P
Lễ làm chay cho ma người chết của đồng bào
Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai là lễ đưa ma về quê cha đất tổ. Thuật ngữ làm ma
khô cũng chỉ nghi lễ này. Đồng bào ở đây quan niệm làm ma là lúc chôn cất mới
chỉ là hình thức đem người chết giam trong 18 tầng địa ngục, để ma người chết
không về làm hại con cháu, đồng thời cũng để các ma xấu không làm hại
ma.
Để
ma người chết được giải thoát về sống với tổ tiên thì phải làm lễ chay. Lễ chay
có mục đích đuổi ma xấu, giải thoát cho ma người chết khỏi 18 tầng địa ngục,
triệu tập ma người chết về quê cha đất tổ. Cho đến nay, lễ làm chay của người
Dao Tuyển vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc đáo.
1. Lễ làm chay của người Dao
Tuyển
Người Dao Tuyển cũng như người Dao nói
chung có quy định: những người không được làm chay là những người chết bất đắc
kỳ tử, chưa trải qua lễ cấp sắc, không có con trai để nối dõi tông đường. Họ chỉ
được làm ma để đưa hồn về nơi trú ngụ của bà Mụ. Những người chết già đã trải
qua lễ cấp sắc được làm lễ chay để đưa hồn người chết về với tổ tiên. Người đàn
bà chết được làm chay nếu người chồng đã làm lễ cấp
sắc.
Lễ làm chay tổ chức to hay nhỏ phụ thuộc
vào người con trai đó đã được cấp sắc ở cấp cao hay thấp. Tuy nhiên, người chết
đã trải qua lễ cấp sắc mà con cháu không có điều kiện kinh tế thì cũng không thể
tổ chức đám chay. Một đám chay lớn phải dùng rất nhiều lương thực, thực phẩm làm
đồ cúng mời anh em họ hàng. Tất cả những lễ vật dùng trong đám chay đều do gia
đình có người chết tự làm. Do vậy, lễ làm chay của gia đình người Dao Tuyển được
thực hiện sớm hay muộn, to hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia
đình.
Lễ chay của người Dao có 3 cấp độ khác
nhau, tùy điều kiện, hoàn cảnh gia đình. Lễ chay nhỏ được kết hợp trong một đám
cấp sắc cho một người con trai trong gia đình, thường diễn ra 1ngày, 1 đêm với
các nghi lễ ngắn gọn, đơn giản. Lễ chay vừa kéo dài 2 ngày 3 đêm, không tổ chức
lễ múa chèo cho con cháu đến lễ. Lễ chay to diễn ra 3 ngày 3 đêm, có tổ chức lễ
múa chèo cho con cháu đến
lễ.
Trong thực tế, đồng bào Dao quan niệm con
cháu có hiếu thì tổ chức lễ làm chay để đưa hồn cha mẹ về quê cha đất tổ. Việc
làm chay không chỉ thể hiện sự quan tâm của người sống với người đã khuất mà còn
ảnh hưởng đến chức sắc cúng bái và uy tín của con cháu sau này. Nếu con cháu làm
lễ chay vừa hay lễ chay to cho bố mẹ thì sau này làm thày cúng mới được phép
nhận các chức bậc quan trọng như: làm thày cấp sắc, được cúng Bàn
Vương.
Để tổ chức một đám chay, người Dao Tuyển
rất coi trọng ngày, giờ. Khi xem được ngày, họ mời thày cúng. Để tổ chức một đám
chay to, họ mời 3 thày cúng (thày cả, thày hai và thày bói). Những ông thày này
đã trải qua lễ cấp sắc và phải còn bố mẹ. Riêng thày cả, phải được thày cấp sắc
cấp thêm bùa phép, có khả năng đuổi được các loại ma ác chuyên rình bắt ma của
người chết. Ngoài 3 thày cúng chính còn phải mời thêm 3 thày cúng phụ chuyên múa
chèo, một nhóm nhạc công gõ các loại nhạc cụ như: trống, thanh la, não bạt… Một
nhóm làm bếp và 4 người đã khiêng người chết trong đám ma trước đây để giúp
việc. Tất cả phải không có họ hàng với người chết. Khi họ đến giúp đám, con cháu
của người chết phải quỳ
lạy.
Để tiến hành một đám chay, người ta phải
chuẩn bị: gạo, thịt, rượu, giấy tiền vàng, giấy viết sớ, dựng chay đàn, làm nhà
tang và làm theo nhiều
bước.
