Người Dao Thanh Y Quảng Ninh.
Người Dao ở Quảng Ninh có hai nhánh: Dao Thanh Phán và
Dao Thanh Y, trong đo người Dao Thanh Y chủ yếu cư trú tại Hoành Bồ, Tiên Yên,
Hải Hà, Bình Liêu với các giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một bởi nhiều
yếu tố.
Bằng Cả, Hoành Bồ là một xã trung du miền núi, có 5 dân
tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người Dao Thanh Y chiếm trên 97%. Những giá
trị văn hóa phi vật thể và vật thể của người Dao Thanh Y như: Hội
làng, lễ cấp sắc, hát giao duyên, thêu thùa, tục cưới hỏi, ma chay... được duy
trì và bảo tồn từ đời này sang đời khác. Các nghi lễ trong phong tục của
người Dao Thanh Y đã trở thành dấu ấn trong tiềm thức, là nét đẹp văn hóa tinh
thần không thể thiếu của mỗi người dân nơi đây và cũng là một nét sinh hoạt văn
hóa cộng đồng mang đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
Trong những năm vừa qua, xã Bằng Cả đã chú trọng làm tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa dân tộc. Các hủ tục như: Thách cưới, ma
chay diễn ra nhiều ngày đêm, hay các hủ tục mê tín dị đoan khác đã được xóa bỏ
và cải tiến cho phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước và điều kiện của từng gia đình. Nhằm góp phần xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xã Bằng Cả đã có chương trình, hành động cụ thể, chỉ đạo chi bộ thôn, Mặt trận Tổ
quốc và toàn thể nhân dân cùng thực hiện. UBND xã chỉ đạo phong trào toàn dân
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc của người Dao Thanh Y. Mở các lớp may thêu trang phục nam nữ của
người Dao Thanh Y, thành lập đội văn nghệ hát dân gian, lớp học
chữ Nôm Dao và hiện nay, các lớp này đã thu hút trên 100 người theo học, đa số là các bạn trẻ thuộc thế hệ con cháu người Dao Thanh
Y.
Từ bao đời nay, người Dao Thanh Y sinh sống
chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, kết hợp với trồng và khai thác rừng. Họ sống
thành từng bản, mỗi bản chừng vài chục đến vài trăm hộ. Cũng giống như các dân
tộc anh em khác, người Dao Thanh Y có đời sống văn hoá tinh thần rất phong phú.
Trong đó, lễ cấp sắc là một trong những nét văn hoá đặc sắc nhất mang hình thức
lễ hội dân gian. Đây là tục lệ mà tất cả đàn ông Dao Thanh Y đều phải trải qua.
Lễ cấp sắc là lễ đặt tên cúng cơm cho con trai. Sau khi đặt tên theo phong tục
của người Dao Thanh Y, người con trai có đầy đủ các quyền tham gia mọi sinh hoạt
của cộng
đồng.
Hiện nay, ngay tại các địa phương cũng đã
hình thành và phát triển mạnh phong trào xã hội các hoạt động văn hoá dân gian
trong lễ hội truyền thống. Người dân dưới sự hướng dẫn của chính quyền, tự đứng
ra tổ chức lễ hội truyền thống tạo thành những sân chơi văn hoá lành mạnh cho bà
con. Phong trào trình diễn các giá trị văn hoá dân gian: Dân ca, dân vũ, dân
nhạc và các trò chơi dân tộc truyền thống... từ chỗ chỉ là lẻ tẻ ở một vài
người, qua các lễ hội này đã phát triển rộng rãi hơn, có nơi thành phong trào
của toàn xã. Thực tế cho thấy, các lễ hội này không những là nơi giữ gìn và phát
huy bản sắc dân tộc của bà con mà thông qua đó, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp
của người dân tộc thiểu số cũng đã được khôi phục lại một cách rất tự nhiên và
được phát huy giá trị ngay trong cuộc sống. Tới đây, hoạt động bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa các dân tộc chắc chắn còn tiến xa hơn nữa khi chương trình xây
dựng nông thôn mới của tỉnh được hiện thực hoá, trong đó, chú trọng thúc đẩy
phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc Quảng
Ninh.
Khi vốn văn hóa các dân tộc, đặc biệt là
dân tộc Dao Thanh Y, đang dần mất đi, thì việc bảo tồn và phát huy, phục dựng
lại các giá trị văn hóa ấy trong cuộc sống đương đại là rất cần thiết. UBND tỉnh
Quảng Ninh đã đầu tư cho xã Bằng Cả xây dựng dự án Trung tâm Bảo tồn bản sắc văn
hóa tộc người Dao Thanh Y trên diện tích hơn 5,2 ha. Dự án này ngoài bảo tồn các
di sản văn hoá phi vật thể, như mở lớp truyền dạy kỹ năng thêu hoa văn trên
trang phục truyền thống, các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, trò chơi dân
gian... còn đầu tư các hạng mục công trình xây dựng nhằm tái hiện không gian
sinh hoạt của một bản người Dao Thanh Y để phục vụ du
lịch.
Hồng Nhung
Người Dao Thanh Y Quảng
Ninh.
