt lên vai, Sình như già trước tuổi. Ước mơ được bù
đắp người thân những thiệt thòi, thiếu thốn khiến Sỉnh có thêm động lực sống và
vươn lên. Sống trên mảnh đất của những vựa cam ngon nổi tiếng ý tưởng làm giàu
từ cây cam cũng là điều dễ
hiểu.
Phụ nữ dân tộc Dao đỏ.
Sau thời gian tìm hiểu học hỏi kiến thức
của những hộ trồng cam có kinh nghiệm, anh vay ngân hàng 10 triệu đồng để làm
vốn và bắt tay vào làm kinh tế. Ngày qua ngày, một mình anh vật lộn với những
khu đồi: Dọn thực bì, thu gom lau sậy đốt thành tro tãi cho đất đai màu mỡ. Anh
cứ chăm chỉ như một con ong hút mật: Khai hoang gần 3 ha đất, hạ thổ hàng trăm
gốc cam, đợi ngày ra hoa kết trái... Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, đất
không phụ công người giờ đây anh đã có vườn cam sai quả với mức thu nhập hơn 200
triệu đồng/năm. Gia đình Sỉnh trở thành hộ khá giả trong thôn, căn nhà bằng gỗ 3
gian được đánh véc ni sáng bóng là món quà mà anh dành tặng cho mẹ và anh chị
của mình.
Bắt đầu cuộc sống từ hai bàn tay trắng,
trải qua biết bao gian nan trên con đường lập nghiệp, vợ chồng anh chị Phường
Văn Nải - Đặng Thị Khế trở thành tấm gương về nghị lực, ý chí vươn lên của người
dân bản Dao. Ra ở riêng từ năm 1990, cuộc sống vô cùng chật vật, cơm không đủ
ăn, gia đình anh phải sống trong một túp lều nhỏ. Không tiền, đất canh tác lại
ít, vay được ít vốn từ bạn bè, anh đầu tư vào trồng 2 ha cam. Anh nhớ lại, 300
gốc cam được hạ thổ mong chờ ngày thu hái, có tiền đong gạo nuôi vợ nuôi con.
Thế nhưng hàng trăm gốc cam vừa mới vươn cành nảy lộc đã bị sâu bệnh phá hoại,
còi cọc.
Ba năm trời, mặc cho người trồng chăm bón
cam nhưng lời lãi chẳng được bao nhiêu, không đủ tiền trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con,
thế là nhà vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Vừa lo miếng cơm manh áo vừa lo trả
tiền lãi, vợ chồng anh chăm chỉ đi làm thuê mong kiếm thêm thu nhập, lúc thì
nhận chăm sóc cam lúc thì hái cam, gánh cam… vừa làm vừa tích góp kinh nghiệm.
Phải đến hai năm sau, anh mới có tiền mua thêm cây giống, đầu tư phân bón trồng
cam. Thấm thoát, cả khu đồi đã được điểm tô bởi màu trắng của hoa cam, những quả
nhỏ xíu bằng đầu ngón tay dần xuất hiện. Thế nhưng đôi khi ông trời cũng muốn
thử lòng kiên trì của con người, một trận mưa đá đổ xuống đúng lúc cây đang độ
quả, thế là thành công
cốc...
Anh buồn bã khi nhìn đồi cam xơ xác như bị
quái vật quật ngã, hình ảnh về đồi cam sai trĩu quả nhạt nhòa trước mắt. Khó
khăn chồng chất khó khăn nhưng hoàn cảnh không bao giờ khuất phục những người có
lòng quyết tâm. Năm 2009, cơ hội đến với anh khi có người muốn bán một vườn rộng
2 ha và đã có 400 gốc cam trồng sẵn, anh quyết định mua mặc cho sự ngăn cản của
nhiều người. Thuyết phục bố mẹ, thuyết phục bạn bè, chạy vạy vay mượn, gom góp
mãi cũng đủ tiền mua mảnh vườn. May mắn thực sự đến, cuối năm thu hoạch, cam
được giá gấp đôi, 6.000 đồng/kg. Vụ đầu tiên thắng lợi thu hoạch được 6 tấn,
tính ra là được gần 40 triệu đồng. Có chút vốn giắt lưng, anh đầu tư trồng thêm
800 gốc cam, thấm thoắt khu đồi rộng 3 ha đã được phủ lên màu xanh của cây cam.