Lễ phát khăn tang, cúng
cơm
Con cháu đến dự lễ chay đều được ghi vào tờ
giấy, được thày phát khăn tang. Con cháu đều phải biếu tặng cho ma người chết
một mảnh vải dài 40cm, rộng 30cm, con trai cho vải trắng, con gái cho vải nhuộm
chàm. Từng người đến dự phải đến bên bàn cúng làm lễ dâng cơm cho người chết,
tự giới thiệu tên tuổi, quan hệ và nói với người chết: “Hôm nay, con đã mời thày
cúng đến làm chay cho bố (mẹ) để đưa hồn bố (mẹ) về với tổ tiên”. Sau nghi lễ
phát tang, dâng cơm mới, các ông thày cúng nhảy múa suốt đêm quanh đàn lễ. Trong
khi nhảy múa, tổ tiên của người chết về, nhập vào ông thày bói. Ông thày lúc
nhập đồng nói rằng hồn ma của người chết không trở về với tổ tiên được vì còn
đang ở ngục tối. Để đưa được hồn người chết trở về thiên đàng, sống chung với tổ
tiên họ phải làm lễ phá
ngục.
Lễ phá
ngục
Theo quan niệm của người Dao, ai sống trên
đời cũng có những sai lầm như: sát sinh (thịt gà, lợn…), chặt cây… khi chết sẽ
bị giam ở 18 tầng địa ngục. Muốn đưa hồn người chết về với tổ tiên, con cháu
người chết phải mời thày cúng về làm lễ phá ngục, rửa oan, rửa tội cho người
chết. Đây là lễ rất quan trọng, thể hiện sự hiếu lễ của người con đối với cha mẹ
đã khuất. Lễ phá ngục diễn ra như
sau:
Thày cả mặc quần áo lễ, tay cầm que tre có
dán giấy đỏ tượng trưng cho lá cờ. Thày giúp việc cầm giấy đỏ được gấp thành
hình tam giác, có ghi đầy đủ tên tuổi của người chết. Tờ giấy rộng khoảng 6cm,
dài 40cm được luồn qua que tre ở hai cạnh tam giác. Hai que tre cắm vào gói cơm
bọc giấy đỏ. Phía trước tờ giấy cắm một ống nứa bé. Người ta cắm 3 nén hương vào
đó. Một người trong gia chủ bưng mâm cỗ ra một bãi đất sạch gần nhà để làm lễ
cúng. Mâm lễ có bát gạo cắm hương, 3 chén rượu, 1 ngọn đèn dầu, một tập tiền
vàng, một tấm vải xô trắng dài khoảng 400cm, rộng 40cm. Thày cả lấy 10 que tre
cắm xuống đất, tạo thành hình tròn, lấy mảnh vải quây xung quanh, rồi lấy nắm
cơm có bọc giấy đỏ trên cắm hai que tre để trong vòng tròn (tượng trưng cho địa
ngục đang giam giữ hồn người chết). Thày cả lấy 8 que tre cắm xung quanh mâm
cúng, tạo thành vòng tròn thứ hai rồi lấy mảnh vải quây xung quanh. Hai vòng
tròn đó tạo thành một chiếc khóa số 8, khóa chặt người chết ở 18 tầng địa ngục.
Sau đó, thày lấy một tờ giấy rộng khoảng 5cm, dài 250cm cắm vào đầu cây nứa được
dựng trong vòng tròn thứ nhất, biểu tượng con đường bắc từ địa ngục lên trời.
Trên tờ giấy đó viết chữ Nôm Dao có nội dung là: Đơn xin đi
đường.
Sau đó, các thày cúng làm lễ phá ngục. Nghi
lễ đầu tiên, các thày đọc sách phá ngục, cầu khấn trời đất cùng giúp sức. Thày
cả dùng bàn tay xẻ cây que tre làm đôi, biểu tượng cho việc mở đường ngục xuống
tầng thứ nhất. Thày hai cũng làm như thày cả để cùng đi xuống địa ngục. Hai thày
vừa múa, vừa niệm thần chú, đọc tên tuổi của người chết. Họ đi xung quanh địa
ngục (ngược chiều nhau) trong tiếng trống, chiêng náo động. Khi hai thày gặp
nhau, thày cả dùng tay nhấc các que tre ở xung quanh mâm cúng trước lên khỏi mặt
đất với ý nghĩa phá còng số 8 giải thoát cho người chết. Tiếp đó, các thày lại
đọc bài cúng, lấy tay nhấc các que tre ở vòng tròn đầu tiên, với ý nghĩa đưa
người chết khỏi 18 tầng địa ngục về sum họp với tổ tiên. Sau đó, thày phụ đọc
tên tuổi tổ tiên tam đại của người chết. Trong khi đó, thày chính vừa khấn, vừa
đốt vàng tiền cho người chết đi lên khỏi địa ngục. Khi đã làm xong thủ tục, các
con của người chết sẽ đội tấm vải trắng lên đầu mang vào trong nhà. Người con
trai trưởng đi đầu, bưng bài vị của bố (mẹ). Vào trong nhà, thày cúng buộc một
đầu vào đàn cúng, một đầu vào cửa, phía trên có đặt một ít tiền vàng, ít gạo với
ý nghĩa bắc cầu để người từ địa ngục lên trời sum họp với tổ tiên. Các thày cúng
còn làm nghi lễ rửa tội cho người chết và nhập đàn, tụng kinh. Sau đó, các thày
cúng chính, thày phụ nhảy múa xung quanh con cháu 3 lần, theo điệu bát quái
trong tiếng trống đánh liên hồi với ý nghĩa mở ruộng, mở cánh đồng cho người
chết. Kết thúc điệu nhảy bát quái, con cháu sắp một mâm cơm, ngồi xung quanh
nghe thày đọc tiểu sử của bố (mẹ), rồi cùng ăn cơm. Đây là bữa cơm đầu tiên mà
con cháu cùng ăn với bố (mẹ), cũng là bữa cơm đầu tiên người chết được ăn cùng
tổ tiên kể từ ngày qua đời. Kết thúc bữa cơm là lễ phá ngục. Từ đây, người chết
đã được giải thoát khỏi 18 tầng địa ngục, lên thiên đàng sum họp với tổ
tiên.