Người Dao ở Quảng Ninh có hai nhánh: Dao Thanh Phán và
Dao Thanh Y, trong đo người Dao Thanh Y chủ yếu cư trú tại Hoành Bồ, Tiên Yên,
Hải Hà, Bình Liêu với các giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một bởi nhiều
yếu tố.
Bằng Cả, Hoành Bồ là một xã trung du miền núi, có 5 dân
tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người Dao Thanh Y chiếm trên 97%. Những giá
trị văn hóa phi vật thể và vật thể của người Dao Thanh Y như: Hội
làng, lễ cấp sắc, hát giao duyên, thêu thùa, tục cưới hỏi, ma chay... được duy
trì và bảo tồn từ đời này sang đời khác. Các nghi lễ trong phong tục của
người Dao Thanh Y đã trở thành dấu ấn trong tiềm thức, là nét đẹp văn hóa tinh
thần không thể thiếu của mỗi người dân nơi đây và cũng là một nét sinh hoạt văn
hóa cộng đồng mang đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
Trong những năm vừa qua, xã Bằng Cả đã chú trọng làm tốt
công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa dân tộc. Các hủ tục như: Thách cưới, ma
chay diễn ra nhiều ngày đêm, hay các hủ tục mê tín dị đoan khác đã được xóa bỏ
và cải tiến cho phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước và điều kiện của từng gia đình. Nhằm góp phần xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xã Bằng Cả đã có chương trình, hành động cụ thể, chỉ đạo chi bộ thôn, Mặt trận Tổ
quốc và toàn thể nhân dân cùng thực hiện. UBND xã chỉ đạo phong trào toàn dân
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với việc bảo tồn, phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc của người Dao Thanh Y. Mở các lớp may thêu trang phục nam nữ của
người Dao Thanh Y, thành lập đội văn nghệ hát dân gian, lớp học
chữ Nôm Dao và hiện nay, các lớp này đã thu hút trên 100 người theo học, đa số là các bạn trẻ thuộc thế hệ con cháu người Dao Thanh
Y.
Từ bao đời nay, người Dao Thanh Y sinh sống
chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, kết hợp với trồng và khai thác rừng. Họ sống
thành từng bản, mỗi bản chừng vài chục đến vài trăm hộ. Cũng giống như các dân
tộc anh em khác, người Dao Thanh Y có đời sống văn hoá tinh thần rất phong phú.
Trong đó, lễ cấp sắc là một trong những nét văn hoá đặc sắc nhất mang hình thức
lễ hội dân gian. Đây là tục lệ mà tất cả đàn ông Dao Thanh Y đều phải trải qua.
Lễ cấp sắc là lễ đặt tên cúng cơm cho con trai. Sau khi đặt tên theo phong tục
của người Dao Thanh Y, người con trai có đầy đủ các quyền tham gia mọi sinh hoạt
của cộng
đồng.
Hiện nay, ngay tại các địa phương cũng đã
hình thành và phát triển mạnh phong trào xã hội các hoạt động văn hoá dân gian
trong lễ hội truyền thống. Người dân dưới sự hướng dẫn của chính quyền, tự đứng
ra tổ chức lễ hội truyền thống tạo thành những sân chơi văn hoá lành mạnh cho bà
con. Phong trào trình diễn các giá trị văn hoá dân gian: Dân ca, dân vũ, dân
nhạc và các trò chơi dân tộc truyền thống... từ chỗ chỉ là lẻ tẻ ở một vài
người, qua các lễ hội này đã phát triển rộng rãi hơn, có nơi thành phong trào
của toàn xã. Thực tế cho thấy, các lễ hội này không những là nơi giữ gìn và phát
huy bản sắc dân tộc của bà con mà thông qua đó, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp
của người dân tộc thiểu số cũng đã được khôi phục lại một cách rất tự nhiên và
được phát huy giá trị ngay trong cuộc sống. Tới đây, hoạt động bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa các dân tộc chắc chắn còn tiến xa hơn nữa khi chương trình xây
dựng nông thôn mới của tỉnh được hiện thực hoá, trong đó, chú trọng thúc đẩy
phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc Quảng
Ninh.
Khi vốn văn hóa các dân tộc, đặc biệt là
dân tộc Dao Thanh Y, đang dần mất đi, thì việc bảo tồn và phát huy, phục dựng
lại các giá trị văn hóa ấy trong cuộc sống đương đại là rất cần thiết. UBND tỉnh
Quảng Ninh đã đầu tư cho xã Bằng Cả xây dựng dự án Trung tâm Bảo tồn bản sắc văn
hóa tộc người Dao Thanh Y trên diện tích hơn 5,2 ha. Dự án này ngoài bảo tồn các
di sản văn hoá phi vật thể, như mở lớp truyền dạy kỹ năng thêu hoa văn trên
trang phục truyền thống, các hình thức sinh hoạt nghệ thuật, trò chơi dân
gian... còn đầu tư các hạng mục công trình xây dựng nhằm tái hiện không gian
sinh hoạt của một bản người Dao Thanh Y để phục vụ du
lịch.
Hồng Nhung