Giờ đây, cuộc sống gia đình anh khá giả hơn trước, mức thu nhập 300 triệu
đồng/năm từ đồi cam. Mọi tiện nghi từ xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt đều được
vợ chồng anh mua sắm đầy
đủ.
Thôm Táu hôm nay đang vươn mình, những đồi
cam tốt tươi như phủ xanh khắp bản làng mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Năm 2012, bản còn 11 hộ nghèo, nay chỉ còn 8 hộ; thôn hiện có hơn 10 hộ mức thu
nhập 100 triệu đồng/năm trở lên. Sau những cơn mưa xuân lất phất, cây rừng Cham
Chu vươn những chồi non xanh biêng biếc. Chia tay Thôm Táu, từ xa xa vẫn còn
vang vọng tiếng thác Mạ Héc. Âm thanh ngày đêm của rừng già hòa nhịp cùng tiếng
hát Páo dung tạo nên một bản giao hưởng cuộc sống mang về ấm no, bình
yên.
Giang Lam
Đám cưới của người Dao đỏ Thôm Táu.
Nắng chan hòa tỏa xuống những mái nhà sàn.
Xa xa, thấp thoáng bóng dáng sơn nữ xinh tươi trong váy áo truyền thống khiến
khung cảnh ngày mới của bản người Dao thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu (Hàm Yên) hiện
lên thật nên thơ, trữ
tình.
Giai điệu bản Dao
Thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu nằm nép mình dưới
chân núi Cham Chu, cách chân thác Mạ Héc chừng vài trăm mét. Bao năm qua, hơn 40
nóc nhà người Dao đỏ quần tụ tạo nên những giá trị văn hóa độc đáo. Ông Phượng
Quỳ Phẫu, một trong những người già nhất bản bảo, từ xưa đến nay phong tục tập
quán truyền thống của người Dao đỏ vẫn luôn được dân bản giữ gìn ngay từ nếp
sống sinh hoạt hàng ngày đến nghi thức cúng bái, cưới hỏi, ma chay… Bản có gần
200 nhân khẩu, từ trước đến nay những người biết hát Páo dung, thổi kèn Pí lè
luôn được trọng dụng. Ngày ngày bên sườn núi, giai điệu ấy lại được cất lên, lúc
thì nhẹ nhàng như tiếng suối bản Táu, lúc thì lảnh lót, rộn ràng tựa tiếng thác
Mạ Héc chảy ngày
đêm.
Ông Đặng Chạn Trìu năm nay ngoài 50 tuổi
được cả bản “phong” là nghệ nhân bởi khả năng thổi kèn Pí lè khá điêu luyện. Gặp
chúng tôi, ông cầm chiếc kèn Pí lè trên tay, khẽ thổi một giai điệu giao duyên
da diết. Thanh âm núi rừng hòa điệu nhịp nhàng cùng những ngón tay lướt nhẹ trên
thân kèn khiến người nghe như được đắm chìm trong không gian của đại ngàn. Tiếng
kèn của ông có mặt tại tất cả đám cưới, đám chay, lễ cầu mùa, lễ cấp sắc của
làng. Tại Liên hoan Câu lạc bộ đàn hát dân ca và gia đình văn nghệ toàn tỉnh,
Ngày hội Văn hóa dân tộc tại Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) giai điệu Pí lè cũng được
ông ngân vang làm say đắm bao du khách gần xa. Có thâm niên gần 40 năm, ông Trìu
thổi kèn thành thục 72 giai điệu, mỗi bản nhạc được cất lên tùy theo hoàn cảnh:
lúc rộn ràng tha thiết trong đám cưới, lúc ai oán, nỉ non trong đám tang, lúc
cao vút tự hào trong ngày trai làng làm lễ cấp sắc... Đối với người Dao nơi đây,
tiếng kèn tựa linh hồn, tựa tiếng nói của những vị thần trên
cao.