Lễ cho nhà người
chết
Đây là nghi lễ cuối cùng của một đám chay
của đồng bào Dao Tuyển. Để thực hiện nghi lễ này, ngay từ ngày bắt đầu vào lễ
chay, gia đình phải nhờ những thanh niên, người già khéo tay để làm nhà táng cho
người chết. Nhà táng được làm bằng 136 đoạn cây sậy dài, ngắn khác nhau, 5 đoạn
tre dài khoảng 150cm. Người ta buộc 5 cây tre lại như một cái bè, ghép 136 đoạn
tre thành một ngôi nhà táng, chia thành: nhà ở, nhà bếp, kho thóc, chuồng lợn…
mô phỏng giống như ngôi nhà của người đang sống. Sau đó, cắt giấy màu xanh, đỏ,
vàng, tím… dán xung quanh ngôi nhà táng. Nhà táng được khiêng ra để ở khoảng sân
rộng, sạch sẽ. Người ta để cạnh nhà táng một thúng quần áo được cắt bằng giấy,
trong nhà táng để một người nộm bằng gianh với ngụ ý về hầu hạ người
chết.
Thày cúng chính khấn chay đàn xong cùng các
thày phụ, con cháu ra ngoài sân làm lễ đốt nhà táng. Con cháu đứng quanh nhà
táng, thày phụ cắm nến xung quanh. Khi thày cúng chính đọc bài khấn với nội dung
con cháu hiến nhà để bố (mẹ) có nhà mới ở, làm ăn như khi còn sống. Cùng với lời
thày là tiếng trống, chiêng, não bạt. Lúc này, con cháu đi xung quanh nhà táng 3
vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi lại đi ngược lại 3 vòng. Khi đọc xong bài cúng,
thày cúng tháo bỏ chay đàn đem đi đốt, đốt quần áo mới cho tổ tiên người chết,
kết thúc lễ làm chay. Sau lễ chay, người chết đã có nhà mới, người hầu hạ, được
về sum họp với tổ
tiên.
2. Giá trị văn hóa của lễ làm
chay
Giá trị nhân văn giữa người sống và người
chết
Trong tập tục làm chay, nếu gạt bỏ những
phần có tính mê tín dị đoan sẽ bóc tách được những nét văn hóa phù hợp với tính
cách, con người Dao Tuyển. Lễ chay thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng, mong
muốn được báo hiếu, đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của những người đang sống
với những người đã khuất. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn đã có từ ngàn đời,
vẫn còn hiện hữu tới ngày nay. Bởi vậy, tập tục này có một sức sống mạnh mẽ
trong tâm thức người
Dao.
Góp phần bảo tồn nhiều giá trị văn hóa tộc
người
Tập tục trong đời sống của các tộc người là
một lối sống của cộng đồng được ra đời, định hình, thử thách trong quá trình
phát triển tộc người. Như vậy, tập tục được hình thành như một nhu cầu tất yếu
trong đời sống của cộng đồng. Tập tục làm chay của người Dao Tuyển được ra đời,
duy trì đến nay chắc hẳn cũng không nằm ngoài quy luật chung
đó.
Tập tục làm chay của người Dao Tuyển thể
hiện một hệ thống các quan niệm về thế giới tâm linh, thực tại của cộng đồng. Đó
là các quan niệm về linh hồn, cái chết, ma chay, các tập tục làm ma với hệ thống
các nghi thức theo một quy định mang đậm cá tính tộc người. Đối với đời sống của
mỗi thành viên, gia đình, dòng họ, tập tục trong tang ma phản ánh nhiều quan
niệm triết lý của cộng đồng, mang đậm dấu ấn nhân bản. Gia đình, bè bạn, dòng họ
vui mừng khi có một thành viên mới ra đời nhưng lại đau lòng khi một thành viên
có nhiều mối quan hệ với người đang sống, ra đi về với tổ tiên. Các tập tục
trong lễ làm chay tuy diễn ra với nhiều nghi thức phức tạp, song toát lên sự báo
hiếu của con cháu, anh chị em, dòng họ đối với người đã
khuất.
