Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình
một bản sắc riêng. Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn
ngữ… đồng bào Tày đã có một kho tàng văn hóa truyền thống. Đặc biệt, trang phục
truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và
độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các miền đất.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm
từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như
không có hoa văn trang trí. Không ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Tày
có từ bao giờ, mà chỉ biết những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu đã
nổi tiếng với những hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ, mang đậm sắc thái dân tộc. Nguyên
liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu. Tuy nhiên,
do giá tơ tằm đắt nên ngày nay người dệt thổ cẩm dùng len có chi phí thấp hơn để
thay thế. Quy trình dệt thổ cẩm hoàn toàn thủ công và chính đôi tay khéo léo và
sự nhẫn nại của người phụ nữ Tày mà những tấm thổ cẩm nên hình nên dạng vô cùng
đặc sắc. Từ những tấm thổ cẩm tự tạo ấy người phụ nữ Tày may thành mặt chăn, mặt
địu, khăn trải giường và nhất là những bộ trang phục đặc sắc của dân
tộc.
TRANG PHỤC NAM
GIỚI
Trang phục nam giới người Tày có quần chân
què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo
dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối. Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4
thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và
có hai túi nhỏ ở phía
trước.
Vào những ngày hội hè người ta mặc áo cánh
trắng ở trong có lẽ vì vậy mà người Tày còn được gọi là người áo trắng để phân
biệt với người Nùng thường chỉ mặc áo chàm. Ngoài ra, đàn ông Tày còn mặc thêm
loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm
bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa
phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc
ngoài. Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) quấn trên đầu theo lối chữ
nhân.
TRANG PHỤC NỮ
GIỚI
Trang phục nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm
thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng
những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng
nhất là với thanh nữ. Cũng như nam giới, phụ nữ Tày thường mặc thêm chiếc áo
trắng ở bên trong vào những ngày lễ
tết.
Trước đây phụ nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây
phổ biến mặc quần; nguyên tắc cắt may giống nam giới nhưng kích thước có phần
hẹp hơn. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống
kiểu mỏ quạ của người
Kinh.
Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày
còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản
song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Có
nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông. Quan trọng nhất là vòng cổ của
người phụ nữ. Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống
1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền
chàm.
Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục
Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như
lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nếu như nhiều dân tộc dùng màu
chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục thì người Tày hầu
như chỉ dùng các màu ngũ sắc để trang trí hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ
cẩm.
Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn
phổ biến nhất là trong các ngày lễ cổ truyền, nhưng áo cánh, áo sơ mi vẫn được
nhiều thanh niên mặc, còn trong ngày thường, họ mặc trang phục gần như người
Kinh.
Minh Thắng
Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình
một bản sắc riêng. Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn
ngữ… đồng bào Tày đã có một kho tàng văn hóa truyền thống. Đặc biệt, trang phục
truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và
độc đáo của dân tộc Tày ở khắp các miền đất.
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm
từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như
không có hoa văn trang trí. Không ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Tày
có từ bao giờ, mà chỉ biết những tấm vải thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu đã
nổi tiếng với những hoa văn đẹp mắt, sặc sỡ, mang đậm sắc thái dân tộc. Nguyên
liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu. Tuy nhiên,
do giá tơ tằm đắt nên ngày nay người dệt thổ cẩm dùng len có chi phí thấp hơn để
thay thế. Quy trình dệt thổ cẩm hoàn toàn thủ công và chính đôi tay khéo léo và
sự nhẫn nại của người phụ nữ Tày mà những tấm thổ cẩm nên hình nên dạng vô cùng
đặc sắc. Từ những tấm thổ cẩm tự tạo ấy người phụ nữ Tày may thành mặt chăn, mặt
địu, khăn trải giường và nhất là những bộ trang phục đặc sắc của dân
tộc.
TRANG PHỤC NAM
GIỚI
Trang phục nam giới người Tày có quần chân
què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo
dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối. Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4
thân, đây là loại áo xẻ ngực, cổ tròn cao, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và
có hai túi nhỏ ở phía
trước.
Vào những ngày hội hè người ta mặc áo cánh
trắng ở trong có lẽ vì vậy mà người Tày còn được gọi là người áo trắng để phân
biệt với người Nùng thường chỉ mặc áo chàm. Ngoài ra, đàn ông Tày còn mặc thêm
loại áo dài 5 thân xẻ nách phải, đơm cúc vải hay cúc đồng. Quần (khóa) cũng làm
bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiễu quần đũng chéo, độ choãng vừa
phải dài tới mắt cá chân. Quần có cạp rộng không luồn rút, khi mặc có dây buộc
ngoài. Khăn đội đầu màu chàm (30cm x 200cm) quấn trên đầu theo lối chữ
nhân.
TRANG PHỤC NỮ
GIỚI
Trang phục nữ giới gồm áo cánh, áo dài năm
thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng
những tấm vải chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng
nhất là với thanh nữ. Cũng như nam giới, phụ nữ Tày thường mặc thêm chiếc áo
trắng ở bên trong vào những ngày lễ
tết.
Trước đây phụ nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây
phổ biến mặc quần; nguyên tắc cắt may giống nam giới nhưng kích thước có phần
hẹp hơn. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống
kiểu mỏ quạ của người
Kinh.
Tôn lên vẻ đẹp của váy, áo của phụ nữ Tày
còn nhờ vào sự độc đáo của những bộ trang sức. Trang sức phụ nữ Tày đơn giản
song có đủ các chủng loại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích... Có
nơi còn đeo túi vải, túi đựng trầu bên hông. Quan trọng nhất là vòng cổ của
người phụ nữ. Đó là một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ, vòng rộng xuống
1/4 ngực làm cho cơ thể cân đối và màu trắng của vòng bạc nổi bật trên nền
chàm.
Cái độc đáo đáng quan tâm của trang phục
Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ cũng như
lối mặc áo lót trắng bên trong áo ngoài màu chàm. Nếu như nhiều dân tộc dùng màu
chàm nhưng còn gia công trang trí các màu khác trên trang phục thì người Tày hầu
như chỉ dùng các màu ngũ sắc để trang trí hoa văn mặt chăn hay các tấm thổ
cẩm.
Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn
phổ biến nhất là trong các ngày lễ cổ truyền, nhưng áo cánh, áo sơ mi vẫn được
nhiều thanh niên mặc, còn trong ngày thường, họ mặc trang phục gần như người
Kinh.
Minh Thắng