Ngọn nguồn sức sống ấy được hòa nhịp cùng
làn điệu Páo dung mà trai gái Thôm Táu ngày đêm vẫn say sưa hát: “Em bảo suốt
đời em vẫn đợi/Yêu anh hơn cả rừng yêu cây…”. Niềm vui của các già làng đó là
nhiều người trẻ trong bản biết hát Páo dung. Mỗi dịp lễ hội, bản làng lại rộn
ràng những khúc ca tình yêu. Những lời đối đáp ý nhị ấy có sức quyễn rũ lạ kỳ
khiến bao người không ai muốn về dù tiếng gà gáy báo canh ba, canh tư. Tiếng hát
như vượt thời gian, vượt cả không gian: “Em bay lên trời anh cũng đuổi/Em trốn
vào sao anh cũng tìm...”. Từ năm 15 tuổi, chị Bàn Thị Thủy đã thuộc làu những
câu hát, khiến nhiều người nể phục. Chị bảo, ở đây ai mà không biết hát thì xấu
hổ với bạn bè
lắm.
Ông Đặng Chạn Trìu và chiếc kèn Pí lè.
Các chàng trai, cô gái không ai bảo ai, đều
tìm cho mình một người dạy hát. Lên nương, xuống chợ học được câu hát nào hay và
giữ nó như một tài sản riêng của mình. Đến khi nam nữ tụ tập hát giao duyên, lời
ca đó được cất lên khiến mọi người vỗ tay tán thưởng, khen ngợi là hạnh phúc
lắm. Còn anh Triệu Văn Sịu được biết đến với giọng hát Páo dung trầm ấm, khỏe
khoắn, anh bảo: “Đi xem người ta hát, múa, nhiều lần vậy là tự khắc vào đầu mình
thôi. Đến năm 13 tuổi, tôi đã theo các chàng trai sang tận làng bên hát tìm bạn
rồi đấy...”. Chị Muông đưa ánh mắt sắc lẹm nhìn chồng rồi tủm tỉm cười khi nhớ
lại chuyện hai người gặp nhau trong đêm Páo dung ngày ấy. Thời gian như thoi
đưa, cả hai đã bước sang tuổi tứ tuần nhưng trong những dịp lễ làng, họ vẫn tình
tứ trong lời ca ý nhị, rất riêng của người Dao nơi đây: “Đôi mắt em trong ngần
như nước Mạ Héc/Nụ cười khiến anh lạc vào chốn rừng sâu/Tiếng hát du dương vọng
vào vách núi/ Rẽ lối đường rừng giúp anh vượt qua đỉnh Cham
Chu”.
Chuyện những người vượt
khó
Đến Thôm Táu chúng tôi không chỉ được hòa
mình vào làn điệu Páo dung và âm thanh tha thiết của kèn Pí lè mà còn được nghe
kể về những con người vượt khó vươn lên làm giàu ở mảnh đất
này.
Anh Đặng Văn Sỉnh là người duy nhất có cơ
thể lành lặn như bao người bình thường khác trong một gia đình có bố mẹ và anh
chị đều bị câm điếc bẩm sinh, ngờ ngệch, không có khả năng lao động. Tuổi thơ
của anh gắn bó với căn nhà lá tồi tàn, qua mỗi mùa mưa gió lại càng xơ xác thêm.
Lên 10 tuổi, Sỉnh trở thành lao động chính trong gia đình. Ngày ngày mò cua bắt
ốc, lên rừng đốn củi, làm thuê cuốc mướn để kiếm tiền đong gạo. Năm 15 tuổi, bố
anh ra đi trong một cơn bạo bệnh để lại người mẹ già và hai anh chị tàn tật. Bao
gánh nặng cuộc đời cứ đè chặt lên vai, Sình như già trước tuổi. Ước mơ được bù
đắp người thân những thiệt thòi, thiếu thốn khiến Sỉnh có thêm động lực sống và
vươn lên. Sống trên mảnh đất của những vựa cam ngon nổi tiếng ý tưởng làm giàu
từ cây cam cũng là điều dễ
hiểu.
Phụ nữ dân tộc Dao đỏ.
Sau thời gian tìm hiểu học hỏi kiến thức
của những hộ trồng cam có kinh nghiệm, anh vay ngân hàng 10 triệu đồng để làm
vốn và bắt tay vào làm kinh tế. Ngày qua ngày, một mình anh vật lộn với những
khu đồi: Dọn thực bì, thu gom lau sậy đốt thành tro tãi cho đất đai màu mỡ. Anh
cứ chăm chỉ như một con ong hút mật: Khai hoang gần 3 ha đất, hạ thổ hàng trăm
gốc cam, đợi ngày ra hoa kết trái... Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, đất
không phụ công người giờ đây anh đã có vườn cam sai quả với mức thu nhập hơn 200
triệu đồng/năm. Gia đình Sỉnh trở thành hộ khá giả trong thôn, căn nhà bằng gỗ 3
gian được đánh véc ni sáng bóng là món quà mà anh dành tặng cho mẹ và anh chị
của mình.