Giá trị nghệ
thuật
Giá trị nghệ thuật trong lễ làm chay của
người Dao Tuyển được thể hiện trên trang phục thày cúng. Trong lễ làm chay,
người Dao Tuyển có hai loại thày chủ trì nghi lễ: thày cúng Tam Nguyên bên sư
giáo, thày cúng Tam Thanh bên đạo giáo. Trang phục của 3 ông thày cúng Tam
Nguyên đơn giản, đều là áo dài, hai tà, xẻ nách bên phải có cúc cài, quần chàm
kiểu chân què. Áo dài của thày cúng Thượng Nguyên chỉ có màu vàng, không thêu
họa tiết, áo của thày cúng Trung Nguyên màu đỏ, thày Hạ Nguyên là màu chàm đen
sẫm.
Trang phục thày cúng Tam Thanh sặc sỡ, thêu
thùa nhiều họa tiết hoa văn. Áo dài của các thày may cắt đơn giản, không có tay
nhưng là một tác phẩm nghệ thuật trang trí độc đáo, phản ánh vũ trụ luận của
người Dao Tuyển. Theo quan niệm của Đạo giáo, thân thể con người là một vũ trụ
thu nhỏ gồm ba cõi đất, trời khác nhau. Đầu là cõi trời, cõi thượng nguyên,
trong sáng. Đầu của thày cúng đội mũ được trang trí đẹp, có hình các vì tinh tú
trên bầu trời. Hai con rồng chầu mặt trời, núi cũng nhấp nhô 5 ngọn. Chữ nhật
bên phải, chữ nguyệt bên trái. Phần thân người, từ vai xuống đến thắt lưng là
cõi trung nguyên. Đặc biệt phần thân sau có xương sống được ví như cột trụ của
cơ thể. Vì vậy, phần thân sau của các thày sẽ trở thành đồ án trang trí chủ đạo,
phần trước ngực chỉ trang trí đơn giản. Từ thắt lưng trở xuống bàn chân tương
ứng với cõi hạ
nguyên.
Hai tấm vải phía trước áo thày cúng Tam
Thanh thêu các hình tượng. Trên cùng là trời có hai con rồng bay, dưới nước có
hai hình con cá bơi, dưới đất, ở vạt bên phải là hình một trẻ em cầm gậy, vạt
bên trái thêu hình trẻ em cầm búa. Dưới hai vạt áo là hình Công Tào cưỡi ngựa,
cầm cờ báo tin. Hai vạt áo phía trước còn thêu 8 hình tròn của 8 quẻ bát quái.
Vạt bên phải thêu 4 quẻ: tốn, ly, khôn, đoài. Vạt bên trái thêu 4 quẻ: càn,
khảm, cấn, chấn. Tấm áo phía sau là bức thêu hoàn chỉnh phản ánh thế giới nhiều
tầng. Tầng trên cùng là hình ba vị Tam Thanh cưỡi chim hạc trắng, chính giữa là
Ngọc Thanh, bên trái là Thượng Thanh, bên phải là Thái
Thanh.
Gấu áo của ông Tam Thanh còn thêu các hình
bầu dục có tia lửa. Bên trong ghi các địa danh, đạo quán, nơi tu luyện của các
vị thần Đạo giáo. Trong các trang phục thày cúng, họa tiết chữ Nôm Dao thêu
trong hình tròn phản ánh 24 khí tiết, trang trí khắp riềm áo, gấu áo tạo thành
đường viền bao quanh các họa tiết chính. Phần dưới tà áo sau có loại thêu một
đôi rồng, có loại thêu đôi ngựa hoặc những đám
mây.
Màu sắc của trang phục thày cúng người Dao
gồm 7 màu: đỏ, vàng, trắng, lục, lam, chàm, tím. Người Dao Tuyển đã thêu, ghép
vải tạo thành một dải hoa văn đan xít nhau, khiến màu chàm của nền áo bị thu hẹp
còn hoa văn lại hiện ra sặc sỡ. Hầu hết các họa tiết chính đều là đỏ, vàng đặt
cạnh nhau. Khi đỏ cạnh vàng thì đỏ thành màu đỏ tươi, vàng trở nên vàng óng… Như
vậy, các nghệ nhân dân gian đã khéo léo sử dụng các màu sắc nhằm đối chọi với
màu chàm của nền áo, tạo nên sắc rực rỡ của trang phục thày cúng, như bức tranh
nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ, phản ánh đậm nét vũ trụ quan của người
dân.
Lễ làm chay của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng
(Lào Cai) hiện nay có những biến đổi nhất định, tuy nhiên, đó chỉ là những biến
đổi về hình thức như thời gian làm lễ rút ngắn lại, lễ vật ít đi… còn nội dung,
ý nghĩa thì không hề biến
đổi.
