Xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên - Lào Cai) có trên 900 gia
đình dân tộc Tày thì hiện nay vẫn còn đến 700 ngôi nhà sàn truyền thống. Nhà sàn
thể hiện nét độc đáo trong văn hoá kiến trúc dân tộc Tày, là thước
đo không chỉ đánh giá sự giàu có mà còn là căn cứ để xác định đâu là
người Tày cư trú lâu đời nhất vùng.
Nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện Bảo Yên,
Nghĩa Đô cách trung tâm Phố Ràng 30km theo trục quốc lộ 279, nơi đây có 6 dân
tộc cư trú gồm: Tày, Nùng, Kinh, Phù lá, Mông, Dao, trong đó dân tộc Tày là
những cư dân đến định cư sớm nhất, có dân số đông và văn hoá Tày cũng là văn
hoá chủ đạo, mang đặc trưng của vùng đất Nghĩa Đô. Không giống với phương cách
sống du canh du cư của nhiều dân tộc thiểu số khác, người Tày luôn có tư tưởng
ổn định về nơi ở, từ đó mới tính chuyện làm nương trồng ngô lúa. Từ quan niệm đó
đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hoá kiến trúc nhà sàn. Ngôi nhà sàn
không chỉ là nơi cư ngụ truyền đời của gia đình, dòng họ người Tày mà còn là cái
nôi diễn ra các sinh hoạt văn hoá truyền thống như tục trọc sàn leo cột của
những đôi nam nữ yêu nhau, các hình thức diễn xướng dân gian như hát giao duyên,
múa dệt cửi, nhặt trám, hát nôm Tày, là nới trú ngụ và thờ cúng tổ tiên,
v.v…
Nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn dân tộc
Tày - Nghĩa Đô trước hết thể hiện ở những kiểu nhà. Hiện nay kiến trúc nhà sàn
dân tộc Tày nơi đây tồn tại 4 kiểu khác nhau gồm: nhà Lều - là loại nhà có kết
cấu đơn giản và sơ khai nhất của người Tày; nhà Quan ma là loại nhà sàn thường
có 4 gian với đặc điểm cột được chôn sâu xuống đât, được biến thể từ kiểu nhà
lều nhằm bảo vệ con người và vật nuôi khỏi thú dữ; nhà Cai tư là kiểu nhà biến
thể tiếp của nhà Quan ma với đặc điểm thường có 5 gian (3 gian chính và 2 gian
trái), cột nhà được kê bằng đá tảng; Nhà Con thong là loại nhà phổ biến nhất
hiện nay. Ngôi nhà Con thong có tính năng vượt trội so với các kiểu nhà trước đó
là không phải dùng nhiều cột gỗ to mà chỉ dùng 8 cột chính và 16 cột quân, diện
tích sử dụng nhà rộng rãi hơn nhà Cai tư rất nhiều. Về kiểu dáng thì nhà Con
thong cơ bản vẫn giống như nhà Cai tư, nhưng có thêm một hành lang chạy dọc theo
sàn nhà, làm cho ngôi nhà bên cạnh sự vững chãi vẫn có vóc dáng mềm mại, có tính
thẩm mỹ
cao.
Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường
có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày. Khi đón khách
quý, chủ nhà phải xuống tận chân cầu thang chào mời khách lên nhà, khi khách lên
cầu thang chủ nhà cũng phải đi sau để bảo vệ và hướng dẫn cho
khách.
Nghệ thuật bài trí trong nhà sàn cũng mang
nhiều nét đặc trưng riêng cho văn hoá Tày - Nghĩa Đô. Nhà sàn người Tày thường
đặt 3 bếp: một bếp đặt ở gian chính giữa ngôi nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp
khách và là nơi giữ lửa cho tất cả các bếp khác cũng như sưởi ấm cho cả gia
đình; bếp thứ hai được đặt cạnh giường của người già với mục đích giữ ấm trong
mùa đông; bếp cuối cùng dùng để chế biến thức ăn, bếp này thường được dựng ở một
gian riêng. Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ ma bếp ở ngay góc bếp hoặc cắm ống
nhang vào bức vách thẳng khuôn bếp nhưng về vách phía sau gọi là “sỏi
lội”.