Bắt đầu cuộc sống từ hai bàn tay trắng,
trải qua biết bao gian nan trên con đường lập nghiệp, vợ chồng anh chị Phường
Văn Nải - Đặng Thị Khế trở thành tấm gương về nghị lực, ý chí vươn lên của người
dân bản Dao. Ra ở riêng từ năm 1990, cuộc sống vô cùng chật vật, cơm không đủ
ăn, gia đình anh phải sống trong một túp lều nhỏ. Không tiền, đất canh tác lại
ít, vay được ít vốn từ bạn bè, anh đầu tư vào trồng 2 ha cam. Anh nhớ lại, 300
gốc cam được hạ thổ mong chờ ngày thu hái, có tiền đong gạo nuôi vợ nuôi con.
Thế nhưng hàng trăm gốc cam vừa mới vươn cành nảy lộc đã bị sâu bệnh phá hoại,
còi cọc.
Ba năm trời, mặc cho người trồng chăm bón
cam nhưng lời lãi chẳng được bao nhiêu, không đủ tiền trả nợ, lãi mẹ đẻ lãi con,
thế là nhà vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Vừa lo miếng cơm manh áo vừa lo trả
tiền lãi, vợ chồng anh chăm chỉ đi làm thuê mong kiếm thêm thu nhập, lúc thì
nhận chăm sóc cam lúc thì hái cam, gánh cam… vừa làm vừa tích góp kinh nghiệm.
Phải đến hai năm sau, anh mới có tiền mua thêm cây giống, đầu tư phân bón trồng
cam. Thấm thoát, cả khu đồi đã được điểm tô bởi màu trắng của hoa cam, những quả
nhỏ xíu bằng đầu ngón tay dần xuất hiện. Thế nhưng đôi khi ông trời cũng muốn
thử lòng kiên trì của con người, một trận mưa đá đổ xuống đúng lúc cây đang độ
quả, thế là thành công
cốc...
Anh buồn bã khi nhìn đồi cam xơ xác như bị
quái vật quật ngã, hình ảnh về đồi cam sai trĩu quả nhạt nhòa trước mắt. Khó
khăn chồng chất khó khăn nhưng hoàn cảnh không bao giờ khuất phục những người có
lòng quyết tâm. Năm 2009, cơ hội đến với anh khi có người muốn bán một vườn rộng
2 ha và đã có 400 gốc cam trồng sẵn, anh quyết định mua mặc cho sự ngăn cản của
nhiều người. Thuyết phục bố mẹ, thuyết phục bạn bè, chạy vạy vay mượn, gom góp
mãi cũng đủ tiền mua mảnh vườn. May mắn thực sự đến, cuối năm thu hoạch, cam
được giá gấp đôi, 6.000 đồng/kg. Vụ đầu tiên thắng lợi thu hoạch được 6 tấn,
tính ra là được gần 40 triệu đồng. Có chút vốn giắt lưng, anh đầu tư trồng thêm
800 gốc cam, thấm thoắt khu đồi rộng 3 ha đã được phủ lên màu xanh của cây cam.
Giờ đây, cuộc sống gia đình anh khá giả hơn trước, mức thu nhập 300 triệu
đồng/năm từ đồi cam. Mọi tiện nghi từ xe máy, ti vi, tủ lạnh, máy giặt đều được
vợ chồng anh mua sắm đầy
đủ.
Thôm Táu hôm nay đang vươn mình, những đồi
cam tốt tươi như phủ xanh khắp bản làng mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Năm 2012, bản còn 11 hộ nghèo, nay chỉ còn 8 hộ; thôn hiện có hơn 10 hộ mức thu
nhập 100 triệu đồng/năm trở lên. Sau những cơn mưa xuân lất phất, cây rừng Cham
Chu vươn những chồi non xanh biêng biếc. Chia tay Thôm Táu, từ xa xa vẫn còn
vang vọng tiếng thác Mạ Héc. Âm thanh ngày đêm của rừng già hòa nhịp cùng tiếng
hát Páo dung tạo nên một bản giao hưởng cuộc sống mang về ấm no, bình
yên.
Giang Lam