Phan Thị Hằng
Lễ làm chay cho ma người chết của đồng bào
Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai là lễ đưa ma về quê cha đất tổ. Thuật ngữ làm ma
khô cũng chỉ nghi lễ này. Đồng bào ở đây quan niệm làm ma là lúc chôn cất mới
chỉ là hình thức đem người chết giam trong 18 tầng địa ngục, để ma người chết
không về làm hại con cháu, đồng thời cũng để các ma xấu không làm hại
ma.
Để
ma người chết được giải thoát về sống với tổ tiên thì phải làm lễ chay. Lễ chay
có mục đích đuổi ma xấu, giải thoát cho ma người chết khỏi 18 tầng địa ngục,
triệu tập ma người chết về quê cha đất tổ. Cho đến nay, lễ làm chay của người
Dao Tuyển vẫn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc
đáo.
1. Lễ làm chay của người Dao
Tuyển
Người Dao Tuyển cũng như người Dao nói
chung có quy định: những người không được làm chay là những người chết bất đắc
kỳ tử, chưa trải qua lễ cấp sắc, không có con trai để nối dõi tông đường. Họ chỉ
được làm ma để đưa hồn về nơi trú ngụ của bà Mụ. Những người chết già đã trải
qua lễ cấp sắc được làm lễ chay để đưa hồn người chết về với tổ tiên. Người đàn
bà chết được làm chay nếu người chồng đã làm lễ cấp
sắc.
Lễ làm chay tổ chức to hay nhỏ phụ thuộc
vào người con trai đó đã được cấp sắc ở cấp cao hay thấp. Tuy nhiên, người chết
đã trải qua lễ cấp sắc mà con cháu không có điều kiện kinh tế thì cũng không thể
tổ chức đám chay. Một đám chay lớn phải dùng rất nhiều lương thực, thực phẩm làm
đồ cúng mời anh em họ hàng. Tất cả những lễ vật dùng trong đám chay đều do gia
đình có người chết tự làm. Do vậy, lễ làm chay của gia đình người Dao Tuyển được
thực hiện sớm hay muộn, to hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia
đình.
Lễ chay của người Dao có 3 cấp độ khác
nhau, tùy điều kiện, hoàn cảnh gia đình. Lễ chay nhỏ được kết hợp trong một đám
cấp sắc cho một người con trai trong gia đình, thường diễn ra 1ngày, 1 đêm với
các nghi lễ ngắn gọn, đơn giản. Lễ chay vừa kéo dài 2 ngày 3 đêm, không tổ chức
lễ múa chèo cho con cháu đến lễ. Lễ chay to diễn ra 3 ngày 3 đêm, có tổ chức lễ
múa chèo cho con cháu đến
lễ.
Trong thực tế, đồng bào Dao quan niệm con
cháu có hiếu thì tổ chức lễ làm chay để đưa hồn cha mẹ về quê cha đất tổ. Việc
làm chay không chỉ thể hiện sự quan tâm của người sống với người đã khuất mà còn
ảnh hưởng đến chức sắc cúng bái và uy tín của con cháu sau này. Nếu con cháu làm
lễ chay vừa hay lễ chay to cho bố mẹ thì sau này làm thày cúng mới được phép
nhận các chức bậc quan trọng như: làm thày cấp sắc, được cúng Bàn
Vương.
Để tổ chức một đám chay, người Dao Tuyển
rất coi trọng ngày, giờ. Khi xem được ngày, họ mời thày cúng. Để tổ chức một đám
chay to, họ mời 3 thày cúng (thày cả, thày hai và thày bói). Những ông thày này
đã trải qua lễ cấp sắc và phải còn bố mẹ. Riêng thày cả, phải được thày cấp sắc
cấp thêm bùa phép, có khả năng đuổi được các loại ma ác chuyên rình bắt ma của
người chết. Ngoài 3 thày cúng chính còn phải mời thêm 3 thày cúng phụ chuyên múa
chèo, một nhóm nhạc công gõ các loại nhạc cụ như: trống, thanh la, não bạt… Một
nhóm làm bếp và 4 người đã khiêng người chết trong đám ma trước đây để giúp
việc. Tất cả phải không có họ hàng với người chết. Khi họ đến giúp đám, con cháu
của người chết phải quỳ
lạy.
Để tiến hành một đám chay, người ta phải
chuẩn bị: gạo, thịt, rượu, giấy tiền vàng, giấy viết sớ, dựng chay đàn, làm nhà
tang và làm theo nhiều
bước.