Một nét độc đáo nữa trong cấu trúc ngôi nhà
sàn người Tày nơi đây là phong tục dựng nhà theo thỏi (tức dòng dõi, nguồn gốc
xuất xứ). Điều này liên quan đến nguồn gốc của người Tày - Nghĩa Đô từ xa xưa
khi mới đến định cư sinh sống tại vùng đất này. Ông Ma Thanh Sợi - nghệ nhân dân
gian dân tộc Tày ở Nghĩa Đô cho biết: Theo truyền thuyết, xưa kia khi nhóm người
Tày từ phía Đông Bắc di cư đến đất Nghĩa Đô, họ muốn dừng lại để sinh sống nên
phải lần theo ngọn cây về ở dưới gốc cây, sau chặt phá cây làm lều lán, dựng nhà
cửa để ở. Về sau xây dựng thành thỏi, thỏi ấy có một tập quán là vào ngọn ở gốc.
Họ đặt ra một quy định là nhà ở chỉ có một cửa ra vào ở đầu cầu thang lên xuống.
Đi lên hết cầu thang bước vào cửa nhà, đi sâu vào trong nhà để ở. Từ đấy tất cả
vật liệu để làm nhà bằng tre, nứa, gỗ... đều lấy đầu ngọn quay về cửa ra vào
(vào ngọn, ở gốc). Những dân tộc khác đến sau cũng học cách là nhà sàn của dân
tộc Tày nhưng các vật liệu để làm nhà lại quay gốc ra phía cầu thang để phân
biệt mình là người đến sau. Đặc điểm này làm nên nét đặc trưng rất riêng biệt
trong văn hoá dựng nhà của người Tày – Nghĩa Đô so với các dân tộc
khác.
Trải qua sự phát triển hàng thế kỷ, người
Tày - Nghĩa Đô vẫn không ngừng sáng tạo để cải tiến ngôi nhà của mình sao cho nó
phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp
nhưng vẫn không quên gìn giữ những nét đặc trưng truyền thống. Chính điều này đã
tạo dựng nên một phong cách riêng của dân tộc Tày được thể hiện trước hết trong
nghệ thuật kiến trúc nhà sàn.
Hồng Hải
Xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên - Lào Cai) có trên 900 gia
đình dân tộc Tày thì hiện nay vẫn còn đến 700 ngôi nhà sàn truyền thống. Nhà sàn
thể hiện nét độc đáo trong văn hoá kiến trúc dân tộc Tày, là thước
đo không chỉ đánh giá sự giàu có mà còn là căn cứ để xác định đâu là
người Tày cư trú lâu đời nhất vùng.
Nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện Bảo Yên,
Nghĩa Đô cách trung tâm Phố Ràng 30km theo trục quốc lộ 279, nơi đây có 6 dân
tộc cư trú gồm: Tày, Nùng, Kinh, Phù lá, Mông, Dao, trong đó dân tộc Tày là
những cư dân đến định cư sớm nhất, có dân số đông và văn hoá Tày cũng là văn
hoá chủ đạo, mang đặc trưng của vùng đất Nghĩa Đô. Không giống với phương cách
sống du canh du cư của nhiều dân tộc thiểu số khác, người Tày luôn có tư tưởng
ổn định về nơi ở, từ đó mới tính chuyện làm nương trồng ngô lúa. Từ quan niệm đó
đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hoá kiến trúc nhà sàn. Ngôi nhà sàn
không chỉ là nơi cư ngụ truyền đời của gia đình, dòng họ người Tày mà còn là cái
nôi diễn ra các sinh hoạt văn hoá truyền thống như tục trọc sàn leo cột của
những đôi nam nữ yêu nhau, các hình thức diễn xướng dân gian như hát giao duyên,
múa dệt cửi, nhặt trám, hát nôm Tày, là nới trú ngụ và thờ cúng tổ tiên,
v.v…
Nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn dân tộc
Tày - Nghĩa Đô trước hết thể hiện ở những kiểu nhà. Hiện nay kiến trúc nhà sàn
dân tộc Tày nơi đây tồn tại 4 kiểu khác nhau gồm: nhà Lều - là loại nhà có kết
cấu đơn giản và sơ khai nhất của người Tày; nhà Quan ma là loại nhà sàn thường
có 4 gian với đặc điểm cột được chôn sâu xuống đât, được biến thể từ kiểu nhà
lều nhằm bảo vệ con người và vật nuôi khỏi thú dữ; nhà Cai tư là kiểu nhà biến
thể tiếp của nhà Quan ma với đặc điểm thường có 5 gian (3 gian chính và 2 gian
trái), cột nhà được kê bằng đá tảng; Nhà Con thong là loại nhà phổ biến nhất
hiện nay. Ngôi nhà Con thong có tính năng vượt trội so với các kiểu nhà trước đó
là không phải dùng nhiều cột gỗ to mà chỉ dùng 8 cột chính và 16 cột quân, diện
tích sử dụng nhà rộng rãi hơn nhà Cai tư rất nhiều. Về kiểu dáng thì nhà Con
thong cơ bản vẫn giống như nhà Cai tư, nhưng có thêm một hành lang chạy dọc theo
sàn nhà, làm cho ngôi nhà bên cạnh sự vững chãi vẫn có vóc dáng mềm mại, có tính
thẩm mỹ
cao.
Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường
có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày. Khi đón khách
quý, chủ nhà phải xuống tận chân cầu thang chào mời khách lên nhà, khi khách lên
cầu thang chủ nhà cũng phải đi sau để bảo vệ và hướng dẫn cho
khách.
Nghệ thuật bài trí trong nhà sàn cũng mang
nhiều nét đặc trưng riêng cho văn hoá Tày - Nghĩa Đô. Nhà sàn người Tày thường
đặt 3 bếp: một bếp đặt ở gian chính giữa ngôi nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp
khách và là nơi giữ lửa cho tất cả các bếp khác cũng như sưởi ấm cho cả gia
đình; bếp thứ hai được đặt cạnh giường của người già với mục đích giữ ấm trong
mùa đông; bếp cuối cùng dùng để chế biến thức ăn, bếp này thường được dựng ở một
gian riêng. Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ ma bếp ở ngay góc bếp hoặc cắm ống
nhang vào bức vách thẳng khuôn bếp nhưng về vách phía sau gọi là “sỏi
lội”.
Một nét độc đáo nữa trong cấu trúc ngôi nhà
sàn người Tày nơi đây là phong tục dựng nhà theo thỏi (tức dòng dõi, nguồn gốc
xuất xứ). Điều này liên quan đến nguồn gốc của người Tày - Nghĩa Đô từ xa xưa
khi mới đến định cư sinh sống tại vùng đất này. Ông Ma Thanh Sợi - nghệ nhân dân
gian dân tộc Tày ở Nghĩa Đô cho biết: Theo truyền thuyết, xưa kia khi nhóm người
Tày từ phía Đông Bắc di cư đến đất Nghĩa Đô, họ muốn dừng lại để sinh sống nên
phải lần theo ngọn cây về ở dưới gốc cây, sau chặt phá cây làm lều lán, dựng nhà
cửa để ở. Về sau xây dựng thành thỏi, thỏi ấy có một tập quán là vào ngọn ở gốc.
Họ đặt ra một quy định là nhà ở chỉ có một cửa ra vào ở đầu cầu thang lên xuống.
Đi lên hết cầu thang bước vào cửa nhà, đi sâu vào trong nhà để ở. Từ đấy tất cả
vật liệu để làm nhà bằng tre, nứa, gỗ... đều lấy đầu ngọn quay về cửa ra vào
(vào ngọn, ở gốc). Những dân tộc khác đến sau cũng học cách là nhà sàn của dân
tộc Tày nhưng các vật liệu để làm nhà lại quay gốc ra phía cầu thang để phân
biệt mình là người đến sau. Đặc điểm này làm nên nét đặc trưng rất riêng biệt
trong văn hoá dựng nhà của người Tày – Nghĩa Đô so với các dân tộc
khác.
Trải qua sự phát triển hàng thế kỷ, người
Tày - Nghĩa Đô vẫn không ngừng sáng tạo để cải tiến ngôi nhà của mình sao cho nó
phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp
nhưng vẫn không quên gìn giữ những nét đặc trưng truyền thống. Chính điều này đã
tạo dựng nên một phong cách riêng của dân tộc Tày được thể hiện trước hết trong
nghệ thuật kiến trúc nhà sàn.
Hồng Hải