Lễ phát khăn tang, cúng
cơm
Con cháu đến dự lễ chay đều được ghi vào tờ
giấy, được thày phát khăn tang. Con cháu đều phải biếu tặng cho ma người chết
một mảnh vải dài 40cm, rộng 30cm, con trai cho vải trắng, con gái cho vải nhuộm
chàm. Từng người đến dự phải đến bên bàn cúng làm lễ dâng cơm cho người chết,
tự giới thiệu tên tuổi, quan hệ và nói với người chết: “Hôm nay, con đã mời thày
cúng đến làm chay cho bố (mẹ) để đưa hồn bố (mẹ) về với tổ tiên”. Sau nghi lễ
phát tang, dâng cơm mới, các ông thày cúng nhảy múa suốt đêm quanh đàn lễ. Trong
khi nhảy múa, tổ tiên của người chết về, nhập vào ông thày bói. Ông thày lúc
nhập đồng nói rằng hồn ma của người chết không trở về với tổ tiên được vì còn
đang ở ngục tối. Để đưa được hồn người chết trở về thiên đàng, sống chung với tổ
tiên họ phải làm lễ phá
ngục.
Lễ phá
ngục
Theo quan niệm của người Dao, ai sống trên
đời cũng có những sai lầm như: sát sinh (thịt gà, lợn…), chặt cây… khi chết sẽ
bị giam ở 18 tầng địa ngục. Muốn đưa hồn người chết về với tổ tiên, con cháu
người chết phải mời thày cúng về làm lễ phá ngục, rửa oan, rửa tội cho người
chết. Đây là lễ rất quan trọng, thể hiện sự hiếu lễ của người con đối với cha mẹ
đã khuất. Lễ phá ngục diễn ra như
sau:
Thày cả mặc quần áo lễ, tay cầm que tre có
dán giấy đỏ tượng trưng cho lá cờ. Thày giúp việc cầm giấy đỏ được gấp thành
hình tam giác, có ghi đầy đủ tên tuổi của người chết. Tờ giấy rộng khoảng 6cm,
dài 40cm được luồn qua que tre ở hai cạnh tam giác. Hai que tre cắm vào gói cơm
bọc giấy đỏ. Phía trước tờ giấy cắm một ống nứa bé. Người ta cắm 3 nén hương vào
đó. Một người trong gia chủ bưng mâm cỗ ra một bãi đất sạch gần nhà để làm lễ
cúng. Mâm lễ có bát gạo cắm hương, 3 chén rượu, 1 ngọn đèn dầu, một tập tiền
vàng, một tấm vải xô trắng dài khoảng 400cm, rộng 40cm. Thày cả lấy 10 que tre
cắm xuống đất, tạo thành hình tròn, lấy mảnh vải quây xung quanh, rồi lấy nắm
cơm có bọc giấy đỏ trên cắm hai que tre để trong vòng tròn (tượng trưng cho địa
ngục đang giam giữ hồn người chết). Thày cả lấy 8 que tre cắm xung quanh mâm
cúng, tạo thành vòng tròn thứ hai rồi lấy mảnh vải quây xung quanh. Hai vòng
tròn đó tạo thành một chiếc khóa số 8, khóa chặt người chết ở 18 tầng địa ngục.
Sau đó, thày lấy một tờ giấy rộng khoảng 5cm, dài 250cm cắm vào đầu cây nứa được
dựng trong vòng tròn thứ nhất, biểu tượng con đường bắc từ địa ngục lên trời.
Trên tờ giấy đó viết chữ Nôm Dao có nội dung là: Đơn xin đi
đường.
Sau đó, các thày cúng làm lễ phá ngục. Nghi
lễ đầu tiên, các thày đọc sách phá ngục, cầu khấn trời đất cùng giúp sức. Thày
cả dùng bàn tay xẻ cây que tre làm đôi, biểu tượng cho việc mở đường ngục xuống
tầng thứ nhất. Thày hai cũng làm như thày cả để cùng đi xuống địa ngục. Hai thày
vừa múa, vừa niệm thần chú, đọc tên tuổi của người chết. Họ đi xung quanh địa
ngục (ngược chiều nhau) trong tiếng trống, chiêng náo động. Khi hai thày gặp
nhau, thày cả dùng tay nhấc các que tre ở xung quanh mâm cúng trước lên khỏi mặt
đất với ý nghĩa phá còng số 8 giải thoát cho người chết. Tiếp đó, các thày lại
đọc bài cúng, lấy tay nhấc các que tre ở vòng tròn đầu tiên, với ý nghĩa đưa
người chết khỏi 18 tầng địa ngục về sum họp với tổ tiên. Sau đó, thày phụ đọc
tên tuổi tổ tiên tam đại của người chết. Trong khi đó, thày chính vừa khấn, vừa
đốt vàng tiền cho người chết đi lên khỏi địa ngục. Khi đã làm xong thủ tục, các
con của người chết sẽ đội tấm vải trắng lên đầu mang vào trong nhà. Người con
trai trưởng đi đầu, bưng bài vị của bố (mẹ). Vào trong nhà, thày cúng buộc một
đầu vào đàn cúng, một đầu vào cửa, phía trên có đặt một ít tiền vàng, ít gạo với
ý nghĩa bắc cầu để người từ địa ngục lên trời sum họp với tổ tiên. Các thày cúng
còn làm nghi lễ rửa tội cho người chết và nhập đàn, tụng kinh. Sau đó, các thày
cúng chính, thày phụ nhảy múa xung quanh con cháu 3 lần, theo điệu bát quái
trong tiếng trống đánh liên hồi với ý nghĩa mở ruộng, mở cánh đồng cho người
chết. Kết thúc điệu nhảy bát quái, con cháu sắp một mâm cơm, ngồi xung quanh
nghe thày đọc tiểu sử của bố (mẹ), rồi cùng ăn cơm. Đây là bữa cơm đầu tiên mà
con cháu cùng ăn với bố (mẹ), cũng là bữa cơm đầu tiên người chết được ăn cùng
tổ tiên kể từ ngày qua đời. Kết thúc bữa cơm là lễ phá ngục. Từ đây, người chết
đã được giải thoát khỏi 18 tầng địa ngục, lên thiên đàng sum họp với tổ
tiên.
Lễ cho nhà người
chết
Đây là nghi lễ cuối cùng của một đám chay
của đồng bào Dao Tuyển. Để thực hiện nghi lễ này, ngay từ ngày bắt đầu vào lễ
chay, gia đình phải nhờ những thanh niên, người già khéo tay để làm nhà táng cho
người chết. Nhà táng được làm bằng 136 đoạn cây sậy dài, ngắn khác nhau, 5 đoạn
tre dài khoảng 150cm. Người ta buộc 5 cây tre lại như một cái bè, ghép 136 đoạn
tre thành một ngôi nhà táng, chia thành: nhà ở, nhà bếp, kho thóc, chuồng lợn…
mô phỏng giống như ngôi nhà của người đang sống. Sau đó, cắt giấy màu xanh, đỏ,
vàng, tím… dán xung quanh ngôi nhà táng. Nhà táng được khiêng ra để ở khoảng sân
rộng, sạch sẽ. Người ta để cạnh nhà táng một thúng quần áo được cắt bằng giấy,
trong nhà táng để một người nộm bằng gianh với ngụ ý về hầu hạ người
chết.
Thày cúng chính khấn chay đàn xong cùng các
thày phụ, con cháu ra ngoài sân làm lễ đốt nhà táng. Con cháu đứng quanh nhà
táng, thày phụ cắm nến xung quanh. Khi thày cúng chính đọc bài khấn với nội dung
con cháu hiến nhà để bố (mẹ) có nhà mới ở, làm ăn như khi còn sống. Cùng với lời
thày là tiếng trống, chiêng, não bạt. Lúc này, con cháu đi xung quanh nhà táng 3
vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi lại đi ngược lại 3 vòng. Khi đọc xong bài cúng,
thày cúng tháo bỏ chay đàn đem đi đốt, đốt quần áo mới cho tổ tiên người chết,
kết thúc lễ làm chay. Sau lễ chay, người chết đã có nhà mới, người hầu hạ, được
về sum họp với tổ
tiên.
2. Giá trị văn hóa của lễ làm
chay
Giá trị nhân văn giữa người sống và người
chết
Trong tập tục làm chay, nếu gạt bỏ những
phần có tính mê tín dị đoan sẽ bóc tách được những nét văn hóa phù hợp với tính
cách, con người Dao Tuyển. Lễ chay thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng, mong
muốn được báo hiếu, đền đáp ơn sinh thành dưỡng dục của những người đang sống
với những người đã khuất. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn đã có từ ngàn đời,
vẫn còn hiện hữu tới ngày nay. Bởi vậy, tập tục này có một sức sống mạnh mẽ
trong tâm thức người
Dao.
Góp phần bảo tồn nhiều giá trị văn hóa tộc
người
Tập tục trong đời sống của các tộc người là
một lối sống của cộng đồng được ra đời, định hình, thử thách trong quá trình
phát triển tộc người. Như vậy, tập tục được hình thành như một nhu cầu tất yếu
trong đời sống của cộng đồng. Tập tục làm chay của người Dao Tuyển được ra đời,
duy trì đến nay chắc hẳn cũng không nằm ngoài quy luật chung
đó.
Tập tục làm chay của người Dao Tuyển thể
hiện một hệ thống các quan niệm về thế giới tâm linh, thực tại của cộng đồng. Đó
là các quan niệm về linh hồn, cái chết, ma chay, các tập tục làm ma với hệ thống
các nghi thức theo một quy định mang đậm cá tính tộc người. Đối với đời sống của
mỗi thành viên, gia đình, dòng họ, tập tục trong tang ma phản ánh nhiều quan
niệm triết lý của cộng đồng, mang đậm dấu ấn nhân bản. Gia đình, bè bạn, dòng họ
vui mừng khi có một thành viên mới ra đời nhưng lại đau lòng khi một thành viên
có nhiều mối quan hệ với người đang sống, ra đi về với tổ tiên. Các tập tục
trong lễ làm chay tuy diễn ra với nhiều nghi thức phức tạp, song toát lên sự báo
hiếu của con cháu, anh chị em, dòng họ đối với người đã
khuất.
Giá trị nghệ
thuật
Giá trị nghệ thuật trong lễ làm chay của
người Dao Tuyển được thể hiện trên trang phục thày cúng. Trong lễ làm chay,
người Dao Tuyển có hai loại thày chủ trì nghi lễ: thày cúng Tam Nguyên bên sư
giáo, thày cúng Tam Thanh bên đạo giáo. Trang phục của 3 ông thày cúng Tam
Nguyên đơn giản, đều là áo dài, hai tà, xẻ nách bên phải có cúc cài, quần chàm
kiểu chân què. Áo dài của thày cúng Thượng Nguyên chỉ có màu vàng, không thêu
họa tiết, áo của thày cúng Trung Nguyên màu đỏ, thày Hạ Nguyên là màu chàm đen
sẫm.
Trang phục thày cúng Tam Thanh sặc sỡ, thêu
thùa nhiều họa tiết hoa văn. Áo dài của các thày may cắt đơn giản, không có tay
nhưng là một tác phẩm nghệ thuật trang trí độc đáo, phản ánh vũ trụ luận của
người Dao Tuyển. Theo quan niệm của Đạo giáo, thân thể con người là một vũ trụ
thu nhỏ gồm ba cõi đất, trời khác nhau. Đầu là cõi trời, cõi thượng nguyên,
trong sáng. Đầu của thày cúng đội mũ được trang trí đẹp, có hình các vì tinh tú
trên bầu trời. Hai con rồng chầu mặt trời, núi cũng nhấp nhô 5 ngọn. Chữ nhật
bên phải, chữ nguyệt bên trái. Phần thân người, từ vai xuống đến thắt lưng là
cõi trung nguyên. Đặc biệt phần thân sau có xương sống được ví như cột trụ của
cơ thể. Vì vậy, phần thân sau của các thày sẽ trở thành đồ án trang trí chủ đạo,
phần trước ngực chỉ trang trí đơn giản. Từ thắt lưng trở xuống bàn chân tương
ứng với cõi hạ
nguyên.
Hai tấm vải phía trước áo thày cúng Tam
Thanh thêu các hình tượng. Trên cùng là trời có hai con rồng bay, dưới nước có
hai hình con cá bơi, dưới đất, ở vạt bên phải là hình một trẻ em cầm gậy, vạt
bên trái thêu hình trẻ em cầm búa. Dưới hai vạt áo là hình Công Tào cưỡi ngựa,
cầm cờ báo tin. Hai vạt áo phía trước còn thêu 8 hình tròn của 8 quẻ bát quái.
Vạt bên phải thêu 4 quẻ: tốn, ly, khôn, đoài. Vạt bên trái thêu 4 quẻ: càn,
khảm, cấn, chấn. Tấm áo phía sau là bức thêu hoàn chỉnh phản ánh thế giới nhiều
tầng. Tầng trên cùng là hình ba vị Tam Thanh cưỡi chim hạc trắng, chính giữa là
Ngọc Thanh, bên trái là Thượng Thanh, bên phải là Thái
Thanh.
Gấu áo của ông Tam Thanh còn thêu các hình
bầu dục có tia lửa. Bên trong ghi các địa danh, đạo quán, nơi tu luyện của các
vị thần Đạo giáo. Trong các trang phục thày cúng, họa tiết chữ Nôm Dao thêu
trong hình tròn phản ánh 24 khí tiết, trang trí khắp riềm áo, gấu áo tạo thành
đường viền bao quanh các họa tiết chính. Phần dưới tà áo sau có loại thêu một
đôi rồng, có loại thêu đôi ngựa hoặc những đám
mây.
Màu sắc của trang phục thày cúng người Dao
gồm 7 màu: đỏ, vàng, trắng, lục, lam, chàm, tím. Người Dao Tuyển đã thêu, ghép
vải tạo thành một dải hoa văn đan xít nhau, khiến màu chàm của nền áo bị thu hẹp
còn hoa văn lại hiện ra sặc sỡ. Hầu hết các họa tiết chính đều là đỏ, vàng đặt
cạnh nhau. Khi đỏ cạnh vàng thì đỏ thành màu đỏ tươi, vàng trở nên vàng óng… Như
vậy, các nghệ nhân dân gian đã khéo léo sử dụng các màu sắc nhằm đối chọi với
màu chàm của nền áo, tạo nên sắc rực rỡ của trang phục thày cúng, như bức tranh
nghệ thuật giàu giá trị thẩm mỹ, phản ánh đậm nét vũ trụ quan của người
dân.
Lễ làm chay của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng
(Lào Cai) hiện nay có những biến đổi nhất định, tuy nhiên, đó chỉ là những biến
đổi về hình thức như thời gian làm lễ rút ngắn lại, lễ vật ít đi… còn nội dung,
ý nghĩa thì không hề biến
đổi.
Phan Thị Hằng